1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TIỄN CÁC ĐIỀU KHOẢN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TỔNG THẦU EPC TẠI TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM

60 1K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 405,5 KB

Nội dung

THỰC TIỄN CÁC ĐIỀU KHOẢN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TỔNG THẦU EPC TẠI TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM

Trang 1

Lêi nãi ®Çu

4

……… 4

………

I CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của đề tài 7

I.1 Giới thiệu khái quát về Hợp đồng Tổng thầu EPC 7

I.1.1 Khái niệm về Hợp đồng Tổng thầu EPC 7

I.1.2 Phạm vi công việc trong hợp đồng EPC 8

I.1.3 Các vấn đề khác 9

I.2 Cơ sở lý luận của Hợp đồng Tổng thầu EPC 12

I.3 Chế độ pháp lý của hợp đồng Tổng thầu EPC 14

I.3.1 Luật đấu thầu 14

I.3.2 Thông tư 02/2005/TT-BXD hướng dẫn về Hợp đồng xây dựng 15

I.3.2.1 Hợp đồng trong hoạt động xây dựng 15

I.3.2.2 Phạm vi và đối tượng áp dụng: 15

I.3.2.3 Các loại hợp đồng xây dựng 16

I.3.3 Thông tư số 08/2003/TT-BXD 16

I.3.3.1 Công tác chuẩn bị và ký kết Hợp đồng Tổng thầu EPC 17

I.3.3.2 Nội dung trong hợp đồng Tổng thầu EPC 19

I.3.3.3 Quản lý thực hiện Hợp đồng Tổng thầu EPC 21

I.3.4 Thông tư số 01/2004/TT 23

I.3.4.1 Việc Chuẩn bị đấu thầu gói thầu EPC 23

I.3.4.2 Việc Tổ chức đấu thầu, xét thầu gói thầu EPC 24

I.3.5 Điều kiện Hợp đồng dự án EPC chìa khoá trao tay của Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) 25

II CHƯƠNG 2: Thực tiễn các điều khoản ký kết và thực hiên Hợp đồng Tổng thầu EPC tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 27

II.1 Tình hình thực hiện các Hợp đồng EPC đã ký kết tại Tổng công ty Lắp máy 27

Trang 2

II.2 Thực tiễn các điều khoản ký kết Hợp đồng tổng thầu EPC tại Tổng

công ty Lắp máy Việt nam 28

II.2.1 CÁC CÔNG VIỆC CỦA HỢP ĐỒNG 28

II.2.2 THỜI GIAN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 29

II.2.3 GIÁ HỢP ĐỒNG EPC VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN 30

II.2.3.1 Giá hợp đồng 30

II.2.3.2 Điều khoản thanh toán; 31

II.2.3.3 Tạm Ứng 31

II.2.3.4 Thanh toán trong thời gian Thực hiện Hợp đồng 31

II.2.3.5 Thanh toán khi Chấp nhận Tạm thời 33

II.2.3.6 Thanh toán khi Chấp nhận Cuối cùng 33

II.2.4 BẢO HIỂM 33

II.2.4.1 Yêu cầu chung về bảo hiểm 34

II.2.4.2 Bảo hiểm Hàng hoá 36

II.2.4.3 Bảo hiểm Mọi Rủi ro về Xây dựng 37

II.2.4.4 Bảo hiểm Thiết bị phục vụ thi công 39

II.2.4.5 Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự đối với Bên thứ ba 39

II.2.4.6 Bảo hiểm Người lao động của Tổng thầu 40

II.2.5 BẢO ĐẢM 40

II.2.5.1 Bảo đảm chung của Tổng thầu 40

II.2.5.2 Các bảo hành đặc thù của Tổng thầu 41

II.2.6 BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 41

II.2.7 TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN 42

II.2.7.1 Quyền và nghĩa vụ của Chủ đầu tư 42

II.2.7.2 Các nghĩa vụ của Tổng thầu EPC 43

II.2.8 BẤT KHẢ KHÁNG 43

II.2.8.1 Định nghĩa Bất Khả Kháng 43

II.2.8.2 Ảnh hưởng của Bất Khả Kháng 44

Trang 3

II.2.8.3 Thông báo về sự kiện Bất Khả Kháng 44

II.2.8.4 Tiếp tục công việc 44

II.2.8.5 Chi phí phát sinh do Bất Khả Kháng 45

II.2.8.6 Thiệt hại do Bất Khả Kháng 45

II.2.8.7 Chấm dứt Hợp Đồng do hậu quả của Bất Khả Kháng 45

II.2.8.8 Thanh toán khi chấm dứt Hợp Đồng do Bất Khả Kháng 45

II.2.8.9 Giải thoát khỏi thực hiện Hợp Đồng 46

II.2.9 KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP VÀ TRỌNG TÀI 46

II.2.9.1 Khiếu nại của nhà thầu 46

II.2.9.2 Trọng tài 47

II.2.9.3 Giải quyết tranh chấp và Cách thức giải quyết tranh chấp 48

II.2.10 PHẠT ĐÌNH CHỈ, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG 49

III CHƯƠNG 3: Một số kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ký kết và thực hiện chế hợp đồng EPC tại Tổng công ty Lắp máy Việt nam 54

III.1 Đánh giá chung 54

III.1.1 Thuận lợi trong việc thực hiện hợp đồng tổng thầu EPC 55

III.1.2 Khó khăn trong việc thực hiện Hợp đồng tổng thầu 56

III.2 Một số giải pháp và kiến nghị 56

KÕt luËn ……… ……… 59

Tµi liÖu tham kh¶o .60

……

Trang 4

LêI nãi ®Çu

Nền kinh tế Việt Nam sau 20 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn

về mọi mặt Nước ta đã hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, có thể nói cácthành tựu mà đất nước đạt được một vài năm gần đây là ngoài sức tưởng tưởng củacác nước bạn quốc tế Việt Nam là một trong những nước thu hút được sự đầu tư củanước ngoài , và mở rộng theo xu hướng toàn cầu hoá thì Việt nam vừa gia nhập Tổchức thương mại thế giới (WTO) Những thành tựu đạt được có sự đóng góp rất lớncủa nghành Xây dựng cơ bản Một đất nước đang trong giai đoạn phát triển không thểkhông có các DN lớn mạnh trong xây dựng cơ bản Cơ sở hạ tầng được xây dựngngày càng hoàn thiện Ngành công nghiệp xây dựng liên tục tăng trưởng cao, mứctăng hàng năm vào khoảng 10,2% năm Xuất hiện rất nhiều khu công nghiệp, các nhàmáy lọc dầu, nhà máy ximăng, nhà máy điện vv…Các công trình này là tiền đề của

sự nghiệp công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước Một nước đang phát triển nhưviệt nam thì trên con đường đưa đất nước thành một nước công nghiệp hoá thì đòi hỏiphải có một cơ sở hạ tầng vững chắc

Xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn, có tác động tới nhiều mặt củađời sống xã hội Cùng với sự phát triển chung của đất nước, hoạt động xây dựng ngàycàng phức tạp với nhiều mối quan hệ nảy sinh so với tốc độ phát triển Trong nhữngnăm gần đây, nhờ có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nhiều công trình xây dựnglớn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội caogóp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Tuy vậy,trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng cũng còn nhiều vấn đề tồn tại đòi hỏi cầnsớm có sự đổi mới nhằm nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của các chủ thểtham gia các hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng Việc khẩn trương nghiên cứu

và hoàn thiện đề án “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong đầu tư xây dựng côngtrình” do Bộ Xây dựng chủ trì trình Chính phủ là phù hợp nhằm đáp ứng các yêu cầucấp thiết hiện nay

Với vị thế của mình thì Tổng công ty Lắp máy Việt nam được chính phủ giaocho nhiệm vụ lớn lao trong xây dựng các công trình trong điểm quốc gia Với nhiệm

vụ cao cả như vậy thì LILAMA đã đưa ra một cơ chế tổng thầu EPC cho các côngtrình của mình tức là làm công trình từ tất cả các khâu xong bàn giao lại cho chủ đầu

Trang 5

tư đây gọi là hình thức chìa khoá tao tay Khái niệm tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành) hay nói cách khác là thực hiện dự án theophương thức chìa khoá trao tay xuất hiện ở nước ta trong 5 năm trở lại đây Đơn giảnbởi lâu nay các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đóng vai trò thầu phụ cho các nhà thầunước ngoài, nghĩa là chỉ làm phần C (thường chỉ chiếm tỉ trọng 15% của một dự án).chính vì vậy có thể nói mặc dù chúng ta có trình độ, có đủ điều kiện nhưng vẫn đểmột nguồn nội tệ rất lớn ra nước ngoài muốn vươn lên trở thành các tập đoàn xâydựng mạnh, các tập đoàn công nghiệp nặng, thì không thể không thực hiện vai tròtổng thầu EPC, mặc dù đây là một công việc rất khó khăn, phức tạp Chính vì vậy màTổng công ty Lăp máy Việt Nam đã có bước đi tiên phong trong việc đảm nhận lạicông việc Tổng thầu từ tay các nhà thầu nước ngoài làm lợi cho đất nước hàng chụctriệu USD

-Cơ chế Tổng thầu (EPC) trong nước rõ ràng là một phương hướng phát triểnmới của chúng ta, nó chẳng những mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho quốc gia màcòn tạo được một động lực để xây dựng được những Tập đoàn công nghiệp nặng có

đủ năng lực mọi mặt hướng tới tham gia đấu thầu các dự án có giá trị kinh tế caotrong nước và thế giới, chuẩn bị sãn sàng cho hội nhập quốc tế Áp dụng cơ chế Tổngthầu này cũng là một biện pháp để chúng ta đầu tư cho ngành cơ khí chế tạo bởi vìsau khi nhận được Tổng thầu , các Tổng công ty mới có điều kiện để đầu tư trangthiết bị, xây dựng mới các nhà máy cơ khí chế tạo, nâng cao tỷ trọng nội địa hoá sảnphẩm cơ khí, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước Với cơchế này, dần dần chúng ta làm quen với vị thế làm chủ, điều hành các nhà thầu phụnước ngoài Có như vậy chúng ta mới thay đổi được tư duy tự ti, chỉ quen phụ thuộc,làm thầu phụ cho nước ngoài (vốn đã tồn tại rất lâu trong con người Việt nam chúngta) và để tạo ra một phương hướng sản xuất kinh doanh mới Chính vì vậy em đãchọn đề tài: “THỰC TIỄN CÁC ĐIỀU KHOẢN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢPĐỒNG TỔNG THẦU EPC TẠI TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM“

Mục tiêu của đề tài là: Cho người đọc thấy rõ khái quát về hợp đồng Tổng thầuEPC và phạm vi của Hợp đồng này tại Tổng công ty Lắp máy Việt nam, các nguồnluật điều chỉnh Hợp đồng, tình hình thực hiện Hợp đồng tại Tổng công ty Lắp máyViệt nam, Các điều khoản chính cấu thành nên Hợp đồng EPC tại Tổng công ty Lắpmáy Việt nam các thuận lợi khó khăn hiện nay cho việc áp dụng hình thức Hợp đồngTổng thầu EPC Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất biện pháp tháo

Trang 6

gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý và thực hiện các dự án theo hợp đồng tổngthấu EPC

Kết cấu chính của đề tài

Chương I Cơ sở lý luận và pháp lý của đề tài

Chương II Thực tiễn các điều khoản ký kết và thực hiện hợp đồng Tổng thầu

EPC tại Tổng công ty Lắp máy Việt nam Chương III Một số Kiến nghị và giải phấp đề hoàn thiện và nâng cao hiệu quả

ký kết và thực hiện Hợp đồng Tổng thầu EPC

Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Nguyễn Hợp Toàn, cácthầy giáo trong khoa Luật Kinh tế và các anh tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam đãhết sức giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Hà Nội, ngày tháng năm 2007

SINH VIÊN THỰC HIỆN

HÀ HUY DŨNG

Trang 7

I CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của đề tài

Hợp đồng Tổng thầu EPC

I.1.1 Khái niệm về Hợp đồng Tổng thầu EPC

Hợp đồng tổng thầu EPC là sự thoả thuận bằng văn bản được ký kết giữa chủđầu tư với một nhà thầu hoặc một liên danh các nhà thầu (gọi chung là Tổng thầu) đểthực hiện trọn gói các công việc của một dự án hoặc gói thầu từ thiết kế - cung cấpvật tư, thiết bị, dịch vụ kỹ thuật - xây lắp đến vận hành đồng bộ và đưa vào sử dụng.Thuật ngữ “Hợp đồng EPC” (Engineering Procurement Construction ) thường dùngcho loại hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà tổng thầu thực hiện đối với một “côngtrình” với phạm vi công việc bao gồm các khâu: Thiết kế (E = Engineering), mua sắmthiết bị vật tư (P = Procurment) và xây lắp (C = Construction) EPC là Hợp đồng mànhà Tổng thầu ký kết với Chủ đầu tư nên trách nhiệm sẽ thuộc về nhà Tổng thầu Gọi

là Tổng thầu thì chắc chắn phải có Con của Tổng thầu hay còn gọi là nhà thầu Phụ Nên có thể nói EPC là hình thức quản lý vì phía dưới mình còn có thầu Phụ, thầu Phụđược nhà Tổng thầu ký hợp đồng nhằm thực hiện một hay nhiều phần phạm vi côngviệc của nhà Tổng thầu EPC là mô hình làm quản lý của nhà Tổng thầu thay cho bênchủ đầu tư(A) của bên (B)

- Hợp đồng EPC thực thanh, thực chi với giá trần có thưởng: Loại hợp đồngnày không áp dụng giá khoán cố định mà sẽ quyết toán thực thanh, thực chi tronggiới hạn giá trần là dự toán được duyệt Tức là giá không nêu rõ giá trị ban đầu khi kýkết hợp đồng, chỉ thanh quyết toán khi từng hạng mục công trình hoàn thành và căn

Trang 8

cứ vào khối lượng và đơn giá lúc hoàn thành Trong hợp đồng các bên chỉ đưa ra giátrần là giá cao nhất có thể Các bên căn cứ vào giá trần để khi thanh quyết toán đưa ragiá cuối cùng không vượt giá trần Hợp đồng EPC thực thanh là loại hợp đồng thanhtoán theo khối lượng thực tế

Hai dạng Hợp đồng này đều giống nhau ở phạm vi công việc Cả 2 dạng đềubao gồm tất cả các khâu từ, thiết kế, mua sắm cung cấp vật tư thiết bị và xây dựng sựkhác nhau rõ rệt giữa hai dạng chính là việc định giá Hợp đồng, Hợp đồng EPCkhoán gọn chìa khoá trao tay được định giá trọn gói trong khi Hợp đồng EPC thựcthanh giá đựơc thanh toán theo khối lượng thực tế và căn cứ vào giá trần Ở Việt namhiện nay cũng như Tổng công ty Lắp máy Việt nam chỉ áp dụng hình thức Tồng thầuEPC chìa khoá trao tay Còn Hợp đồng EPC thực thanh chỉ áp dụng cho các nươcphát triển có trính độ quản lý cao Hợp đồng EPC chìa khoá trao tay hiện tại áp dụngđem lại hiệu quả rất lớn cho nền kinh tế đất nước Trong phạm vi đề tài chỉ nghiêncứu Hợp đồng EPC chìa khoá trao tay

I.1.2 Phạm vi công việc trong hợp đồng EPC

Khâu thiết kế (E) thường bao gồm 2 bước: Thiết kế cơ sở (Basic Design) vàthiết kế chi tiết (Detailed Design) tương ứng với các bước thiết kế kỹ thuật và thiết kếbản vẽ thi công được quy định trong Luật xây dựng của Việt Nam năm 2003 (Điều54) Nếu hợp đồng EPC của một dự án có sử dụng bản quyền công nghệ thì khâuthiết kế có thể bao gồm cả thiết kế công nghệ hoặc được tách riêng thành hợp đồnggiữa chủ đầu tư và hãng cung cấp bản quyền công nghệ Việc lựa chọn bản quyềncông nghệ có thể đã được giải quyết trong giai đoạn lập báo cáo khả thi hoặc tronggiai đoạn xác định phạm vi công việc của hợp đồng EPC Chủ đầu tư sẽ quyết địnhlựa chọn và gói gọn cùng hợp đồng EPC (hợp đồng tay 3) hay ký riêng với hãng cấpbản quyền

Khâu mua sắm thiết bị vật tư (P) thường bao gồm tất cả các công đoạn từ hồ sơđấu thầu, đấu thầu chọn các nhà chế tạo, cung cấp, vận chuyển, bảo quản thiết bị, vật

tư đến khi đưa vào lắp đặt Thiết bị vật tư được xác định theo phạm vi công việc, cụthể từng loại về tiêu chuẩn kỹ thuật, vật liệu, xuất xứ, danh sách các nhà chế tạo vànhững chứng chỉ phù hợp tuỳ theo yêu cầu công nghệ và các điều kiện của dự án.Trong một số trường hợp, hãng cấp bản quyền công nghệ chỉ định danh sách một sốnhà chế tạo cho những thiết bị then chốt trong công nghệ của họ Các tổng thầu lớn

Trang 9

trên thế giới phải qua nhiều công trình mới xây dựng được mối quan hệ và độ tin cậycần thiết đảm bảo cho việc thực hiện công trình đúng tiến độ Các Tổng thầu ViệtNam phải vượt qua thử thách này và cũng phải mất nhiều thời gian và kỳ công xâydựng lực lượng chuyên nghiệp làm công tác mua sắm thiết bị vật tư theo thông lệquốc tế.

Khâu xây lắp (C) bao gồm tất cả các công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị củacông trình Nó bao gồm cả các công việc chạy thử, đưa vào sản xuất Công việc chạythử công trình tuy có giá trị không lớn nhưng lại hết sức quan trọng Nó đánh giá mức

độ thành công của toàn bộ các công việc trước đó Nó đòi hỏi sự phối hợp rất nhịpnhàng giữa chủ đầu tư, tổng thầu, hãng cấp bản quyền công nghệ, các nhà chế tạothiết bị theo trình tự và quy trình nghiêm ngặt Có trường hợp, chủ đầu tư tự làm côngtác chạy thử hoặc ký hợp đồng chạy thử riêng với các hãng chuyên nghiệp làm côngviệc này Nếu dự án là một công trình trên mặt bằng mới thì khâu xây lắp có thể cònbao gồm công việc san lấp mặt bằng Chẳng hạn mới đây Tổng công ty Lắp máy ViệtNam làm chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện Vũng áng 1 tại Tĩnh Hà Tĩnh, thời điểm hiệnnay thì Tổng công ty đang triển khai gói san nền SN-03a của nhà máy

I.1.3 Các vấn đề khác

 Nguyên tắc “Một đầu mối trách nhiệm”

Trong hợp đồng EPC khoán gọn, chìa khoá trao tay, tổng thầu là đầu mối duynhất chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về toàn bộ công trình Rõ ràng việc ký kếthình thức này là gữa nhà Tổng thầu và Chủ đầu tư nên trách nhiệm là thuộc về NhàTổng thầu hay nhà thầu chính đối với chủ đầu tư vì vậy một đầu mối trách nhiệm làthuộc về nhà Tổng thầu Tông thầu phải có đủ năng lực và nguồn lực để thực hiệncông việc, kể cả việc sử dụng và điều hành các thầu phụ của mình hoàn thành mụctiêu về chất lượng, tiến độ Ở Việt Nam, việc chỉ huy, điều hành của tổng thầu trongnước đối với các thầu phụ có khi rất khó khăn Tổng thầu cần phải loại ngay nhữngthầu phụ kém, không đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc thì mới thực hiện đượctrách nhiệm của mình

Chủ đầu tư là đầu mối duy nhất giải quyết các yêu cầu cho tổng thầu theonghĩa vụ được quy định trong hợp đồng, nhưng không can thiệp vào công việc cụ thểcủa tổng thầu Việc thực hiện nguyên tắc một đầu mối trách nhiệm đảm bảo cho mối

Trang 10

quan hệ và sự phối hợp giữa chủ đầu tư và tổng thầu trong quá trình điều hành dự ánluôn hiệu quả.

 Đảm bảo chất lượng cho Hợp đồng EPC

Tổng công ty luôn nêu cao tinh thần đảm bảo chất lượng cho khách hàng Khâuđảm bảo chất lượng được thoả thuận trong các điều khoản của hợp đồng EPC và xácđịnh cụ thể trong phạm vi công việc Hệ thống tiêu chuẩn áp dụng cho công trìnhđược xác định cho từng khâu công việc khảo sát, thiết kế, mua sắm thiết bị vật tư, xâylắp, chạy thử và vận hành Tổng thầu phải có các chứng chỉ ISO, phải có chính sách

về chất lượng trong các hoạt động của mình, phải có kế hoạch đảm bảo chất lượng cụthể cho việc thực hiện công trình, có tổ chức nhân sự cụ thể các loại thiết bị đưa vàoxây dựng phải có các chứng chỉ, xuất xứ và qua kiểm định làm công tác đảm bảo vàkiểm soát chất lượng Tất cả các khâu công việc đều phải thực hiện theo quy trình kỹthuật và được giám sát, nghiệm thu Chủ đầu tư cần có kế hoạch quản lý chất lượng

và nhân sự được đào tạo về quản lý chất lượng công trình Ngoài ra, các cơ quangiám định chất lượng, các hãng cấp chứng chỉ quốc tế cần được huy động để giúp chủđầu tư và tổng thầu quản lý chất lượng công trình theo mục tiêu đã thống nhất.

Nhà Tổng thầu phải xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng để tuân thủyêu cầu của hợp đồng, Hệ thống này phải thích hợp với ccác chi tiết đã nêu trong hợpđồng Chủ đầu tư có quyền kiểm tra bất cứ khâu nào của hệ thống Chi tiết của tất cảcác thủ tục và tài liệu chứng minh cho sự phù hợp phải nộp cho chủ đầu tư trước khibắt đầu mỗi giai đoạn

 Đảm bảo tiến độ cho Hợp đồng EPC

Thời hạn hoàn thành công trình mà Tổng công ty Lăp máy Việt Nam luôn đềcao là một mục tiêu hết sức quan trọng của hợp đồng EPC Đối với chủ đầu tư, việcsớm đưa công trình vào sản xuất sử dụng càng sớm sẽ phát huy được hiệu quả nguồnvốn đầu tư mang lại lợi ích rất lớn Ví dụ Nhà máy Phân đạm Phú Mỹ mỗi ngày códoanh thu khoảng 500.000 USD.

Những mốc thời gian từng giai đoạn chính của công trình được xác định cụ thểtrong những điều khoản và tiến độ tổng thể của hợp đồng EPC Các điều khoản vềphạt chậm tiến độ đối với tổng thầu là một biện pháp mang tính răn đe nhằm thúc đẩytổng thầu có biện pháp phù hợp và cố gắng đản bảo tiến độ Mức phạt chậm tiến độthường được tính theo ngày, theo tuần, nhưng tổng giá trị phạt không vượt quá giới

Trang 11

hạn một số phần trăm giá trị hợp đồng theo thông lệ quốc tế và được hai bên thoảthuận Đối với những tổng thầu lớn, việc đảm bảo tiến độ công trình vừa là mục tiêuhiệu quả kinh tế khi thực hiện hợp đồng, vừa là danh dự, uy tín của hãng để làm ănlau dài trên thị trường trong nước trường quốc tế, nó quan trọng và có ý nghĩa hơnnhiều so với mức thiệt hại khi bị phạt chậm tiến độ.

 Giá cố định và phát sinh trong Hợp đồng EPC

Hợp đồng EPC khoán gọn, chìa khoá trao tay có ưu điểm là giá cố định, thuậnlợi cho cả chủ đầu tư lẩn tổng thầu, các thủ tục nghiệm thu công trình, thanh toán đơngiản Hai bên sẽ không tốn thời gian và công sức để xây dựng đơn giá công trình, lập

dự toán chi tiết, làm các thủ tục nghiệm thu, thanh toán Chủ đầu ínhẽ yên tâm trongviệc quản lý dự toán và tài chính của mình Tổng thầu sẽ chủ động thực hiện côngviệc theo nguyên tắc khoán gọn từng khâu công việc và lời ăn, lổ chịu.

Tuy vậy, trong thực tiển vẩn có những phát sinh đối với hầu hết các công trình.Bởi vì, trong quá trình thực hiện, nhiều công việc bắt buộc phải điều chỉnh hoặc thayđổi cho phù hợp với điều kiện thực tế, có giải pháp tốt hơn Có loại phát sinh làmtăng chi phí, có loại phát sinh làm giảm chi phí và có loại phát sinh không ảnh hưởngđến dự toán đã được duyệt Quản lý phát sinh là một công việc khó và phức tạp, đòihỏi cả tổng thầu lẩn chủ đầu tư phải có trình độ và kinh nghiệm cũng như sự cộng tác

và thiện chí của cả hai bên

 Quản lý rủi ro trong Hợp đồng EPC

Hợp đồng EPC khoán gọn, chìa khoá trao tay thường chứa đựng nhiều rủi ro.Trong quá trình thực hiện, những biến động về tỷ giá, thị trường, giá cả thiết bị vật tư,nhân lực hay bất ổn trên thế giới đều tạo ra các rủi ro cho tổng thầu dẩn đến kéo dàitiến độ và vượt dự toán hợp đồng Những rủi ro lớn có khi ảnh hưởng tới sự thành bạicủa cả dự án Vì vậy, tổng thầu phải lường trước các rủi ro có thể xảy ra và có cácgiải pháp phù hợp để tránh rủi ro và giảm thiểu hậu quả do rủi ro gây ra Chủ đầu tưcũng cần nhận thức đầy đủ về khía cạnh này, bởi vì khi xảy ra những rủi ro lớn thìhậu quả mà chủ đầu tư phải gánh chịu có khi còn nặng nề hơn cả tổng thầu Rủi rocủa dự án phân bổ cho tất cả các bên tham gia từ chủ đầu tư, tổng thầu cho đến cácthầu phụ, các nhà cung cấp thiết bị vật tư, và tiềm ẩn ở tất cả các khâu công việc, ởmọi giai đoạn thực hiện công trình

 Vận hành, bảo dưỡng công trình và đào tạo nhân lực

Trang 12

Trong hợp đồng EPC khoán gọn, chìa khoá trao tay, trách nhiệm của tổng thầukhông phải chấm dứt ngay sau khi tổng thầu bàn giao công trình mà kéo dài tới hếtthời hạn bảo hành, thường là 24 tháng sau khi nghiệm thu công trình Đây không chỉđơn thuần là quá trình chuyển giao tài sản giữa tổng thầu và chủ đầu tư mà còn là quátrình chuyển giao công nghệ để chủ đầu tư có thể làm chủ được khâu vận hành, sảnxuất của mình Vì vậy, việc đào tạo nhân lực và các việc cần thiết khác liên quan đếnvận hành và bảo dưỡng công trình phải được quan tâm ngay từ đầu và bắt tay thựchiện ngay từ khi triển khai thiết kế Với những nhà máy mới, lần đầu tiên xây dựng ởViệt Nam, cần chú trọng cả khâu thuê chuyên gia vận hành, bảo dưỡng lành nghềtrong những năm đầu sản xuất Việc dự trữ hợp lý xúc tác, hoá phẩm, phụ tùng thaythế cũng là yêu cầu quan trong đảm bảo an toàn cho quá trình chạy thử và sản xuất.

 Tinh thần hợp tác trong việc thực hiện hợp đồng EPC

Hợp đồng EPC khoán gọn, chìa khoá trao tay phân định trách nhiệm giữa chủđầu tư và tổng thầu tương đối rõ ràng, đơn giản Tuy vậy, việc làm cho hàng vạn thiết

bị, máy móc, chi tiết bằng kim loại hay vật liệu tổng hợp vô tri vô giác tổ hợp vớinhau thành một nhà máy hoạt động liên tục như một cơ thể sống, thực sự là một kỳcông Nó đòi hỏi sự phối hợp của nhiều người, nhiều bên trong mọi lĩnh vực có liênquan, mà đại diện cuối cùng ở đây là chủ đầu tư và tổng thầu Mục tiêu chung của haibên là công trình được thực hiện đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ, đúng dự toán vàhoạt động đạt công suất, hiệu suất đã cam kết Vì vậy, tinh thần hợp tác đã được quántriệt cho mọi người, mọi lúc, mọi nơi là một nhân tố đảm bảo thành công.

 Con đường hội nhập

Hợp đồng EPC khoán gọn, chìa khoá trao tay là cách làm thông dụng trên thếgiới hiện nay để thực hiện những dự án công nghiệp lớn Việc thực hiện các dự áncông nghiệp bằng hợp đồng EPC thông qua đấu thầu công khai là con đường tất yếu

để Tổng công ty Lắp máy Việt Nam nói chung và Việt Nam nói riê hội nhập với cộngđồng quốc tế

đồng Tổng thầu EPC

Xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn, có tác động tới nhiều mặt củađời sống xã hội Cùng với sự phát triển chung của đất nước, hoạt động xây dựng ngàycàng phức tạp với nhiều mối quan hệ nảy sinh so với tốc độ phát triển Trong những

Trang 13

năm gần đây, nhờ có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nhiều công trình xây dựnglớn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội caogóp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trong bốicảnh đó thì Việc áp dụng cơ chế tổng thầu đã đem lại cho đất nước cũng như doanhnghiệp Việt Nam rất nhiều giá trị về kinh tế, Và thực tiễn đã chứng minh điều đó.Tổng công ty Lắp máy Việt Nam là một trong không nhiều Tổng công ty đi tiênphong Trong việc làm Tổng thầu tại Việt Nam và Kết quả là đã có hàng chục côngtrình hàng trăm triệu USD đã được LILAMA ký kết Như vậy có thể nói Việc ápdụng cơ chế tổng thầu trong thời gian qua đã đem lại cho đất nước và doanh nghiệpViệt Nam một số lợi ích rất lớn

Tạo một động lực ban đầu để dần dần hình thành được những Tập đoàn Côngnghiệp nặng về quản lý dự án, thiết kế kỹ thuật, công nghệ, chế tạo cơ khí thiết bịđồng và tích luỹ được kinh nghiệm, năng lực quản lý dự án tiến tới tham gia dự thầu

cả dự án trong nước và ngoài nước Một nước được gọi là Công nghiệp hoá không thểthiếu những Tập đoàn công nghiệp nặng này

Áp dụng cơ chế Tổng thầu này cũng là một biện pháp để chúng ta đầu tư chongành cơ khí chế tạo bởi vì sau khi nhận được Tổng thầu , các Tổng công ty mới cóđiều kiện để đầu tư trang thiết bị, xây dựng mới các nhà máy cơ khí chế tạo, nâng cao

tỷ trọng nội địa hoá sản phẩm cơ khí, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệphoá đất nước

Cơ chế Tổng thầu cũng là một biện pháp để phát huy nội lực tối đa nhất , thuhút được một lực lượng lao động lớn nhất Đó là lực lượng kỹ sư, cử nhân kinh tếtham gia thiết kế, quản lý dự án, công nhân cơ khí chế tạo tham gia vào các nhà máy

để tự chế tạo lấy thiết bị công nghệ, xây dựng, lắp máy trên các công trình do chúng

ta làm chủ

Với cơ chế này, dần dần chúng ta làm quen với vị thế làm chủ, điều hành các

nhà thầu phụ nước ngoài Có như vậy chúng ta mới thay đổi được tư duy tự ti, chỉquen phụ thuộc, làm thầu phụ cho nước ngoài (vốn đã tồn tại rất lâu trong con ngườiViệt nam chúng ta) và để tạo ra một phương hướng sản xuất kinh doanh mới

Các công trình áp dụng cơ chế Tổng thầu do LILAMA đảm nhận như điệnUông bí 1-2, Cà mau 1-2, xi măng Sông Thao, Đô lương với tổng giá trị hợp đồnglên đến 1,5 tỷ US dollars Các dự án này do nhà Tổng thầu trong nước thực hiện,

Trang 14

đương nhiên giá trị này được tính là giá trị sản xuất công nghiệp của ta, do vậy nógóp phần tăng trưởng GDP của cả nước.Mặt khác, phần lợi nhuận sinh ra đươngnhiên là của phía Việt nam Nếu theo cách làm trước đây thì phần lợi nhuận này sẽphải chuyển ra khỏi Việt nam.

Tóm lại , để thực hiện thành công cũng như nhân rộng và phát triển cơ chếTổng thầu EPC nhằm tạo động lực, điều kiện để phát triển ngành công nghệp nặng(cơ khí chế tạo) là một chủ trương rất đúng đắn của Đảng và Chính phủ ta Song đâycũng là một việc làm đầy khó khăn và thử thách, đòi hỏi chúng ta phải có một quanđiểm nhất quán và một phương pháp tư duy hoàn toàn mới về phát triển kinh tế đấtnước

đồng Tổng thầu EPC

I.3.1 Luật đấu thầu

Luật đấu thầu đã giải thích rõ một số từ ngữ liên quan đến quá trình đấu thầu Và

nói rõ thế nào là gói thầu EPC Trong điều 4 đã có giải thích:

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu

để thuộc các dự án (sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư và pháttriển) trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng minh bạch, và hiệu quả kinh tế.Bên mời thầu thường là chủ đầu tư hay chủ sở hữu cần một số đơn vị có đủ tư cáchpháp nhân trong việc

Hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động cuả các bên liên quan trong quá

trình lựa chọn nhà thầu

Trình tự thực hiện đấu thầu gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu,

đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quảđấu thầu, thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn

trực tiếp quản lý và thực hiện dự án

Bên mời thầu là Chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn đủ năng lực và kinh

nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo quy định tại Luật đấu thầu

Trang 15

Trong Hợp đồng EPC bao gồm các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư

và xây lắp

Nhà thầu EPC là nhà thầu tham gia đấu thầu để thực hiện Hợp đồng EPC

Đối với Hợp đồng EPC áp dụng phương thức đấu thầu một túi hồ sơ Nhà thầu

nộp hồ sơ dự thầu gồm đè xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của

Hồ sơ mời thầu Việc mở thầu được tiến hành một lần

I.3.2 Thông tư 02/2005/TT-BXD hướng dẫn về Hợp đồng xây dựngI.3.2.1 Hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Hợp đồng trong hoạt động xây dựng ( sau đây gọi tắt là hợp đồng xây dựng ) là

sự thoả thuận bằng văn bản giữa Bên giao thầu và Bên nhận thầu để thực hiện toàn bộhay một hoặc một số công việc trong hoạt động xây dựng Hợp đồng xây dựng là vănbản có giá trị pháp lý ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồngphải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ký kết, là căn cứ để thanh toán vàphân xử các tranh chấp ( nếu có ) trong quan hệ hợp đồng;

Bên giao thầu: là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp củachủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu

Nhà thầu: là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu Trongtrường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân Nhà thầu là nhàxây dựng trong đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hóa;

là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn; là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọnđối tác đầu tư Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam vàhoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

I.3.2.2 Phạm vi và đối tượng áp dụng:

Phạm vi áp dụng: Các dự án đầu tư xây dựng công trình, các gói thầu về tư vấn

và thi công xây dựng công trình có sử dụng các nguồn vốn đầu tư

Trang 16

- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiềunguồn vốn.

Trường hợp dự án được đầu tư bằng nguồn tài trợ từ nước ngoài thì hợp đồngxây dựng còn phải phù hợp với các quy định của Hiệp định tài trợ đã ký kết

Đối tượng áp dụng: là tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoàiđầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam Trườnghợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập

có quy định khác với Luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó

I.3.2.3 Các loại hợp đồng xây dựng

Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình, loại công việc, các mối quan hệ củacác bên, hợp đồng xây dựng có thể có nhiều loại với nội dung khác nhau, cụ thể:

- Hợp đồng tư vấn: được ký kết giữa Bên giao thầu và Bên nhận thầu để thựchiện các công việc tư vấn như: lập quy hoạch xây dựng; lập dự án đầu tư xây dựngcông trình; khảo sát xây dựng; thiết kế xây dựng công trình; lựa chọn nhà thầu; giámsát thi công xây dựng công trình; quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; thẩm trathiết kế, tổng dự toán, dự toán và các hoạt động tư vấn khác có liên quan đến xâydựng công trình;

- Hợp đồng thi công xây dựng: được ký kết giữa Bên giao thầu và Bên nhân thầu

để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việcxây dựng theo thiết kế, dự toán xây dựng công trình;

- Hợp đồng tổng thầu xây dựng: được ký kết giữa chủ đầu tư với một nhà thầuhoặc một liên danh nhà thầu ( gọi chung là tổng thầu ) để thực hiện một loại côngviệc, một số loại công việc hoặc toàn bộ các công việc của dự án đầu tư xây dựngcông trình, như: thiết kế; thi công; thiết kế và thi công xây dựng công trình; thiết kế,cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình ( Hợp đồng tổng thầu EPC );lập dự án, thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình ( Hợp đồngtổng thầu chìa khoá trao tay )

Trang 17

I.3.3 Thông tư số 08/2003/TT-BXD

Thông tư số 08/2003/TT-BXD ngày 09/07/2003 của Bộ xây dựng: Hướng dẫnnội dung và quản lý thực hiện hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung ứng vật tư, thiết bị -xây dựng (gọi tắt theo tiếng Anh là hợp đồng tổng thầu EPC) Các nội dung chínhcủa Thông tư này :

- Thông tư này hướng dẫn nội dung và quản lý thực hiện hợp đồng tổng thầuthiết kế - cung ứng vật tư, thiết bị - xây dựng (gọi tắt theo tiếng Anh là hợp đồng tổngthầu EPC) đối với các dự án, gói thầu sử dụng các nguồn vốn đầu tư theo quy địnhcủa Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ

- Trong thông tư này Bộ xây dựng rất khuyến khích việc áp dụng hình thức hợpđồng tổng thầu EPC đối với những dự án, mà chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực

để trực tiếp quản lý thực hiện dự án và những dự án, đã được đầu tư xây dựng phổbiến, có phạm vi công việc, khối lượng và giá cả đã xác định rõ Bộ xây dựng chỉ rõnếu chủ dầu tư không đủ năng lực thì có thể ký Hợp đồng với các đơn vị có đử nănglực để thưc hiện thay cho mình và có thể áp dụng lại theo các Hợp đồng EPC tương

tự mà đã làm từ trước

- Các nhà thầu được lựa chọn để ký kết hợp đồng tổng thầu EPC phải có đủ điềukiện về kinh nghiệm, năng lực theo Quy định về điều kiện năng lực hoạt động xâydựng tại Quyết định số 19/2003/QĐ-BXD ngày 3/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xâydựng Trong quá trình chuẩn bị, ký kết và thực hiện hợp đồng, khuyến khích nhà thầu

đề xuất các sáng kiến, biện pháp hoặc vận dụng kinh nghiệm của mình để hoànthành các công việc theo hợp đồng, bảo đảm mục tiêu, yêu cầu và nâng cao hiệu quảcủa dự án, gói thầu

- Việc ký kết và thực hiện hợp đồng tổng thầu EPC phải phù hợp với các quyđịnh của pháp luật về hợp đồng kinh tế

I.3.3.1 Công tác chuẩn bị và ký kết Hợp đồng Tổng thầu EPC

- Sau khi dự án đã được quyết định đầu tư, để thực hiện dự án, theo hình thứchợp đồng tổng thầu EPC thì chủ đầu tư cần phải làm một số công tác chuẩn bị Thànhlập ban quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực theo Quy định về điều kiện năng lựchoạt động xây theo Pháp luật quy định để giúp chủ đầu tư thực hiện một số công việc

Trang 18

như: thuê tư vấn giám sát quá trình thực hiện hợp đồng, lập hồ sơ về yêu cầu của chủđầu tư và hồ sơ mời thầu, lựa chọn tổng thầu, thương thảo và ký kết hợp đồng và một

số công việc khác Đối với các dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủđầu tư có thể sử dụng ngay bộ máy giúp việc có đủ điều kiện năng lực theo quy địnhcủa mình để thực hiện các công việc trên mà không cần lập ban quản lý dự án

- Lập hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư: Căn cứ Báo cáo nghiên cứu khả thi,Báo cáo đầu tư và tổng mức đầu tư của dự án được duyệt, chủ đầu tư lập Hồ sơ vềyêu cầu của chủ đầu tư với tất cả các nội dung của Hợp đồng EPC Hồ sơ về yêu cầucủa chủ đầu tư cần đơn giản, đầy đủ và rõ ràng để có thể xác định được phạm vi côngviệc theo hợp đồng EPC, dự tính khối lượng công tác và vận dụng được các đơn giáthích hợp để lập hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ chào thầu EPC Nội dung của tài liệu nàycũng cần gợi mở những vấn đề mà nhà thầu có thể tham gia góp ý kiến ngay từ đầunhư: tài liệu thiết kế trong hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư, dự kiến phạm vi thựchiện các công việc theo hợp đồng và những nội dung cần thiết khác Trong trườnghợp chủ đầu tư muốn giao thêm cho nhà thầu thực hiện công việc lập dự án đầu tưxây dựng thì nội dung hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư cần được bổ sung thêm cácyêu cầu về lập dự án và hướng dẫn để làm các thủ tục có liên quan Chủ đầu tư có thể

tự lập hoặc thuê tư vấn để lập hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư và trong trường hợpthuê tư vấn để chuẩn bị tài liệu này thì tổ chức tư vấn phải đồng thời là tư vấn giámsát quá trình thực hiện hợp đồng

- Việc chuẩn bị chuẩn bị tài liệu thiết kế để mời thầu EPC hoặc chỉ định thầuEPC là thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt Tài liệu này cóthể được bổ sung, chi tiết thêm trong một số trường hợp tuỳ thuộc vào mức độ đầy

đủ, chi tiết cũng như sự phù hợp giữa thiết kế sơ bộ với các nội dung cụ thể kháctrong hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư Trường hợp nội dung của thiết kế sơ bộ đã đầy

đủ và chi tiết thì sử dụng ngay thiết kế sơ bộ làm tài liệu thiết kế để mời thầu hoặc chỉđịnh thầu EPC;

- Việc Lập hồ sơ mời thầu Hợp đồng Tổng thầu EPC được quy định cụ thể trongthông tư 08: Hồ sơ mời thầu EPC được lập theo quy định của pháp luật về đấu thầu

và cơ sở để lập hồ sơ mời thầu EPC là hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư Người phêduyệt hồ sơ mời thầu EPC phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự phù hợp của

hồ sơ mời thầu với dự án đã được phê duyệt

Trang 19

- Điều kiện đối với nhà Tổng thầu EPC được chọn làm tổng thầu phải có đủnăng lực hoạt động theo Quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng tạiQuyết định số 19/2003/QĐ-BXD ngày 3/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và đápứng được các yêu cầu của chủ đầu tư Cụ thể là: Có đăng ký kinh doanh ngành nghềhoạt động phù hợp với nội dung công việc của dự án, gói thầu Trường hợp liên danhcác nhà thầu được lựa chọn làm tổng thầu thì phải có hợp đồng liên danh, trong đó cómột nhà thầu đại diện chịu trách nhiệm chung và phải có cam kết thực hiện công việctheo phân giao trách nhiệm giữa các nhà thầu, từng nhà thầu trong liên danh phải cóđăng ký kinh doanh ngành nghề hoạt động phù hợp với công việc được phân giao; Có

đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ của tổng thầu như: có kinhnghiệm về kỹ thuật, có khả năng, kinh nghiệm làm tổng thầu xây dựng các dự án, góithầu với yêu cầu kỹ thuật và quy mô tương đương; trong cơ cấu tổ chức của nhà thầu

có các đơn vị đầu mối về tư vấn thiết kế, gia công chế tạo, cung ứng vật tư, thiết bị vàxây lắp; Có uy tín đối với các tổ chức cho vay vốn và có khả năng đáp ứng được cácyêu cầu tài chính của dự án, gói thầu

- Việc ký kết Hợp đồng tổng thầu EPC: Thương thảo và ký kết hợp đồng tổngthầu EPC được căn cứ vào hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dựthầu (hồ sơ chào thầu), kết quả đấu thầu được duyệt hoặc văn bản chỉ định thầu củacấp có thẩm quyền Trường hợp liên danh nhà thầu được chọn làm tổng thầu thì cùngvới nhà thầu đại diện, từng nhà thầu trong liên danh có thể trực tiếp ký vào hợp đồngtổng thầu EPC với chủ đầu tư hoặc chỉ đại diện liên danh ký để chịu trách nhiệm theo

sự phân giao công việc trong hợp đồng liên danh đã ký kết; Nội dung của hợp đồng

ký kết phải phù hợp với các quy định của pháp luật hợp đồng kinh tế và các bên thamgia hợp đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính pháp lý cũng như sự phùhợp của nội dung hợp đồng với dự án đã được phê duyệt

I.3.3.2 Nội dung trong hợp đồng Tổng thầu EPC

- Hồ sơ hợp đồng:

Hồ sơ hợp đồng bao gồm các thoả thuận hợp đồng của nhà Tổng thầu và các vănbản kèm theo Các văn bản thỏa thuận hợp đồng được lập theo mẫu có nêu ra trongPhụ lục kèm theo Thông tư này Các tài liệu kèm theo thoả thuận hợp đồng bao gồm:

hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu (hồ sơ chào thầu),thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu, các điều kiện chung và điều kiện

Trang 20

riêng của hợp đồng, các bản vẽ, các thoả thuận bằng văn bản giữa chủ đầu tư với tổngthầu và các tài liệu có liên quan khác Các tài liệu kèm theo thoả thuận hợp đồng làmột phần của nội dung hợp đồng tổng thầu EPC Trong thông tư cũng nêu rõ các bêntham gia ký kết hợp đồng có thể sử dụng hoặc tham tài liệu hướng dẫn của Hiệp hộiquốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) về các nội dung chi tiết của tài liệu hợp đồng Trongtài liệu FIDIC này quy định rất rõ và chi tiết các điều kiện chung và điều kiện riêngcủa Hợp đồng EPC.

- Giá hợp đồng:

Giá hợp đồng tổng thầu EPC được hình thành và xác định trên cơ sở hồ sơ vềyêu cầu của chủ đầu tư, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu (hồ sơ chào thầu) của nhà thầuđược lựa chọn và kết quả thương thảo hợp đồng theo nguyên tắc: Trường hợp tổ chứcđấu thầu thì giá hợp đồng được xác định căn cứ vào giá trúng thầu và kết quả thươngthảo hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu trúng thầu; Trường hợp chỉ định thầu thìđối với loại dự án, gói thầu có tính chất phổ biến, có phạm vi công việc và khối lượngthực hiện đã rõ thì giá hợp đồng được xác định ngay khi ký kết hợp đồng; đối với loại

dự án, gói thầu có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp thì giá hợp đồng được chủ đầu tư vàtổng thầu thống nhất tạm tính trên cơ sở mức vốn đầu tư dành cho dự án, gói thầuEPC trong tổng mức đầu tư được duyệt và được xác định chính thức khi có kết quảđấu thầu mua sắm thiết bị và thiết kế kỹ thuật-tổng dự toán được duyệt hoặc đượcthoả thuận; Về nguyên tắc, giá hợp đồng tổng thầu EPC là giá trọn gói, không thayđổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng và không được vượt mức vốn đầu tư dànhcho dự án, gói thầu EPC trong tổng mức đầu tư được duyệt Giá hợp đồng tổng thầuEPC bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để tổng thầu thực hiện các công việc theohợp đồng đã ký kết

- Tạm ứng, thanh toán hợp đồng:

Việc tạm ứng, thanh toán đối với hợp đồng tổng thầu EPC được thực hiện theonguyên tắc: Giá thanh toán hợp đồng tổng thầu EPC là giá hợp đồng và các điều kiệnghi trong hợp đồng phù hợp với các quy định nêu trong thông tư này Khi triển khaithực hiện hợp đồng, chủ đầu tư thực hiện việc tạm ứng vốn cho Tổng thầu (trừ trườnghợp hai bên có thoả thuận khác) Việc tạm ứng vốn của tổng thầu cho các nhà thầuphụ được thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành; Vốn tạmứng sẽ được thu hồi dần vào từng kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành với tỷ lệ phần

Trang 21

trăm tương ứng và được thu hồi hết khi công việc được thanh toán khối lượng hoànthành đến 80% giá trị khối lượng Chủ đầu tư thanh toán cho tổng thầu theo tiến độthực hiện công việc, theo giá trị hợp đồng và các điều kiện của hợp đồng đã được kýkết trên cơ sở khối lượng công việc được nghiệm thu theo giai đoạn thực hiện hoặctheo công trình, hạng mục công trình hoàn thành phù hợp với kế hoạch thanh toáncủa hợp đồng - Hợp đồng thầu phụ:

Tổng thầu lựa chọn nhà thầu phụ thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu Tổngthầu phải ghi danh sách các nhà thầu phụ trong hồ sơ dự thầu (hồ sơ chào thầu) vàphải được chủ đầu tư chấp thuận Việc ký kết hợp đồng thầu phụ giữa tổng thầu vànhà thầu phụ phải phù hợp với nội dung của hợp đồng tổng thầu EPC và các quy địnhcủa pháp luật về hợp đồng kinh tế Trong phạm vi thực hiện công việc của hợp đồngtổng thầu EPC, nhà thầu phụ không có quan hệ hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư vàchỉ chịu trách nhiệm trước tổng thầu về phần công việc thực hiện theo hợp đồng thầuphụ Tổng thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về mọi công việc thực hiệntheo hợp đồng tổng thầu EPC, kể cả phần việc do thầu phụ thực hiện Về nguyên tắc,tổng thầu không được phép giao thầu phụ các công việc chủ yếu của dự án, gói thầu

có tính chất quyết định đến chất lượng và thời hạn hoàn thành công trình Trường hợpđặc biệt phải có thoả thuận của chủ đầu tư Việc giao thầu phụ đối với các nhà thầuphụ khác không có danh sách trong hồ sơ dự thầu (hồ sơ chào thầu) phải được chủđầu tư chấp thuận bằng văn bản và chủ đầu tư không được từ chối ra văn bản chấpthuận nếu không có lý do xác đáng

I.3.3.3 Quản lý thực hiện Hợp đồng Tổng thầu EPC

Trên cơ sở các quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèmtheo các Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, số 12/2000/NĐ-CP và số 07/2003/NĐ-CPcủa Chính phủ, việc quản lý thực hiện hợp đồng tổng thầu EPC cần được thực hiệntheo nguyên tắc tăng thêm quyền chủ động và trách nhiệm của tổng thầu kết hợp vớiviệc bảo đảm sự kiểm soát chặt chẽ của chủ đầu tư, đồng thời vẫn tạo được sự linhhoạt trong phân giao công việc khi thực hiện dự án, gói thầu

- Nội dung công tác quản lý thực hiện hợp đồng bao gồm: Quản lý phạm vi thựchiện các công việc theo mục tiêu của dự án và theo danh mục công việc trong hợpđồng đã ký kết; kiểm tra tính đúng đắn, sự đầy đủ và phù hợp của các tài liệu khảosát, thiết kế, tài liệu kỹ thuật được áp dụng Kiểm soát tiến độ thực hiện các công việc

Trang 22

phù hợp với tiến độ chung của dự án, gói thầu và hợp đồng đã ký kết Kiểm tra, quản

lý chất lượng các công việc thực hiện theo quy định của Nhà nước về quản lý chấtlượng công trình xây dựng Quản lý chi phí thực hiện các công việc theo hợp đồng;kiểm soát, thanh toán và điều chỉnh giá hợp đồng (nếu cần) phù hợp với các quy định

về lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư

- Trách nhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư và tổng thầu Trong quá trình thựchiện hợp đồng, chủ đầu tư có trách nhiệm: Xin giấy phép xây dựng theo quy định;Đền bù, giải phóng mặt bằng và bàn giao toàn bộ mặt bằng xây dựng cho tổng thầuquản lý, sử dụng Trong trường hợp cần thiết, chủ đầu tư có thể thoả thuận giao chotổng thầu thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ thực hiện vàhiệu quả của dự án; Nếu chủ đầu tư không đủ năng lực giám sát thì bắt buộc phải thuê

tư vấn giám sát quá trình thực hiện hợp đồng Tổ chức nghiệm thu, thẩm định, phêduyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền (theo phân cấp của Quy chế quản lý đầu tư vàxây dựng) để thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật-tổng dự toán, thiết kế bản vẽ thicông của những hạng mục công trình chính hoặc thiết kế kỹ thuật thi công và làm cácthủ tục phê duyệt hoặc thoả thuận khác; Chủ đầu tư trong quá trình thực hiện hợpđồng có quyền hạn Phê duyệt danh sách các nhà thầu phụ chưa có tên trong hợp đồngtổng thầu EPC theo đề nghị của tổng thầu; Thoả thuận với tổng thầu về hồ sơ mờithầu mua sắm các thiết bị công nghệ chủ yếu và về chi phí mua sắm thiết bị thuộctổng giá của hợp đồng trên cơ sở kết quả đấu thầu về thiết bị; Giám sát việc thực hiệnhợp đồng của tổng thầu từ việc tổ chức hệ thống quản lý chất lượng đến các côngviệc thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị, xây dựng và lắp đặt, nghiệm thu, vận hànhchạy thử đồng bộ công trình hoàn thành; Quyết định việc dừng, đình chỉ hoặc huỷ

bỏ việc thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật và theo thoả thuận giữa cácbên tham gia ký kết hợp đồng.Từ chối hoặc tạm dừng việc thanh toán theo hợp đồngkhi tổng thầu không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng;

- Nhà tổng thầu EPC có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý tổng mặt bằng xâydựng, bảo quản tim, cốt, mốc giới công trình hoặc giải phóng mặt bằng nếu được chủđầu tư phân giao theo thoả thuận giữa các bên;Lập thiết kế kỹ thuật các hạng mụccông trình chính phù hợp với thiết kế sơ bộ được duyệt và trình chủ đầu tư tổ chứcthẩm định, phê duyệt hoặc để trình phê duyệt; Lập và thoả thuận với chủ đầu tư về kếhoạch tiến độ thực hiện các giai đoạn thi công và hạng mục công trình chủ yếu, kếhoạch thanh toán của hợp đồng; Tổ chức việc mua sắm, chế tạo và cung ứng vật tư,

Trang 23

thiết bị theo yêu cầu và tiến độ thực hiện hợp đồng tổng thầu EPC; thoả thuận vàthống nhất với chủ đầu tư về nội dung hồ sơ mời thầu mua sắm các thiết bị công nghệchủ yếu và về chi phí mua sắm thiết bị thuộc tổng giá của hợp đồng trên cơ sở kết quảđấu thầu về thiết bị; Thi công công trình theo đúng thiết kế được duyệt; Chịu tráchnhiệm trước pháp luật và trước chủ đầu tư về chất lượng, tiến độ thực hiện công việctheo hợp đồng đã ký kết, kể cả phần việc do thầu phụ thực hiện và phải bồi thườngvật chất cho những thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

I.3.4 Thông tư số 01/2004/TT

- Thông tư số 01/2004/TT Bộ kế hoạch và đầu tư về hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/06/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quy chế đấu thầu Thông tư hướng dẫn chi tiết các nội dung quan trọng về :trình tự tổ chức đấu thầu gói thầu EPC Ngoài ra còn có các phụ lục, biểu mẫu hướngdẫn những điều khoản quan trọng về công tác đấu thầu Thông tư đã thể hiện đượctrình tự tổ chức gói thầu EPC Xác định Việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầuEPC có thể được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu phù hợpđược quy định tại Điều 4 Quy chế Đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/CPnhưng phải được xác định trong kế hoạch đấu thầu do người có thẩm quyền phêduyệt để có cơ sở cho triển khai thực hiện Theo đó Thông tư này quy định trình tự tổchức đấu thầu gói thầu EPC như sau:

I.3.4.1 Việc Chuẩn bị đấu thầu gói thầu EPC

Việc Sơ tuyển để lựa chọn nhà Tổng thầu EPC chỉ áp dụng đối với các gói thầuEPC có giá gói thầu từ 300 tỷ đồng trở lên Quy trình sơ tuyển được thực hiện theoquy định tại Điều 23 và Điều 34 Nghị định số 88/CP và Chương II Phần thứ nhấtThông tư số 04 với một số nội dung chủ yếu:

- Hồ sơ mời sơ tuyển phải được chủ dự án phê duyệt Tiêu chuẩn đánh giá sơtuyển phải bao hàm trong hồ sơ mời sơ tuyển và phải đảm bảo đồng thời các yêu cầumức điểm tối thiểu đạt sơ tuyển là từ 70% tổng số điểm trở lên; Quy định mức điểmyêu cầu tối thiểu đối với từng tiêu chí: kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật, năng lực tàichính từ 50% số điểm của tiêu chí đó trở lên đối với từng lĩnh vực thiết kế (E), cungcấp thiết bị, vật tư (P) và xây lắp (C)

Trang 24

- Thông báo mời sơ tuyển phải được đăng với các nội dung chính sau: Tên vàđịa chỉ của bên mời thầu; Giới thiệu khái quát về gói thầu EPC; Chỉ dẫn việc tìm hiểu

hồ sơ mời sơ tuyển; Chỉ dẫn về thời gian và địa điểm nhận hồ sơ mời sơ tuyển

- Hồ sơ mời thầu được chuẩn bị trên cơ sở các căn cứ sau: Quyết định đầu tưkèm theo Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt; Kế hoạch đấu thầu được duyệt Hồ

sơ mời thầu bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Thư mời thầu; Chỉ dẫn đối với nhàthầu: Chỉ dẫn chung; Bảng dữ liệu đấu thầu; Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu:

- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện trên cơ sở quy định tạikhoản 5, khoản 12 và khoản 15 Điều 1 Nghị định số 66/CP, cụ thể bao gồm một sốnội dung như: Tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu Tiêuchuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật đối với gói thầu EPC phải tuân thủ quy định tại khoản

5 Điều 1 Nghị định số 66/CP, cụ thể như sau: Tiêu chuẩn đánh giá phải bao gồm đầy

đủ cả 3 nội dung thiết kế (E), cung cấp thiết bị, vật tư (P) và xây lắp (C), trong đóphải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật đối với từng nội dung Nhàthầu được coi là đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật là nhà thầu có số điểm được đánh giákhông thấp hơn 90% tổng số điểm về mặt kỹ thuật Quy định mức điểm yêu cầu tốithiểu về mặt kỹ thuật đối với từng nội dung (E, P và C) không nhất thiết đều là 90%tổng số điểm về mặt kỹ thuật, nhưng phải đảm bảo theo các quy định về mức điểmyêu cầu tối thiểu như đối với các gói thầu thuần túy là thiết kế (E), thuần túy là cungcấp thiết bị, vật tư (P) và thuần túy là xây lắp (C) Theo đó, trong trường hợp bìnhthường mức điểm yêu cầu tối thiểu cho một nội dung (E hoặc P hoặc C) không đượcquy định dưới 70%, còn trong trường hợp có yêu cầu cao về mặt kỹ thuật thì phải quyđịnh mức điểm yêu cầu tối thiểu là 90% tổng số điểm về mặt kỹ thuật Đồng thời quyđịnh tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật tổng hợp cho cả 3 nội dung E, P và C Hệ sốtương quan giữa các nội dung E, P và C (ví dụ E chiếm tỷ trọng 30%, P chiếm tỷtrọng 50% và C chiếm tỷ trọng 20% tổng số điểm kỹ thuật tổng hợp) được xác địnhtùy theo đặc thù của gói thầu cụ thể nhưng phải quy định mức yêu cầu tối thiểu đốivới điểm kỹ thuật tổng hợp là 90%

I.3.4.2 Việc Tổ chức đấu thầu, xét thầu gói thầu EPC

- Bên mời thầu Phát hành hồ sơ mời thầu cho nhà thầu tham dự đấu thầu hoặccác nhà thầu đã qua sơ tuyển Sau đó bên mời thầu phải làm rõ nội dung của hồ sơmời thầu Tiếp đến Nhà thầu Chuẩn bị hồ sơ dự thầu nộp hồ sơ dự thầu theo đúng nội

Trang 25

dung, hình thức, thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu Bên mời thầu tiếp nhận các

hồ sơ dự thầu nộp theo đúng quy định trong hồ sơ mời thầu và quản lý theo quy địnhcủa pháp luật về bảo mật Ngay sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải tiến hành

tổ chức mở thầu công khai

- Đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn bên mời thầu tiến hành đánh giá hồ sơ dựthầu theo trình tự và nguyên tắc sau: chỉ xem xét, đánh giá hồ sơ dự thầu ở bước tiếptheo sau khi đã được đánh giá là đạt yêu cầu ở bước trước Trình tự đánh giá hồ sơ dựthầu như sau: Đánh giá sơ bộ là kiểm tra tính hợp lệ về hành chính pháp lý, kinhnghiệm và năng lực của nhà thầu, sự đáp ứng về các điều kiện tiên quyết nêu trong hồ

sơ mời thầu Nội dung đánh giá sơ bộ thực hiện tương tự như quy định tại Chương IIThông tư số 04 Đánh giá chi tiết là Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn nhà thầu đápứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc đánh giá về mặt kỹ thuật thực hiện theo

hệ thống thang điểm Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu có quyền yêu cầu nhàthầu giải thích về những nội dung còn chưa rõ, chưa hợp lý trong hồ sơ dự thầu như

số lượng, đơn giá và những nội dung khác nhưng phải lập thành văn bản có chữ kýxác nhận của hai bên Đánh giá về tài chính, thương mại : Khi đánh giá cần phân tíchcác đơn giá dự thầu chi tiết của từng phần công việc: thiết kế, thiết bị, vật tư và xâylắp để xác định tính hợp lý của giá dự thầu

I.3.5 Điều kiện Hợp đồng dự án EPC chìa khoá trao tay của Hiệp hội

Quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC)

FIDIC là tài liệu hướng dẫn về hợp đồng xây dựng do hiệp hội quốc tế các kỹ

sư tư vấn Trong những năm gầm đây đã ghi nhận là ở thị trường xây dựng người tayêu cầu một dạng xây dựng là việc nắm giá cuối cùng và thời gian hoàn thành là vôcùng quan trọng Khi đó Chủ đầu tư người bỏ tiền và nhà Tổng thầu EPC sẽ phânchia trách nhiệm rõ ràng là Chìa khoá trao tay Trong thông tư 02 /2005/TT-BXD(Thông tư hướng dẫn trong hợp đồng xây dựng) cũng đã khuyến khích áp dụngKhuyến khích các bên tham gia hợp đồng tham khảo áp dụng các tài liệu hướng dẫn

về hợp đồng xây dựng do Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC ) biên soạn.Trong điều kiên hợp đồng FIDIC đã soạn thảo ra các điều kiện chung và điều kiệnriêng Khi soạn thảo các hợp đồng cho Dự án EPC/ chìa khoá trao tay ta thấy rằng cónhiều điều khoản sẽ được áp dụng rộng rãi thì có một số điều khoản nào đó sẽ đượcthau đổi để tính đến các tình huống liên quan đến điều kiện riêng Những điều khoản

Trang 26

được xem là áp dụng cho nhiều nhưng không phải là cho tất cả các hợp đồng đựơcđưa và các điều kiện chung để chúng kết hợp chặt chẽ trong mọi hợp đồng.

Điều kiện chung : Nêu yêu cầu về điều kiện của hợp đồng như tiêu chuẩn hànghoá, yêu cầu kiểm tra thử nghiệm, đóng gói, yêu cầu giao hàng và các tài liệu kèmtheo, bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng, thanh toán, trách nhiệmcủa các bên và các nội dung cần thiết khác để thực hiện hợp đồng

Điều kiện chung và điều kiện riêng sẽ cùng bao gồm các điều kịên ccủa Hợpđồng chi phối các quuyền lợi và nghĩa vụ các bên Cần thiết phải soạn thảo các điềukiện riêng cho mỗi hợp đồng riêng lẽ và phải tính đến các khoản đó trong điều kiênchung có đề cập tới các điều kiện riêng

Trong Điều kiện hợp đồng (Conditions of Contracts) của Hiệp hội các nhà tưvấn xây dựng quốc tế (FIDIC - International Federation of Consulting Engineers) cònquy định những thủ tục thích hợp để giải quyết khiếu kiện giữa các bên trong hợpđồng xây dựng Điều kiện này bao gồm các điều khoản quy định tranh chấp đượcxem xét bởi một uỷ ban phân xử tranh chấp (DAB) gồm một hoặc ba người, sau đó

có thể đưa tranh chấp ra trọng tài Tài liệu đấu thầu chuẩn cho việc mua sắm của cáccông trình

Các điều khoản của điều kiện Hợp đồng cho Dự án EPC/chìa khoá trao tay đãđược hiệp hội các kỹ sư tư vấn FIDIC chuẩn bị và được khuyến nghị sử dụng chungcho các Nhà tổng thầu chịu trách nhiệm toàn diện về một dự án kỹ thuật bao gồmthiết kế, chế tạo cung cấp và lắp đặt nhà máy chi thiết kế và thi công trình xây dựng

mà các ứng thầu tham gia đấu thầu quốc tế Việc điều chỉnh các điều kịên có thể đượclấy làm cơ sở cho các Hợp đồng trong nước.Trong Điều kiện hợp đồng FIDIC có đưa

ra các hướng dẫn nhằm trợ giúp cho người soạn thảo các điều kiện riêng bằng cáchđưa ra các phương án khác nhau ở các dự án EPC thích hợp Trong đó các cách viếtmẫu cũng được đưa xen vào Trước khi sử dụng cách viết mẫu nào đó cần phải kiểmtra để bảo đảm rằng nó hoàn toàn thích hợp cho các điều kiện cu thể Nếu thích hợpthì có thể sử dụng luôn còn không nhất thiết phải đợc sửa đổi

Các điều khoản trong điều kiện Hợp đồng EPC của hiệp hội FIDIC đã trởthành khuôn mẫu chung Đòi hỏi khi soạn thảo hợp đồng EPC chúng ta lấy làm mẫu.Khi soạn thảo các điều kiện thì bắt buộc phải đưa vào các điều khoản khác phù hợpvới việt nam cụ thể được quy định tại Thông tư 08 và thông tư 01 như trên

Trang 27

II CHƯƠNG 2: Thực tiễn các điều khoản ký kết và thực hiên Hợp đồng Tổng thầu EPC tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam

Hợp đồng EPC đã ký kết tại Tổng công ty Lắp máy

Hình thức Tổng thầu EPC hiện nay tại Tổng công ty Lắp máy Việt nam là rấtmới mẻ, nó đã xuất hiện được khoảng 4 năm trở lại đây Có thể nói rằng vài năm gầnđây Lilama đã ký kết và thực hiện được rất nhiều hợp đồng EPC với giá trị hợp đồngrất cao, tương ứng với giá trị cao là khoản lợi nhuận mà các Hợp đồng EPC này đemlại cung không nhỏ Với lợi nhuận cao sẽ gắn với trách nhiệm rất lớn Lilama đã thựchiện hầu hết các nhà máy nhịêt điện trong nước cụ thể như:

-Tổng thầu EPC ở dự án Nhà máy điện Uông Bí và Uông Bí mở rộng, sau khiLilama thực hiện thành công Hợp đồng Tổng thầu EPC xây dựng nhà máy nhiệt điệnbằng việc phát điện thành công các tổ máy thì hiện nay Lilama tiếp tục đượcEVN(Tập đoàn điện lực Việt nam) tin tưởng chọn làm tổng thầu dự án Uông Bí mởrộng 2, công suất 300 MW

- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PV) cũng chọn Lilama làm tổng thầu EPC hai

dự án điện lớn, đó là dự án Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Cà Mau 1 và 2 có tổngcông suất 1.500 MW, tổng trị giá gần 700 triệu USD 4 tháng sau khi hợp đồng EPCxây dựng nhà máy nhiệt điện Cà Mau (Dự án nhiệt điện Cà Mau) công suất 750MWđược ký kết ngày 11/11/2005, do nhu cầu cấp bách về năng lượng, Chính phủ đãquyết định mở rộng dự án nâng công suất lên gấp đôi Nhằm rút ngắn thời gian và hạgiá thành đầu tư, Lilama lại được chọn là nhà thầu EPC thực hiện phần mở rộng của

dự án này (xây dựng nhà máy nhiệt điện Cà Mau 2) Dự án Nhiệt điện Cà Mau thuộccụm công trình Khí - Điện - Đạm Cà Mau (xã Khánh An, huyện U Minh) Cũng như

Cà Mau 1, Cà Mau 2 cũng áp dụng công nghệ tua-bin khí chu trình hỗn hợp với côngsuất 750MW Giá trị hợp đồng EPC xây dựng nhà máy là 330,3 triệu USD Hợp đồng

có hiệu lực từ ngáy 8-2-2006 Khác với dự án Cà Mau 1, việc thực hiện dự án CàMau 2 sẽ không chia làm hai giai đoạn Theo tiến độ dự án thì nhà máy Cà Mau 2 sẽhoàn thành chu trình hỗn hợp và phát điện vào tháng 3 năm 2008 Khi 2 nhà máy đivào hoạt động sẽ giải quyết một phần đáng kể nhu cầu điện năng của Đất nước, đồngthời góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế xãhội của Cà Mau và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 28

- Dự án Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 1, công suất 450 MWcủa PV đầu tư xây dựng tại xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai cũngđược trao cho tổ hợp nhà thầu Lilama và Tổng công ty xây dựng số 1 làm tổng thầuEPC để thiết kế, chế tạo, vận chuyển, cung cấp vật tư, thiết bị, xây dựng, lắp đặt,nghiệm thu, chạy thử, bảo hành, đào tạo và bàn giao nhà máy sau 28 tháng thi công.Khi hoàn thành nhà máy sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia gần 4 tỷ kW giờ điện.

- Ngay sau dự án EPC Nhà máy khí điện Nhơn Trạch 1, Lilama lại ký tiếp 1hợp đồng EPC dự án Nhà máy Thuỷ điện An Điềm 2 Đây là một trong những dự ántrọng điểm của tỉnh Quảng Nam, được giao cho Công ty Cổ phần Thuỷ điện SôngVàng, đơn vị được thành lập từ 3 cổ đông sáng lập là Tổng công ty Lắp máy ViệtNam (LILAMA), tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (CIENCO) và Công

ty Tài chính Dầu khí (PVFC)

- Không chỉ được các chủ đầu tư tin tưởng giao làm tổng thầu thi công nhiềucông trình nguồn điện trị giá hàng tỷ USD, ngày 9-11-2005, Lilama còn được Thủtướng ký Quyết định số 1195/QĐ-TTg cho phép tự đầu tư xây dựng Nhà máy điệnVũng áng 1- một trong những dự án điện cấp bách của Nhà nước và cũng là côngtrình điện lớn tại tỉnh Hà Tĩnh Công trình có tổng mức đầu tư hơn 1,2 tỷ USD, gồmhai tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 600 MW theo cấu hình một lò hơi và một tua-bin lớn nhất từ trước đến nay

ký kết Hợp đồng tổng thầu EPC tại Tổng công ty Lắp máy Việt nam

II.2.1 CÁC CÔNG VIỆC CỦA HỢP ĐỒNG

Thực hiện Hợp đồng EPC bao gồm thiết kế, chế tạo, vận chuyển, cung ứng vật

tư, thiết bị, xây dựng, lắp đặt, hoàn thành, nghiệm thu, chạy thử thách và thực hiệntất cả các công việc cần thiết khác để hoàn thành thi công xây dựng và bảo hành Nhàmáy điện chu trình hỗn hợp Cà Mau công suất (“Nhà máy điện”) tại địa điểm

xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật phùhợp với Thiết kế kỹ thuật đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt tại Quyết định số299/QĐ-NLDK ngày 25 tháng 02 năm 2004 và các tiêu chuẩn được phép áp dụng Không ảnh hưởng đến những quy định khác của Hợp đồng này, LILAMA phảithực hiện Công việc và bất cứ công việc hay dịch vụ nào khác tuy chưa được quy

Trang 29

định trong Hợp đồng nhưng cần thiết để hoàn thành Công trình và thỏa mãn yêu cầu,mục đích của Chủ đầu tư và tất cả các công việc dịch vụ này phải được coi như đãđược bao gồm trong phạm vi Công việc và giá Hợp đồng Phạm vi công việc chínhcủa hợp đồng EPC nhà máy khí điện đạm Cà mau chi tiết tại Phụ lục 1 của đề tài

II.2.2 THỜI GIAN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Nhà thầu EPC phải đưa ra được thời gian hoàn thành toàn bộ công trình và cácmốc thời gian hoàn thành cho các hạng mục trong Hợp đồng EPC Thời gian thựchiện của nhà Tônge thầu EPC được xem là điều khoản chính thức để nếu sau này phátsinh tranh chấp do chậm tiến độ của dự án thì Chủ đầu tư đưa ra trọng tài Nhà tổngthầu EPC chỉ được hoàn thành công trình và các hạng mục của công trình trong phạm

vi thời gian thực hiện hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư Nếu nhà Tổng thầu hoànthành Hợp đồng quá thời gian ký kết thì phải chịu bồi thường cho chủ đầu tư Cònnếu trường hợp bất khả kháng thì không phải chịu bất kỳ sự bồi thường nào nếu nhàTổng thầu chứng minh được sự kiện bất khả kháng đó Sự kiện bất khả kháng đó phảiđược sự chứng nhận tính chính xác khi giám sát Chủ đầu tư công nhận, do trong quátrình thi công xẩy ra Và các sự kiện này phải được cả hai bên ghi vào sổ nhật ký thicông trong quá trình thực hiện hợp đồng, đây chính là bằng chứng cho trường hợp bấtkhả kháng xẩy ra mà nhà Tổng thầu không phải chịu sự bồi thường

Ở đây đưa ra thời gian thực hiện hợp đồng mà Tổng công ty Lắp máy Việt nam

là nhà Tổng thầu EPC và chủ đầu tư là Tổng công ty dầu khí Việt nam trong dự ánKhí điện đạm Cà mau Trong đó quy định rõ Tổng thầu phải hoàn thành toàn bộCông trình, mọi hạng mục Công trình trong vòng hai mươi sáu (26) tháng kể từ ngàyHiệu Lực, bao gồm cả việc đạt Thử nghiệm khi hoàn thành, và hoàn thành tất cả cáccông việc được nêu trong Hợp đồng, được yêu cầu cho Công trình hoặc hạng mục đểđược xem xét là đã hoàn thành cho mục đích nghiệm thu.Hợp Đồng sẽ bắt đầu cóhiệu lực khi:

- Hợp đồng được các đại diện theo uỷ quyền của Chủ Đầu Tư và Tổng thầu kýkết và Hợp đồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Tổng thầu phải bắt đầu thiết kế và thi công Công trình một cách sớm nhất cóthể sau Ngày Hiệu Lực, và phải thực hiện Công trình một cách khẩn trương và khôngchậm trễ

Trang 30

II.2.3 GIÁ HỢP ĐỒNG EPC VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN

II.2.3.1 Giá hợp đồng

Giá hợp đồng là trọn gói và sẽ là tổng của: [số tiền ngoại tệđôla Mỹ viết bằng chữ], [số tiền viết bằng số], và [số tiền nội tệđồng Việt nam viết bằng chữ], [số tiền viết bằng số], trong đó thuế GTGT là [số tiền viết bằng chữ], [số tiền viết bằng số]

Chủ Đầu tư sẽ thanh toán cho Tổng thầu đầy đủ và đúng Giá Hợp đồng khiTổng thầu hoàn thành toàn bộ Công trình và các nghĩa vụ khác dưới đây

Giá hợp đồng bao gồm, nhưng không giới hạn, việc thanh toán cho toàn bộCông trình phải được cung cấp theo Hợp đồng và bao gồm các loại thuế, phí và lệ phícác loại như : thuế nhập khẩu, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT),thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập cá nhân mà Tổng thầu có thể nộp hoặcphải nộp trong hoặc ngoài Việt Nam để thực hiện Hợp đồng Giá hợp đồng trọn góicủa nhà máy điện chu trinh hỗn hợp Cà mau 1,2 là 700 triệu USD

Việc phân bổ Giá hợp đồng thành các phần khác nhau của Công trình, hạngmục Công trình và phân chia chi tiết các phần giá Hợp đồng được nêu trong cácBảng giá

Đồng tiền thanh toán sẽ là Đồng Việt nam Phần giá trị mua sắm vật tư, thiết

dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng vào ngày thanh toán, trên cơ sở có sự chấpthuận của Ngân hàng

Khi soạn thảo Hợp đồng cả hai bên đều phải xem xét số tiền và thời gian thanhtoán cho nhà Tổng thầu một cách tốt nhất Dòng tiền mặt và tạm ứng sóm cho nhàTổng thầu thật sự là có lợi cho nhà tổng thầu ở đây là việc cả hai bên khi soạn thảolàm sao phải đảm bảo cho sự có lợi của hai bên

Thông thường hợp đồng EPC dựa vào giá trọn gói, không điều chỉnh giá hoặc

có thì cũng chỉ điều chỉnh ít Vì vậy nhà Tổng thầu EPC phải chịu rủi ro khi thay đổichi phí phát sinh từ việc thiết kế của mình, nên việc xác định giá trọn gói này đòi hỏinhà tổng thầu phải xem xét rất kỹ

Ngày đăng: 09/04/2013, 15:51

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w