1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương luật quốc tế ôn thi tốt nghiệp

41 292 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Đề cương luật quốc tế Câu 1: Trình bày khái niệm, đặc điểm và lịch sử của công pháp quốc tế? Trả lời: Khái niệm công pháp quốc tế: Công pháp quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các quốc gia và các chủ thể khác của công pháp quốc tế thỏa thuận xây dựng nên và bảo đảm thi hành trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng để điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể đó với nhau nhằm duy trì sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển các quan hệ quốc tế. Đối tượng điều chỉnh của công pháp quốc tế. Đối tượng điều chỉnh của công pháp quốc tế là các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế giữa các chủ thể của công pháp quốc tế, mà trước hết và chủ yếu là các quốc gia độc lập và bình đẳng về chủ quyền. Chủ thể của công pháp quốc tế: - Quốc gia. - Tổ chức quốc tế liên chính phủ. - Dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền tự quyết dân tộc. Phương pháp điều chỉnh của công pháp quốc tế: Công pháp quốc tế sử dụng phương pháp bình đẳng, thỏa thuận và tự do ý chí của các chủ thể. Nguồn của công pháp quốc tế: là hành vi biểu hiện bên ngoài của nhiều quy tắc quy chế CPQT. - Điều ước quốc tế. - Tập quán quốc tế: tập quán quốc tế chỉ có thể được coi là nguồn của công pháp quốc tế khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: + Nó được áp dụng lâu dài và ổn định trong thực tiễn pháp lý quốc tế. + Nó được tất cả quốc gia trên thế giới thừa nhận là quy tắc xử xự có tính chất bắt buộc. + Nó không trái với quy tắc cơ bản của công pháp. Đặc điểm của công pháp quốc tế: - Không có bất kỳ một quốc gia nào hay một tổ chức nào đứng trên các quốc gia thực hiện việc lập pháp, hành pháp, tư pháp. - Việc thực hiện các nguyên tắc và các quy phạm của công pháp quốc tế cũng chỉ dựa trên cơ sở tự nguyện mà không có bất kỳ một biện pháp cưỡng chế nào. Lịch sử phát triển của công pháp quốc tế: a. Sự ra đời của công pháp quốc tế. Công pháp quốc tế xuất hiện khi hội tụ đủ 2 điều kiện sau: - Có sự xuất hiện các quốc gia trên thế giới. - Hình thành mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau từ đó xuất hiện quan hệ quốc tế. Mỗi Nhà nước đều có pháp luật của riêng mình, nhưng không thể sử dụng pháp luật quốc gia. Này để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các quốc gia với nhau, vì vậy cần có một hệ thống các quy tắc chuyên biệt để điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia. Khoa học Luật gọi hệ thống đó là công pháp quốc tế. Sự phát triển của công pháp quốc tế: Công pháp quốc tế thời kỳ chiếm hữu nô lệ: - Cơ sở kinh tế: nô lệ là một công cụ sản xuất và là tự liệu sản xuất chủ yếu trong đời sống xã hội. Vậy nên các quốc gia muốn khẳng định sức mạnh của mình thì cần phải có nhiều nô lệ, cũng như mở rộng lãnh thổ, vơ vét tài nguyên. Họ đã sử dụng chiến tranh như là một phương tiện hữu hiệu nhất để đạt mục đích trên. Do vậy các cuộc chiến tranh xảy ra liên miên. - Đối tượng điều chỉnh: các quan hệ phát sinh từ vấn đề chiến tranh và hòa bình. - Đặc điểm của công pháp quốc tế. + Công pháp quốc tế mới chỉ mang tính chất khu vực. Tản mạn và chưa có hệ thống. + Quy phạm của công pháp quốc tế chủ yếu điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong chiến tranh. + Các quy phạm quốc tế thời kỳ chiếm hóa nô lệ đã hình thành nhưng còn rất đơn giản và chủ yếu dưới dạng các tập quán quốc tế. + Các quy định mang tính chất tập quán về trình tự ký kết các cam kết quốc tế giữa các quốc gia bắt đầu hình thành và làm nền tảng cho chế định luật về điều ước quốc tế sau này. * Công pháp quốc tế thời kỳ phong kiến: - Cơ sở kinh tế: + Chế độ sở hữu tư nhận về tư liệu sản xuất. Vua chúa và địa chủ phong kiến vừa nắm quyền chính trị vừa nắm quyền ruộng đất trong tay. Do vậy vua chúa phong kiến vẫn tiếp tục tiến hành và mở rộng chiến tranh để nắm trong tay nhiều ruộng đất. + Lưu thông hàng hóa phát triển trên quy mô rộng lớn và đường biển chính là con đường rễ tiến nhất để chuyên trở hàng hóa từ nước này sang nước khác. - Đối tượng điều chỉnh: + Giai đoạn đầu tiên của thời kỳ này cũng chỉ để điều chỉnh chiến tranh và hòa bình. + Quan hệ giữa các quốc gia phong kiến về thương mại, ngoại giao, lãnh sự. - Chủ thể: Vua chúa và địa chủ phong kiến được coi là chủ thể của công pháp quốc tế. Chủ quyền quốc gia là chủ quyền của vua chúa là người duy nhất nắm quyền. - Đặc điểm: + Giai đoạn trung cổ nhà thờ thiên chúa giáo đóng vai trò độc tôn trọng xã hội nên nội dung của công pháp quốc tế thời kỳ này chịu ảnh hưởng nhiều của các tín hiệu nhà thờ. + Giai đoạn phục hưng: đây là thời kỳ giao lưu kinh tế thương mại phát triển nên công pháp quốc tế có sự phát triển khá đột biến, nhiều chế định mới hình thành: luật biển quốc tế, ngoại giao lãnh sự: điều ước quốc tế được củng cố và phát triển thêm một bước Thời kỳ này bắt đầu hình thành tư tưởng chủ quyền và bình đẳng quốc gia. * Công pháp quốc tế thời kỳ tư bản chủ nghĩa: - Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư. Nền kinh tế phát triển vượt bậc. Quan hệ giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng. - Đối tượng điều chỉnh: đối tượng điều chỉnh ngày càng được mở rộng trong các lĩnh vực thương mại, chiến tranh, ngoại giao và lãnh sự. - Chủ thể: chủ quyền quốc gia không đồng nghĩa với chủ quyền của nhà vua nên nhà vua không còn là chủ thể của công pháp quốc tế, chỉ có các quốc gia “văn minh” mới là chủ thể. - Đặc điểm: + Trong thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh: công pháp quốc tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tiến bộ, tư tưởng bình đẳng về chủ quyền ra đời, xuất hiện khái niệm quốc tịch, địa vị pháp lý của người nước ngoài, các tổ chức quốc tế ra đời. + Trong thời kỳ CNTB độc quyền: công pháp quốc tế mang tính chất phản động nhất bởi vì nó chỉ là công cụ các quốc gia đế quốc mở rộng lãnh thổ, phân chia lại thế giới. Những nguyên tắc và quy phạm của công pháp quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi và thống nhất. * Công pháp quốc tế hiện đại: - Cơ sở kinh tế xã hội: + Năm 1917 cách mạng Tháng mười Nga thành công đã làm thay đổi hệ thống các quan điểm và quy phạm của công pháp quốc tế, làm phá sản các quan điểm phản động hình thành trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa đế quốc. + Sự ra đời của Liên hợp quốc (1945) với bản hiến chương Liên hợp quốc - Nội dung: chứa đựng những nguyên tắc tiến bộ nhằm thiết lập an ninh và trật tự quốc tế, đồng thời nó tạo ra môi trường pháp lý an toàn cho tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới. VD: nguyên tắc cấm chiến tranh xâm lược, nguyên tắc dân tộc tự quyết. - Hình thức: công pháp quốc tế hiện đại đã thực hiện một quá trình pháp điển hóa mạnh nó có sự chuyển hóa từ tập quán quốc tế sang điều ước quốc tế. Câu 2: Tại sao nói các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế hiện đại là phương tiện quan trọng để duy trì pháp trật tự lý quốc tế? Cho ví dụ minh họa. Trả lời * Nguyên tắc là những tư tưởng chủ đạo, định hướng cho công pháp quốc tế để ra các hướng giải quyết. * Các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế: - Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia. - Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. - Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. - Nguyên tắc dân tộc tự quyết. - Nguyên tắc không sử dụng sức mạnh hoặc đe dọa sử dụng sức mạnh trong quan hệ quốc tế. - Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế phương pháp hòa bình. - Nguyên tắc các quốc gia có trách nhiệm hợp tác với nhau. - Nguyên tắc tôn trọng quyền cơ bản của con người. - Nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế. * Vì sao: - Những nguyên cơ bản của công pháp quốc tế nhằm điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương LHQ được ghi nhận trong tuyên bố ngày 24 tháng 10 năm 1970 của Đại hội đồng LHQ. - Những nguyên tắc này thể hiện sự dân chủ tiến bộ trong công pháp quốc tế hiện đại: + Các quốc gia, không phân biệt lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển đều là thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, đều là chủ thể bình đẳng của công pháp quốc tế. + Các quốc gia tham gia vào công pháp quốc tế một cách tự nguyện và tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế. - Trong quá trình toàn cầu hóa, các quan hệ xã hội phát sinh giữa các quốc gia ngày một nhiều và đa dạng, tất yếu sẽ nảy sinh những xung đột. Nhưng chiến tranh không còn là cách giải quyết mâu thuẫn nữa thay vào đó là việc đàm phán, ký kết… trên cơ sở nguyên tắc của công pháp quốc tế. Câu 3: Nêu nghĩa của nguyên tắc dân tộc tự quyết đối với phong tào giải phóng dân tộc của các nước phụ thuộc và thuộc địa. Liên hệ với Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Trả lời - Đại hội đồng LHQ đã thông qua bản Tuyên bố trao trả độc lập cho các nước và dân tộc thuộc đại (14/12/1960). Tuyên bố khẳng định: tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết, tức là có quyền tự do quyết định vận mệnh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của mình. Không một thế lực nào dưới bất cứ một lý do nào, có quyền cản trở các dân tộc thực hiện quyền tự quyết của mình. - Nguyên tắc này có một ý nghĩa chính trị - pháp lý quan trọng đặc biệt đối với phong trào giải phóng dân tộc của các nước phụ thuộc và thuộc địa. + Nguyên tắc này là phương tiện pháp lý cơ bản và quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cả về quân sự, cả trên bàn đàm phán. + Khẳng định nguyên tắc dân tộc tự quyết, công pháp quốc tế đã buộc các quốc gia phải tôn trọng sự thể hiện ý trí tự do của các dân tộc và tạo ra nền tảng pháp lý vững chắc để các dân tộc tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình. - Liên hệ với Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. - Nguyên tắc dân tộc tự quyết chính là một cơ sở pháp lý để ta thực hiện các cuộc đàm phán, dựa trên đó, có thể giành được phần thắng. - Nguyên tắc dân tộc tự quyết cho thầy cuộc kháng chiến chống đế Pháp và Mỹ của dân tộc ta là một cuộc chiến tranh chính nghĩa. Câu 4: Trình bày quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao. Vid sao viên chức ngoại giao được hưởng những quyền đó? Trả lời 1. Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao - Khái niệm: Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là các quyền ưu đãi, đặc biệt nhà nước tiếp nhận dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và các viên chức, nhân viên của cơ quan này đóng tại……. mình trên cơ sở phì hợp với công pháp quốc tế, nhằm tạo điều kiện cho cơ quan và viên chức, nhân viên của cơ quan đại diện ngoại giao hòan thành một cách có hiệu quả chức năng của họ. - Quyền ưu đãi và miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao: + Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở + Quyền miễn thuế + Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ lưu trữ và tài liệu bất kể thời gian và địa điểm ở đâu. + Quyền tự do liên lạc bằng tất cả các phương tiện hợp pháp với chính phủ nước mình, với mình, với các cơ quan đại diện khác và cơ quan lãnh sự nước mình đóng lại nước sở tại hoặc nước thứ ba. + Quyền bất khả xâm phạm về thư tín ngoại giao. + Quyền được treo quốc kỳ cd quốc huy tại trụ sở, nhà riêng và phương tiện đi lại của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giap. - Quyền ưu đãi và miễn trừ của viên chức ngoại giao: + Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. + Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, tài liệu, thư tín và phương tiện đi lại. + Quyền tự do đi lại trong phạm vi mà pháp luật của nước sở lại quy định, trừ những cùng lãnh thổ có quy định riêng về lý do an ninh và bí mật quốc gia. + Quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chính của nước sở tại. Riêg về dân sự trừ 3 trường hợp: - Vụ kiện về bất động sản trên lãnh thuê nước tiếp nhận thuộc sở hữu của viên chức ngoại giao. - Vụ kiện về thừa kế nếu viên chức ngoại giao tham gia tố tụng vơi tư tưởng riêng. - Vụ kiện về một nghề nghiệp tự do hoặc hoạt động thương mại của viên chức ngoại giao vượt ra ngòai chức năng chính của họ ở nước tiếp nhận. + Quyền miễn thuế + Quyền ưu đãi hải quan. 2. Viên chức ngoại giao được hưởng các quyền trên vì: - Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan của một quốc gia đóng trên lãnh thổ quốc gia khác để thực hiện quan hệ ngoại giao với quốc gia sở tại và với các cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia khác ở quốc gia sở tại. - Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao: _ Thay mặt cho nước cử đại diện tại nước nhận đại diện. + Bảo vệ những quyền lợi của nước cử đại diện và của những người có quốc tịch nước đó tại nước nhận đại diện trong phạm vi được công pháp quốc tế thừa nhận. + Đàm phán với chính phủ nước nhận đại diện. + Tìm bằng những phương tiện hợp pháp về điều kiện và sự tiến triển của tình hình nước nhận đại diện và báo cáo tình hình đó cho chính phủ nước cử đại diện. + Đẩy mạnh những quan hệ hữu nghị và phát triển những quan hệ kinh tế, văn hóa và khoa học giữa nước cử đại diện và nước nhận đại diện. => Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao có tầm quan trọng rất lớn đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, pháp dân, công dân nước mình cũng như trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị hai nước. - Nhân viện ngoại giao là những người trực tiêp thực hiện các chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao. Họ mang một trọng trác rất lớn đối với quốc gia của mình. Vậy nên để nhân viên ngoại giao hoàn thành nhiệm vụ của mình, công pháp quốc tế được ghi nhận cho họ được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ. Đây là một nguyên tắc được áp dụng trên phạm vi tòan cầu. Câu 5: Tại sao công pháp quốc tế lại đặt ra nguyên tắc: các quốc gia không được viện dẫn vào pháp luậy nước mình để tự chối thực hiện cam kết quốc tế. Trả lời - Đặc điểm của công pháp quốc tế là không có một cơ quan hay tổ chức bảo đảm thi hành các quy phạm của công pháp quốc tê hay cam kếy quốc tế. - Hòa bình và an ninh quốc tế, cũng như trật tự pháp lý nói chung có được nghiêm chỉnh tuân thủ các nghĩa vụ mà trước đó mình đã cam kết hay không. -Khi tham gia công ước quốc tế, quốc gia nhận được nhiều ưu đãi và quyền nhưng cũng không ít những bất lợi. Vì vậy rất dễ xảy ra việc từ chối thực hiện các cam kết quốc tế. => Vậy nên công pháp quốc tế phải đặt ra nguyên tắc các quốc gia không được viện dẫn vào pháp luật nước mình để tránh việc từ chối thực hiện thoe các cam kết và điều ước quốc tế của các quốc gia. Câu 6: Hãy trình bày vài trò của LHQ trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Trả lời 1. Lịch sử hình thành của LHQ - Hoàn cảnh lịch sử: chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, chủ nghĩa phát xít tiến hành những cuộc chiến tàn khốc trong khi đó phong trào đấu tranh của các lực lượng dân chủ trên thế giới ngày càng phát triển -> Cần phải có liên minh chống phát xít. - Ngày 01/01/1942 tại Washington nước đã cùng nhau ký vào một bản Tuyên bố chủng về nghĩa vị hợp tác để đấu tranh chống lại phát xít. - Ngày 30/10/1043 tại Moscow ngoại trưởng các nước Anh, Mỹ, Liên Xô đã ký tuyên bố về an ninh chung. Tinh thần bản Tuyên bố đã khẳng định sự cần thiết phải thành lập một tổ chức quốc toàndiện vào một ngày gần nhất trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của tất cả các nền hòa bình và an ninh quốc tế. - Sau một thời gian chuẩn bị tà ngày 25/04 > 26/06/ 1945 tại hội nghị……. Các nhà lãnh đạo Anh, Mỹ, Liên Xô và thông qua hiến chương LHQ. 2. Mục đích của LHQ - Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. - Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết. - Thực hiện hợp tác quốc tế, giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo, tiền ơc sở tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ. - Xây dựng LHQ trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc nằhm đạt được những mục đích chung nói trên 3. Nguyên tắc hoạt động của LHQ - Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia. - Nguyên tắc tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập chínht rị của các nước. - Nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của nước khác. - Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình. 4. Cơ cấu tổ chức LHQ: - Đại hội đồng - Hội đồng bảo an - Hội đồng quản thác - Tòa án quốc tế - Ban thư ký. 5. Vai trò thực tế của LHQ - LHQ là trung gian hòa giải các tranh chấp quốc tế là nơi kêu gọi và tập hợp các quốcgia, tổ chức quốc tế trong việc phản đối chiến tranh, phản đối những hành động phản động, hiếu chiến của các quốc gia, các tổ chức khủng bố… - Phát triển hữu ngị giữa các quốc gia - Thực hiện hợp tác quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng hòa bình. - Đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc, bình đẳng, dân chủ, tiếnbộ xã hội. => Mặc dù còn hạn chế nhưng LHQ đã đóng vai trò hết sức lứon trong giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Câu 7: Trình bày quy chế pháp lý của thềm lục địa: tại sao quốc gia ven biển chỉ có quyền chủ quyền đối với thềm lục điạn. Trả lời Khái niệm về thềm lục địa: Thềm lục đại kéo dài của một quốc gia ven biển bao gồm những vùng đáy và lònh đất dưới đất dưới đay biển ngòai lãnh hải, kéo dài tự nhiên của đất liền đến mứp ngoài của rìa kục địa hoặc đến 200 hải lý từ đường cơ sở để đo chiều rộng của lãnh hải khi mép ngoài của rìa lục địa không kéo đến chiều rộng đó. Nước nào có thềm lục địa thì thềm lục địa có thể mở rộng không quá 350 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để đo chiều rộng lãnh hải, hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường nối những điểmở độ sâu 2500 mét. Quy chế pháp lý của thềm lục địa: Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 khẳng định quyền của quốc gia ven biển với thềm lục địa. Có quyền chủ quyền về mặt thăm dò và khai thác các nguồn là thiên nhiên của thềm lục địa. Quốc gia ven biển có tòan quyền trong việc cho phép và điều chỉnh việc khoan ở thềm lục địa, với bất kỳ mục đích nào. Quốc gia ven biển còn có quyền tiến hành các biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường biển hơi bị ô nhiễm. Quốc gia ven biển chỉ có quyền chủ quyền đối với thềm lục địa vì: Nguyên tắc chủ đạo làm nền tảng xây dựng luật Biển quốc tế: “ Biển cả là tài sản chung của tòan thể nhân loại, áp dụng cho cả quốc gia có biển và không có biển” vì vậy tất cả các quốc gia trên thế giới đều có quyền tự do biển cả. Thềm lục địa là vùng biển lưỡng cực, nghĩa là các quốc gia ven biển có quyền thuộc chủ quyền trên một số lĩnh vực, bên cạnh đó các quốc gia khác cĩng có quyền tự do biển cả, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm… chính yếu tố này đã làm cho quốc gia ven biển không có chủ quyền hoàn toàn của mình mà chỉ có quyền chủ quyền trên một số lĩnh vực trong vùng thềm lục địa. Câu 8: Phân tích nội dung và ý nghĩa nguyên tắc dân tộc tự quyết Trả lời Nội dung nguyên tắc dân tộc tự quyết Điều 1 khỏan 2 của hiến chương LHQ được ghi rõ mục đích của LHQ là phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền dân tộc tự quyết. Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết là có quyền quyết định vạn mệnh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của mình. Không một thế lực nào dưới bất kỳ một lý do nào có quyền trở các dân tộc thực hiện quyền tự quyết. Vậy dân tộc tự quyết Các phương hướng phát triển, chế độ chính trị và đường lối kinh tế quốc gia. Ý nghĩa: Nguyên tắc dân tộc tự quyết Là cơ sở pháp lý đặc biệt quan trọng đối với phát triển giải phóng dân tộc. Nguyên tắc dân tộc tự quyết Là cơ sở pháp lý vững chắc để củng cố nền độc lập chính trị của ……. Và đấu tranh chống lại sự can thiệp của chủ nghĩa đế quốc nằhm giành được chủ quyền an toàn riêng biệt trên tòan bộ lãnh thổ của mình. Câu 9: Trình bày quy chế pháp lý của nội thủy, qua đó cho biết tại sao nội thủy và một trong những bộ phận cấu thành nên lãnh thổ của quốc gia ven biển. Trả lời 1. Khái niệm vùng nội thủy: Nội thủy là vùng nước biển có chiều rộng được giới hạn một bên đường bờ biển với một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác thuộc chủ quyền hòan tòan đầy đủ và riêng biệt của quốc gia ven biển. 2. Quy chế pháp lý - Nội thủy được gắn liền với lục địa và được đặt dưới chủ quyền toàn vẹn và tuyệt đối của quốc gia ven biển ở cả ba lớp nước đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời của nội thủy. - Pháp luật trên nội thủy được ban hành và thực hiện do quốc gia ven biểm (không khác gì như trên các vùng lãnh thổ của lục địa) - Chế độ qua lại của tàu thuyền nước ngoài: Tàu thuyền nước ngòai muốn vào nội thủy của quốc gia ven biển phải xin phép trước: Thời hạn cấp phép, thủ tục cấp phép do pháp luật của quốc gia ven biển quyết định. - Về quyền tài xá hay quyền xét xử + Đối với tàu quân sự: tàu quân sự nước ngòai được hưởng quyền miễn trừ pháp có nghĩa là quốc gia ven biển không có quyền xét xử đối với tàu quân sự nước ngoài trong vùng nội thủy của mình. Trong trường hợp tàu quân sự nước ngoài vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển thì quốc gia ven biển có quyền trục xuất tàu quân sự đó ra khỏi vùng nội thủy của mình và yêu cấu quốc gia mà con tàu đó mang cờ xét xử các hoạt động phạm páhp và bồi thường thiệt hại (do tàu quốc gia đem chủ quyền quốc gia và quốc gia khác không có quyền xét xử) + Đối với tàu dân sự: không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp có nghĩa là quốc gia venbiển có xét xử đối với tài quân sự nước ngoài trong trường hợp tàu dân sự nước ngoài trong trường hợp tàu dân sự đó vi phạm pháp luật trong vùng nội thủy của quốc gia ven biển có quyền xét xử đối với tàu dân sự nước ngoài trong trường hợp tàu dân sự đó vi phạm pháp luật trong vùng nội thủy của quốc gia ven biển. 3. Nội thủy là một bộ phận cấu thành lãnh thổ của quốc gia ven biển vì [...]... của quốc gia ven biển và từ định nghĩa lãnh thổ quốc gia gồm vùng đất nước, trời, lòng đất Câu 10: hãy trình bày mối quan hệ giữa công pháp quốc tế và luật quốc gia Trả lời 1 Định nghĩa thế nào là công pháp quốc tế và luật quốc gia 2 Mối quan hệ giữa công pháp quốc tế và luật quốc gia Hiện nay trong khoa học luật học chưa có quan điểm thống nhất về mối quan hệ giữa công pháp quốc tế và luật quốc tế. .. Giống nhau: - Công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế thuộc luật quốc tế - Chủ thể: quốc gia, tổ chức liên chính phủ và dân tộc đấu tranh và giải phóng dân tộc - NGuồn: đuề từ tập quán pháp quốc tế và điều ước quốc tế - Phương pháp: bình đẳng thỏa thuận thúc đẩy phát triển quan hệ đó 2 Sự khác nhau: Tiêu chí Khái niệm Công pháp quốc tế Tư pháp quốc tế Công pháp quốc tế là hệ Tư pháp quốc tế là tổng hợp... quyền không cho phép có một bộ máy bất kỳ mộ tổ chức nào được đứng trên quốc gia - Đặc điểm nổi bật của công pháp quốc tế là không có một cơ quan tổ chức bảo đảm việc thi hành các quy phạm cơ quan quốc tế hay các cam kết quốc tế Câu 21 : Tại sao nói quốc gia là chủ thể chủ yếu và cơ bản cua công pháp quốc tế Trả lời 1 Khái niệm chủ thể của công pháp quốc tế Quốc gia: Chủ thể của công pháp quốc tế là... lý quốc tế vì phán quyết của tòa án chỉ là văn bản áp dụng pháp luật Trong phán quyết của Tòa án chứa đựng nghĩa vụ cụ thể cău quốc gia gây thi t hại và quyền của quốc gia bị hại + Văn bản pháp luật quốc gia về vấn đề quốc tế là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế sách của mình trong quan hệ quốc tế và nghịa vụ quốc tế 3 Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý quốc tế: Là điều kiện cần thi t... quốc tế và luật quốc gia Mỗi quan điểm dựa vào lập trường, tư tưởng và lợi ích nhất định * Trường phái nhất nguyên luận: Trong trường phái này lại chia làm 2 quan điểm: - Quan điểm ưu tiên công pháp quốc tế: coi công pháp quốc tế là trên hết, luật quốc gia chỉ là một bộ phận và phải phục tùng công pháp quốc tế - Quan điểm ưu tiên luật quốc gia: coi luật quốc gia là trên hết công pháp quốc tế chỉ là... tế được các quốc gia ghi nhận trong pháp luật của mình luật quốc tế mang tính chất tự nguyện giữa các bên tham gia, cam kết thực hiện - Luật quốc gia tác động luật quốc tế: Một số luật quốc gia có t những điều mang tính tiến bộ mà ra đời trước luật quốc tế, luật quốc tế thừa đưa vào Câu 11: Tại sao quốc gia ven biển chỉ có chủ quyền đối vói vùng tiêp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế Trả lời Khái... nhiệm pháp lý quốc tế là: Tổng thể các quy phạm pháp luật quy định hành vi nào của chủ thể được coi là hành vi vi phạm công pháp quốc têa Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý quốc tế được ghi nhận trong các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, quyết định của Tòa án quốc tế, tổ chức quốc tế văn bản đơn phương của các quốc gia + Điều ước quốc tế là nguồn chủ yếu của cơ sở pháp lý quốc tế, Bởi vì những... quyền và nghĩa vụ quốc tế của quốc gia, tổ chức quốc tế được ghi nhận chủ thể trong các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế + Nghị quyết của tổ chức quốc tế và phán quyết catu Tòa ná quốc tế Nghị quyết của Tòa án quốc tế có thể mang tính chất khuyến nghị hoặc mang tính chất bắt buộc mới là cơ sở trách nhiệm pháp lý quốc tế VD: Nghị quyết về bầu Tổng bí thư LHQ Phán quyết của Tòa án quốc tế là nguồn đặc... lý quốc tế , lịch sử nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi của mình gây ra 2 Quốc gia là chủ thể chủ yếu và cơ bản của côngpháp quốc tế vè: Quốc gia là cơ sở cho sự ra đời và tồn tại của công pháp quốc tế hay nói cách khác công pháp quốc tế ra đời và tồn tại cùng với ự tồn tại của quan hệ qua lại trước hết là quan hệ giữa các quốc gia Xem xét quốc. .. quan hệ thi t lập với quốc gia công nhận Công nhận không quyết định chủ thể tồn tại hợp hay không mà chỉ để xác nhận quan hệ Câu 20: Trình bài khái niệm và thủ tục ký kết điều ước quốc tế? Việc thực hiện các điều ước quốc tế được lựa chọn dựa trên nguyên tắc nào, tại sao? Trả lời 1 Định nghĩa: điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế do các quốc gia và các chủ thể khác của công pháp quốc tế thi t . giữa công pháp quốc tế và luật quốc gia Trả lời 1. Định nghĩa thế nào là công pháp quốc tế và luật quốc gia. 2. Mối quan hệ giữa công pháp quốc tế và luật quốc gia Hiện nay trong khoa học luật. công pháp quốc tế: coi công pháp quốc tế là trên hết, luật quốc gia chỉ là một bộ phận và phải phục tùng công pháp quốc tế. - Quan điểm ưu tiên luật quốc gia: coi luật quốc gia là trên hết công. Đề cương luật quốc tế Câu 1: Trình bày khái niệm, đặc điểm và lịch sử của công pháp quốc tế? Trả lời: Khái niệm công pháp quốc tế: Công pháp quốc tế là hệ thống các nguyên

Ngày đăng: 06/06/2015, 21:26

Xem thêm: Đề cương luật quốc tế ôn thi tốt nghiệp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w