1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng xã hội học sức khỏe bài 1 : tổng quan về nhân học y tế và xã hội học sức khỏe

41 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 7,66 MB

Nội dung

Trình bày được các khái niệm cơ bản và đối tượng nghiên cứu của Nhân học và Xã hội học sức khỏe; 2..  Quan điểm Tâm lý học: chủ yếu tập trung vào các đặc điểm cá nhân  những người tự

Trang 1

Nhân học y tế & Xã hội học sức khỏe

Bộ môn Khoa học xã hội

45 tiết

Trang 2

Mục tiêu của môn học

1 Trình bày được các khái niệm cơ bản và đối

tượng nghiên cứu của Nhân học và Xã hội học sức khỏe;

2 Trình bày và phân tích được các yếu tố xã hội

và văn hóa quyết định sức khỏe;

3 Trình bày và phân tích được các điều kiện xã

hội có nguy cơ và tác động của hòa nhập xã hội

và vốn xã hội đến sức khỏe.

Trang 3

Nội dung môn học

Bài 2: Cấu trúc xã hội và các yếu tố xã hội quyết định

sức khỏe

Bài 2: Cấu trúc xã hội và các yếu tố xã hội quyết định

sức khỏe

Bài 1: Tổng quan về Nhân học y tế & Xã hội học sức khỏe

Bài 1: Tổng quan về Nhân học y tế & Xã hội học sức khỏe

Bài 3: Văn hóa và sức khỏe

Bài 3: Văn hóa và sức khỏe

Bài 5: Hòa nhập xã hội, vốn xã hội và

sức khỏe

Bài 5: Hòa nhập xã hội, vốn xã hội và

sức khỏe

Ôn tập, giải đáp thắc mắc

Trang 4

Tài liệu học tập

Các slide bài giảng

John Germov, 2005 Second Opinion: An Introduction to

Health Sociology (3rd Edition) Oxford University Press.

Cecil G Helman (2002) Culture, Health and Illness

Oxford University Press, 4 th edition.

Trường Đại học YTCC (2003) Nhân học y tế ứng dụng

(Giáo trình dành cho Cử nhân Y tế công cộng, Tài liệu

lưu hành nội bộ), Hà Nội.

Trường Đại học YTCC (2003) Xã hội học sức khỏe (Giáo trình dành cho Cử nhân Y tế công cộng, Tài liệu lưu

hành nội bộ), Hà Nội.

Trang 5

Quá trình (30%): Bài tập cá nhân và bài tập nhóm

Thi hết môn (50%): Trắc nghiệm + viết tự luận ngắn

Trang 6

Bài 1: Tổng quan về Nhân học y tế &

Xã hội học sức khỏe

Bộ môn Khoa học xã hội

Trang 7

Mục tiêu bài học

1 Trình bày được định nghĩa và đối tượng nghiên

cứu của Xã hội học và Nhân học;

2 Nêu được sự giống và khác nhau giữa Xã hội

học và Nhân học;

3 Trình bày được định nghĩa, đối tượng nghiên

cứu của Xã hội học sức khỏe và Nhân học y tế;

4 Nêu được phương pháp nghiên cứu của Nhân

học y tế và Xã hội học sức khỏe;

5 Phân tích được các yếu tố của tưởng tượng xã

hội học.

Trang 8

Phân tích một vấn đề sức khỏe

Trung Quốc đối mặt với hội chứng "cử nhân tự tử”

Đối với nhiều thanh niên nông thôn Trung Quốc, tấm bằng tốt nghiệp đại học là “giấy thông hành” để họ bước vào một “thế giới mới” Nhưng khi ra trường

họ không tìm được việc làm Thất nghiệp cùng với cảm giác mang nợ gia đình đã khiến họ trốn “nợ

đời” bằng cái chết “tự nguyện”.

(vietnam+, 27/7/2009)

Trang 9

Phân tích một vấn đề sức khỏe

Nhật Bản là một trong những quốc gia có nhiều người tự tử nhất thế giới Năm 2006, có 32.115

vụ tức là, có 25 người trên 100.000 người,

tương đương với gần 100 người mỗi ngày và cứ

15 phút có một người tự tử.

(tienphong.vn, 25/2/2008)

Trang 10

Phân tích một vấn đề sức khỏe

Bốn học sinh lớp 5 tự tử vì “thất tình”

Bốn ngày qua, thầy trò trường Tiểu học Long

Thạnh 1 ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) vẫn còn

bị sốc trước việc bốn học sinh lớp 5A1 sùi bọt

mép, mắt trợn ngược khi đang ngồi học vì ngộ độc thuốc trừ sâu ngày 4/12.

(vietnamnet.vn, 9/12/2010)

Trang 11

Phân tích một vấn đề sức khỏe

Một học sinh tự tử vì chuyện thi cử

Trưa 20-12, một phụ huynh ở thị trấn Võ Xu, huyện Đức Linh, Bình Thuận phát hiện con gái là H., học sinh trường THPT Đức Linh, uống thuốc sâu tự

vẫn H để lại một bức thư nói rằng mình bị oan khi giám thị coi thi cho rằng H đã sử dụng tài liệu

trong khi thi học kỳ I.

(phapluattp.vn, 6/1/2010)

Trang 12

Phân tích một vấn đề sức khỏe

Tự tử vì vợ không sinh con trai

Ít ngày sau khi vợ sinh đứa con gái thứ 3, anh N ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã treo cổ tự tử Sự việc xảy ra vào trưa 16/9 Sau khi đón con gái đi học

về, anh N lẳng lặng ra sau nhà, treo cổ tự vẫn.

(vnexpress.net, 17/9/2010)

Trang 13

Các nghiên cứu nói gì về tự tử?

Trang 16

Tính trên toàn thế giới, số người chết do tự tử nhiều hơn số người chết vì bị giết và số người chết trong chiến tranh cộng lại (WHO, 2004)

Trang 17

Cứ 40 giây có một người chết do tự tử, cứ 3 giây có một người có ý định kết thúc cuộc sống của mình.

Tự tử là một trong ba nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới, đặc biệt trong nhóm tuổi 15-35.

nghiêm trọng mang tính toàn cầu (WHO, 2004)

Vấn đề tự tử

Trang 18

Phân bố tỷ lệ tự tử theo giới tính

Trang 19

Phân bố tỷ lệ tự tử theo tuổi

Trang 20

www.health.gov.au/internet/main/publishing.nsf/Content/ /intsui.pdf

Trang 21

Phân bố tỷ lệ tự tử theo quốc gia

http://www.who.int/mental_health/prevention/suicide/suicideprevent/en/index.html

Trang 22

Quốc gia Năm Nam Nữ

Trang 23

1 Nguyên nhân nào khiến con người muốn kết

thúc cuộc sống của mình?

2 Vì sao nam giới có tỷ lệ tự tử nhiều hơn nữ

giới?

3 Vì sao tỷ lệ tự tử trong nhóm nữ ở nông thôn

Trung Quốc cao hơn nhóm nam?

4 Vì sao tỷ lệ tự tử ở các nước Nam Mỹ thấp hơn

các nước châu Á?

Câu hỏi thảo luận

Trang 24

Quan điểm Tâm lý học: chủ yếu tập trung vào các

đặc điểm cá nhân  những người tự tử thường

có vấn đề về tâm thần;

TUY NHIÊN, KHÔNG PHẢI TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI CÓ

VẤN ĐỀ VỀ TÂM THẦN ĐỀU TỰ TỬ.

Quan điểm Xã hội học: tự tử có nguyên nhân từ

sự tương tác giữa cá nhân và xã hội.

Quan điểm Nhân học: có những yếu tố về văn hóa,

niềm tin ảnh hưởng đến hành vi tự tử.

Tự tử là hiện tượng cá nhân nhưng tỷ lệ tự tử là

hiện tượng xã hội và có nguyên nhân chủ yếu từ

xã hội (Durkheim, 1897).

Các quan điểm khác nhau về tự tử

Trang 25

Mental disorders (particularly depression and

substance abuse) are associated with more than

90% of all cases of suicide; however, suicide results

more likely to occur particularly during periods of

socioeconomic, family and individual crisis

situations (e.g loss of a loved one, employment,

honour) http://www.who.int/mental_health/prevention/suicide/suicideprevent/en/print.html

Quan điểm của WHO

Trang 26

Xã hội học là gì?

Là một ngành khoa học xã hội nghiên cứu

xã hội và hành vi xã hội của con người.

Tiền đề: Hành vi của con người phần lớn bị quyết định bởi nhóm xã hội mà cá nhân đó thuộc về và xã hội

mà cá nhân đó sinh sống.

Chúng ta không thể hiểu được hành vi của cá nhân nếu không hiểu được cấu trúc xã hội mà cá nhân sinh sống.

Trang 27

Lịch sử ra đời ngành XHH

Thế kỷ XVII: xã hội phong kiến châu Âu sụp đổ

và đánh dấu sự ra đời của giai cấp tư sản.

• Cách mạng tư sản ở châu Âu: mở đường cho tư

tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng…

• Cải cách tôn giáo: đạo Tin lành tách khỏi Thiên chúa

giáo.

• Xã hội tư sản là cái nôi của khoa học thực nghiệm.

Trang 28

Lịch sử ra đời ngành XHH

Cách mạng công nghiệp:

• Người lao động bị bóc lột và trở thành công cụ sản

xuất hàng hóa  nhiều người bắt đầu quan tâm đến điều kiện sống và làm việc của công nhân.

• Công nghệ phát triển mạnh mẽ  biến đổi xã hội.

Các vấn đề xã hội nảy sinh: lao động phụ nữ và trẻ em, nghèo đói, tệ nạn xã hội, dịch bệnh v.v…

 Ngành Xã hội học bắt đầu được hình thành ở

châu Âu để giải thích cho những hiện tượng này.

Trang 29

Lao động trẻ em trong cách mạng công nghiệp ở

nước Anh những năm 1820 đến 1880

Trang 30

Lao động trẻ em ngày nay

Trang 31

Đối tượng nghiên cứu

Do phạm vi xã hội rất rộng lớn và do sự đa dạng trong tiếp cận xã hội học  nhiều quan điểm về đối tượng nghiên cứu của

Trang 33

Sự kiện xã hội

Nếu một sự kiện được phát hiện thông qua sự quan sát của nhiều cá nhân thì sự kiện đó được coi là sự kiện xã hội và có nguyên nhân xã hội nhất định.

Xã hội học giải thích các sự kiện xã hội thông qua các sự kiện xã hội khác.

• Ví dụ: Tỷ lệ tội phạm cao  tỉ lệ nghèo đói cao, mức độ

an ninh thấp, có sự phân biệt chủng tộc hay xung đột giữa các nhóm dân tộc v.v…

Trang 34

Nguyên nhân xã hội

Nguyên nhân xã hội thường bắt nguồn từ cấu trúc xã hội (cách các thành phần/đơn

vị xã hội được sắp xếp theo một trật tự và

có sự tương tác với nhau).

• VD: Tỉ lệ nghèo đói cao, trình độ học vấn của các bà mẹ thấp, tỉ lệ các hộ dân dùng nước sạch thấp, hệ thống truyền thông giáo dục sức khỏe không hiệu quả v.v…  Tỉ lệ trẻ em

bị suy dinh dưỡng cao.

Trang 35

Nhân học là gì?

Là một ngành khoa học nghiên cứu các khía cạnh sinh học và văn hóa của con người.

Phân ngành của nhân học:

• Nhân học thể chất

• Nhân học văn hóa-xã hội

• Khảo cổ học

• Ngôn ngữ học

Trang 36

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hành vi ứng xử của con người trong các bối cảnh văn hóa-xã hội khác

nhau.

• Người theo đạo Hồi không được phép giết và

ăn thịt lợn, không được ăn cá da trơn.

• Người theo đạo Hindu không được phép giết

và ăn thịt bò, nhưng vẫn được uống sữa bò và các sản phẩm từ sữa.

Trang 37

Tiếp cận xã hội học và nhân học

Hiểu được mối quan hệ giữa các sự kiện trong đời sống của chúng ta và mối liên hệ với bối

Phân biệt được “vấn đề cá nhân” (private

trouble) và “sự kiện/vấn đề xã hội” (public

issue).

Trang 38

Tiếp cận xã hội học và nhân học

LY HÔN: Vấn đề cá nhân hay vấn đề xã

Thảo luận: Giải thích sự gia tăng của tỷ lệ

ly hôn hiện nay như thế nào?

Trang 39

Giải thích sự gia tăng tỷ lệ ly hônQuan niệm thông thường

Các cặp vợ chồng không

hợp nhau.

Vợ/chồng yêu người khác.

Không muốn sinh con.

Không sinh được con trai

v.v….

Tiếp cận xã hội học & nhân học

Luật hôn nhân & gia đình thay đổi.

Thái độ/dư luận xã hội đối với vấn đề ly hôn thay đổi.

Các giá trị liên quan đến hôn nhân thay đổi.

Các yếu tố về giá trị, văn hóa chi phối quyết định ly hôn.

Sự thay đổi vai trò của người phụ nữ trong xã hội.

Sự độc lập về kinh tế của người phụ nữ.

Trang 40

Kết luận

1 Không thể hiểu sự kiện xã hội dựa trên ý

nghĩa mà mọi người gán cho nó (common sense);

2 Ý nghĩa thực sự của sự kiện xã hội chỉ có

thể phát hiện ra thông qua con đường nghiên cứu khoa học (giải thích thông qua một sự kiện xã hội khác - đi tìm nguyên nhân xã hội).

Trang 41

Tóm lại

Xã hội học là ngành KHXH nghiên cứu xã hội và hành vi xã hội của con người.

Đối tượng nghiên cứu của XHH là sự kiện xã hội

và nguyên nhân xã hội.

Nhân học là ngành khoa học nghiên cứu các

khía cạnh sinh học và văn hóa của con người.

Đối tượng nghiên cứu của Nhân học văn hóa-xã hội là hành vi ứng xử của con người trong các bối cảnh XH khác nhau.

Ngày đăng: 05/06/2015, 10:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w