1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp

45 242 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

Hình thức trả lương theo thời gian gồm các hình thức sau: + Tiền lương tháng: thường được qui định sẵn với tầng bậc lương, lương tháng được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tá

Trang 1

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.

I LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.

1 Tiền lương

1.1 Khái niệm

Trong kinh tế thị trường sức lao động được nhìn nhận như là một thứ hànghoá đặc biệt, nó có thể sáng tạo ra giá trị từ qúa trình lao động sản xuất Do đó, tiềnlương chính là giá cả sức lao động, khoản tiền mà người sử dụng lao động thoảthuận sẽ trả cho người lao động theo cơ chế thị trường cũng chịu sự chi phối củapháp luật như luật lao động, hợp đồng lao động

1.2 Bản chất của tiền lương, chức năng của tiền lương.

1.2.1 Bản chất của tiền lương:

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời tiêu hao các yếu tố cơ bản :lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động Trong đó với tư cách là hoạt độngchân tay và trí óc của con người, sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, làmbiến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầusinh hoạt của con người Để đảm bảo liên tục quá trình tái sản xuất, trước hết cầnphải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ raphải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động hay thường được gọi là tiền lương.Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động Mặt khác tiền lương còn

là đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mốiquan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ

1.2.2 Chức năng của tiền lương:

-Chức năng đòn bẩy cho doanh nghiệp: Tiền lương là động lực kích thích năng lựcsáng tạo, tăng năng suất lao động hiệu quả nhất Bởi vì tiền lương gắn liền quyền lợithiết thực nhất với người lao động, nó không chỉ thoả mãn về nhu cầu về vật chấtđối mà còn mang ý nghĩa khẳng định vị thế của ngưòi lao động trong doanh nghiệp.Chính vì vậy khi tiền lương nhận được thoả đáng, công tác trả lương của doanhnghiệp công bằng, rõ ràng sẽ tạo ra động lực tăng năng suất lao động

-Chức năng kích thích người lao động tăng năng suất lao động: Khi xây dựng các hình thức trả lương phải đảm bảo được yêu cầu này và đồng thời đây cũng chính

Trang 2

là chức năng của tiền lương Động lực cao nhất trong công việc của người lao độngchính là thu nhập (tiền lương) vì vậy để có thể khuyến khích tăng năng suất laođộng chỉ có thể là tiền lương mới đảm nhiệm chức năng này

-Chức năng tái sản xuất lao động: Tiền lương là thu nhập chính của người laođộng, có thể nói đây chính là nguồn nuôi sống người lao động và gia đình họ, vì vậytiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động và nângcao chất lượng lao động

- Chức năng tích luỹ (để dành): Tích luỹ là sự cần thiết khách quan đối với mọingười lao động Trên thực tế thì tiền lương của người lao động nói chung không đủchi dùng, vì thế, không có điều kiện để dành Tuy nhiên, Nhà nước vẫn buộc ngườilao động phải để dành thông qua đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, bảo hiểmthất nghiệp bắt buộc

-Xác định bậc lương của mỗi lao động dựa trên tay nghề, bằng cấp, thái độ làmviệc, thời gian công tác

-Xác định thời gian tính lương áp dụng theo quy định của Bộ luật lao động về giờ lao động, về giờ làm việc, giờ tăng ca

- Bảng chấm công là công cụ để Doanh nghiệp xác định thời gian làm việc củangười lao động trong tháng

- Bảng tính số lượng sản phẩm/tháng để tính lương sản phẩm cho người lao động

Trang 3

1.4 Các hình thức trả lương

Chính sách tiền lương là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến

chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Theo khoản 1 Điều 94 của Bộ

luật Lao động được quy định:

- Tiền lương thời gian

- Tiền lương sản phẩm

- Tiền lương khoán

- Tiền lương thưởng theo doanh thu

1.4.1 Hình thức tiền lương theo thời gian.

Hình thức tiền lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người laođộng tính theo thời gian việc thực tế, theo nghành nghề và trình độ thành thạo nghề,nghiệp vụ kĩ thuật chuyên môn của người lao động

Hình thức trả lương theo thời gian gồm các hình thức sau:

+ Tiền lương tháng: thường được qui định sẵn với tầng bậc lương, lương tháng

được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác quản lí kinh tế, quản lí hànhchính và các nhân viên thuộc nghành hoạt động không có tính chất sản xuất

Tiền lương phải trả

trong tháng = Mức lương ngày x

Số ngày thực tế làmviệc trong tháng

Trong đó:

Mức lương ngày = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương và phụ cấp

Số ngày làm việc trong tháng theo qui định+ Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc

Tiền lương tuần = Tiền lương tháng x 12 tháng

52 tuầnTiền lương tuần thường áp dụng để trả lương cho lao động bán thời gian, laođộng thời vụ

+ Tiền lương ngày : là tiền lương trả cho một ngày làm việc

Được xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thườngtrong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn

+ Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được xác định như sau:Tiền lương giờ = Tiền lương ngày

Số giờ làm việc trong ngày theo quy định ( 8 giờ )

Trang 4

Như vậy, tiền lương theo thời gian về nguyên tắc dựa vào thời gian làm việccủa người lao động Cách trả lương này chưa chú ý đến chất lượng công việc củangười lao động nên chưa kích thích tính tinh thần trách nhiệm của họ Để khắc phụcnhược điểm trên, một số DN áp dụng hình thức trả lương theo thời gian có thưởng.

1.4.2 Hình thức tiền lương sản phẩm

Khác với hình thức tiền lương theo thời gian, hình thức tiền lương theo sảnphẩm thực hiện việc tính trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượngsản phẩm công việc đã hoàn thành

Hình thức tiền lương theo sản phẩm bao gồm các hình thức cụ thể sau:

+ Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp: là hình thức tiền lương trả cho người lao

động được tính trên cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất

và đơn giá lương của sản phẩm Tiền lương phải trả được xác định như sau:

+ Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: là hình thức tiên lương trả cho lao động

gián tiếp ở các bộ phận sản xuất như bảo dưỡng máy móc, thiết bị…Họ không trựctiếp tạo ra sản phẩm nhưng họ gián tiếp ảnh hưởng đến NSLĐ trực tiếp vì vậy họđược hưởng lương dựa vào kết quả lao động trực tiếp làm ra để tính lương

Nói chung hình thức tính lương này không được chính xác, còn có nhiều mặthạn chế, và không thực tế công việc

+ Tiền lương theo sản phẩm có thưởng, phạt: Theo hình thức này ngoài tiền

Lương theo sản phẩm trực tiếp, người lao động còn được thưởng trong sản xuất,thưởng về tăng nẵng suất lao động, tiết kiệm vật tư

Hình thức này có ưu điểm là khuyến khích người lao động hăng say làm việc, năng suất lao động tăng cao, có lợi cho doanh nghiệp cũng như đời sống củacông nhân viên được cải thiện

+ Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến: Là hình thức tiền lương phần sản lượng

trong định mức khởi điểm tính theo đơn giá bình thường, phần sản lượng vượt mứckhởi điểm sẽ tính theo đơn giá cao hơn

Trang 5

Tiền lương phải trả được xác định như sau:

+ Tiền lương theo sản phẩm tập thể: Là hình thức tiền lương trả cho cả một tập

thể khi cùng thực hiện chung một tập thể Hình thức này áp dụng cho những côngviệc đòi hỏi nhiều người cùng tham gia thực hiện, mà công việc của mỗi cá nhân cóliên quan tới nhau

Tổng tiền lương

của cả tập thể =

Số lượng sản phẩm(công việc) hoàn thành x Đơn giá lươngSau đó tiến hành phân phố tiền lương cho từng người trong tập thể theo một trongcác phương pháp sau:

* Phân phối tiền lương theo cấp bậc kỹ thuật và thời gian làm việc: Ta căn cứ vàocấp bậc và thời gian làm việc thực tế của từng công nhân để phân phối tiền lươngcho từng người Phương pháp này áp dụng cho trường hợp cấp bậc công nhân phùhợp với cấp bậc công việc được giao Cách tính cụ thể như sau:

- Tính hệ số quy đổi của mỗi công nhân dựa theo cấp bậc kỹ thuật

Hệ số quy đổi của

công nhân i =

Đơn giá lương cấp bậc theo quy định

Tiền lương bậc 1-Quy đổi thời gian làm việc thực tế của mỗi công nhân theo hệ số quy đổi:

x Hệ số quy đổi của

công nhân i-Tính tiền lương 1 giờ quy đổi:

Tiền lương 1 giờ

quy đổi =

Tổng tiền lương của cả tập thểTổng số giờ làm việc quy đổi của cả tập thể-Tính tiền lương cho mỗi công nhân:

Tiền lương của

Trang 6

* Phân phối tiền lương theo thời gian làm việc kết hợp bình công chấm điểm : Theophương pháp này, căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và điểm số đạt được củatừng công nhân để phân phố tiền lương cho từng người Phương pháp này áp dụngtrong trường hợp cấp bậc công nhân không phù hợp với cấp bậc công việc đượcgiao và có sự chênh lệch về năng suất lao động giữa các thành viên trong tập thể dosức khoẻ và thái độ lao động Cách tính cụ thể như sau:

- Căn cứ vào năng suất và hiệu quả công việc của từng người để chấm điểm

- Chọn mức điểm thấp nhất làm mức điểm tiêu chuẩn

- Tính hệ số quy đổi của mỗi công nhân dựa theo mức điểm tiêu chuẩn:

Hệ số quy đổi của

công nhân i =

Tổng số điểm đạt được của công nhân i

Mức điểm tiêu chuẩn

- Quy đổi thời gian làm việc thực tế của mỗi công nhân theo hệ số quy đổi:

Số giờ làm việc quy

đổi của công nhân i =

Số giờ làm việc thực tếcủa công nhân i X

Hệ số quy đổi củacông nhân i

- Tính tiền lương 1 giờ quy đổi:

Tiền lương 1 giờ

quy đổi =

Tổng tiền lương của cả tập thểTổng số giờ làm việc quy đổi của cả tập thể

- Tính tiền lương cho mỗi công nhân:

Tiền lương của công

* Phân phối tiền lương theo cấp bậc kỹ thuật, thời gian làm việc: Theo phương phápnày, căn cứ vào cấp bậc kỹ thuật, thời gian làm việc của từng công nhân để phânphối tiền lương cho từng người Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cấpbậc công nhân phù hợp với cấp bậc công việc được giao và có sự chênh lệch vềNSLĐ giữa các thành viên trong tập thể do sức khoẻ và thái độ lao động

Phương pháp này là sự kết hợp cả hai cách tính trên, với hệ số quy đổi của từngcông nhân là tích của hệ số quy đổi theo cấp bậc và Hệ số quy đổi theo số điểm.Hình thức này có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức tiền lương theo thời gian

Trang 7

1.4.3 Tiền lương khoán:

Được trả căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoànthành Áp dụng cho những công việc không thể định mức cho từng chi tiết, bộ phậncông việc mà thường giao khối lượng công việc tổng hợp và phải hoàn thành trongmột thời gian nhất định

TL=MLK*H

Trong đó: -MLK: Mức lương khoán

-H: Tỷ lệ % hoàn thành công việc

1.4.4 Lương thưởng theo doanh thu

Là hình thức trả lương/thưởng mà thu nhập người lao động phụ thuộc vàodoanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương/thưởng doanh số củacông ty.Thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng… hưởnglương theo doanh thu

Các hình thức lương/thưởng theo doanh thu:

+Lương thưởng doanh số các nhân

+Lương thưởng doanh số nhóm

+Các hình thức thưởng kinh doanh khác: công nợ, phát triển thị trường,

1.5 Kì hạn và nguyên tắc trả lương

1.5.1 Kì hạn trả lương:

- Người lao động hưởng lương giờ,ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuầnlàm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải đượctrả gộp một lần

- Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa thángmột lần

- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận giữa hai bên, nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì được tạm ứng tiềnlương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng

1.5.2 Nguyên tắc trả lương:

- Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn

- Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá

1 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền

Trang 8

ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố.Ngoài ra doanh nghiệp cần phải trả thêm lương làm thêm giờ cho người lao động

2 Các khoản trích theo lương.

2.1 Bảo hiểm xã hội

BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người laođộng khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo

hiểm xã hội BHXH ( Điều 3 Luật BHXH )

BHXH bao gồm các chế độ sau: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp, hưu trí, tử tuất

Quỹ Bảo hiểm xã hội được hình thành do việc trích lập theo quy định trêntiền lương, tiền lương của người lao động trong kỳ

2.1.1 Mức đóng BHXH: Theo Điều 91, 92 Luật BHXH

Hàng tháng người lao động đóng bằng 5% mức tiền lương , tiền công vàoquỹ hưu và tử tuất, từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đếnkhi đạt mức đóng là 8%

Hàng tháng người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóngBHXH của người lao động như sau:

- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản

- 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất, từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm1% cho đến khi đạt mức đóng là 18%

*) Cách nộp:

-Doanh nghiệp sẽ nôp hàng tháng 23% (cả của người LĐ, bao gồm cả 3% BHYT.-Đơn vị sử dụng lao động tạm giữ 2% để thanh toán trợ cấp ốm đau, thai sản, quyết toán với BHXH hàng quý

-Tạm dừng nộp khi gặp khó khăn trong SXKD, thiên tai (tối đa 12 tháng)

2.1.2 Căn cứ đóng BHXH: Theo luật làm việc 38/2013/QH13 và công văn

4064/BHXH-THU

a) Nếu là lao động làm việc tại các doanh nghiệp:

- Căn cứ để đóng BHXH là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động

Trang 9

- Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểuvùng và mức lương tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.

b) Nếu là lao động thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định:

- Căn cứ đóng BHXH là hệ số tiền lương tháng theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm

và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niênnghề (nếu có) tính theo mức lương cơ sở do chính phủ quy định

a) Thanh toán trợ cấp BHXH

Việc chi trợ cấp BHXH chỉ áp dụng cho người lao động có tham gia đónggóp quỹ BHXH và mức chi sẽ tuỳ thuộc vào tiền lương dùng để đóng góp quỹ trướckhi nghỉ hưởng trợ cấp thời gian đã tham gia quỹ, số ngày nghỉ thực tế được hưởngtrợ cấp và phần trăm trợ cấp theo Luật BHXH quy định.Để tính trợ cấp BHXH, kếtoán cần thu thập, kiểm tra các phiếu nghỉ hưởng BHXH, các chứng từ khác có liênquan dựa vào các quy định của Nhà nước về thanh toán trợ cấp BHXH

+ Đối với trợ cấp ốm đau: người lao động chỉ được hưởng trợ cấp BHXH khi nghỉviệc do ốm đau, tai nạn có xác nhận của cơ quan y tế, nghỉ việc để thực hiện cácbiện pháp kế hoạch hoá dân số, nghỉ việc trông con ốm

Trợ cấp ốm đau phải trả= 75%*mức tiền lương đóng BHXH( trong 180 ngày/ nămđầu tiên)

b) Từ ngày 181 trở đi, mức hưởng cụ thể như sau:

+ 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ ≥30 năm

+ 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khinghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ ≥15-30 năm

+ 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khinghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội ≤15 năm

Trang 10

Số ngày nghỉ tối đa được hưởng trợ cấp BHXH của từng lao động tuỳ thuộcvào thời gian đóng BHXH, tính chất công việc hay nơi làm việc của người laođộng Trường hợp số ngày nghỉ thực tế lớn hơn số ngày nghỉ tối đa được hưởng trợcấp thì chỉ chi trả trợ cấp cho số ngày vượt trong một số trường hợp đặc biệt nhưchữa bệnh điều trị lâu dài hay thời gian đóng BHXH dài.

+ Đối với trợ cấp thai sản: Chỉ áp dụng cho lao động nữ có thai, sinh con thứ nhất,thứ hai khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp thai sản phải tính đến điều kiện lao độngcủa lao động nữ Mức trợ cấp thai sản trong thời gian nghỉ việc bằng 100% mức tiềnlương đóng BHXH của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ

a) Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế (điều 13)

Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3 Trong thời

gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục để hưởng chế độ bảo hiểm y tế.Hiệu lực thi hành (từ ngày 01 tháng 7 năm 2009) – Điều 51

Trang 11

b) Đối tượng tham gia BHYT (trích điều 12)

-Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng laođộng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động;người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quyđịnh của pháp luật; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật

-Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đangcông tác trong lực lượng Công an nhân dân

-Các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ

Mức trích lập BHYT bằng 4,5 % mức tiền lương, tiền công hàng tháng củangười lao động (người sử dụng LĐ đóng góp 3%, người lao động đóng góp 1,5%)

2.3 Kinh phí công đoàn

Kinh phí công đoàn là khoản kinh phí sử dụng cho hoạt động công đoàn ởđơn vị cấp trên và trong toàn doanh nghiệp Kinh phí công đoàn được hình thành dongười sử dụng lao động đóng góp với mức trích 2% trên tổng quỹ tiền lương thựctrả cho người lao động và tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh

Tuỳ vào các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan hay đơn vị sẽ có trách nhiệmtrích, nộp đủ kinh phí công đoàn mỗi quý một lần hoặc mỗi tháng một lần cho cơquan công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp nộp lên tổ chức công đoàn cấp trên50% quỹ kinh phí công đoàn, 50% giữ lại để chi cho hoạt động công đoàn cơ sở

2.4 Bảo hiểm thất nghiệp

b) Mức đóng BHTN: Theo Điều 102 Luật BHXH thì:

- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN

- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóngBHTN của những người lao động tham gia BHTN

Trang 12

- Hàng tháng, Nhà nước hộ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương tháng đóngBHTN của những người LĐ tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần.

c) Căn cứ hưởng BHTN

Theo Điều 81 của Luật BHXH thì người được hưởng BHTN khi :

-Đã đóng BHTN > 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi thất nghiệp (TN)

- Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH

- Chưa tìm được việc làm sau 15ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định

b) Trợ cấp BHTN: Theo Điều 82 Luật BHXH

- Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% lương bình quân của 6 tháng trướcthất nghiệp

- Chi phí học nghề 6 tháng (theo mức học ngắn hạn)

- BHYT trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Giới thiệu việc làm miễn phí

- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:

-Có việc làm được nhận trợ cấp 1 lần cho số tháng còn lại

-Đi nghĩa vụ quân sự

-Hết hạn hưởng trợ cấp hoặc hưu trí

-Hai lần từ chối nhận việc làm mà không lý do chính đáng

-Không thông báo 3 tháng liên tục về tìm việc làm

-Xuất cảnh hoặc chết

II KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG:

1 Kế toán tiền lương:

1.1 Chứng từ sử dụng

- Bảng chấm công Mẫu số : 01a-LĐTL

- Bảng chấm công làm thêm giờ Mẫu số : 01b-LĐTL

Trang 13

- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ Mẫu số : 06-LĐTL

- Bảng thanh toán tiền lương Mẫu số : 02-LĐTL

- Bảng thanh toán tiền thưởng Mẫu số : 03-LĐTL

1.2 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 334 - Phải trả người lao động: Tài khoản này dùng để phản ánh các

khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động củadoanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trảkhác thuộc về thu nhập của người lao động

- Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334:

NỢ TK 334 CO

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền

thưởng, BHXH và các khoản khác đã

trả, đã chi, đã ứng trước

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương,

tiền công của người lao động

- Các khoản tiền lương, tiền công,tiền thưởng, BHXH và các khoảnkhác phải trả người lao động

Số dư: ( có thể có)

-Phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải

trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng

và các khoản khác cho người lao động

Số dư :

- Các khoản tiền công, tiền thưởng

và các khoản khác còn phải trả chongười lao động

Tài khoản 334 có 2 tài khoản cấp 2

 Tài khoản 3341- Phải trả cho công nhân viên

 Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác

1.3 Phương pháp hạch toán

a Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động

Nợ các TK 154, 241, 631, 642(2)

Có TK 334 – Phải trả người lao động

b Tiền thưởng trả cho công nhân viên:

+ Khi xác định số tiền thưởng phải trả người lao động từ quỹ khen thưởng, ghi:

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3531)

Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341)

+ Khi xuất quỹ chi trả tiền lương, tiền thưởng, ghi:

Trang 14

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341).

Có các TK 111, 112…

c Tính tiền BHXH ( ốm đau, thai sản, tai nạn….) phải trả cho người lao động, ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (chi tiết cho TK 3383)

Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341)

d Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 335 – Chi phải phải trả

e Tính tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất, ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có Tk 334 – Phải trả người lao động (3341)

f Các khoản khác phải khấu trừ vào lương và thu nhập của người lao động củadoanh nghiệp như: Tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiềnthu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý, thuế thu nhập cá nhân…,ghi:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

h Thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác của doanh nghiệp:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341,3348)

Có Tk 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền lương

TK 334

TK 111, 112 Phải trả người lao động TK 154, 631, 241, 642

Trang 15

Trả lương, thưởng cho phải trả tiền lương nghỉ phép

người lao động bằng SP, HH cho công nhân sản xuẩt

( nếu trích trước )

Thuế GTGT Tiền thưởng phải trả

( nếu có ) từ quỹ khen thưởng

2 Kế toán các khoản trích theo lương

2.1 Chứng từ sử dụng

- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Mẫu số : 11-LĐTL

- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương Mẫu số : 10-LĐTL

2.2 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 338 - Phải trả phải nộp khác

- Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phảinộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm TK 33(từ TK 331đến TK 337) Tài khoản này cũng được dùng để hạch toán doanh thu nhận trước vềcác dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và các tài khoản chênh lệch giá phát sinhtrong giao dịch bán thuê lại tài sản là thuê tài chính hoặc thuê hoạt động

- Kết cấu, nội dung phản ánh của tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác:

Trang 16

- BHXH phải trả cho người lao động;

- KPCĐ chi tại đơn vị;

- Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã

nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH,

BHYT, BHTN, KPCĐ

- Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ vàochi phí sản xuất, kinh doanh;

- Trích BHXH, BHYT, BHTN khấu trừ vàolương của công nhân viên;

- KPCĐ vượt chi được cấp bù;

- Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được

cơ quan BHXH thanh toán;

Số dư: ( có thể có )

-Phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn

số phải trả, phải nộp hoặc số BHXH đã

chi trả công nhân viên chưa được

thanh toán và kinh phí công đoàn vượt

chi chưa được cấp bù

S ố dư:

- BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ đã tríchchưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc KPCĐđược để lại cho đơn vị chưa chi hết;

Tài khoản 338 có 8 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết

+ Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn

+ Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội

+ Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế

+ Tài khoản 3386 – Nhận kí quỹ, kí cược ngắn hạn

+ Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

+ Tài khoản 3388 - Phải trả, phải nộp khác

+ Tài khoản 3389- Bảo hiểm thất nghiệp

Phương pháp hạch toán:

a Khi trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ TK 154,642 – Số tính vào chi phí SXKD, quản lí doanh nghiệp

Nợ TK 241 – XDCB dở dang

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

b Tính số tiền BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương của người lao động:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

c Nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ ghi:

Trang 17

Nợ Tk 338 - Phải trả, phải nộp khác( 3382,3383, 3384,3389).

Có các TK 111, 112…

d Tính bảo hiểm XH phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau thai sản….,ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác ( chi tiết cho TK 3383)

Có TK 334 - Phải trả người lao động

e Khi nhận tiền trợ cấp BHXH từ cơ quan BHXH:

Nợ TK 111, 112

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác ( chi tiết cho TK 3383)

f Chi tiền trợ cấp BHXH cho nhân viên

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác ( chi tiết cho TK 3383)

Có TK 111, 112

g Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác ( chi tiết cho TK 3382)

Có các TK 111, 112…

h Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù, khi nhận được tiền, ghi: Nợ các TK 111, 112… Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác ( chi tiết cho TK 3382) Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương: TK 111, 112 TK 338 642, 151, 241

Nộp cho cơ quan quản lý Trích theo TL của LĐTT Chi tiền trợ cấp BHXH tính vào chi phí TK 334 TK 334

BHXH phải trả cho người Trích theo TL của người LD

Trong doanh nghiệp Trừ vào thu nhập của họ

TK 111, 112 … TK 111, 112 Chi tiêu KPCĐ Nhận tiền cấp trợ cấp

tại doanh nghiệp BHXH

Trang 18

PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN

TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV MT SÓNG XANH.

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV MT SÓNG XANH

- Tên Công ty: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MỸ THUẬT SÓNG

XANH.

- Địa chỉ trụ sở chính : 49 Cao Xuân Huy-Cẩm Lệ-TP Đà Nẵng

- Vốn điều lệ: 500.000.000 đồng

- Mã số thuế: 0401057500

- Người đại diện theo pháp luật của Công ty:

Họ và tên : MAI VĂN TRUNG. Giới tính : Nam

2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV Mỹ Thuật Sóng Xanh.

- Chức năng: Tư vấn, thiết kế, thi công các công trình mỹ thuật nội, ngoại thất: vănphòng cho thuê, cao ốc, ngân hàng khách sạn, trạm xăng dầu, showroom, coffee,bar, mặt dựng aluminium, kính cường lực, bano, chữ nổi, đúc logo, chữ nổi 3D:cắt, khắc các loại hình quảng cáo bằng máy CNC, Laze hiện đại, in kĩ thuật số

- Nhiệm vụ: Để thực hiện tốt các chức năng trên thì Công ty đã phân bố công nhânthi công một cách hợp lý, hoàn thành công trình được giao trong thời gian đã định.Bên cạnh đó vẫn đảm bảo chất lượng công trình được giao là yếu tố hàng đầu Vì

Trang 19

vậy từ khi thành lập đến nay Công ty đã tạo được chỗ đứng của mình trong ngànhxây dựng, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, tăng doanh thu và giải quyết công ănviệc làm cho nguồn nhân lực trong công ty

3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý

: Quan hệ trực tuyến

: Quan hệ chức năng

3.2 Chức năng , nhiệm vụ của từng phòng ban.

- Giám đốc: Là chủ doanh nghiệp, là người có quyền lục cao nhất, có trách nhiệmchỉ đạo chung về mọi hợp đồng và sản xuất kinh doanh của Công ty, là người chịutrách nhiệm trước pháp luật, trực tiếp chỉ đạo các đơn vị sản xuất để công việc đượctiến hành theo đúng tiến độ

-Phó giám đốc kinh doanh: Là người điều hành công tác KD vật liệu xây dựng

-Phó giám đốc kế hoạch kỹ thuật: Điều hành công tác khai thác thị trường, nghiêncứu các dự án đầu tư Là người tham mưu, giúp lãnh đạo công ty lập và trình duyệtcông tác kỹ thuật các dự án và các quyết định về quản lý xây dựng và kỹ thuật

-Phòng tài chính kế toán: lập kế hoạch kế toán tài chính hàng năm theo kế hoạchsản xuất và thực hiện ghi chép sổ sách hàng ngày thông qua từng phần hành cụ thể

có liên quan nhằm quản lý tài sản và cung cấp thông tin kinh tế - tài chính kịp thờiphục vụ cho quản lý

-Phòng kế hoạch-vật tư dự án: tham mưu cho giám đốc trong công việc xây dựng

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC -KỸ THUẬT PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

CỬA HÀNG VẬT TƯ PHÒNG KẾ HOẠCH

- VẬT TƯ DỰ ÁN

Trang 20

các kế hoạch sản xuất, khoa học kỹ thuật, lao động, tiền lương, giá thành, cung ứngvật tư Theo dõi tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh và theo dõi các hồ sơ kinh

tế Định hướng chiến lược phát triển của công ty theo các kế hoạch ngắn hạn, dàihạn, thực hiện chức năng kinh doanh

4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:

4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH MTV Mỹ Thuật Sóng Xanh

4.2 Chức năng nhiệm vụ của các phần hành kế toán.

- Kế toán trưởng: trực tiếp điều hành công tác kế toán, tham mưu cho giám đốc vềtình hình kinh tế, tài chính, tổ chức kiểm tra kế toán và chịu trách nhiệm về tínhtrung thực của báo cáo kế toán Giám sát công việc của nhân viên phòng kế toán,phân tích tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ

- Kế toán tổng hợp: Tổng hợp số liệu từ các phần hành khác để vào sổ tổng hợp,lập báo cáo kế toán tài chính và kiểm tra số liệu ké toán Hàng ngày theo dõi tìnhhình thu, chi Cuối kỳ tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ

- Kế toán ngân hàng và TSCĐ: Theo dõi các nghiệp vụ liên quan vay tiền và tiền gửi ngân hàng Thực hiện các giao dịch tín dụng, theo dõi biến động tài sản cố định

và thực hiện trích khấu hao trong kỳ

- Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình biến động vật tư, công cụ dụng cụ, nhập xuấtnguyên vật liệu Có trách nhiệm theo dõi và phản ánh đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụnhập, xuất vật tư

- Kế toán công nợ: Theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, phải trả của công ty, kiểm

Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

KẾ TOÁN NGÂN HÀNG TSCĐ

KẾ TOÁN CÔNG NỢ

VẬT TƯ

KẾ TOÁN CÔNG TRÌNH

KẾ TOÁN TIỀN MẶT

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Trang 21

tra đôn đốc, thu hồi nợ Do đặc điểm của công ty xây dựng thường ứng trước tiềnmua nguyên vật liệu cho các đội thi công hay ban chỉ huy công trình.

- Kế toán công trình: Hạch toán ban đầu như lập và xử lý chứng từ ban đầu phátsinh tại các nơi công trình, báo cáo nội bộ định kỳ gửi về phòng kế toán Thu thậpkiểm tra, xử lý, thực hiện kế hoạch ban đầu và các nghiệp vụ thuộc công trình

- Kế toán tiền mặt: tập hợp, xử lý các chứng từ liên quan đến phiếu thu, phiếu chi

- Thủ quỹ: Người trực tiếp thu, chi tiền mặt với khách hàng và cán bộ công nhânviên công ty Quản lý sổ sách chi tiết thu chi tiền mặt

4.3 Hình sổ kế toán áp dụng tại Công ty TNHH MTV Mỹ Thuật Sóng Xanh

Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung để theo dõi tình hình kế toán

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm traHàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi

sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đãghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoàn kế toán phù hợp

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Trang 22

Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật kýchung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào cácchứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệtliên quan Định kỳ tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật kýđặc biệt, sau đó ghi vào các tài khoản trên Sổ Cái

Cuối kì cộng số liệu trên Sổ Cái, lập bảng cân đối số phát sinh Sau khi đãkiểm tra đối chiếu khớp, đúng với số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết

Hiện nay việc áp dụng các phần mềm kế toán để ghi sổ, theo dõi tình hình tàichính của công ty ngày càng được áp dụng rộng rãi Và công ty TNHH MTV MỹThuật Sóng Xanh cũng thực hiện việc áp dụng hình thức kế toán máy để theo dõi và

xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Trình tự ghi sổ theo sơ đồ sau:

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm

khóa sổ máy tính tự động khóa sổ và in sổ sách cần thiết Việc đối chiếu sổ liệu chi tiết và tổng hợp được tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực Sổ sách mà kếtoán in ra lưu giữ và báo cáo theo hình thức Nhật ký chung, trong đó có một số mẫuđược cải biên phù hợp với điều kiện mới và đặc điểm ngành xây dựng II THỰC

- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toán quản trị

PHẦN MỀM

KẾ TOÁN

MÁY VI TÍNH

Ngày đăng: 05/06/2015, 16:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương: - Luận văn lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
Sơ đồ h ạch toán các khoản trích theo lương: (Trang 17)
3.1  Sơ đồ bộ máy quản lý - Luận văn lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý (Trang 19)
Bảng cân đối - Luận văn lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
Bảng c ân đối (Trang 21)
BẢNG TỔNG HỢP - Luận văn lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
BẢNG TỔNG HỢP (Trang 22)
BẢNG TRÍCH BHXH – Công nhân công ty - Luận văn lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
ng nhân công ty (Trang 31)
BẢNG TRÍCH BHXH – Văn phòng - Luận văn lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
n phòng (Trang 31)
BẢNG TRÍCH BHYT – Văn phòng - Luận văn lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
n phòng (Trang 33)
BẢNG TRÍCH BHYT – Công nhân công ty - Luận văn lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
ng nhân công ty (Trang 34)
BẢNG TRÍCH BHTN – VĂN  PHÒNG - Luận văn lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
BẢNG TRÍCH BHTN – VĂN PHÒNG (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w