Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
123,5 KB
Nội dung
NHẠC TÍNH TRONG THƠ VÀ THƠ PHỔ NHẠC Hành trình vào cõi thơ là một hành trình vô tận. Thơ bắt nguồn từ cảm xúc tâm hồn , nơi ẩn chứa những tình cảm thiêng liêng sâu kín nhất. Ngôn ngữ của thơ có thể ẩn trong văn , nhạc và hội họa . Nhưng nhạc điệu của ngôn ngữ thơ lại rất khác , khác hơn so với những thể loại khác mà chỉ có những tâm hồn thơ mới có thể cảm nhận được. Có thể nói rằng , nhạc tính là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên giá trị của thơ , khiến cho thơ đi sâu vào tâm hồn người đọc . Cũng bởi lẽ đó mà thơ được nhận định là nhạc điệu của tâm hồn . Tiếng nói trong thơ là tiếng nói đầy âm nhạc, tiếng nói có nhịp điệu . Thơ là nhạc điệu của tâm hồn, đặc biệt là những tâm hồn đa cảm . Nhạc tính trong thơ được tạo nên bởi âm thanh , nhịp điệu , từ ngữ , thanh điệu …. Phù hợp với nội dung tư tưởng và nội dung được biểu đạt . Một bài thơ không thể nói là hay nếu thiếu hẳn nhạc tính. Nhưng cũng cần đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa nhạc và thơ , tránh sự thiên lệch , nếu không sẽ dễ rơi vào hai trạng thái hoặc quá khô khan hoặc quá tràn trề cảm xúc làm mất đi nội dung quan trọng . Không có nhạc bài thơ thiếu hẳn sự hấp dẫn , khó có thể sâu sắc , khó gợi được liên tưởng sâu sắc và cũng chẳng thể chạm tới tâm hồn người đọc . Ngay từ khi ra đời , thơ đã khẳng định sức mạnh và giá trị thực thụ của mình qua những âm vần du dương dễ đọc dễ nhớ , để rồi khắc sâu trong tâm hồn người đọc ở những buổi đầu khi văn tự chưa hình thành như những điệu hát ru , những câu ca dao , dân ca , hò vè hay đồng dao … : “Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa chết chương Ba vương ngũ đế Chấp chế đi tìm Ù à ù ập !” (Chi chi chành chành) Đọc bài đồng dao trên , ai cũng có thể cảm nhận được âm điệu vui nhộn , hào hứng , vui tươi , trong sáng cũng giống như tâm hồn trẻ thơ vậy . Tôi cũng đã từng là trẻ thơ một thời , miệng lúc nào cũng nghêu ngao những câu đồng dao gắn liền với những trò chơi quen thuộc của những đứa trẻ nông thôn tinh nghịch , tôi có thể quên bài vở , những thứ khô khan, cứng nhắc nhưng không hiểu sao lại thuộc lòng các bài đồng dao , tôi hay tự tự hỏi tại sao lại như vậy, nhưng cuối cùng cũng chưa thể tìm ra một lời đáp trọn vẹn . Bây giờ thì tôi có thể lý giải tại sao lại như vậy ? Đồng dao giống như một khúc ca vui tươi hồn nhiên, có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa thơ và nhạc : Các thanh điệu được sử dụng phối kết khéo léo , giai điệu nhẹ nhàng nhưng không kém phần vui nhộn , ngôn từ mộc mạc , gần gũi , giản dị ….Nhờ vậy mà nó dễ thuộc dễ nhớ đối với mọi lứa tuổi , có sức ám ảnh lớn trong tâm hồn con người, đặc biệt là tâm hồn nhạy cảm , tinh tế của trẻ thơ . Như vậy có thể nói nhạc tính đã làm nên giá trị sống cho thơ của ngày hôm qua , hôm nay và mãi mãi về sau . Từ khi ra đời thơ đã trải qua quá vận động và phát triển không ngừng để hoàn thiện và tự làm mới mình. Trong quá trình ấy có những đặc điểm đã mãi mãi mất đi vì không còn phù hợp nữa nhưng cũng có những đặc điểm vẫn luôn còn tồn tại để định giá trị , duy trì sự sống cho thơ mà tiêu biểu là nhạc tính . Trong buổi đầu sơ khai , thơ ca tồn tại dưới hình thức ca dao , hò vè … , ca từ bình dị dưới hình thức truyền miệng tương đối tự do , phục vụ cho nhu cầu thổ lộ , tâm tình , cho đời sống cộng đồng , cho sinh hoạt văn hóa sau quá trình lao động mệt mỏi . Vì vậy mà nhạc tính trong thơ nói chung mang ẩm hưởng vui tươi , trẻ trung , mộc mạc mà bình dị , mà nhiều bài tác phẩm có thể trở thành chất liệu cho âm nhạc .Sau này, do sự giao lưu và tiếp biến văn hóa , đặc biệt là văn hóa Trung Hoa vì vậy mà các sáng tác sau đó chịu ảnh hưởng rất nhiều từ bút pháp thơ ca Trung Hoa , tuân thủ luật thơ một cách chính xác , nhưng cách tuân thủ khá chặt chẽ luật thi lại chính là cách tạo nhạc tính cho thơ ca trung đại : “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta!” (Qua Đèo Ngang) Bài thơ trên tuân thủ chặt chẽ luật của thơ thất ngôn bát cú , mang lại cho bài thơ một âm hưởng buồn như chính nỗi lòng của nhà thơ . Cách gieo vần của bài thơ mang lại một chuỗi âm thanh trầm , buồn mà lắng đọng . Thanh bằng được sử dụng nhiều tạo nhịp điệu chậm chậm , gợi cảm giác cô đơn , lẻ loi…. Bài thơ giống như một khúc ca buồn mà lắng đọng , nhiều ẩn ý sâu kín . Âm hưởng buồn của bài thơ như một nỗi ám ảnh trong tâm hồn người đọc , khiến độc giả không thể quên hình ảnh người phụ nữ cô đơn lẻ loi giữa một không gian mênh mông rộng lớn . Âm hưởng ấy tác động mạnh mẽ vào tâm hồn con người đặc biệt là đối với những trái tim đa cảm . Nếu bài thơ chỉ tồn tại như những câu đơn điệu , không nhạc tính , liệu bài thơ ấy có “sống” không ? Có thể chạm vào tâm hồn người đọc được hay không ? Câu trả lời sẽ chỉ là không mà thôi ! Tôi có thể chắc chắn rằng nếu thiếu nhạc tính thơ sẽ trở thành văn xuôi . Nhạc tính giống như một nét duyên thầm làm nên vẻ đẹp của thơ , đồng thời cũng là một yếu tố tạo mĩ cảm cho người đọc. Bài thơ trên chứng minh một điều rằng , trải qua giai đoạn phát triển mới , thơ ca không những không hề mất đi giá trị âm nhạc mà nó còn đổi mới phương thức tạo ra nhạc tính , thể hiện qua hệ thống thi luật chặt chẽ. “Bước qua đèo ngang” chỉ là một minh chứng cụ thể mà tôi dẫn ra mà thôi , nhìn vào toàn bộ hệ thống thi ca trung đại ta có nhận thấy sự đổi thay trong việc tạo ra nhạc tính cho thơ thông qua hệ thống thi luật chặt chẽ chịu ảnh hưởng từ thơ ca Trung Hoa . Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm , như nhịp đập của trái tim khi xúc động , ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó . Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà bằng cả âm thanh nhịp điệu của từ ngữ ấy . Như vậy có thể xem nhạc tính là một nét đặc thù rất cơ bản của ngôn ngữ thơ . Nhạc điệu là một yếu tính của thơ ca . Ngày nay , thơ vẫn tiếp tục vận động và phát triển để hoàn thiện và đổi mới mình sao cho phù hợp với nhu cầu xã hội , với thực tế đời sống không ngừng biến đổi bộn bề với những lo toan : sống hôm nay làm sao biết đến ngày mai ? Trong quá trình này thơ đã biến đổi rất nhiều , thay thế và thay thế nhưng có một đặc tính vẫn luôn tồn tại , kế thừa những nét tinh hoa lâu đời và cũng đồng thời đổi mới để hoàn thiện hơn. Đặc tính ấy không thể là cái gì khác nhạc tính trong thơ . Nhạc tính trong thơ vẫn luôn tồn tại và đổi mới cùng quá trình vận động và phát triển của thơ ca. Như đã phân tích ở trên thì thơ không thể không có nhạc , sự kết hợp giữa thơ và nhạc tạo nên sự cộng hưởng đặc biệt , mang lại giá trị thẩm mĩ cao cho thơ ca nói chung . Nhạc tính luôn tồn tại và tiềm tàng sẵn trong ngôn ngữ thơ ngay từ buổi đầu hình thành , trải qua quá trình vận động và phát triển không ngừng để hoàn thiện thể loại , nhạc tính trong thơ không hề mất đi hay bị thay thế bởi một đặc tính nào khác . Nhạc tính vẫn tồn tại như nó vốn có , đồng thời cũng có sự mới mẻ để làm giàu thêm cho thơ cái giá trị hiện sinh . Nhạc tính trong thơ hiện đại không chỉ kế thừa những giá trị truyền thống đã có mà nó còn mang những đặc điểm mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội mà nó đang tồn tại . Điểm mới mẻ , đồng thờ cũng là xu hướng của thơ ca mà tôi muốn bàn tới đó chính là khả năng phổ nhạc , khả năng trở thành những ca khúc đi sâu vào lòng người hay chính là sự xuất hiện của dòng thơ phổ nhạc . Nhạc vốn là một đặc tính tồn tại sẵn trong thơ , đây cũng chính là đặc điểm phân biệt thơ với các thể loại khác . Nhưng tại sao lại cho rằng khả năng phổ nhạc , khả năng trở thành ca khúc là điểm mới của nhạc tính , đồng thời đó cũng là xu hướng của thơ ca ? Ngay từ khi ra đời , thơ ca đã được đánh giá là giàu nhạc tính , đến thời trung đại thơ ca lại càng giàu nhạc tính hơn bởi nhạc tính trong thơ ca trung đại được tạo ra bằng cách tuân thủ chặt chẽ luật thi tiếp thu từ thơ ca Trung Hoa . Vì vậy cũng có thể đem phổ nhạc ? Để trả lời câu hỏi này đầu tiên chúng ta phải hiểu được quy luật về giai điệu , âm thanh hay tiết tấu … trong âm nhạc , nắm được đặc điểm về nhạc tính của thơ ca nói chung và dòng thơ phổ nhạc nói riêng . Thứ hai , chúng ta phải hiểu rằng một bài thơ có thể đem phổ nhạc thì nhạc tính của bài thơ đó phải đáp ứng được quy luật phổ quát trong âm nhạc . Thơ có thể trở thành ca từ của âm nhạc nhưng không phải bất kì bài thơ nào tồn tại nhạc tính cũng có thể đem phổ nhạc thành công . Để trả lời cho câu hỏi tại sao nói thơ phổ nhạc là xu hướng của thơ ca, chúng ta hãy nhìn vào thực tế thì có thể thấy rất rõ rằng số lượng bài thơ được phổ nhạc là rất nhiều : Ví dụ như : “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan được phổ nhạc thành khá nhiều những khúc ca nổi tiếng còn mãi với thời gian như : Những đồi hoa sim của Dzũng Chinh ; Áo anh sứt chỉ đường tà của Phạm Duy ; Màu tím hoa sim của Duy Khánh ; Chuyện hoa sim của Anh Bằng . Một bài thơ mà lại được phổ thành rất nhiều ca khúc , chứng tỏ nhạc tính trong bài thơ này rất hoàn hảo đáp ứng được những đòi hỏi của âm nhạc . Ngoài ra còn hàng trăm nghìn bài thơ khác đã được phổ nhạc thành công : Vàm Cỏ Đông phổ thơ Hoài Vũ ; Ngọn đèn đứng gác phổ thơ Chính Hữu ; Lá đỏ phổ thơ Nguyễn Đình Thi ; Hạt gạo làng ta phổ thơ Trần Đăng Khoa ; Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây phổ thơ Phạm Tiến Duật ; Cuộc đời vẫn đẹp sao phổ thơ Dương Hương Ly ; Thuyền và Biển phổ thơ Xuân Quỳnh …………Không thể kể hết những tác phẩm được phổ nhạc thành công bởi số lượng của nó quá lớn , không những vậy mà ngày càng gia tăng nhiều hơn nữa . Điều đó đủ trả lời cho câu hỏi tại sao thơ phổ nhạc là xu hướng của thơ ca hiện đại . Khi mà tất cả đều đổ dồn vào , hướng vào thì tất yếu nó sẽ trở thành xu hướng . Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của nhạc tính trong thơ phổ nhạc , đồng thời lý giải vấn đề tại sao điểm mới của nhạc tính trong thơ ca hiện đại là khả năng phổ nhạc và thơ phổ nhạc là xu hướng của thơ ca ? Sau đây tôi sẽ phân tích đặc điểm nhạc tính của thơ và thơ phổ nhạc : 1. Thơ : Thơ luôn hàm chứa trong nó một thứ nhạc tính riêng. Nhạc tính phong phú hay nghèo nàn thường phụ thuộc vào âm và thanh giàu hay nghèo . Âm giàu là những âm dễ phát âm như : a , i , an …. ; ngược lại âm nghèo là những âm khó phát âm như : oe , uơ , uyn… Thanh : gồm 6 thanh cơ bản : ngang , huyền , sắc , hỏi , ngã , nặng được quy về hai nhóm là thanh bằng và thanh trắc . Thanh bằng bao gồm : ngang (không dấu) và thanh huyền , diễn tả sự nhẹ nhàng , êm dịu , mênh mang , bao la… Thanh trắc gồm thanh sắc , hỏi , ngã , nặng , thường diễn tả sự chất ngất , thống thiết , bi thảm , trúc trắc …… Điều này giải thích tại sao thơ lại giàu nhạc tính như vậy . 2. Thơ phổ nhạc : Khi tìm hiểu về nhạc tính – truyền thống và cách tân trong thơ ca hiện đại với sự xuất hiện của dòng thơ phổ nhạc , có thể nhiều người sẽ cho rằng đây không phải là điểm mới . Chúng ta đều biết , thơ tự nó đã tồn tại nhạc tính , vì vậy người ta sẽ cho rằng tính nhạc trong thơ ca nói chung hoàn toàn có thể tương thích với âm nhạc vì vậy hoàn toàn có thể đem bất kì bài thơ nào đi phổ nhạc . Như vậy không thể cho rằng sự xuất hiện của dòng thơ phổ nhạc là nét cách tân , mới mẻ trong nhạc tính của thơ ca hiện đại . Nếu không tìm hiểu đặc điểm nhạc tính của thơ phổ nhạc , tất yếu tôi cũng đồng ý với quan niệm trên . Nhưng qua quá trình tìm hiểu đặc điểm về nhạc tính trong thơ phổ nhạc , tôi hoàn tòn phủ nhận quan niêm trên . Thơ tự nó tồn tại sẵn nhạc tính và tính nhạc ấy chỉ đem lại cho thơ khả năng đi sâu vào tâm hồn người đọc mà thôi , còn việc có thể đem bất kì bài thơ nào ra phổ nhạc thành công thì hoàn toàn không chính xác. Thơ ca có thể trở thành chất liệu của âm nhạc nhưng không phải bất kì bài thơ nào cũng có đủ khả năng hay đặc điểm về nhạc tính để có thể phổ thành những ca khúc đi cùng năm tháng. Tôi khẳng định điều này là vì sao ? bởi vì thơ phổ nhạc mang những đặc điểm về nhạc tính khác biệt hơn so với thơ ca thời kì trước : Để rõ hơn , cụ thể hơn khi tìm hiểu nét đặc biệt về nhạc tính trong thơ phổ nhạc tôi sẽ phân tích nhạc tính trong bài thơ đã được Phạm Duy phổ nhạc thành công : “Tiếng sáo thiên thai” của Thế Lữ : “Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng Tiếng đưa hiu hắt bên lòng Buồn ơi! xa vắng mênh mông là buồn Tiên Nga tóc xõa bên nguồn Hàng tùng rủ rỉ trên cồn đìu hiu Mây hồng ngừng lại sau đèo Mình cây nắng nhuộm , bóng chiều không đi Trời cao, xanh ngắt . – Ô kìa Hai con hạc trắng bay về Bồng lai Theo chim, tiếng sáo lên khơi Lại theo dòng suối bên người Tiên Nga Khi cao, vút tận mây mờ Khi gần, vắt vẻo bên bờ cây xanh Êm như lọt tiếng tơ tình Đẹp như Ngọc Nữ uốn mình trong không Thiên Thai thoảng gió mơ mòng Ngọc Châu buồn tưởng tiếng lòng xa bay” Bài thơ trên hẳn là rất quen thuộc với mỗi chúng ta , bài thơ sử dụng thể thơ lục bát dân tộc . Bài thơ giống như một khúc nhạc du dương , giống như tiếng sáo vậy . Giai điệu trầm bổng , đậm chất âm nhạc , thể hiện sự đối lập tương phản giữa sự vui tươi của cảnh xuân với nỗi buồn của thi sĩ Thiên Thai , mà khi đọc ta như muốn ngân lên hát lên cho thỏa . Như vậy giai điệu của bài thơ tạo nên một hiệu ứng rất lớn đối với độc giả . Sụ lặp lại của bài thơ này không phải là sự lặp lại theo motip thông thường trên câu chữ như thơ ca nói chung , sự lặp lại ở đây là sự lặp lại về giai điệu , về ý mang lại cho bài thơ một thứ nhạc tính riêng biệt , gần như trùng với âm nhạc . Thanh điệu được sử dụng phối kết một cách hài hòa khéo léo , mộc mạc giản dị , không sử dụng những thanh âm khó , nghèo nàn nhạc tính . Đồng thời bài thơ cũng tồn tại những khoảng lặng , đưa tâm hồn con người chìm sâu vào tiếng sáo mơ màng , khiến con người như muốn vứt bỏ tất cả để chạy theo thế giới ảo ảnh đang hiện hữu kia . Cũng giống như những khúc ca buồn , sâu lắng , nhẹ nhàng mà du dương làm cho thính giả như chìm đi , quên đi tất cả , chỉ còn lại tiếng nhạc và tâm hồn tồn tại mà thôi ! Tất cả những đặc tính đó gần như trùng khít với yêu cầu của âm nhạc vì vậy mà khi Phạm Duy phổ nhạc bài thơ này ông đã rất thành công , lời ca vẫn là lời thơ nhưng nó trở thành một ca khúc “đắt” . Nhiều người cho rằng thành công của Thiên Thai là nhờ tài năng âm nhạc , kĩ thuật phổ nhạc của Phạm Duy chứ không phải do bản thân ca từ của bài thơ đó phù hợp để phổ nhạc . Theo tôi thì quan niệm đó chỉ đúng một phần , không ai không biết Phạm Duy rất tài năng , nhưng nếu như những bài thơ được ông phổ nhạc không hội tụ đủ những yếu tố cần thiết và quan trọng trong âm nhạc thì liệu Phạm Duy có thể phổ nhạc thành công được hay không ? Tất cả chúng ta đều biết rằng trong thơ vốn sẵn đã tồn tại nhạc , không một bài thơ nào là không có nhạc tính cả nhưng không phải bài nào cũng có thể đem phổ nhạc dù người nhạc sĩ có giỏi tới độ nào. Thơ có thể phổ nhạc không chỉ tồn tại sẵn nhạc tính như thơ ca của mọi thời đại , mà trong nhạc tính ấy phải có những nét mới của âm nhạc thực thụ , đáp ứng đầy đủ yêu cầu của loại hình âm nhạc . Qua phân tích trên tôi rút ra những đặc điểm về nhạc tính hay nét đặc biệt trong nhạc tính của dòng thơ phổ nhạc như sau : - Giai điệu : Giai điệu chính là chuỗi âm thanh , gợi cảm giác trầm bổng . Âm hưởng trầm bổng không phải chỉ thơ phổ nhạc mới có mà nó tồn tại hiển nhiên trong tơ ca nói chung . Nhưng giai điệu trầm bổng trong thơ phổ nhạc , có điểm khác biệt đó là giai điệu này giống như những đợt sóng . Sau khi lên tới cao điểm , giai điệu sẽ được cân bằng bằng giọng xuống thấp. - Tính trùng điệp : Đây là đặc điểm rất quan trọng trong âm nhạc , nó thể hiện bằng sự lặp đi lặp lại . Trong thơ nói chung, tính lặp lại thể hiện khá phức tạp , đặc biệt là thơ ca trung đại , dù giàu nhạc tính nhưng lại bắt phải suy ngẫm rất nhiều . Âm nhạc đòi hỏi ca từ phải giản dị mà thấm thía , rõ ràng , dễ đọc , dễ ngân . Bởi nhạc không cho phép chờ đợi sự suy ngẫm như trong thơ ca nói chung . Vì vậy sự lặp lại trong âm nhạc là sự lặp lại những gì ta thích , lặp lại những gì mà trí nhớ ta còn in dấu . Ở nội dung này thì thơ phổ nhạc khá tương thích với âm nhạc . - Thanh điệu : Quy luật sử dụng phối kết hài hòa giữa hai thanh điệu chính là bằng – trắc , mà chủ yếu là những thanh dễ phổ vào nhạc . Quy luật hài thanh được tuân thủ khá chặt chẽ trong thơ ca nói chung đặc biệt là trong giai đoạn văn học trung đại, nhưng lại rất khó trong việc phổ nhạc . Vì thơ ca , đặc biệt là thơ ca trung đại sử dung thanh trắc khá mạnh mà chúng ta biết rằng nếu đưa quá nhiều thanh trắc vào sẽ khiến cho bản nhạc trở nên vụng về , gượng ép . Điểm yếu của âm nhạc chính là điểm này . Nếu khảo sát lời ca trong âm nhạc chúng ta rất hiếm thấy có bản nào sử dụng nhiều thanh trắc mà đặc biệt là thanh ngã . Như vậy với đặc điểm này không phải bài thơ nào hay thơ ca giai đoạn nào cũng có thể đem phổ nhạc . - Khoảng lặng : Đây là nét khá mới mẻ . Một bản nhạc sâu lắng phải là bản nhạc tồn tại nhiều khoảng lặng , tạo cảm giác chìm sâu . Thơ phổ nhạc nói riêng hay thơ ca hiện đại nói chung rất thành công trong việc tạo ra nhiều khoảng lặng làm giàu cho nhạc tính . Trước đây như chúng ta thấy thơ ca rất dài , giống như một bản trường ca liên miên , rất khó đem vào nhạc , ví dụ như Truyện Kiều của Nguyễn Du , các khúc ngâm … và như vậy những khoảng lặng được tạo ra gần như là không có , xu hướng của thơ phổ nhạc là thơ được rút ngắn rất nhiều , nhưng lại rất ý nghĩa , rất sâu sắc . Một bài thơ có thể phổ thành nhạc , tất yếu nó phải mang những đặc điểm trên . Những đặc điểm ấy chính là nét mới về nhạc tính của thơ [...]... mới của sự phát triển văn học và trong từng tác phẩm, cá biệt của thể loại đó” Khi nói điều này chắc chắn M Bakhtin đã hiểu cái quy luật tồn tại và phát triển của thể loại nói chung , và bài viết này cũng là một minh chứng cụ thể cho luận điểm của M Bkhtin DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, 2006 Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, 2006 Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Trần Đình Sử(chủ biên), 2010 Lí luận văn học, tập 2, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 3 Chu Văn Sơn, 2007 Thơ điệu hồn và cấu trúc, Nhà xuất bản Giáo Dục 4 tuanpham.org/photho.htm Nghệ thuật phổ nhạc của Phạm Duy 5 vanvn.net/news/16/88-tinh-nhac-cua-tho-va-tho-pho-nhac.html... khảo sát trên , có thể thấy rằng nhạc tính là một yếu tố rất qun trọng của thơ ca , nhạc xuất hiện , lưu giữ lâu bền chất thơ trong lòng người đọc Như phân tích ở trên , chúng ta nhận thấy cả một quá trình thay đổi của thơ thông qua một nét đặc điểm luôn tồn tại sẵn trong thơ từ khi hình thành và liên tục vận động biến đổi để tự hoàn thiện và đổi mới mình sao cho phù hợp với thời đại , với xã hội . Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, 2006. Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Trần Đình Sử(chủ biên), 2010. Lí luận văn học, tập 2, Nhà xuất bản Đại học Sư. luật hài thanh được tuân thủ khá chặt chẽ trong thơ ca nói chung đặc biệt là trong giai đoạn văn học trung đại, nhưng lại rất khó trong việc phổ nhạc . Vì thơ ca , đặc biệt là thơ ca trung đại. vừa cũ vừa mới. Thể loại được tái sinh và đổi mới trong từng giai đoạn mới của sự phát triển văn học và trong từng tác phẩm, cá biệt của thể loại đó” . Khi nói điều này chắc chắn M. Bakhtin đã