1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DIỄN THẾ SINH THÁI

2 349 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 37,04 KB

Nội dung

Trường THPT Hàm Nghi Ngày soạn 05/06/2015 Tiết 43 - Bài 41 DIỄN THẾ SINH THÁI I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học sinh cần phải Trình bày được diễn thế sinh thái (khái niệm, nguyên nhân và các dạng diễn thế và ý nghĩa của diễn thế sinh thái). 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. 3. Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống. II. Phương tiện: tranh phóng to hình 41.1 – 41.3 SGK. III. Tiến trình tổ chức bài học 1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là một quần xã sinh vật? Nêu sự khác nhau giữa quần xã sinh vật và quần thể sinh vật? - Các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật là gì? Hãy lấy vị dụ minh họa các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật. 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HS: nghiên cứu mục I, hình 41.1-2 SGK → Thảo luận, trả lời: - Phân tích sự biến đổi của môi trường và quần xã sinh vật trong 2 ví dụ. - Lập sơ đồ quá trình biến đổi của QXSV qua các thời kì khác nhau? - Thế nào là diễn thế sinh thái? GV lưu ý thêm: HS nghiên cứu trả lời: - Phân biệt diễn thế nguyên sinh và thứ sinh? VD minh họa cho mỗi loại diễn thế? - Hoàn thành phiếu học tập sau: Kiểu diễn thế Sự biến đổi tuần tự qua các giai đoạn Giai đoạn khởi đầu giai đoạn giữa giai đoạn cuối Nguyê n sinh Kiểu quần xã sinh vật như thế nào? Thứ sinh HS nghiên cứu trả lời: - Phân biệt nguyên nhân bên trong và bên ngoài? - Hoàn thành phiếu học tập (bảng 41 SGK). HS nghiên cứu, liên hệ thực tiễn trả lời: - Nghiên cứu sự phát triển của diễn thế sinh thái mang lại lợi ích gì con người? I. Khái niệm về diễn thế sinh thái - Diễn thế sinh thái : Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. - Cùng với sự của các QXSV là sự biến đổi tương ứng của điều kiện môi trường. II. Các loại diễn thế sinh thái Diễn thế sinh thái bao gồm diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. 1. Diễn thế nguyên sinh + Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả là hình thành nên quần xã tương đối ổn định. 2. Diễn thế thứ sinh + Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. Tuỳ theo điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi mà diễn thế có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc bị suy thoái. III. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái - Nguyên nhân : + Nguyên nhân bên ngoài như sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu + Nguyên nhân bên trong do sự tương tác giữa các loài trong quần xã (như sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, quan hệ sinh vật ăn sinh vật ). Ngoài ra hoạt động khai thác tài nguyên của con người cũng gây ra diễn thế sinh thái. IV. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái - Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái : Giáo án Sinh học 12 - Ban cơ bản GV: Nguyễn Doãn Duẩn Trường THPT Hàm Nghi Ngày soạn 05/06/2015 - Nêu 2 VD về việc con người khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường? Giúp hiểu được quy luật phát triển của quần xã sinh vật. Từ đó có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ, khai thác và phục hồi nguồn tài nguyên, có biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người. PHIỀU HỌC TẬP - BẢNG 41 SGK Các giai đoạn và nguyên nhân của diễn thế sinh thái Kiểu diễn thế Sự biến đổi tuần tự qua các giai đoạn Nguyên nhân Giai đoạn khởi đầu giai đoạn giữa giai đoạn cuối Nguyên sinh Hình thành QX chưa có hoặc có rất ít SV. Các QXSV biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng Hình thành QXSV tương đối ổn định - Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. - Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong QX. Thứ sinh Khởi đầu ở MT đã có 1 QX phát triển nhưng bị huỷ diệt do tự nhiên hoặc hoạt động khai thác quá mức của con người. Một QXSV mới phục hồi thay thế QXSV bị huỷ diệt, các QXSV biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. Hình thành 1 QXSV tương đối ổn định hoặc quần xã suy thoái. - Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. - Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài/QXSV. - Hoạt động khai thác tài nguyên của con người. 3. Củng cố HS thảo luận vấn đề: Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thẻ coi là hành động "tự đào huyệt chôn mình được không? Tại sao? 4. Bài tập về nhà - Học bài cũ và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đọc trước bài mới "Hệ sinh thái". Giáo án Sinh học 12 - Ban cơ bản GV: Nguyễn Doãn Duẩn . loại diễn thế sinh thái Diễn thế sinh thái bao gồm diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. 1. Diễn thế nguyên sinh + Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh. 41 DIỄN THẾ SINH THÁI I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học sinh cần phải Trình bày được diễn thế sinh thái (khái niệm, nguyên nhân và các dạng diễn thế và ý nghĩa của diễn thế sinh. tiễn trả lời: - Nghiên cứu sự phát triển của diễn thế sinh thái mang lại lợi ích gì con người? I. Khái niệm về diễn thế sinh thái - Diễn thế sinh thái : Là quá trình biến đổi tuần tự của quần

Ngày đăng: 05/06/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w