Sang kien kinh nghiem doi moi pp day tap doc lop 3

8 428 2
Sang kien kinh nghiem doi moi pp day tap doc lop 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh nghiệm sáng kiến" Đổi mới phơng pháp dạy tập đọc lớp 3 " A/ phần mở đầu I. Đặt vấn đề: Đất nớc ta đang chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn kinh tế mở cửa có sự điều tiết của nhà nớc. Trớc yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi nền giáo dục phải thay đổi mục tiêu đào tạo, xét lại nội dung và phơng pháp dạy học. Đó là việc là rất bức xúc và cần thiết hiện nay. Dạy môn Tiếng Việt ở nhà trờng nói chung và môn Tập đọc ở Tiểu học nói riêng đang là một vấn đề đợc các nhà trờng quan tâm. Biết đọc là có thêm một công cụ mới để học tập, để giao tiếp, để nắm bắt đợc mọi thông tin diễn ra hằng ngày trong xã hội. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chơng, con ngời không chỉ đợc thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ớc mơ tốt đẹp, đợc khơi dậy năng lợc hành động, sức mạnh cũng nh đợc bồi dỡng tâm hồn. Với t cách là một phân môn thuộc bộ môn Tiếng Việt Tiểu học, tập đọc giữ vai trò cực kỳ quan trọng, trớc hết giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đọc (đọc đúng, đọc diễn cảm) một văn bản. Xét về tính mục đích, dù trong khuôn khổ của chơng trình cấp học, đọc vẫn là một hình thức chiếm lĩnh tác phẩm. Đọc để giải mã các tín hiệu ngôn ngữ, để cảm, hiểu tác phẩm. Hay nói rộng hơn đọc để tiếp cận thế giới nghệ thuật mà nhà văn xây dựng. Chính vì vậy dạy đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học, nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi ngời đi học. Nó là công cụ để học tập các môn khác. Học sinh đọc tốt, đọc một cách có ý thức sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, bồi dỡng các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng nh có hình ảnh. Những kỹ năng này các em sẽ sử dụng suốt đời. Nh vậy dạy đọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dỡng, giáo dục và phát triển. Vì những lý do nêu trên và do những yêu cầu của giáo dục Tiểu học, tôi xin mạnh dạn trình bày một vài quan điểm của bản thân về đổi mới phơng pháp dạy tập đọc lớp 3 ở trờng Tiểu học. II. Mục đích chuyên đề: 1. Tìm hiểu yêu cầu nhiệm vụ của phân môn Tập đọc ở lớp 3. 2. Nêu thực trạng và một số định hớng khắc phục. 3. Đề xuất một số phơng pháp dạy Tập đọc theo hớng đổi mới. III. Phơng pháp nghiên cứu: - Phơng pháp đọc tài liệu. - Phơng pháp điều tra. - Phơng pháp thực nghiệm. - Phơng pháp tổng kết, rút kinh nghiệm. IV. Giới hạn chuyên đề: Đổi mới phơng pháp dạy học là một quá trình lâu dài, phức tạp. Vì điều kiện năng lực bản thân có hạn và thời gian không cho phép nên tôi chỉ đi sâu vào giải quyết những vấn đề còn vớng mắc trong đổi mới phơng pháp dạy Tập đọc ở lớp 3, nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh và giúp các em đọc ngày càng thành thạo. B. Nội dung I. Cơ sở lý luận về đổi mới phơng pháp dạy tập đọc: Phân môn Tập đọc có vị trí đáng kể, Tập đọc là nhóm bài học khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, chiếm lĩnh công cụ (Năng lực đọc, nghe, nói, viết) từ đó mở rộng cánh cửa cho học sinh nắm lấy kho tàng tri thức của loài ngời. Quá trình dạy học gồm có hai mặt có quạn hệ hữu cơ với nhau: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Ngời giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy với hai chức năng truyền đạt và chỉ đạo tổ chức. Ngời học sinh là đối tợng (khách thể) của hoạt động dạy nhng lại là chủ thể của hoạt động học tập với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ chức. Một điều cần đặc biệt chú ý là hoạt động học tập chỉ có thể đạt hiệu quả nếu học sinh tiến hành các hành động học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác với một động cơ nhận thức sâu sắc. Bằng hoạt động học tập, mỗi học sinh tự hình thành và phát triền nhân cách của mình, không ai có thể làm thay đợc. Trờng Tiểu học Nam Hồng- Nam Sách- Hải Dơng 1 Kinh nghiệm sáng kiến" Đổi mới phơng pháp dạy tập đọc lớp 3 " A. Komexi đã viết: "Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phải phát triển nhân cách. Hãy tìm ra phơng pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh nhiều hơn." II. Tình hình thực tế "những mặt còn hạn chế" 1. Học sinh: (Nơi điều tra) - Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh Tiểu học còn nhỏ, sự tự giác trong học tập cha cao, trình độ học còn yếu (cha rành mạch, còn ấp úng, nhát gừng, cha thật thông hiểu văn bản). Các em còn có thói quen đọc thiếu ý thức (đồng thanh nhiều, ít đợc nhắc nhở, uốn nắn nên đọc ê a nh "cầu kinh", liến thoắng, vội vã, hấp tấp). - Do ảnh hởng của phơng ngữ vùng nông thôn tại tỉnh nhà thờng mắc các lối nh: + Phát âm không chuẩn xác một số phụ âm đâu: l/n; ch/tr. + Đọc và dùng từ địa phơng: chổi/ chủi; bảo/ bẩu; ổi/ ủi; sổi/ sủi, nhiều/ nhều, từng/ tình; nổi/ nủi. + Lẫn dấu thanh: sắc/ ngã. VD: Cúng/ cũng, thể dục/thễ dục. 2. Giáo viên: - Quá xa vào giảng văn - Lúng túng trong sử lý phần tìm hiểu bài. Đây là điểm vớng mắc khá phổ biến mà nhiều giáo viên vẫn cha tìm ra cách gỡ. một sốgiáo viên lúc nào họ cũng thấy giảng cha đủ để học sinh hiểu, mà quên rằng học sinh Tiểu học "tiêu hoá" kiến thức ít hơn học sinh THCS. - Phân luyện đọc nhiều giáo viên cho là dễ, nhng thực chất đây là phần khó nhất, phần trọng tâm của bài giảng. ở phần này giáo viên ít mắc lỗi về thao tác kỹ htuật nhng lại không biết dạy nh thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, cha chú ý đến tốc độ đọc của học sinh theo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cơ bản phù hợp với từng khối lớp. - Phần hạn chế thờng gặp nhất là giáo viên phân bố thời gian cha hợp lý. Có những phần dạy quá sâu hoặc giông dài, không cần thiết. Có phần lại hời hợt ch đủ độ "cần" của bài giảng. Thờng thấy nhất là hiện tợng học sinh không còn thời gian luyện đọc, dẫn đến hiệu quả dạy đọc không cao, không sửa đợc lỗi phát âm sai của học sinh. - Một hạn chế rất phổ biến ở giáo viên khi dạy đọc Tập đọc là không phân biệt đợc sự khác nhau giữa tiết Tập đọc và tiết Tập đọc - học thuộc lòng. Nhiều giáo viên chỉ thấy sự khác nhau ở lớp đầu cấp khi cho học sinh đọc đồng thanh mà quên rằng nhiệm vụ chủ yếu của tiết Tập đọc là luyện đọc, còn nhiệm vụ của tiết Tập đọc- học thuộc lòng là vừa phải luyện đọc vừa kết hợp rèn chí nhở. - It chú ý đến đối tợng học sinh yếu cũng là lỗi thờng gặp trong tiết Tập đọc. Trong giờ dạy, nhất là những giờ cớ ngời dự, nhiều giáo viên cố tình"bỏ quên" đối t- ợng này coi nh không có các em trong "đội quân đi tìm tri thức" ở lớp mình. nguyên do là các em đọc chậm, trả lời ngắc ngứ làm giảm "tốc độ thi công" của tiết dạy. Tuy vậy nhiều khi lỗi này do ngời dự "tập h" cho ngời dạy. Dự một giờ thấy học sinh trả lời trôi chảy, bài giảng tiến hành thuận lợi, do ngời dự khen là "đợc". Ngợc lại trong tiết dạy giáo viên chú ý tập đọc, tập trả lời cho học sinh chủ yếu, ngời dự thờng phê "dạy buồn" mặc dù "lựa chọn phơng pháp phù hợp đối tợng" là những nguyên tắc dạy học ai cũng biết. - Có một số giáo viên tuổi cao, mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nhng do phơng pháp dạy học truyền thống đã tiềm tàng. Khả năng nắm bắt phơng pháp mới còn hạn chế. Các bớc lên lớp còn công thức, cha linh hoạt, mềm dẻo. Vì vậy tiết Tập đọc còn buồn tẻ, đơn điệu. Các em nặng về học vẹt, nặng về nội khoá, cha coi trọng ngoại khoá, cha khuyến khích các em đọc thêm sách báo ở nhà. Khâu thực hành còn yếu, nhất là khâu luyện đọc, đặc biệt là rèn đọc diển cảm cho học sinh. Các em đọc còn gặp khó khăn khi tiếp xúc những câu dài và giọng đọc phân vai. III. Định hớng khắc phục những mặt hạn chế của giáo viên Và học sinh: - Giáo viên phải nắm bắt đợc đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh trực tiếp giảng dạy (ngay từ đầu năm học) về trình độ tiếp thu bài, hoàn cảnh, điều kiện, đặc tính cá nhân, đặc điểm sinh lý đặc biệt (nếu có) để có cơ sở và những điều kiện khắc phục cho giảng dạy thuận lợi. Trờng Tiểu học Nam Hồng- Nam Sách- Hải Dơng 2 Kinh nghiệm sáng kiến" Đổi mới phơng pháp dạy tập đọc lớp 3 " - Trớc khi dạy giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài, nghiên cứu các t liệu có liên quan đến bài tập đọc, sử dụng có hiệu quả đồ dùng mang tính khoa học. Đồ dùng dạy học thông thờng trong tiết tập đọc là tranh phóng to minh hoạ của SGK, hay một số vật thật hoặc mô hình để giảng từ và ý. Ngoài ra, nếu có điều kiện trong tiết tập đọc cũng có thể sử dụng các trang thiết bị hiện đại nh máy chiếu, băng hình để nghe, xem, minh hoạ cho nội dung bài tập đọc. Tuy nhiên không nên lạm dụng cần thiết, làm mất thới gian trong tiết dạy. - Soạn bài trớc ngày dạy (ít nhất 3 ngày). Phần giới thiệu bài cần gây bất ngờ, cuồn hút sự chú ý học tập của các em ngay từ phút đầu. Trong bài soạn có thể dự kiến một số trờng hợp có thể xảy ra. Ngoài ra ngời giáo viên cần phải đọc bài tập đọc nhiều lần để tìm ra cách đọc hay nhất. - Nghiêm túc thực hiện chơng trình giảm tải của Bộ GD & ĐT. - Đặc biệt chú ý đến việc bố trí, phân phối thời gian cho từng phần, từng bớc để tiết dạy hợp lý và không kéo dài quá 40 phút. - Giáo viên thờng xuyên và không ngừng học hỏi để tự nâng cao trình độ học vấn. Học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyện môn. Dạy thật tốt cả 9 môn học để góp phần nâng cao chất lợng giảng dạy. Giáo viên phải sử dụng ngôn ngữ trong sáng, gần gũi dễ hiểu. - Thờng xuyên tổ chức chuyên đề trong đó có chuyên đề tập đọc. Thờng xuyên tổ chức dự giờ, thăm lớp, hội giảng. Rút kinh nghiệm sau mỗi chuyên đề, tiết dự và thảo luận về phơng pháp dạy học để tìm ra phơng pháp tối u trong việc rèn đọc và phát triển t duy cho học sinh qua tiết dạy. IV. Đề xuất hớng đổi mới: Để đổi mới phơng pháp dạy Tập đọc Tiểu học nói chung, Tập đọc lớp 3 nói riêng, mỗi giáo viên Tiểu học phải năm vỡng: 1. Yêu cầu của phân môn tập đọc: - Tập đọc là phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc đợc tạo nên từ 4 kỹ năng, cũng là 4 yêu cầu của chất lợng đọc, đó là: Đọc đúng, đọc nhanh (Lu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu đợc nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này đợc hình thành trong hai hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng đợc rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ tác động tích cực đến những kỹ năng khác. Vì vậy trong dạy đọc không xem nhẹ yếu tố nào. - Nhiệm vụ thứ hai của dạy học là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành ph- ơng pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách. Thông qua việc dạy học, phải làm cho học sinh thích đọc và thấy đợc rằng khả năng đọc là có ích cho các em trong cả cuộc đời. Ngoài ra phân môn Tập đọc còn có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ của môn ngữ văn: + Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, kiến thức đời sống, kiến thức về văn học, rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghe, đọc, nói, viết. + Phát triển về ngôn ngữ, t duy, về các mặt năng lực trí tuệ cho học sinh. + Giáo dục t tởng đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. - Chơng trình Tập đọc Tiểu học nói chung và Tập đọc lớp 3 nói riêng còn có nhiệm vụ dạy thêm kiến thức Khoa, Sử, Địa cho nên Tập đọc trong một số tiết quy định còn là con thuyền chở kiến thức tự nhiên và xã hội đến với học sinh. 2. Cấu trúc và nội dung: Ơ lớp 3, mỗi tuần có 2 bài tập đọc và 1 bài học thuộc lòng đợc xếp theo các chủ đề nh: Nhà trờng, gia đình, đất nớc ta, xây dựng đất nớc, Bác Hồ Các bài tập đọc, học thuộc lòng là những trích đoạn từ các tác phẩm văn học giàu giá trị t tởng và nghệ thuật, có tác động mạnh đến trái tim và khối óc của học sinh, từ đó thúc đảy các em hành động theo cái hay, cái đẹp. Cuộc sống đa dạng và phong phú của đất nớc mở ra trớc mắt các em: Từ cảnh sống ở các tỉnh Miền Bắc đến các tỉnh Miền Nam, từ cuộc sống ở nông thôn, miền núi, miền biển đến cuộc sống ở thành phố. Cảnh đẹp đất nớc đợc giới thiệu nh: cảnh năng rạng trện nông trờng, cảnh buổi cha trên cao nguyên, cảnh trăng mọc trên biển, cảnh sông Hơng nớc xanh nhiều sắc độ, với sông Vàm Cỏ Đông "Bốn mùa soi từng mảng mây trời". Truyền thống lao động và chiến đấu cũng Trờng Tiểu học Nam Hồng- Nam Sách- Hải Dơng 3 Kinh nghiệm sáng kiến" Đổi mới phơng pháp dạy tập đọc lớp 3 " đợc phản ánh qua nhiều bài thơ: Ông tôi, chiếc võng của bố, Tiếng hát ngời làm gạch, Con voi của Trần Hng Đạo, Vợt sông, ca dao trống Mĩ. Cuộc sống ở nhà trờng, sinh hoạt của các em thiếu nhi cũng đợc tô đậm trong các bài: Mình bận học, bài tập làm văn, Mùa thu của em, Chim lộc thua. 3. Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc lớp 3: việc dạy tập đọc ở lớp 3 cần đạt đợc các yêu câu nh: - Trau dồi vốn Tiếng việt và Văn học cho học sinh, giúp học sinh mở rộng hiểu biết về cuộc sống và phát triển t duy. - Bối dỡng t tởng, tình cảm, mĩ cảm cho học sinh. - Đọc đợc 1 bài khoảng 150 chữ trong thời gian 2-3 phút. - Đọc rõ ràng, rành mạch từng câu, từng đoạn trong bài tập đọc (thơ hay văn xuôi), biết đọc rõ và nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy. - Đọc thầm, hiểu nội dung bài đọc ở lớp 3. Nếu đợc ý nghĩa của đoạn, bài đã đọc, trả lời đợc những câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của bài đọc. - Có giọng đọc phù hợp với thể loại và nội dung bài đã học thuộc lòng (bài thơ khoảng 10-12 dòng, văn xuôi khoảng 80 chữ). - Thông qua các bài tập đọc, một mặt học sinh đợc cung cấp thêm vốn kiến từ ngữ cơ bản theo chủ đề, mặt khác vốn trí thức về cuộc sống của các em cung đợc mở rộng và năng cao. - Dạy bài tập đọc, giáo viên cần hiểu mổi quan hệ qua lại giữa hai hoạt động chính của tiết học là luyện đọc và tìm hiểu bài, trong đó việc; luyện đọc đợc coi là trọng tâm. Hai hình thức luyện đọc chủ yếu mà giáo viên cần lu ý quan tâm là đọc thành tiếng (trong đó chú ý yêu cầu đọc đúng, rõ ràng, rành mạch) và đọc thầm. Giữa hai hình thức này có một hình thức đọc mang tính chất chung gian là đọc nhẩm (Có mấp máy môi, âm thanh phát ra rất khẽ, không rõ tiếng). - Khi học sinh luyện đọc, giáo viên cần giúp học sinh luyện đọc đúng những từ, cụm từ, câu khó đọc trong bài, hớng dẫn các em ngắt, nghỉ hơi (nhất là đối với các câu dài). Trình độ (đọc mẫu) của giáo viên có ảnh hởng đáng kể đến kết quả bài dạy. Do đó giáo viên cần rèn luyện để có trình độ đọc tốt, góp phần làm cho giờ tập đọc đạt hiệu quả cao. - Mỗi bài tập đọc là một tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy cần rèn đọc và khai thác đều phải chú ý tính nghệ thuật, ngoài chức năng dạy đọc, nó còn chau dồi cho học sinh kiến thức Tiếng Việt, kiến thức Văn học, kiến thức đời sống, giáo dục tình cảm và thẩm mỹ. V. Phơng pháp đổi mới: Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và qua tìm hiểu thực tế, tôi manh dạn đa ra định hớng đổi mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực học tập của học sinh trong giờ tập đọc. Mỗi việc làm quan trọng trong giờ dạy tập đọc là xem lại "vị thế", vấn đáp chuyển giao dần vai trò chủ động cho học sinh, giáo viên chỉ là ngời chỉ đạo dẫn dắt. Có nh vậy mới bồi dỡng ý thức chủ động, vai trò chủ thể trong hoạt động học cho các em. Bác Hồ đã từng nói:"Phải nên có tác phong độc lập suy nghĩ và đọc tài liệu, phải biết đọc sâu hiểu kỹ". Hay M.Gortie nói: "Cần làm cho trẻ em thấy rõ ngay từ bé 6-7 tuổi sức mạnh thần diệu của t duy, làm cho các em dần dần thấy đợc khả năng của chính mình". Vì vậy đề cao vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình dạy tập đọc lớp 3 nói riêng hay các môn học khác nói chung là phơng án cơ bản để nâng cao hiệu quả dạy học. 1. Cải tiến hệ thống câu hỏi để hớng dẫn học sinh tìm hiểu bài: a, Bổ sung thêm câu hỏi phát hiện những hình ảnh trực cảm trớc khi dẫn đến câu hỏi có tính chất khái quát giúp trẻ em cảm nhận trực tiếp các hình ảnh cụ thể trong bài, từ đó dẫn dắt quá trình hồi tởng, so sánh, đánh giá để bớc đầu nhận thức đ- ợc nội dung của bài học. b, Những câu hỏi vận dụng ngôn ngữ thờng đợc sử dụng vào phần đọc cá nhân (luyện đọc) để khỏi phân tán chiều hớng cảm xúc đang đợc hình thành ở bớc tìm hiểu bài: Đó là những câu hỏi tìm từ gần nghĩa, từ láy, từ ghép, đặt câu có từ đã học c, Thêm những câu hỏi về đọc diễn cảm để tiếp tục khơi sâu nguồn cảm xúc khi rèn đọc cho học sinh. Các dạng câu hỏi nh: Phát hiện cách đọc diễn cảm của cô giáo Trờng Tiểu học Nam Hồng- Nam Sách- Hải Dơng 4 Kinh nghiệm sáng kiến" Đổi mới phơng pháp dạy tập đọc lớp 3 " (Cô ngừng nghỉ ở chỗ làm với những câu dài, Cô nhấn giọng, lên giọng, hạ giọng, kéo giọng ở chỗ nào, từ nào?) d, Phân loại các dạng câu hỏi khi khai thác bài văn: - Câu hỏi làm tái hiện nội dung chính của bài (Loại câu hỏi này dùng để giảng từ và ý) - Câu hỏi bắt buộc học sinh phải so sánh, liên tởng thực tế. - Câu hỏi khai thác các hình thức nghệ thuật của bài. - Câu hỏi mở rộng. Hệ thống câu hỏi đạt ra phải đợc nâng bậc từ thấp đến cao và cuối cùng chốt lại ở phần tổng kết bài, mở rộng và liên hệ thực tế, giáo dục đạo đức cho học sinh. Ví dụ 1: Đối với bài tập đọc :"Bàn tay mẹ" - Lớp 3 tập 1 Tôi thay đổi hệ thống câu hỏi nh sau: + Qua đoạn 1, em cho biết bàn tay mẹ Bình nh thế nào? (Bỏ câu hỏi vì sao Bình rất thích 2 bàn tay mẹ?) + Em hãy kể những công việc trong nhà phải nhờ đến bàn tay mẹ? + Vì sao khi mẹ xoa má, Bình rất thích? + Trớc sự vất vả và tấm lòng đầy yêu thơng của mẹ, Bình muốn làm gì? + Bình đã làm gì để thực hiện ớc muốn đó? + Suy nghĩ về việc làm đó thể hiện tình cảm gì của Bình đối với mẹ? + Vì sao Bình lại áp hai bàn tay mẹ lên má? Nêu câu hỏi thăm dò: + Khi đọc bài này em thích nhất đoạn nào? Vì sao? Hãy đặt tên cho đoạn đó? (Bỏ câu hỏi: em hãy tìm trong bài 3 từ láy tả bàn tay mẹ Bình?) + Hằng ngày em đã làm đợc những việc gì để giúp đỡ mẹ? Ví dụ 2: Đối với bài "Chiếc võng của bố" - Tập đọc lớp 3 tập 1 tôi đa ra hệ thống câu hỏi nh sau: + Vì sao bạn nhỏ có đợc chiếc võng màu xanh lá cây? + Bạn nhỏ đợc bố cho chiếc võng vào dịp nào? + Vì sao bố bạn lại có chiếc võng ấy? + Tìm từ tả những chuyển động của võng khi bạn nhỏ nằm lên? + Nằm trên võng bạn nhỏ đã tởng tợng đợc những gì? + Bố bạn nhỏ đã hành quân trên con đờng nào? + Câu thơ nào cho thấy cuộc hành quân gian khổ? + Tìm những tiếng cùng vần ở cuối mỗi câu thơ? + "Ướt tiếng cời" là biện pháp nghệ thuật gì + Diễn ý bài thơ bằng văn xuôi? + Đặt tên khác cho bài thơ? 2. Tổ chức cho học sinh tham gia đặt câu hỏi trong giờ học: Gồm: a- Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Tôi không dùng quyền của ngời thầy để nêu ra câu hỏi kiểm tra học sinh mà tôi chỉ định hớng để học sinh tự nêu đợc những câu hỏi về kiến thức của bài trớc, có thể là những câu hỏi do học sinh nghĩ ra hay câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa, các em tự đặt câu hỏi để kiểm tra bạn cũng chỉ có đợc khi lắm vững bài học trớc. Ví dụ 1: Bài "Mùa xuân đẹp đã về" - TV3 - Tập 2 học sinh đã nêu câu hỏi nh sau: + Cây lá mùa xuân thay đổi nh thế nào? + Đọc diễn cảm đoạn văn "Những cành xoan khẳng khiu về bày chơi" Ví dụ 2: Bài "Hoạ mi hót" TV3 - Tập 2 học sinh đã nêu câu hỏi nh sau: - Đọc diễn cảm một đoạn văn tự chọn và cho biết vì sao bạn thích đoạn văn đó? - Nêu cảm nghĩ của mình về tiếng hót hoạ mi trong mùa xuân (Hay nh thế nào? có tác dụng gì?) Tổ chức cho học sinh tham gia đật câu hỏi nh vậy đã làm giảm bớt sự nặng nề, căng thẳng, nơm nớp chờ sự may rủi bởi uy quyền của ngời thầy đối với học sinh trong giờ kiểm tra. Trờng Tiểu học Nam Hồng- Nam Sách- Hải Dơng 5 Kinh nghiệm sáng kiến" Đổi mới phơng pháp dạy tập đọc lớp 3 " b- Câu hỏi nhận biết nhiệm vụ học tập: Thông thờng trong các giờ dạy học, giáo viên thông báo cho học sinh nắm đợc nhiệm vụ của tiết học bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. Song bằng hình thức nào vẫn thể hiện sự gò bó về ý thức nhận biết nhiệm vụ tiết học. Để giúp học sinh nhận biết nhiệm vụ tiết học hay từng phần của giờ học, sau khi nghe giáo viên đọc hớng mẫu lần 1, học sinh khá đọc, lớp đọc thầm, giáo viên có thể định hớng cho học sinh tham gia đặt câu hỏi để học sinh nhận biết nhiệm vụ học tập của mình. Lu ý giáo viên phải thể hiện vai trò chủ đạo tổ chức cho học sinh tham gia đặt câu hỏi theo hớng trọng tậm của bài. Ví dụ 1: Bài :"Tiếng hát ngời làm gạch" TV3 - Tập 2 học sinh có thể đặt câu hỏi: - Đọc bài này với giọng đọc nh thế nào? (Giọng vui có âm điệu lời ca) - Hãy tìm những tiếng khó phát âm dễ lần? (Lặng, xôn xao, lắng, dẻo, nên, dài lâu, đất nâu) - Nội dung bài nói lên điều gì? (Niềm vui xây dựng và sáng tạo trong phong trào thi đua lao động của ngời công nhân làm gạch). c- Câu hỏi tìm hiểu nội dung bài: Ngoài việc tổ chức cho học sinh tham gia đặt câu hỏi ở phần kiểm tra bài cũ và phần nhận biết nhiệm vụ gì học, tôi tạo cơ hội để các em đợc tham gia đặt câu hỏi để tìm hiểu nội dụng bài đọc tập đọc. Ví dụ: Bài :"Nói với sông Đơ-nhi-ep" TV3- Tập 2. - Con ngời nói gì với sông Đơ-nhi-ép ? (Sẽ chắn ngang sông bằng tờng thép) - Bị chắn ngang sông bằng tờng thép sông Đơ-nhi-ép mang lại lợi ích gì cho con ngời. (Tàu chạy, máy chạy chuyện trở hàng hoá đi các nơi dễ dàng. Mang nớc tới đồng ruộng, có điện cho nhân dân). - Vì sao sông Đơ-nhi-ép mang lại những lợi ích kể trên? (Vì ngời ta chinh phục dòng sông và xây dựng ở đó một nhà máy thuỷ điện). d- Câu hỏi nhờ giải thích: Từ trớc tới nay, chủ yếu dạy tập đọc bằng phơng pháp vấn đáp truyền thống: Thầy hỏi - trò trả lời, nên học sing rất ít khi dám đặt ra câu hỏi nhờ giải thích. Vì thế ta khó có thể đoán đợc học sinh đã hiểu đến mức độ nào, hoặc cần hiểu gì thêm. Chính vì vậy nên ở mỗi bài học tôi đều tạo điều kiện cho các em nêu đợc vài câu hỏi nhờ giải thích kết hợp với phần luyện đọc. Nếu những câu hỏi mà giáo viên có khả năng trả lời ngay thì giúp học sinh hiểu sâu hơn bài, nếu thời gian không cho phép có thể trao đổi với học sinh ngoài giờ lên lớp. Ví dụ: Bà :"Bà Trng" TV3- Tập 2 - Hai Bà Trng là ai? (Bà Trng Trắc và Trng Nhị). - Hai Bà đứng lên đánh đuổi quân nào? (Đánh đuổi giặc Hán do Tô Định cầm đầu) - Nớc ta có những nơi nào thờ Hai Bà Trng? (ở Hà Nội có đền thờ hai Bà Trng và có một quận nội thành mang tên Hai Bà Trng, một số phố ở các thành phố khác cũng mang tên Hai Bà Trng). 3. Giải nghĩa từ phù hợp với văn cảnh của bài: Đối với các từ ngữ khó cần giải thích, giáo viên không áp đặt, không mớm sẵn, không đa ra kết luận sẵn có để bắt buộc học sinh bị động tiếp thu mà cần gợi mở, dẫn dắt học sinh để các em tìm tòi, khám phá, tự tìm ra kết luận. Ví dụ: Cho học sinh đọc chú giải hoặc học sinh giải nghĩa từ trớc khi tìm hiểu bài. Có thể tìm một số từ cần bổ sung nhng không giải nghĩa hoàn toàn theo từ điển mà phải giải nghĩa theo văn cảnh của bài tập đọc. Công việc trên giúp các em cảm thụ đợc bài đọc một cách tốt hơn. Từ đó các em sẽ luyện đọc bào có hiệu quả hơn. Ví dụ: Bài :"Bàn tay mẹ" TV3- Tập 1. Trờng Tiểu học Nam Hồng- Nam Sách- Hải Dơng 6 Kinh nghiệm sáng kiến" Đổi mới phơng pháp dạy tập đọc lớp 3 " Phần giải thích ở SGK chỉ đề cập đến 2 từ: "áp" và "rám nắng". Từ "áp" đợc giải thích là "đặt sát vào". Nh vậy cha gắn với văn cảnh của bài tạo cho học sinh khó hiểu. Theo tôi để giải nghĩa từ "áp" giáo viên có thể hỏi: - Câu nào trong đoạn văn có từ "áp". (Bình rất thích áp hai bàn tay của mẹ vào má). - Cho học sinh quan sát tranh (SGK) rồi giải thích rõ thêm "áp" nghĩa là đặt sát hai bàn tay mẹ vào má mình. - Từ tranh minh hoạ giáo viên làm nổi bật tình cảm của hai mẹ con Bình. * Giải thích thêm từ: ram ráp, nhóm bếp. Tóm lại: Trong quá trình truyền thụ kiến thức mới để học sinh nắm bắt đợc nội dung của bài ngời giáo viên phải vận dụng linh hoạt nhiều phơng pháp . Không có ph- ơng pháp nào là vạn năng , tuyệt đối. Cần lựa chọn các phơng pháp sao cho phù hợp với từng bài nhng vẫn đảm bảo tính khoa học và vừa sức. 4. Coi trọng việc rèn luyện đọc cho học sinh: Đọc có nhiều hình thức: Đọc trơn, đọc diễn cảm, đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm, đọc cá nhân, đọc hiểu. Kỹ năng đọc của học sinh lớp 3 cha thật hoàn thiện nên trong việc rèn đọc yêu cầu đọc đúng và tiến tới đọc hay là chủ yếu. Trong việc rèn đọc cần luôn luôn gắn với yêu cầu cảm thụ văn học. a- Hỡng dẫn đọc thành tiếng: Muốn học sinh đọc tốt, trớc hết cần rèn cho học sinh phát âm đúng, rõ ràng. ở lớp 3 tôi thấy đầu năm học sinh phát âm sai rất nhiều, chủ yếu là phát âm sai phụ âm đầu: l/n, s/x; phát âm sai theo thói quen địa phơng Hải Dơng. Để khắc phục tình trạng trên, tôi đã tiến hành nh sau: + Điều tra phân loại lỗi ngay từ đầu năm cho từng em, từng nhóm đế có kế hoạch bồi dỡng, uốn nắn. + Khi hớng dẫn phát âm, tôi phân tích cho các em thấy sự khác biệt của phát âm đúng với phát âm sai mà các em mắc phải. Đi sâu vào phân tích, có khi dùng hình vẽ để minh hoạ cho các em thấy đợc hệ thống môi, răng, lỡi khi phát âm. Giáo viên dùng trực giác hay nghe nhìn để hớng dẫn cho các em nghe, nhìn khuôn miệng của cô giáo đánh vần (Các bộ phận cấu âm) để học sinh đọc thầm theo mẫu. Ví dụ: - Âm N: Đầu lỡi và mặt sau của răng cửa hàm trên tạo nên điểm cấu âm cho âm N, luồng hơi thoát ra dới mũi tạo nên phụ âm mũi N. Phát âm phụ âm N: Đầu lỡi thẳng, luồng hơi đi ra nhẹ. - Âm L: Đẫu lỡi và lợi của hàm trên là điểm cấu âm của L. Luồng hơi bị chặn ngay ở giữa miệng do đầu lỡi hạ xuống, luồng hơi lách qua môi hay hai bên lỡi tạo nên âm L. + Kết hợp với việc rèn phát âm đúng, rõ ràng, cần rèn luyện cho học sinh đọc đúng và trôi chảy. Khi tập đọc lu ý những dấu thanh mà các em hay bỏ quên hoặc đọc sai. Đọc rõ từng tiếng, không đợc kéo dài liền tiếng này sang tiếng khác (đọc ê a). Rèn học sinh biết ngừng, nghỉ đúng chỗ, biết phận biệt câu thơ, dòng thơ. Đối với câu văn dài, hớng dẫn học sinh biết đọc thành từng cụm từ, biết giữ hơi để khỏi phải bị ngắt quãng giữa các âm tiết. b- Hớng dẫn đọc thầm: Đối với học sinh lớp 3, đọc thầm khó hơn đọc thành tiếng, do các em cha có sức tập chung cao vào bài, thờng các em dễ bị sót từ, bỏ dòng. Để hớng dẫn học sinh đọc thầm đạt kết quả, khi dạy tôi yêu cầu học sinh tập chung vào bài, đọc thầm kết hợp với tham gia đặt câu hỏi nhận biết nhiệm vụ học tập, hoặc kiểm tra kết quả đọc thầm bằng cách hỏi học sinh xem đã đọc đến đâu hoặc nêu ý của đoạn vừa đọc, 5. Sử dụng phiếu học sinh: - Nội dung phiếu học tập phù hợp với hai đối tợng (giỏi, khá) và (trung bình, yếu). Sử dụng phiếu học tập là một bớc cải tiến rất cần thiết đối với học sinh. Sử dụng phiếu học tập thì cả lớp sẽ đợc cùng làm việc một lúc, làm theo đúng đối tợng nhằm phát triển t duy cho học sinh giỏi mà học sinh yếu cũng có thể làm đợc. Nh vậy sẽ gây hứng thú học tập cho cả lớp. Phần này giáo viên nên phát phiếu cho họ sinh vào đầu giờ học. Trờng Tiểu học Nam Hồng- Nam Sách- Hải Dơng 7 Kinh nghiệm sáng kiến" Đổi mới phơng pháp dạy tập đọc lớp 3 " Ví dụ: Bài Bàn tay mẹ: * Phiếu dành cho học sinh khá, giỏi: Câu 1: Bàn tay của mẹ Bình thế nào? Vì sao tay của mẹ Bình lại thế? Câu 2: Bình suy nghĩ gì về mẹ? Câu 3: Vì sao Bình rất thích áp hai bàn tay mẹ vào má? Câu4: Em hãy đặt những tên khác cho bài tập đọc trên? * Phiếu dành cho học sinh trung bình, yếu: Câu 1: Em hãy kể những công việc ở nhà phải nhờ đến bàn tay mẹ? Câu 2: Thấy mẹ vất vả, Bình muốn làm gì? và đã làm gì để thực hiện ớc muốn đó? Câu 3: Đánh dấu x vào lý do em chọn: Bình rất thích áp hai bàn tay của mẹ vào má vì: Bàn tay của mẹ Bình ram ráp. Bàn tay của mẹ mềm mại, dễ chịu. Bình yêu mẹ nên muốn đợc mẹ âu yếm. 6. Tổ chức các trò chơi luyện đọc: Nên tổ chức trò chơi vào cuối tiết học (nếu còn thời gian) để tạo không khí vui tơi, hồn nhiên, nhẹ nhàng. Có thể tổ chức các trò chơi dới các hình thức sau: - Thi đọc nhanh, thuộc giỏi. - Thi đọc tiếp sức. - Thả thơ. - Đọc thơ truyện điện. - Chọn ngời uyên bác. 7. Liện hệ thực tế: Để giáo dục đạo đức, t tởng, tình cảm, tạo vốn sống lành mạnh cho các em (có thể giáo dục dân số nếu phù hợp). ở phần này giáo viên nên lu ý bài tập đọc đó thuộc chủ đề gì để giáo dục đạo đức cho học sinh theo chủ đề. Ví dụ: Khi dạy bài: Bàn tay mẹ - (chủ đề gia đình) nên giáo dục cho học sinh về tình cảm gia đình. Có thể tổng kết bài bằng vài câu nh sau: "Sở dĩ bàn tay mẹ gầy gầy, x- ơng xơng vì mẹ sẻ nửa bàn tay ấy cho các con. Mẹ cho con gái mình bàn tay trắng hồng, mũm mĩm. Mẹ cho con trai mẹ đôi bàn tay khoẻ mạnh rắn chắc. Mẹ cho các con phần máu thịt quý giá nhất của mình. Mẹ dành những việc vất vả nhất để làm. Mẹ mong sao con mình khoẻ mạnh, xinh đẹp, chăm ngoan, học giỏi. Đó là sự hi sinh của mẹ. Vì vậy các em nên giúp đỡ mẹ một số việc nhỏ mà mình có thể làm đợc để mẹ bớt đi phần nào sự vất vả". Trờng Tiểu học Nam Hồng- Nam Sách- Hải Dơng 8 . Kinh nghiệm sáng kiến" Đổi mới phơng pháp dạy tập đọc lớp 3 " A/ phần mở đầu I. Đặt vấn đề: Đất nớc ta đang chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn kinh tế mở cửa có. pháp dạy tập đọc lớp 3 ở trờng Tiểu học. II. Mục đích chuyên đề: 1. Tìm hiểu yêu cầu nhiệm vụ của phân môn Tập đọc ở lớp 3. 2. Nêu thực trạng và một số định hớng khắc phục. 3. Đề xuất một số phơng. động và chiến đấu cũng Trờng Tiểu học Nam Hồng- Nam Sách- Hải Dơng 3 Kinh nghiệm sáng kiến" Đổi mới phơng pháp dạy tập đọc lớp 3 " đợc phản ánh qua nhiều bài thơ: Ông tôi, chiếc võng của

Ngày đăng: 06/06/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan