1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tien nu giang tran

12 293 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Đậm đà cá lóc nướng trui

  • Món Ngon Sài Gòn

    • Về miền Tây ăn cá lóc nướng trui

Nội dung

Cá lóc nướng trui là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ Việt Nam, với hương vị độc đáo và cách chế biến rất đơn giản. Món ăn này gắn liền với quá trình khai hóa đất phương Nam của dân tộc Việt. Đặc điểm của món cá lóc nướng trui dân dã là cá không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá lóc vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, được xuyên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, sau vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Khi cá chín, cạo bỏ lớp vẩy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng và thơm. Riêng với cá lóc từ 700-800gr trở lên muốn cho thịt cá được chín đều hoàn toàn bạn nên vạch miệng cá ra chế nước vào trong miệng cá sao cho nước vào đầy dạ dày cá rồi mới nướng, làm như vậy khi nướng thì dưới tác động của nhiệt nước trong bụng cá sẽ sôi lên trong môi trường kín làm cho thịt cá được chín hoàn toàn, và một đòi hỏi quan trọng không kém nữa là vật liệu thui cá nhất định phải là rơm thì thịt cá mới thơm và không bị hôi khói. Cá nướng xong chỉ cần gỡ thịt chấm muối ớt, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vùa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng đặc sản của dân Nam Bộ. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me. Khi có điều kiện, cá lóc nướng trui có thể thực hiện cầu kì trên lửa than hồng, có rưới mỡ hành, cá chín ăn với mắm me và thường được cuốn với bánh tráng, rau thơm các loại. [sửa] Hình ảnh • Cá lóc được xuyên bằng một que dài từ miệng đến đuôi • Cá được nướng • Cá đã chín Đậm đà cá lóc nướng trui Lưu dân vùng sông nước hàng ngày phải cặm cụi với công việc đồng áng, phát cỏ, trồng cây, làm đồng, không nòi niêu, bắt cá lên khỏi ruộng chỉ có nướng là dễ nhất, cá nướng trui chắc chắn ra đời trong hoàn cảnh ấy và món ăn này đã chinh phục khẩu vị từ thứ dân có đến hàng quí tộc. ảnh minh họa Nướng trui không bao giờ để cá lên vĩ, bên dưới hừng hực than hồng, như nướng những thức ăn khác mà phải nướng lửa. Ngọn lửa rơm, nếu làm khác đi, miếng cá sẽ mất thơm, không còn hương vị cá nướng trui. Chẻ một que tre tươi, chuốt nhọn một đầu xiên suốt từ miệng đến đuôi cá, cắm đứng thẳng xuống đất, phủ rơm khô trùm lên cá châm lửa đốt. Cái khéo và tay nghề người nướng cá ở chỗ dù nướng bao nhiêu con, tất cả đều chín một lượt, vẫy cá cháy đều đặn, mùi thơm quyến rũ bốc lên sau khi ngọn lửa vừa tàn chừng ấy người ta nhổ dần từng con cá cháy đem đặt vào dĩa, một tay giữ đầu cá, tay kia cằm đủa xẻ dọc lưng cá từ đầu xuống tận đuôi, tách đôi, trải ra, thịt cá trắng bóng, thơm lừng, nguyên bộ lòng cá được kéo ra, cho ngay vào tô nước mắm tỏi ớt dằm me chín, bên trong rổ rau tươi nhiều chủng loại, trước khi xẻ cá, dùng đôi đủa gạt nhẹ khắp mình con cá, những vẩy cháy rơi đi, còn lại làn da vàng lấm tấm đen và mùi thơm “không chịu nổi”. Việc nướng cá nghe thì tưởng dễ nhưng nếu không phải là tay thành thạo thì nướng sẽ không được ngon! Người nướng cá phải tính trước lượng cá nhiều hay ít, cá lớn, nhỏ cở nào và còn xem thời tiết, gió lớn hay nhẹ, thổi từ hướng nào, trời ui ui hay nắng gắt để liệu tính hướng phủ rơm, lượng rơm đủ chín cá và ngọn lửa không tạt ra ngoài. Cái giỏi của người có tay nghề là rơm phủ chỉ có một lần. Rơm cháy vừa hết thì cá cùng vừa chín đến nơi. Qúa chín thì cá hết ngọt, chưa chín tới cá nhão có mùi tanh, chất nhiều rơm cá khét, rơm thiếu cá sống khúc đầu, đốt thêm lửa, khúc giữa và khúc đuôi khô nước mất ngon. Cá lóc nướng trui thường ăn kèm với bún, bánh tráng nhúng nước, rau thơm, các loại để lên bánh tráng, gắp miếng cá đặt giữa lớp rau xanh cuốn lại thành cuộn tròn chấm nước mắm. Nước mắm thường thì là nước mắm tỏi ớt, chanh đường, giấm hoặc nước mắm dầm me. Rau, trước nhất không thể thiếu rau dấp cá kế đến húng cây, húng lũi, dưa leo, khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, đặc biệt các loại đọt non như đọt điều, đọt xoài, đọt cóc kèn …. Miếng cá vừa thơm vừa ngọt, ăn cho đến da cá thì còn phải tốn thêm vài xị rượu đế làng quê, miếng da vừa giòn vừa thơm nếu bỏ đi là người chưa biết thưởng thức “cá lóc nướng trui”. Không phải lúc nào “Đệ nhất nướng trui” cũng được trang trọng giữa bàn tiệc trong nhà, đôi khi “cá lóc nướng trui” cũng bày ra ngay trên bờ đê giữa ruộng lúa vừa gặt xong. Vậy mà người thích “cá lóc nướng trui” lại khó quên kiểu ăn dân dã ấy, bởi vì nướng hơn chiên ở chỗ giữ được mùi thơm riêng biệt đáp ứng khẩu phần hạn chế dầu mỡ. Ở đồng bằng sông Cửu Long, đây là món ăn đã quá quen thuộc. Các lóc còn được chế biến làm nhiều món ăn dân dã rất ngon. Độc đáo nhất là 4 đẳng cấp ăn ngon theo đánh giá của dân sành điệu: “Nhất hấp, nhì quay, tam xào, tứ luộc”. Món Cá lóc chiên xù tuy nhanh, gọn, nhưng là kiểu ăn sang trọng ở các nhà hàng cao cấp, chỉ dành cho giới thượng lưu. Đúng kiểu và hợp khẩu vị của đa số dân Nam bộ vẫn là món Cá lóc nướng trui mới tận hưởng hết mùi vị thơm ngon của hương đồng gió nội, vừa ngọt, vừa thơm. Hàng năm, sau những ngày mưa làm cho cây cỏ tươi tốt là lúc được mùa cá. Nhìn cả chục chú cá lóc mập mạp tới cả ký lô dưới đầm đang chờ được bắt lên. Chỉ một hành động khoa tay, đập đầu con cá vào gốc cây, cá phải trân mình theo lụi tre dài bén ngót, xiên từ đầu đến đuôi. Cắm lụi tre cho cá trong tư thế trồng chuối ngược. Chất rơm khô phủ đều, rồi châm lửa. Rơm cháy cao tới ngọn, cá run lên từng chập. Lửa rơm lan toả theo gió thoang thoảng mùi thơm. Cắt lá chuối làm mâm, đặt con cá lên, cạo sơ lớp vẩy tro bám ngoài cùng tô nước mắm me ăn ghém với lá cách, cải trời, bông súng, bằng lăng, húng quế, rau răm, riếp cá, chuối chát, dưa chuột, khế chua… Rồi dùng đũa rạch xương sống con cá từ đầu đến đuôi, để lộ cái bụng và bộ lòng béo ngậy. Lấy chén mỡ hành phi tỏi dưới lên cho mượt cá để tăng mùi thơm. Gói cá với bún, rau sống, bánh tráng… Gió đồng thoang thoảng, hương vị cá nướng trui thơm ngậy cùng chén rượu nếp cay cay hòa quện với nhau thật nồng nàn, thi vị. Cá lóc nướng trui là nét sinh hoạt của dân lao động, với sáng tạo tuyệt vời của văn minh đồng bằng Nam bộ. Văn Hoá Nghệ Thuật Ăn Uống, số 37. Cá lóc nướng trui Không chỉ người dân vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long, mà nhiều người chắc hẳn cũng đã từng thưởng thức món cá lóc nướng trui. Cá lóc nướng trui là một thứ đặc sản của miền quê Nam bộ, mà khi ăn rồi chắc hẳn hương vị vẫn còn vấn vương du khách. Cá lóc nướng trui có nhiều cách, mà mỗi cách đều có cái hương vị riêng của nó. Xin mách các bạn hai lối nướng cá lóc vừa tiện lợi, vừa đậm đà hương vị quê nhà: - Cá lóc bắt được trong lúc tát mương, đìa, đem lên bờ, lựa ra vài con (chú ý đừng lựa cá lớn quá sẽ không chín hết, cá nướng trui thì cỡ cườm tay người lớn là được rồi, cỡ đó ăn mới ngon), bẻ một nhánh cây trâm bầu, bình linh gì đó cũng được, tre trúc càng tốt (nhưng đừng bẻ cây chùm ruột nhé! Nghe nói cây chùm ruột xỏ lụi mà nướng cá lóc, người ăn vào sẽ bị ngộ độc). Xong rồi, xỏ vào miệng cá tạo thành một cái "xiên", cắm "xiên" cho đứng lên, hai ba xiên gì cũng được. Xong, hốt rơm rạ mà chất chung quanh các xiên cá, đốt lửa lên, nhớ chú ý cho thêm rơm, rạ vào cho tới khi "ngửi" được mùi cá chín thơm lừng là được. Chờ rơm cháy hết lớp than tro, lấy những xiên cá ra, bẻ một tàu lá chuối, lau sạch rồi vừa thổi, vừa gỡ cá ra khỏi xiên, gỡ bỏ lớp da đã bị cháy đen rồi bày lên lá chuối. Cá lóc nấu đậu ván và táo tàu. - Cách thứ hai là khi bắt được cá rồi, cũng lựa lấy vài con cỡ vừa, đập đầu cho chết, lấy dây chuối, dây choại gì đó xỏ vào mang cá, đem cá ngâm dưới nước khoảng vài tiếng đồng hồ cho cá hơi "ươn ươn" là được. Xong rồi, móc đất sét nặn thành những miếng mỏng, hái ít rau "ngò om" vốn mọc đầy trong vườn, trên bờ ruộng nhét vào họng cá, trải lên trên miếng đất sét vừa nắn để con cá lên, gói tròn lại cuốn sao cho khéo, cho rau om quấn chung quanh mình cá, vuốt cho láng "Nổi lửa lên em", bỏ cá vào nướng cho đến khi bay mùi thơm điếc mũi là được (cách này thơm hơn vì con cá lóc được tẩm "hương liệu" là ngò om rồi). Cá nướng vừa chín tới bốc khói nghi ngút, thơm lừng, ai đó siêng năng, lẹ tay thì trong lúc người khác nướng cá, tranh thủ đi hái một mớ đọt bình linh, bông súng, rau muống, lá cách, đọt điều, đọt xoài mọc chung quanh, thêm vài trái ớt, dầm ớt vào muối trắng, nếu có điều kiện thì 'đâm' muối ớt sẽ ngon miệng, ngon mắt hơn. Có khi người ta ăn cá lóc nướng trui với "nước mắm me", nhưng giữa đồng bưng nước mắm me đâu có sẵn? Rồi thì bạn bè cùng nâng ly rượu đế mà ăn cá lóc nướng trui, lấy mỗi thứ rau vài lá, gói cá vào trong, chấm miếng muối ớt Uống một ly rượu, ăn một miếng cá gói rau vườn bảo đảm ngon miệng hơn bất cứ món gì. Nghỉ hè về quê nếu có tát mương, bắt được cá lóc, nhớ làm cá nướng trui nhé. Hương vị quê nhà ăn một lần rồi sẽ nhớ mãi không quên! Tát đìa, ăn cá lóc nướng trui Cá lóc nướng trui là món ăn sướng cả ba giác quan - mắt, tai và mũi - ngay từ lúc chuẩn bị đến khi trải mâm bằng lá chuối lên bờ đìa hay bờ ruộng giữa mênh mông trời đất Vùng đất Nam bộ, ruộng lúa mênh mông, sông ngòi chằng chịt là nơi sinh sôi của bao nhiêu là tôm cá, thuỷ sản. Chính vì vậy cái thú tát đìa bắt cá đem nướng trui trở thành một kiểu thưởng thức ẩm thực độc đáo ở miền Tây. Thú quê Thú tát đìa bắt cá đem nướng trui trở thành một kiểu thưởng thức ẩm thực độc đáo ở miền Tây. Nhiệm vụ tát đìa thường do đám thanh niên đảm trách, cứ dùng gàu mà tát nước. Đến lúc nước cạn là giai đoạn gay cấn nhất, đám trê, rô cố chúi sâu xuống lớp bùn dưới đáy để trốn. Còn cá lóc thì cố vượt lên để lóc qua bờ mà thoát thân, nhưng đìa đã cạn, cứ lên tới nửa thành đìa thì rớt xuống. Trên bờ, đám con nít hò reo, chỉ chỏ, còn người dưới đìa thì cứ thấy con lóc, con tràu nào phóng lên thì cứ chộp con đó. Người và cá cứ quần thảo nhau huyên náo cả góc ruộng. Trong nhà các bà, các cô đã bắc nồi cháo sôi sùng sục chờ sẵn. Ngoài sân vườn dưới góc hàng điều xoè tán mát rượi, tấm đệm được trải sẵn, những tàu lá chuối xanh mượt xếp dài ở giữa. Bên trên lớp lá chuối là những xấp bánh tráng dẻo trắng phau, những khúm rau rừng như đọt mọt, đọt xoài, lá lụa, quế vị, húng lủi,…tươi roi rói. Xen lẫn là những lát chuối chát, khế chua và mùa này không thể thiếu những trái điều chín với màu vàng ươm, đỏ hồng như mời mọc. Cạnh đó là tô mắm nêm cay cứ bốc mùi, kích thích nước miếng tha hồ ứa ra trong miệng lúc ngồi đợi món chủ chốt của buổi tát đìa là cá lóc nướng trui. Cá lóc sau khi được rửa sạch, lựa con cỡ non 1kg là vừa, thịt cá vừa dai, ngọt và dễ nướng. Xiên một cây trúc hoặc thanh tre tươi vót sẵn từ miệng cá cho đến đuôi. Người sành ăn cá lóc nướng trui phải chuẩn bị thêm một động tác là dùng dao chặt bỏ phần đuôi cá, vì như vậy khi nướng chín trong bụng, xương cá không còn bị ứ máu, thịt cá sẽ trắng và không tanh khi để nguội. Sau đó cắm những thanh tre đã xiên cá xuống đất và phủ rơm khô lên, người nướng cá "có nghề" phải lượng sao cho rơm vừa đủ để khi lửa tàn thì cá cũng vừa chín. Rơm dư thì cá khét hoặc chín quá mất ngọt; rơm thiếu thì cá nhão, tanh; thêm rơm thì khúc đầu chín nhưng khúc đuôi lại khô mất ngon. Còn nướng lại bằng lửa than thì mất đi ít nhiều hương vị của cá lóc nướng trui. Sướng quê Dân Nam bộ mê cá lóc nướng trui vì đây là món ăn sướng mắt từ lúc chuẩn bị. Nhìn đụn rơm cháy đỏ, tiếng mỡ nổ lốp bốp thật sướng tai, sướng mũi vì cá lóc nướng thơm không giống bất cứ loại cá nướng nào khác, mùi thơm cứ toả ra từng lớp vẩy, sớ thịt, càng nghe càng ghiền. Sướng miệng bởi cá dai, béo, ngọt ăn hoài không thấy ngán. Và nó là món ăn đơn giản, dễ thực hiện. Cả nhà cùng ngồi xếp bằng quây quần bên mâm cá lóc nướng nóng hổi, tách bộ lòng cá óng ánh mỡ để riêng mời bậc trưởng thượng. Cánh đàn ông cùng nâng ly xây chừng rượu đế, ực một hơi, khà một cái thiệt đã. Vậy là bữa ăn bắt đầu rôm rả, vừa ăn vừa nói chuyện nhà cửa, con cái, ruộng vườn… Dẽ miếng cá còn bốc khói cuốn với rau rừng, đừng quên những vị chua của khế, chát của chuối xanh và nhất là miếng điều chín mọng nước. Chấm cuốn bánh tráng vào nước mắm hoặc mắm nêm cho vào miệng. Mùi thơm, vị ngọt béo của cá được các loại rau rừng và nhất là hương vị chua, chát, ngọt của trái điều hoà lẫn, dù ăn nhiều cũng không làm ngậy miệng. Nhai thật chậm rãi để nghe bao nhiêu hương vị của rơm rạ, rau cỏ, đồng ruộng như ngấm tận ruột gan. Cho dù ở bất cứ nơi nào, hương vị cá lóc nướng trui vẫn mãi là món ăn đậm đà hồn quê mà người dân đất phương Nam luôn lưu giữ trong tâm khảm của mình. Món Ngon Sài Gòn Tin Nổi Bật Giải pháp cơm chay Lạ miệng trứng gói thịt cua Cách ăn uông để có trí nhớ tốt Bí quyết nấu ăn cho những người bận rộn Công dụng của trà thảo dược Người nội trợ tìm cách đối phó với tăng giá Độc đáo món lòng thả Khuyến mãi hấp dẫn tại Quán Quảng Giá xăng đẩy giá hải sản tăng cao Quán cóc đối đầu tăng giá • Trang Chủ • Ẩm Thực Sài Gòn • Món Ngon • Nhà Hàng • Trà - Cafe • Cẩm Nang • Đồ Uống • Thực Phẩm • Cưới Hỏi • Tin Tức • English Edition • • Ẩm thực quê nhà • Văn hóa Sài Thành • Đặc sản Sài Thành • Skip to content Về miền Tây ăn cá lóc nướng trui Thứ hai, 21 Tháng 3 2011 04:25 MongngonSaigon Ai về miền tây, mà chưa một lần thưởng thức món Cá Lóc nướng trui thì đúng là một điều đáng tiếc. Cá Lóc nướng trui, món ăn đặc trưng gắn liền với tính dân dã của những người dân miền sông nước. Hương vị đặc biệt của món ăn, khó có thể phai trong lòng người thưởng thức ngay từ lần ăn đầu tiên. Để có được hương vị đó, món ăn phải trãi qua một quá trình chế biến khá độc đáo . Không như những món ăn mà trước giờ ta thường thưởng thức. Cá Lóc được bắt dưới sông lên, không cần qua các bước sơ chế như: đánh vảy, cạo nhớt, móc ruôt, ướp gia vị, … Nó chỉ đơn giản là rửa sạch và sau đó xuyên cá vào một cái que, từ miệng tới đuôi (que có thể là một cành cây hoặc một cành tre…) Tiếp theo, các que cá này sẽ được vùi vào những đống rơm khô, hoặc được cắm xuống đất, phủ rơm lên, đốt lửa, cho đến khi tro tàn. Có thể khi kể tới đây, bạn sẽ cho rằng cách chế biến món cá Lóc hơi mất vệ sinh. Nhưng bạn hãy yên tâm! Bởi nó không chỉ dừng lại ở đó. Mà sau khi cá chín, người chế biến sẽ rút cá ra khỏi que, cạo sạch những phần bị cháy, cạo cả lớp vảy trên thân cá. Bạn sẽ không thể tin vào mắt mình. Bởi cuối cũng, còn lại sẽ là phần thịt cá trắng tinh, không một chút vướng bẩn. Đấy mới chính là phần dành cho bạn thưởng thức. Đối với những con cá lóc to. Qui trình chế biến được tiến hành càng công phu hơn. Để cho cá không bị cháy mà vẫn có thể chín đều. Bạn phải đổ nước vào miệng cá, cho bụng cá đầy nước. Như thế, khi cá được nướng, nước trong bụng sẽ sôi lên làm cho cá chín đều, cả trong lẫn ngoài và chú cá Lóc của chúng ta nhờ đó sẽ càng tăng thêm độ ngọt. Sau khi nướng cá hoàn tất những chú cá sẽ được đặt lên mâm có lót lá sen, lá chuối với các loại rau ăn kèm. Bạn nên ăn kèm cá Lóc nướng trui với muối ớt, để cảm nhận được những mùi vị khác nhau: vị cay của ớt, vị mặn của muối và vị ngọt của những chú cá Lóc tươi ngon, cộng với mùi thơm của cá vừa được nướng rơm xong. Hoặc bạn có thể dùng cá để cuốn rau sống, chấm với mắm me… mỗi cách sẽ đem lại cho bạn những cảm nhận khác nhau. Ngày nay, khi có điều kiện, người dân Miền Tây cũng như ở các nhà hàng thường nướng cá với than củi. Tuy nhiên, cá lóc nướng trui được nướng với rơm vẫn là ngon nhất. Bởi nó sẽ làm cá bị hôi khói. Và cái mùi khói rơm mới chính là mùi vị đặc trưng của món cá lóc nướng trui miền Tây Nam Bộ. Dân dã như chính những người dân miền Tây Nam Bô vậy. Cá lóc nướng trui Không chỉ người dân vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long, mà nhiều người chắc hẳn cũng đã từng thưởng thức món cá lóc nướng trui. Cá lóc nướng trui là một thứ đặc sản của miền quê Nam bộ, mà khi ăn rồi chắc hẳn hương vị vẫn còn vấn vương du khách. Cá lóc nướng trui có nhiều cách, mà mỗi cách đều có cái hương vị riêng của nó. Xin mách các bạn hai lối nướng cá lóc vừa tiện lợi, vừa đậm đà hương vị quê nhà - Cá lóc bắt được trong lúc tát mương, đìa, đem lên bờ, lựa ra vài con (chú ý đừng lựa cá lớn quá sẽ không chín hết, cá nướng trui thì cỡ cườm tay người lớn là được rồi, cỡ đó ăn mới ngon), bẻ một nhánh cây trâm bầu, bình linh gì đó cũng được, tre trúc càng tốt (nhưng đừng bẻ cây chùm ruột nhé! Nghe nói cây chùm ruột xỏ lụi mà nướng cá lóc, người ăn vào sẽ bị ngộ độc). Xong rồi, xỏ vào miệng cá tạo thành một cái "xiên", cắm "xiên" cho đứng lên, hai ba xiên gì cũng được. Xong, hốt rơm rạ mà chất chung quanh các xiên cá, đốt lửa lên, nhớ chú ý cho thêm rơm, rạ vào cho tới khi "ngửi" được mùi cá chín thơm lừng là được. Chờ rơm cháy hết lớp than tro, lấy những xiên cá ra, bẻ một tàu lá chuối, lau sạch rồi vừa thổi, vừa gỡ cá ra khỏi xiên, gỡ bỏ lớp da đã bị cháy đen rồi bày lên lá chuối. [...]... điếc mũi là được (cách này thơm hơn vì con cá lóc được tẩm "hương liệu" là ngò om rồi) Cá nướng vừa chín tới bốc khói nghi ngút, thơm lừng, ai đó siêng năng, lẹ tay thì trong lúc người khác nướng cá, tranh thủ đi hái một mớ đọt bình linh, bông súng, rau muống, lá cách, đọt điều, đọt xoài mọc chung quanh, thêm vài trái ớt, dầm ớt vào muối trắng, nếu có điều kiện thì 'đâm' muối ớt sẽ ngon miệng, ngon . người chưa biết thưởng thức “cá lóc nướng trui”. Không phải lúc nào “Đệ nhất nướng trui” cũng được trang trọng giữa bàn tiệc trong nhà, đôi khi “cá lóc nướng trui” cũng bày ra ngay trên bờ đê giữa. tới bốc khói nghi ngút, thơm lừng, ai đó siêng năng, lẹ tay thì trong lúc người khác nướng cá, tranh thủ đi hái một mớ đọt bình linh, bông súng, rau muống, lá cách, đọt điều, đọt xoài mọc chung. Khuyến mãi hấp dẫn tại Quán Quảng Giá xăng đẩy giá hải sản tăng cao Quán cóc đối đầu tăng giá • Trang Chủ • Ẩm Thực Sài Gòn • Món Ngon • Nhà Hàng • Trà - Cafe • Cẩm Nang • Đồ Uống • Thực

Ngày đăng: 05/06/2015, 15:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w