Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
104,21 KB
Nội dung
Nhữngvấnđềlýluậnchungvềkếtoántiềnlươngvàcáckhoảntríchtheotiền lương. 1.1 Vai trò của lao động và chi phí lao động sống trong sản xuất kinh doanh. 1.1.1 Vai trò của lao động trong sản xuất kinh doanh. Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng sức lao động để tạo ra những công cụ thô sơ phục vụ hữu ích cho nhu cầu kiếm ăn hàng ngày. Cùng với sự phát triển của xã hội, công cụ lao động ngày một hoàn thiện hơn, năng suất lao động ngày một nâng cao hơn, đời sống được cải thiện rõ rệt hơn. Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật phát triển, trong sản xuất kinh doanh chủ yếu sử dụng máy móc nhưng không vì thế mà lao động mất đi tầm quan trọng, có những công việc có thể dùng máy móc thay thế con người, song có những công việc vẫn phải cần đến bàn tay người lao động. Đặc biệt giai đoạn hiện nay, khi một số nước tư bản đã bước sang nền kinh tế tri thức, các ngành sản xuất kinh doanh dựa trên công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượngvà khi tri thức trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất thì vai trò của con người trong sản xuất kinh doanh lại càng trở nên đặc biệt cần thiết. Chỉ có thông qua quá trình lao động sáng tạo thì con người mới có thể tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước, của xã hội. Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh và là yếu tố mang tính quyết định nhất. Nếu không có lao động của con người thì không có hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.2 Chi phí lao động sống vàvấnđềtiền lương. a) Vai trò của chi phí lao động sống: Đểtiến hành sản xuất kinh doanh với những biện pháp giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải thường xuyên hạch toáncác yếu tố chi phí trong quá trình sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, chi phí hao mòn máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp,… song một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh không thể không đề cập đến là chi phí lao động sống Chi phí về lao động sống là một yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động tức là tiết kiệm chi phí về lao động sống, do đó góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất cho người lao động trong doanh nghiệp. b) Khái niệm vềtiền lương: Tiềnlương là một phạm trù kinh tế gắn liền với việc sử dụng lao động thông qua các quan hệ hàng hoá-tiền tệ. Tiềnlương (tiền công) là phần thù lao để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động mà công nhân viên đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiềnlương (tiền công) gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên đã tham gia, thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiềnlương biểu hiện rõ ràng nhất lợi ích kinh tế và là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất để kích thích người lao động quan tâm đến hiệu quả sản xuất. c) Sự cần thiết của cáckhoảntríchtheotiền lương: Vấnđềtiềnlương có quan hệ mật thiết và thường xuyên đến từng người lao động, đến mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện rõ chính sách đãi ngộ của Đảng và Nhà nước đối với người lao động. Tiềnlương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên đã thực hiện. Ngoài tiềnlương (tiền công), để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu dài, bảo vệ sức khoẻ và đời sống tinh thần của người lao động, theo chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm cáckhoảntrích bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ). - BHXH được trích lập để tài trợ cho trường hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu… - BHYT được trích lập để tài trợ cho việc phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. - KPCĐ được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động tổ chức của giới lao động nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. 1.2 Phân loại công nhân viên trong doanh nghiệp. Tổng số công nhân viên trong doanh nghiệp là toàn bộ lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm lực lượng lao động làm các công việc cụ thể khác nhau, trình độ tay nghề khác nhau. Vì vậy phải tiến hành phân loại công nhân viên. Phân loại sẽ tạo điều kiện cho việc giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch lao động, tính lươngvà trả lương đúng chế độ, đúng đối tượng. Có hai cách phân loại công nhân viên: a) Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động thì toàn bộ số lao động của doanh nghiệp được chia thành 3 loại: * Lao động thực hiện chức năng sản xuất: là toàn bộ số lao động tham gia trực tiếp, gián tiếp vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp như công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng. * Lao động thực hiện chức năng quản lý: là những lao động tham gia vào công tác quản lý hành chính, quản lý kinh doanh vàcác hoạt động quản lý của doanh nghiệp như ban giám đốc, trưởng, phó phòng, nhân viên quản lý doanh nghiệp… * Lao động thực hiện chức năng bán hàng: là những lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp như nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị, nhân viên nghiên cứu thị trường… b) Căn cứ vào thời gian lao động thì toàn bộ số lao động trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại: * Lao động trong danh sách: Là tất cả lao động đã đăng ký trong danh sách lao động của doanh nghiệp, thuộc phạm vi quản lý, sử dụng, trả lương của doanh nghiệp. Theo qui định hiện hành, lao động trong danh sách bao gồm những người trực tiếp sản xuất kinh doanh từ một ngày trở lên vànhững người không trực tiếp sản xuất kinh doanh từ năm ngày trở lên. * Lao động ngoài danh sách: Là những người tham gia công việc tại doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền quản lývà trả lương của doanh nghiệp hoặc những người lao động tạm thời trong thời gian ngắn và hưởng lươngtheo thoả thuận, không được tính trong quỹ lương của doanh nghiệp. Việc huy động, sử dụng lao động hợp lý sẽ phát huy được trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động. Đây là một trong cácvấnđề cần được doanh nghiệp quan tâm thường xuyên. 1.3 Chức năng của tiền lương, chế độ trả lương, các hình thức trả lương, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. 1.3.1 Chức năng của tiền lương. Ở Việt Nam trong suốt thời kỳ bao cấp trước đây, tiềnlương không được coi là giá trị hàng hoá của sức lao động. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, sức lao động mới bắt đầu được coi là hàng hoá vàtiềnlương dần dần mới được hiểu theo đúng bản chất của nó. Điều 55 Bộ Luật Lao động ghi :“Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượngvà hiệu quả công việc”. Tiềnlương có 5 chức năng cơ bản sau: - Chức năng tái sản xuất sức lao động: Theo C.Mác, “sức lao động là toàn bộ khả năng về thể lực, trí lực tạo nên cho con người khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội”. Sức lao động được duy trì và phát triển nhờ có tái sản xuất sức lao động hay sản xuất sức lao động là để duy trì phát triển sức lao động của con người, sản xuất ra sức lao động mới, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ. Tiềnlương cung cấp cho người lao động nguồn vật chất cần thiết để thực hiện quá trình tái sản xuất sức lao động. - Chức năng đòn bẩy kinh tế : Với người lao động, tiềnlương là thu nhập chính đảm bảo cho cuộc sống của họ, kích thích họ phát huy tối đa năng lực của mình, gắn trách nhiệm của mình với doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp sử dụng công cụ tiềnlương như một đòn bẩy thì sẽ phát huy được khả năng và trách nhiệm của người lao động trong việc tăng năng suất lao động…cuối cùng là thúc đẩy sản xuất phát triển. - Chức năng công cụ quản lý của Nhà nước: Với doanh nghiệp thì lợi nhuận tối đa là mục tiêu cao nhất, vì vậy doanh nghiệp luôn tìm cách tận dụng sức lao động của công nhân để giảm tối đa chi phí sản xuất, đôi khi dẫn đến tình trạng bóc lột sức lao động. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà vẫn khuyến khích phát triển sản xuất ở các doanh nghiệp, Nhà nước ban hành các chính sách lao động vàtiềnlương phù hợp với tình hình kinh tế -xã hội buộc cả người lao động và người sử dụng lao động phải tuân theo. - Chức năng thước đo hao phí lao động xã hội: Như ta đã biết, tiềnlương là giá cả sức lao động. Khi tiềnlương trả cho người lao động ngang giá với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra để thực hiện công việc, ta có thể xác định được hao phí lao động của toàn xã hội thông qua tổng quỹ lương trả cho toàn bộ người lao động. - Chức năng điều tiết lao động: Trình độ lao động, thù lao lao động, sử dụng lao động, cung ứng lao động ở các vùng, các ngành là không giống nhau. Để tạo sự cân đối giữa các vùng, các ngành trong nền kinh tế quốc dân nhằm khai thác tối đa các nguồn lực, Nhà nước phải điều tiết nguồn lao động thông qua chế độ, chính sách tiềnlương như bậc lương, phụ cấp… 1.3.2 Chế độ trả lương. Để quản lý lao động vàtiền lương, Nhà nước quy định chế độ tiềnlương gồm 2 loại: tiềnlương cấp bậc vàtiềnlương chức vụ. a) Chế độ tiềnlương cấp bậc: Chế độ tiềnlương cấp bậc thường được áp dụng tính lương cho công nhân, được xây dựng dựa trên số lượngvà chất lượng lao động. Với người lao động, mỗi loại công việc có yêu cầu, điều kiện làm việc khác nhau. Tiềnlương cấp bậc thể hiện sự khác biệt của các công việc, như vậy tiềnlương cấp bậc giúp điều chỉnh tiềnlương giữa các ngành nghề một cách hợp lývà giảm đi sự bình quân trong lao động. Chế độ tiềnlương cấp bậc gồm 3 yếu tố sau: - Thang lương: Là bảng xác định quan hệ tỷ lệ tiềnlương giữa các công nhân cùng nghề hoặc các nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc của họ. Một Lương ngày = Mức lương cơ bản tháng (kể cả cáckhoản phụ cấp) Số ngày làm việc thực tế trong tháng thang lương có các bậc lươngvà hệ số tương ứng. Hệ số này do Nhà nước qui định. - Mức lương: Là số lượngtiền tệ trả cho công nhân lao động trong một đơn vị thời gian phù hợp với các bậc trong thang lương, trong đó mức lương tối thiểu được qui định. Mức lương tối thiểu hiện nay được qui định tại Nghị định số 10/2000/NĐ-CP ngày 27/3/2000 là 210.000 đ/ tháng áp dụng đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước và người lao động trong các doanh nghiệp. - Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: Là văn bản qui định về mức độ phức tạp của công việc và tay nghề của công nhân ở mức độ nào đó. Tiêu chuẩn này phản ánh mức độ lành nghề của công nhân và là căn cứ để xác định mức lương. b) Chế độ tiềnlương chức vụ: Chế độ này áp dụng đối với người lao động hưởng lươngtheo thời gian và được thực hiện thông qua bảng lương do Nhà nước ban hành. 1.3.3 Các hình thức trả lương. Hình thức trả lươngtheo thời gian và trả lươngtheo sản phẩm là hai hình thức chủ yếu được áp dụng trong các doanh nghiệp hiện nay. Nó được kết hợp hoặc không trong việc trả lương sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất, để tạo ra sự công bằng trong sự phân phối thu nhập. a) Hình thức trả lươngtheo thời gian: Hình thức này áp dụng để trả cho khối lao động gián tiếp hoặc khối lao động trực tiếp mà sản phẩm làm ra không thể định mức lao động được. Trong đó có 2 loại: Trả lươngtheo thời gian đơn giản và trả lươngtheo thời gian có thưởng. Căn cứ để trả lương là thời gian làm việc thực tế của người lao động, trình độ thành thạo tay nghề của người lao động (được phản ánh thông qua bậc lương) và hệ thống thang bảng lương do Nhà nước qui định. * Hình thức trả lươngtheo thời gian đơn giản: Hình thức trả lương này chỉ áp dụng cho trường hợp không thể xác định và tính toán chặt chẽ công việc của người lao động, chỉ đòi hỏi đảm bảo chất lượng sản phẩm mà không đòi hỏi năng suất lao động. - Lương tháng = Mức lương cơ bản x Số ngày làm việc thực + Phụ cấp bình quân 1 ngày tế trong tháng (nếu có) Lương giờ = Lương ngày x Số giờ làm việc thực tế 8 giờ - Lương giờ: áp dụng đối với người làm việc tạm thời, đối với từng công việc (ở nước ta hiện nay mới chỉ tính lương tháng vàlương ngày). Tuy hình thức trả lương này có ưu điểm là đơn giản vàdễ tính toán, nhưng nhược điểm lớn nhất là mang tính bình quân nên không khuyến khích được người lao động tích cực trong công việc, không quán triệt nguyên tắc phân phối tiềnlươngtheo lao động. Vì vậy, xét về xu hướng chung thì chế độ trả lương này càng ngày càng ít được sử dụng hơn. *Hình thức trả lươngtheo thời gian có thưởng: Thực chất hình thức này là sự kết hợp giữa việc trả lươngtheo thời gian đơn giản vàtiền thưởng khi người lao động vượt mức chỉ tiêu số lượngvà chất lượng. Mức lương = Mức lươngtheo thời gian đơn giản + Tiền thưởng Hình thức trả lương này có nhiều ưu điểm hơn hình thức trả lươngtheo thời gian đơn giản, vừa phản ánh trình độ tay nghề vừa khuyến khích được người lao động có trách nhiệm với công việc. Nhưng việc xác định tiềnlương hợp lý rất khó khăn, vì vậy nó vẫn chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động. b) Hình thức trả lươngtheo sản phẩm: Đây là hình thức trả lương cơ bản áp dụng cho khối lao động trực tiếp sản xuất hiện nay. Căn cứ để trả lương là số lượng sản phẩm hoặc số lượng công việc đã hoàn thành trong kỳ (đảm bảo chất lượng), đơn giá lương sản phẩm, tỷ lệ thưởng luỹ tiến do doanh nghiệp tự xây dựng. Tuỳ theo điều kiện cụ thể, các doanh nghiệp có thể áp dụng trả lươngtheo sản phẩm theocác hình thức sau: * Trả lươngtheo sản phẩm trực tiếp cá nhân: Cách trả lương này được áp dụng rộng rãi đối với công nhân trực tiếp sản xuất trong điều kiện qui trình lao động của người công nhân mang tính độc lập tương đối, có thể định mức kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một cách riêng biệt. ĐG = L Q đm Trong đó: ĐG: Đơn giá tiền lương. L : Lương cấp bậc công nhân. Q đm : Mức sản lượng định mức. Tiềnlương của công nhân được tính theo công thức: L = ĐG x Q Trong đó: Q: Mức sản lượng thực tế. - Ưu điểm: Mối quan hệ giữa tiềnlương của công nhân nhận được và kết quả lao động thể hiện rõ ràng, khuyến khích người lao động tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. - Nhược điểm: Người công nhân ít quan tâm đến máy móc, tinh thần tập thể và sự tương trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất ít nhiều bị hạn chế. * Hình thức trả lươngtheo sản phẩm gián tiếp: Hình thức trả lương này chỉ áp dụng cho công nhân phụ mà công việc của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lao động của công nhân chính như công nhân sửa chữa thiết bị trong nhà máy . Thu nhập vềtiềnlương của công nhân phụ tuỳ thuộc vào kết quả sản xuất của công nhân chính. - Ưu điểm: Cách trả lương này khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt cho công nhân chính. - Nhược điểm: Do phụ thuộc vào kết quả của công nhân chính nên việc trả lương chưa được chính xác, chưa thực sự đảm bảo đúng hao phí lao động mà công nhân phụ bỏ ra. * Hình thức trả lươngtheo sản phẩm tập thể: Hình thức trả lương này áp dụng đối với những công việc cần một tập thể công nhân thực hiện như lắp ráp thiết bị, sản xuất theo dây truyền. - Ưu điểm: Khuyến khích công nhân trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả cuối cùng của tập thể. - Nhược điểm: Sản lượng của công nhân không trực tiếp quyết định tiềnlương của họ do vậy ít kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động cá nhân, tiềnlươngvẫn mang tính bình quân. * Hình thức trả lươngtheo sản phẩm luỹ tiến: Hình thức này áp dụng để trả lương cho công nhân làm việc ở khâu trọng yếu mà việc tăng năng suất lao động sẽ thúc đẩy tăng năng suất lao động ở các khâu khác hoặc trong trường hợp cần giải quyết kịp thời một công việc nào đó theo đúng thời hạn qui định. Tiềnlương sản phẩm phải trả cho người lao động được tính như sau: Đơn giá Số lượng sản Số lượng sản Đơn giá Tỷ lệ lương x phẩm hoàn + phẩm vượt x lương x thưởng sản phẩm thành trong kỳ định mức sản phẩm luỹ tiến - Ưu điểm: Thúc đẩy người lao động tăng nhanh năng suất lao động. - Nhược điểm: Nếu áp dụng tuỳ tiện hình thức này sẽ dẫn tới tình trạng bội chi lương. * Hình thức trả lương khoán: Hình thức này áp dụng cho những công việc nếu giao chi tiết bộ phận sẽ không có lợi bằng giao toàn bộ khối lượng cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định. - Ưu điểm: Theo hình thức này, người công nhân biết trước được khối lượngtiềnlương mà họ sẽ nhận được khi hoàn thành công việc và thời gian hoàn thành công việc. Do đó họ chủ động trong việc sắp xếp tiến hành công việc của mình, còn đối với người giao khoán thì yên tâm về khối lượng công việc hoàn thành. - Nhược điểm: Để đảm bảo thời gian hoàn thành dễ xảy ra hiện tượng làm bừa, làm ẩu, không đảm bảo chất lượng. Do vậy, công tác nghiệm thu sản phẩm phải được tiến hành chặt chẽ. 1.3.4 Quỹ tiền lương. Quỹ tiềnlương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiềnlương tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lývà chi trả lương, bao gồm các khoản: - Tiềnlương tính theo thời gian đơn giản, tiềnlương tính theo sản phẩm vàlương khoán. - Tiềnlương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ qui định. - Tiềnlương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác, làm nghĩa vụ do chế độ qui định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học… - Các loại phụ cấp làm thêm giờ, làm đêm… - Các loại tiền thưởng có tính chất thường xuyên,… Ngoài ra, trong quỹ tiềnlươngkế hoạch còn được tính cả khoảntiền chi trợ cấp BHXH cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… Về phương diện hạch toán, tiềnlương cho công nhân viên trong doanh nghiệp sản xuất được chia làm 2 loại: tiềnlương chính vàtiềnlương phụ. Tiềnlương chính là tiềnlương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên làm việc thực tế, nghĩa là thời gian có thực sự tiêu hao sức lao động bao gồm tiềnlương trả theo cấp bậc vàcáckhoản phụ cấp kèm theo (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ…) Tiềnlương phụ là tiềnlương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên nghỉ được hưởng lươngtheo chế độ (nghỉ phép, nghỉ lễ, đi họp, đi học, nghỉ vì ngừng sản xuất…). Ngoài ra, tiềnlương trả cho công nhân sản xuất sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ qui định cũng được xếp vào lương phụ. Việc phân chia tiềnlương thành lương chính, lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kếtoánvà phân tích tiềnlương trong giá thành sản phẩm. Tiềnlương chính của công nhân sản xuất gắn liền với quá trình làm ra sản phẩm và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm. Tiềnlương phụ của công nhân sản xuất không gắn liền với từng loại sản phẩm nên được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm theo một tiêu chuẩn phân bổ nhất định. Quản lý chi tiêu sử dụng quỹ tiềnlương phải được đặt trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, nhằm vừa chi tiêu tiết kiệm và hợp lý quỹ tiềnlương vừa đảm bảo hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. 1.3.5 Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. a) Quỹ BHXH: Theo chế độ hiện hành, BHXH được tríchtheo tỷ lệ 20% so với lương cơ bản kể cả cáckhoản phụ cấp thường xuyên (phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ). Điều 149 Luật Lao động qui định quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau: - Người sử dụng lao động đóng góp 15% trong tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị. Trong đó 10% để chi trả các chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… - Người lao động đóng góp 5% tiềnlương tháng để chi trả các chế độ hưu trí, tử tuất… - Nhà nước hỗ trợ thêm một phần để đảm bảo thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động. Cả 20% này doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan bảo hiểm cấp trên để đài thọ cho các đối tượng có tham gia đóng BHXH khi họ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất. b) Quỹ BHYT: Theo chế độ hiện hành, BHYT được tríchtheo tỷ lệ 3% quỹ lương cơ bản kể cả cáckhoản phụ cấp thường xuyên (tương tự như trích quỹ BHXH) trong đó doanh nghiệp phải chịu 2% tính vào chi phí, người lao động chịu 1% trừ vào thu nhập hàng tháng của họ. Cả 3% này doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan BHYT cấp trên. Quỹ này để đài thọ cho những đối tượng có tham gia đóng BHYT trong trường hợp họ bị ốm đau, vào viện có chế độ viện phí, tiền thuốc, tiền khám sức khoẻ định kỳ…nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. c) Kinh phí công đoàn: Theo chế độ hiện hành, KPCĐ được tríchtheo tỷ lệ 2% quỹ lương thực tế phải trả, doanh nghiệp phải chịu toàn bộ và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó doanh nghiệp phải nộp 1% cho cơ quan công đoàn cấp trên , 1% để lại ở công đoàn cấp cơ sở để duy trì tổ chức bộ máy công đoàn ở cơ sở. Quản lý việc trích lập và chi tiêu sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ có ý nghĩa vô cùng quan trọng không những đối với việc tính toán chi phí sản xuất kinh doanh mà còn cả với việc đảm bảo quyền lợi cho người trong doanh nghiệp. 1.4 Tiền thưởng vàcác loại phụ cấp. 1.4.1 Tiền thưởng. Chế độ tiền thưởng hiện hành gồm hai loại tiền thưởng sau: Thưởng thường xuyên: Là một bộ phận của quỹ lương bởi nó gắn với sản xuất. Như chúng ta đã biết, tiềnlương phải trả người lao động căn cứ số lượngvà chất lượng lao động. Tuy nhiên, một vấnđề rất quan trọng với doanh nghiệp là hiệu quả sản xuất kinh doanh, vì vậy cũng cần phải có chế độ thưởng thường xuyên được trích từ quỹ lương. Các hình thức thưởng thường xuyên trong doanh nghiệp thường là thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng do tăng năng suất lao động… Thưởng định kỳ: Hình thức này cũng nhằm bổ sung thu nhập cho người lao động, khuyến khích người lao động, gắn người lao động với công việc, thể hiện sự quan tâm của người sử dụng lao động. Thưởng định kỳ thường căn cứ kết quả hoạt [...]... trước cáckhoản được sử dụng cho kếtoán tập hợp chi phí sản xuất ghi sổ kếtoán cho các đối tượng liên quan c) Kếtoán tổng hợp tiền lươngvàcáckhoảntríchtheotiềnlươngKếtoán tổng hợp tiền lươngvàcáckhoảntríchtheotiềnlương được thực hiện trên các tài khoản 334, 335, 338 vàcác tài khoản liên quan khác Phương pháp hạch toáncác nghiệp vụ chính như sau: * Hạch toán tổng hợp tiền lương. .. làm đêm Căn cứ vào điều kiện làm việc, công việc của mình, người lao động được hưởng chế độ phụ cấp tương ứng 1.5 Nhiệm vụ kếtoánvà nội dung tổ chức kế toántiềnlươngvàcáckhoảntríchtheotiềnlương 1.5.1 Nhiệm vụ kế toántiềnlươngvàcáckhoảntríchtheotiềnlươngTiềnlươngvàcáckhoản liên quan đến người lao động không chỉ là vấnđề quan tâm riêng của công nhân viên mà còn vấnđề doanh nghiệp... hợp lý, chính xác chi phí vềtiềnlươngvàcáckhoảntrích BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng liên quan - Định kỳ tiến hành phân tích tình hình lao động, tình quản lývà chi tiêu quỹ lương Cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan 1.5.2 Tổ chức kế toántiềnlươngvàcáckhoảntríchtheotiềnlương a) Chứng từ và tài khoảnkếtoán * Chứng từ kế toán: Hạch toántiền lương, ... tháng, kếtoántiến hành tổng hợp tiềnlương phải trả trong tháng theo từng đối tượng sử dụng (bộ phận sản xuất, loại sản phẩm…) và tính toántrích BHXH, BHYT, KPCĐ theo qui định trên cơ sở tổng hợp tiềnlương phải trả vàcác tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện trên “Bảng phân bổ tiềnlươngvàtrích BHXH” (Mẫu số 01/ BPB) Số liệu về tổng hợp phân bổ tiền lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ và trích. .. toántiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ chủ yếu sử dụng cácchứng từ về tính toántiền lương, BHXH, thanh toántiền lương, tiền thưởng và BHXH như : - Bảng thanh toántiềnlương ( MS 02- LĐTL) - Bảng thanh toán BHXH ( MS 04- LĐTL) - Bảng thanh toántiền thưởng ( MS 05- LĐTL) - Các phiếu chi, cácchứng từ, tài liệu khác vềcáckhoản khấu trừ, trích nộp…liên quan Cácchứng từ trên có thể là căn cứ để ghi sổ trực... tiền điện nước ở tập thể của CNV TK333(8) TK622,627,641,642 Khấu trừ thuế thu nhập TK335 cá nhân Tiềnlương nghỉ Trích trước tiền phép phải trả lương nghỉ phép TK111,112 Hạch toáncáckhoản phải trả cho CNV TK338(8) Thanh toántiềnTiềnlươnglương lĩnh lĩnh chậm chậm của CNV của CNV Tiềnlương nghỉ phép phải trả CNV (trường hợp doanh nghiệp không trích trước) * Hạch toán tổng hợp cáckhoảntrích theo. .. rồi mới ghi vào sổ kếtoán * Tài khoản sử dụng: Tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên” - Bên Nợ: + Cáckhoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên + Thanh toáncáckhoản còn phải trả cho công nhân viên (kể cả ứng trước lương kỳ 1 cho công nhân viên) - Bên Có: + Cáckhoản phải trả cho công nhân viên về lương, phụ cấp, BHXH cho công nhân viên trong kỳ Số dư Có cuối kỳ: Số tiềnlươngvàcáckhoản thu... nói chungvà giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng Vì vậy, kếtoán lao động tiềnlươngvà bảo hiểm ở doanh nghiệp phải thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: - Phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết quả lao động của công nhân viên, tính đúng và thanh toán đầy đủ, kịp thời tiềnlươngvàcáckhoản liên quan khác cho công nhân viên Quản lý chặt chẽ việc sử dụng, chi tiêu quỹ lương - Tính toán và. .. khác CóTK 111,112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng * Hạch toán tổng hợp cáckhoảntríchtheotiền lương: (1) Khi chuyển tiềntiền nộp 20% BHXH, 3% BHYT, 1% KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ, kếtoán ghi: NợTK 338(3382,3383,3384): “Phải trả, phải nộp khác” CóTK 111,112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng” (2) Hằng tháng, khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ (19%) vào chi phí sản xuất kinh doanh, kếtoán ghi: NợTK 622: “Chi phí... đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh Ngoài các tài khoản 334, 335, 338 kếtoántiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ còn liên quan đến các tài khoản như : - Tài khoản 622: “Chi phí nhân công trực tiếp” - Tài khoản 627: “Chi phí sản xuất chung - Tài khoản 642: “Chi phí quản lý doanh nghiệp ” - Tài khoản 641: “Chi phí bán hàng” b) Tổng hợp phân bổ tiềnlương , trích BHXH, . toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương. 1.5.1 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương. Tiền lương và các khoản liên quan. Những vấn đề lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương. 1.1 Vai trò của lao động và chi phí lao động sống