Kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán và các quy định pháp luật về kế

Một phần của tài liệu Công văn lấy ý kiến tham gia dự thảo Sổ tay nghiệp vụ kiểm tra nội bộ ngành thuế nội dung công tác quản lý, sử dụng kinh phí ngành (Trang 30 - 35)

III. Kiểm tra quản lý chi tiêu kinh phí

10. Kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán và các quy định pháp luật về kế

về kế toán

Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán (cả cấp II + cấp III) thực hiện theo chế độ kế toán áp dụng cho các cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính (chế độ kế toán áp dụng cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 2345/QĐ-BTC ngày 11/7/2007 của Bộ Tài chính), bao gồm:

- Kiểm tra việc chấp hành quy định hệ thống Tài khoản kế toán;

- Kiểm tra việc chấp hành quy định hệ thống Chế độ chứng từ kế toán; - Kiểm tra việc chấp hành quy định hệ thống Báo cáo tài chính.

10.1. Kiểm tra việc chấp hành quy định hệ thống Chế độ sổ kế toán

- Kiểm tra các loại sổ kế toán phải mở theo chế độ kế toán áp dụng cho các cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính; những sổ phải mở: sổ kế toán tổng hợp (sổ cái) và các sổ kế toán chi tiết cần thiết: sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi, bảng cân đối số phát sinh; sổ tài sản cố định, sổ theo dõi dự toán, sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí, sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí, sổ chi tiết các Tài khoản (Tài khoản phải thu, phải trả theo từng đối tượng, tạm ứng....), sổ theo dõi tạm ứng kinh phí của Kho bạc....; riêng đối với các đơn vị kế toán cấp II

(gọi tắt là cấp trên: Tổng cục Thuế và Cục Thuế) ngoài việc mở sổ kế toán theo dõi tài sản và sử dụng kinh phí trực tiếp của cấp mình còn phải mở sổ kế toán theo dõi việc phân bổ dự toán, tổng hợp việc sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí của các đơn vị trực thuộc (đơn vị kế toán cấp II và cấp III: Cục Thuế và Chi cục Thuế) để tổng hợp báo cáo tài chính về tình hình sử dụng kinh phí và quyết toán với cơ quan quản lý cấp trên;...

- Kiểm tra các sổ kế toán đã mở có đúng thủ tục pháp lý.

+ Sổ kế toán (đóng thành quyển): ngoài bìa (góc trên bên trái) có ghi tên đơn vị kế toán; giữa trang bìa có ghi tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khoá sổ; có ghi họ tên và chữ ký người lập sổ; kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán và thủ trưởng đơn vị, ngày, tháng, năm kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao sổ cho người khác?

+ Các trang sổ kế toán đánh số trang từ một (01) đến hết trang số... và giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.

+ Sổ kế toán (sổ tờ rời): đầu mỗi sổ tờ rời ghi tên đơn vị, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên của người giữ sổ và ghi sổ kế toán. Các sổ tờ rời trước khi sử dụng phải được Thủ trưởng đơn vị ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào Sổ đăng ký sử dụng thẻ tờ rời.

+ Kiểm tra việc thực hiện các sổ sách kế toán trên máy tính được thực hiện và in ra đầy đủ đúng theo các quy định như ghi sổ kế toán bằng tay.

+ Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán hợp pháp. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán có đầy đủ chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh. + Việc ghi sổ kế toán phải dùng bút mực, không dùng mực đỏ và bút chì để ghi sổ kế toán.

+ Sổ kế toán không viết tắt, ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới, không ghi chồng đè, không bỏ cách dòng.

+ Khi không ghi hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi. + Số kế toán không được tẩy xoá, dùng chất hoá học để sửa chữa. + Số và chữ trên sổ kế toán phải liên tục và hệ thống.

+ Khi ghi hết trang sổ kế toán phải cộng số liệu của từng trang để mang số cộng trang sang đầu trang kế tiếp.

- Kiểm tra việc chấp hành quy định về sửa chữa sổ kết toán: khi sửa chữa sổ có sử dụng các phương pháp sửa chữa theo quy định trong Luật Kế toán và Chế độ kế toán.

- Kiểm tra việc cộng sổ kế toán phải thực hiện đúng theo chế độ kế toán áp dụng cho các cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính.

10.2. Kiểm tra việc chấp hành quy định hệ thống Tài khoản kế toán

Kiểm tra việc hạch toán, định khoản các khoản chi NSNN có thực hiện theo quy định của Chế độ kế toán áp dụng cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính và Mục lục Ngân sách Nhà nước không?

- Kiểm tra đơn vị có chấp hành đúng Hệ thống Tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp không?

+ Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có hoạt động kinh doanh, dịch vụ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có sử dụng Tài khoản 3113- Thuế GTGT được khấu trừ để hạch toán thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh không (không sử dụng Tài khoản 133 như các đơn vị sản xuất kinh doanh....).

+ Khi rút kinh phí (nguồn kinh phí thường xuyên) có hạch toán vào Tài khoản 461- nguồn kinh phí hoạt động không.

- Kiểm tra việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có đúng Mục lục Ngân sách Nhà nước không?

+ Chi thanh toán tiền lương có hạch toán mục 6.000- lương không.

+ Chi thanh toán điện nước có hạch toán mục 6.500- dịch vụ công cộng không.

+ Chi thanh toán văn phòng phẩm có hạch toán mục 6.550- vật tư văn phòng không.

+ Chi thanh toán cước điện thoại có hạch toán mục 6.600- thông tin, tuyên truyền, liên lạc không.

+ Chi thanh toán công chức đi công tác nước ngoài có hạch toán mục 6.800-chi đoàn ra không.

...

10.3. Kiểm tra việc chấp hành quy định hệ thống chứng từ kế toán

- Kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ kế toán có rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố theo quy định không?

- Kiểm tra nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán có hợp pháp không (có thực hay giả mạo).

- Kiểm tra tính xác thực của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.

- Kiểm tra việc chấp hành quy định về dịch các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt khi sử dụng để ghi sổ kế toán:

+Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì có dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán sang tiếng Việt không.

+ Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu tiên có dịch toàn bộ nội dung sang tiếng Việt không.

+ Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản thứ hai trở đi đã dịch sang tiếng Việt những nội dung chủ yếu sau không: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân lập, tên đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký trên chứng từ.

+ Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt có đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài không.

10.4. Kiểm tra việc chấp hành quy định hệ thống Báo cáo tài chính.

- Kiểm tra việc chấp hành các mẫu biễu báo cáo tài chính; đơn vị có lập đầy đủ các mẫu biểu theo quy định không?

+ Các đơn vị kế toán cấp cơ sở (cấp III: Chi cục Thuế, cơ quan Cục Thuế, cơ quan Tổng cục Thuế) có lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán sau không: Bảng cân đối Tài khoản (Quý, năm); Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (Quý, năm); Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động

(Quý, năm); Báo cáo chi tiết kinh phí dự án (Quý, năm); Bảng đối chiếu dự toán kinh phí Ngân sách tại KBNN (Quý, năm); Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí Ngân sách tại KBNN (nếu có; Quý, năm); Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ (năm); Báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang (nếu có; năm); Thuyết minh báo cáo tài chính

(năm); Báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp (nếu có; Quý, năm).

+ Các đơn vị kế toán cấp trên (cấp II: Tổng cục Thuế, Cục Thuế) có lập báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tổng hợp quyết toán sau không: Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (Năm); Báo cáo tổng hợp thu-chi hoạt động sự nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh (Năm); Báo cáo tổng hợp quyết toán Ngân sách và nguồn khác của đơn vị (Năm).

- Kiểm tra việc chấp hành quy định về tính pháp lý của Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán:

+ Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán có được người lập, kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị ký không.

+ Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán có đóng dấu của đơn vị kiểm tra trước khi nộp hoặc công khai không.

- Kiểm tra tính xác thực của số liệu tại báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán: Đối chiếu số liệu của báo cáo tài chính; báo cáo quyết toán với số liệu tại các sổ kế toán và các chứng từ kế toán có liên quan để xác định tính xác thực của số liệu báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán. Nếu phát hiện có sự chênh lệch phải xác định nguyên nhân.

+ Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý

++ Đơn vị kế toán cấp III (Chi cục Thuế, cơ quan Cục Thuế, cơ quan Tổng cục Thuế) có nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên (cấp II: Cục Thuế, Tổng cục Thuế) có đúng thời hạn quy định không (chậm nhất 10 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý).

++ Đơn vị kế toán cấp II (Tổng cục Thuế) có nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp I (Bộ Tài chính) theo đúng thời hạn quy định không (chậm nhất 20 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý).

+ Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm,báo cáo quyết toán năm

++ Đối với các đơn vị kế toán cấp cơ sở (cấp III: Chi cục Thuế, cơ quan Cục Thuế, cơ quan Tổng cục Thuế) có lập báo cáo tài chính năm, báo cáo quyết toán năm gửi đơn vị kế toán cấp trên (cấp II: Cục Thuế, Tổng cục Thuế) đúng thời hạn quy định không (chậm nhất trước ngày 15 tháng 02 năm sau).

++ Đối với các đơn vị kế toán cấp trên (cấp II: Cục Thuế) có lập báo cáo tài chính tổng hợp năm, báo cáo quyết toán tổng hợp năm của toàn Cục Thuế gửi đơn vị kế toán cấp trên (Tổng cục Thuế) đúng thời hạn quy định không (chậm nhất trước ngày 31 tháng 3 năm sau).

++ Đối với các đơn vị kế toán cấp trên (cấp II: Tổng cục Thuế) có lập báo cáo tài chính tổng hợp năm, báo cáo quyết toán tổng hợp năm của toàn ngành thuế gửi đơn vị kế toán cấp trên (Bộ Tài chính) đúng thời hạn quy định không (chậm nhất trước ngày 30 tháng 6 năm sau).

Một phần của tài liệu Công văn lấy ý kiến tham gia dự thảo Sổ tay nghiệp vụ kiểm tra nội bộ ngành thuế nội dung công tác quản lý, sử dụng kinh phí ngành (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w