1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

RÈN KN NÓI CHO HS L1( KHỦNG LONG)

6 359 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 54,5 KB

Nội dung

Giao tiếp bằng cách sử dụng ngôn ngữ sao cho chọn lọc để diễn đạt ý của nhân vật giao tiếp đến các đối tượng cần giao tiếp nhằm đạt mục đích nào đó của nhân vật giao tiếp.Vì vậy trong lĩ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống hàng ngày, ở mọi nơi mọi lúc, mọi ngành mọi nghề đều cần đến hoạt động giao tiếp Giao tiếp bằng cách sử dụng ngôn ngữ sao cho chọn lọc để diễn đạt ý của nhân vật giao tiếp đến các đối tượng cần giao tiếp nhằm đạt mục đích nào đó của nhân vật giao tiếp.Vì vậy trong lĩnh vực giáo dục, người giáo viên cần hướng dẫn giảng dạy sao cho học sinh của mình có được kĩ năng giao tiếp thật tốt để sau này lớn lên học sinh có được một vốn kĩ năng giao tiếp thành thạo, mang lại hiệu quả cao trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Xuất phát

từ yêu cầu nhiệm vụ đó, trong chương trình Tiếng Việt ( bất cứ bậc học nào ) cũng đều rèn cho học sinh 4 kĩ năng: nghe , nói , đọc, viết nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp nêu trên

Để thực hiện được nhu cầu này ngay từ lớp 1, chương trình môn Tiếng Việt 1 đã xác định mục tiêu là hình thành cho học sinh 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết trong đó kĩ năng nói được luyện tập kết hợp trong các kĩ năng đọc, nói viết Đặc biệt trong tiết 2 của một bài học vần hay tập đọc, chương trình dành riêng một hoạt động cho phần luyện nói

Việc rèn kĩ năng nói đã giúp cho trẻ có khả năng giao tiếp, biết ứng xử và nhận xét sự vật, sự việc trên những nhận thức riêng, bằng sự cảm nhận ngây ngô của con mắt trẻ thơ Vì thế để học sinh luyện nói lưu loát, đạt hiệu quả, giáo viên cần có cách tổ chức dạy học để khơi gợi, kích thích học sinh có hứng thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình nhằm phát huy kĩ năng nói của các em, giúp trẻ có tính cách mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn tronh quá trình giao tiếp

Với mục tiêu đổi mới của chương trình sách giáo khoa năm 2000, trong quá trình dạy học Tiếng Việt 1, tôi đã cùng cộng tác để giúp các em rèn kĩ năng nói một cách có hiệu quả

I THUẬN LỢI KHÓ KHĂN KHI DẠY LUYỆN NÓI

1 Thuận lợi:

- Đa số các em học sinh lớp 1đều có khả năng tự trả lời những câu hỏi đơn giản và phát triển lời nói thành một câu, một đoạn văn theo cảm xúc, suy nghĩ của mình

- Giáo viên đãsưu tầm được một số đồ dùng như vật thật ,tranh ảnh kích thích học sinh thích luyện nói ,thích tìm hiểu và ham học hỏi

- Đa số các chủ đề luyện nói gần gũi với thực tế cuộc sống của học sinh ( Chủ đề về bản thân bé, bạn bè xung quanh, ba mẹ, ông bà, những sinh hoạt thông thường của các em: phim hoạt hình, đọc chuyện, nhà trẻ, chuối , bưởi, vú sữa, )

- Giáo viên được tham gia tập huấn đổi mới phương pháp dạy học qua đó giúp giáo viên nắm được các phương pháp dạy học tiếng Việt nói chung và phần luyện nói nói riêng cho học sinh

2 Khó khăn:

1

Trang 2

- Đa số các em học sinh đều ở vùng Tân Hiệp, rất nhiều em chưa được qua lớp mẫu giáo, đi học chưa chuyên cần nên khả năng giao tiếp còn hạn chế, thường nhút nhát, ít phát biểu, chưa tự tin trong luyện nói

- Một số gia đình phụ huynh chưa quan tâm tạo điều kiện cho việc học của con cái nên đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em

- Đồ dùng tranh ảnh, thiết bị phục vụ dạy học còn ít nên vất vả cho giáo viên trong công tác chuẩn bị

- Một số chủ đề lạ, chưa thật sự gần gũi với cuộc sống của các em như: lễ hội, vó bè, Ba Vì nên các em khó hình dung để phát huy khả năng nói của mình một cách phong phú

- Thời lượng dành cho phần luyện nói còn ít nên học sinh không được luyện nói nhiều

II BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nói tốt và phát triển kĩ năng diển đạt ý phong phú tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp sau:

1 Trước tiên tôi phải xác định và nắm rõ mục tiêu chính của chủ đề luyện nói là gì? Chính chủ đề là điểm tựa, gợi ý cho phần luyện nói, không đi quá

xa với chủ đề.

Chẳng hạn như chủ đề " Nói lời cảm ơn", " Giúp đỡ cha mẹ", " Con ngoan trò giỏi", " Những người bạn tốt" nếu đi quá sâu vào chủ đề sẽ dễ lẫn sang dạy đạo đức Vì thế để khắc phục điều này, tôi chỉ định hướng cho các em câu gợi ý xoay quanh vấn đề trọng tâm cần luyện nói.Ví dụ:

- Em hãy kể cho cô và các bạn nghe về những lần mình đã cảm ơn ai đó

về điều gì

- Em hãy kể những việc em đã làm để giúp đỡ cha mẹ mình

- Kể những việc em đã làm thể hiện em đã cố gắng để trở thành một người con ngoan trong gia đình, một người trò giỏi của nhà trường

-

Hoặc chủ đề về "Biển cả", "Thung lũng, suối, đèo", Hươu, nai, gấu, voi, cọp","Sẻ, ri, bói cá, le le", "Gió, mây, mưa, bão, lũ" dễ lẫn sang dạy tự nhiên xã hội Do đó tôi cũng cố gắng giúp học sinh bằng cách gợi ý những câu hỏi thật sát với chủ đề không sa đà tìm hiểu về đời sống của các động vật, sự vật, hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên

- Đối với các chủ đề về sự vật hiện tượng tự nhiên giáo viên cần cho học sinh xem một số tranh ảnh liên quan đến các hiện tượng đó, học sinh sẽ nêu được các sự vật hiện tượng trong tranh Sau đó giáo viên chỉ cần nêu câu hỏi gợi ý để các em cùng thảo luận với nhau về những lợi ích và tác hại của các sự vật hiện tượng đối với đời sống con người từ đó các em biết các biện pháp ngăn chặn các tác hại do các sự vật hiện tượng tự nhiên gây ra

- Đối với các chủ đề nói về động vật, giáo viên có thể cho các em sắm vai tên của các con vật trong từng chủ đề luyện nói Sau đó cho học sinh nhận xét

2

Trang 3

cảm nhận của học sinh về các con vật : Em yêu thích (hay không thích) con vật đó? Tại sao em lại yêu (không thích) con vật đó?

2 Giáo viên nắm bắt thực tế về khả năng nói của từng em để đưa ra phương pháp, hình thức dạy luyện nói phù hợp với đối tượng.

- Phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý cho từng nhóm đối tượng học sinh: Tuỳ theo từng chủ đề mà tôi có định hướng cho học sinh khi luyện nói Khi đặt câu hỏi để giúp các em biết nói cho sát nội dung bài, tôi phải chuẩn bị và dự trù thêm một số câu hỏi cho từng đối tượng, đi từ câu hỏi tổng quát rồi đến gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ Với cách làm này giúp các em học sịnh yếu khỏi lúng túng và dễ dàng có cơ sở để rèn nói tốt

- Chuẩn bị tranh ảnh, phương tiện dạy học phục vụ cho phần luyện nói thêm sinh động, hứng thú.Ngoài những tranh ảnh được cung cấp, tôi cùng với các đồng chí trong khối sưu tầm, vẽ thêm một số tranh ảnh, đồ dùng khác liên quan đến bài dạy để phần luyện nói thêm phong phú và gần gũi Chẳng hạn với các chủ đề nói về "Cây cối, hoa trái" tôi đã sử dụng các vật thật, sưu tầm tranh ảnh của những tờ áp phích, hình trên lịch, hình chụp cho học sinh quan sát

3 Phân các chủ đề ra nhiều nhóm khác nhau để chọn lựa phương pháp và hình thức dạy khác thay đổi cho phù hợp với cá nhân, nhóm, đối thoại, độc thoại

- Với những chủ đề gần gũi với học sinh như chủ đề: Ba má; Quà quê; Nhà trẻ; Bé và bạn bè; Người bạn tốt; Điểm 10; Bữa cơm giáo viên gợi mở cho học sinh nói qua vốn hiểu biết thực tế của các em, chọn lựa những hình thức học tập, trò chơi Chẳng hạn chủ đề nói về gia đình "Ba má", "Bà cháu" có thể cho học sinh sắm vai nhân vật thể hiện tình cảm của ông bà, ba mẹ đã yêu thương, quan tâm, chăm sóc em hoặc những tình cảm, việc làm của em thể hiện sự hiếu thảo của một người cháu, người con đối với ông bà, cha mẹ mình

- Với những chủ đề lạ, khó hơn như chủ đề :Vó bè; Suối, đèo, thung lủng;

Lễ hội; Ao, hồ, giếng; Đất nước ta tuyệt đẹp; Ba Vì; Ruộng bậc thang cần cho học sinh quan sát tranh sau đó giới thiệu trực tiếp chủ đề cần luyện nói Chẳng hạn với chủ đề "Vó bè", giáo viên cho học sinh quan sát tranh thật kĩ sau đó giới thiệu trực tiếp đó chính là vó, bè Sau đó gợi ý để các em nói được dụng cụ đó được đặt ở đâu và được dùng để làm gì.Với chủ đề "Ba Vì" sau khi cho học sinh quan sát tranh xong, giáo viên giới thiệu trực tiếp luôn: Tranh vẽ cảnh ở Ba Vì Gợi ý cho các em nêu lên những cảnh vật trong bức tranh đó , cảm nhận của các

em về cảnh vật đó như thế nào?

4 Phương tiện dạy học:

- Sử dụng các hình ảnh trong sách giáo khoa là chủ yếu

- Tận dụng những vật thật, tranh ảnh có sẵn trong thực tế để làm phương tiện giảng dạy

- Sưu tầm thêm một số tranh ảnh, mẫu vật

5 Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

3

Trang 4

Do tình hình thực tế học sinh một số em chưa qua mẫu giáo, một số em còn rất nhút nhát, thụ động, ít phát biểu Một số học sinh phát biểu chỉ dừng lại ở chỗ trả lời những câu hỏi do giáo viên đưa ra Do vậy, để giúp cho các em làm quen và phát triển khả năng nói trong quá trình dạy luện nói, tôi đã thực hiện các biện pháp sau:

a, Gợi ý bằng hệ thống câu hỏi qua phương pháp đàm thoại.

Bước đầu chỉ dừng lại ở việc"Thầy hỏi - trò đáp", dựa trên lời nói của học sinh, giáo viên sẽ chỉnh sửa câu nói sao cho rõ, gọn, đủ ý, diển đạt ý theo nội dung câu hỏi xoay quanh chủ đề

b, Sử dụng tranh ảnh, đồ dùng trực quan.

- Học sinh quan sát tranh và diễn đạt lại những gì đã quan sát đượckhi nhìn tranh.Mỗi hình vẽ trong tranh là một tình huống thể hiện chủ đề của bài

- Khi học sinh đã quen với việc luyện nói, giáo viên sẽ nâng dần hình thức trong quá trình dạy luyện nói Chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở thật kĩ Ban đầu là những câu hỏi dễ dành cho học sinh chọn và giúp cả lớp có được ý chính của chủ đề cần được luyện nói, sau đó câu hỏi được nâng dần cao hơn,khái quát hơn

Chẳng hạn như với chủ đề "Chợ tết", giáo viên cho học sinh nghe nhạc hát

về ngày tết để các em dễ dàng hình dung và nhận ra ngay chủ đề cần luyện nói

về ngày tết Giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi mở để từng các nhân có thể trả lời dễ dàng khi quan sát hình vẽ về chợ tết:

? Tranh vẽ cảnh gì?

? Trong tranh em thấy có ai và có những gì?

? Em đã đi chợ tết bao giờ chưa?

? Ở quê em có những chợ nào? Em hãy kể tên các chợ ở quê em?

Sau đó đưa ra một số câu hỏi khái quát hơn để các nhóm cùng thảo luận diễn đạt ý hoàn chỉnh thành một đoạn văn:

? Mọi người khi đi chợ tết như thế nào?

? Ba mẹ trong gia đình em thường mua những gì khi đi chợ tết?

? Em hãy kể lại lần đi chợ tết mà em đã đi

Hoặc khi dạy chủ đề về "Biển cả"

? Phong cảnh biển đẹp như thế nào?

? Biển có gì? Nước màu gì?

? Âm thanh của biển ra sao?

? Em hãy kể những lần đi tắm biển với gia đình?

? Tại sao em thích biển?

c Tổ chức các hoạt động trò chơi, tạo hứng thú, giúp các em mạnh dạn, tự

tin, tích cực tham gia trong quá trình luyện nói

Chẳng hạn như chủ đề: Nặn đồ chơi; Áo choàng, áo len, áo sơ mi; Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa; Phim hoạt hình; Đọc truyện tranh học sinh sẽ được

4

Trang 5

tham gia chơi nặn hình bằng đất, tô màu, vẽ tranh,hay chọn các loại áo thích hợp với thời tiết

d Tổ chức luyện nói theo hình thức cá nhân, nhóm đôi, nhóm 4, tổ, lớp học sinh sẽ tự nói cho nhau nghe, cùng trao đổi những nhận biết và bày tỏ cảm xúc của mình về chủ đề.

e Phương pháp quan sát động viên khen thưởng:

- Trong tiết dạy, tôi thường chú ý đến học sinh ít nói, thụ động, đặt những câu hỏi dễ động viên các em các em cùng tham gia nói Đối với những em khá, giỏi tôi sẽ khuyến khích, gợi mở bằng những câu hỏi khái quát hơn để giúp các em tự tin, mạnh dạn trình bày ý kiến, cảm xúc của mình một cách chân thành

- Tạo không khí lớp học thận thiện, cởi mở, động viên khen thưởng kịp thời nhằm kích thích sự hứng thú, ham học hỏi nơi các em

- Trọng tâm khi dạy luyện nói cho học sinh, tôi thường chú ý rèn kĩ năng nói to,

rõ tiếng, nói thành câu, thành đoạn hoàn chỉnh Ngữ điệu khi nói tự nhiên, chân thành , giàu cảm xúc

III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1 Học sinh:

Bằng biện pháp rèn kĩ năng nói mà tôi đã thực hiện như đã nói ở trên áp dụng vào đối tựợng học sinh của lớp 1A, cuối năm học tôi đã thu được một số kết quả như sau:

- Học sinh rất hứng thú khi học phân môn tiếng Việt, nhất là trong hoạt động luyện nói theo chủ đề

- Lớp học sinh động, học sinh tham gia tích cực, phát biểu hăng hái

- Các em biết trả lời, diển đạt ý nghĩ, cảm xúc của mình một cách tự nhiên, chân thật.Lớp đã có nhiều em nói tốt như Bảo Nguyên, Băng Trinh, Phương Linh, Quang Thắng, Trần Nhi, Quỳnh Giao

- Khoảng 50% học sinh biết nói thành một đoạn văn 3-4 câu đúng với nội dung chủ đề cần luyện nói

- Đặc biệt có một số em đầu năm rất rụt rè , nhút nhát , thụ động nhưng cuối năm nói rất mạnh dạn và tự nhiên, biết tham gia vào mọi hoạt động trong quá trình luyện nói một cách chủ động như các em Chí Thắng, Thuận , Kim Ngân, Xuân Nhật

- Đa số các em biết ứng xử các tình huống trong khi giao tiếp một cách nhạy bén hơn, ngoan hơn và lễ phép hơn

2 Giáo viên:

Lúc đầu tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn các em luyện nói nhưng với sự hỗ trợ của các đồng chí đồng nghiệp trong tổ, của ban giám hiệu nhà trường kết hợp với sự cố gắng và tinh thần quyết tâm của bản thân tôi đã giúp tôi vượt qua khó khăn, cuối năm thu được kết quả đáng khích lệ Giờ đây khi dạy phân môn tiếng Việt , đặc biệt là phần luyện nói cho học sinh tôi cảm thấy tự tin nên tiết học thường diển ra rất nhẹ nhàng và thoải mái

5

Trang 6

IV KẾT LUẬN

Trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực,yêu cầu luyện nói cũng nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ, phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ em Do vậy tôi đã bước đầu nghiên cứu và áp dụng mọi hình thức nhằm giúp việc giảng dạy đạt hiệu quả Tôi thiết nghĩ : Trong quả trình luyện nói, người giáo viên cần biết cách khơi gợi, kích thích và tổ chức cho học sinh , gây hứng thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình một cách hồn nhiên là điều mà giáo viên nên làm nhằm mục đích đem lại hiệu quả giáo dục cao

Trên đây là một số phương pháp sử dụng trong quá trình rèn luyện kĩ năng nói trong phân môn Học vần và Tập đọc cho học sinh lớp1 của bản thân trong quá trình giảng dạy Đây mới chỉ là một số kinh nghiệm bước đầu trong quá trình dạy lớp 1 nên bản thân tôi mong muốn được sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp để kinh nghiệm giảng dạy của bản thân ngày càng tốt hơn.Xin chân thành cảm ơn!

Cam Tuyền ngày 10 tháng 5 năm 2009

Người viết

Võ Thị Thanh Tâm

6

Ngày đăng: 06/06/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w