Tránh dùng sai một số từ hán việt

3 1.1K 4
Tránh dùng sai một số từ hán việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tránh dùng sai một số từ Hán Việt Cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển đã mượn khá nhiều từ gốc Hán ngữ để làm phong phú, đa dạng cho ngôn ngữ Việt Nam. Những từ đó gọi là “Từ Hán Việt”. Sách giáo khoa Ngữ văn/Tiếng Việt cho học sinh phổ thông khi gặp 1 số từ Hán Việt có giải thích, giải nghĩa. Tuy nhiên, không thể giải thích hết mà sau này trong cuộc sống khi giao tiếp chúng ta sẽ hiểu thêm. Nhưng cũng vì thế mà khá nhiều người đã sử dụng sai, nhầm lẫn 1 số từ Hán Việt, nhất là những từ đồng âm-khác dấu (Vần giống nhau nhưng thanh điệu khác nhau), hoặc âm vận tương tự chỉ khác phụ âm đầu. Bài này giúp các bạn phân biệt để tránh dùng sai. I/ Trường hợp đồng âm khác dấu: 1.1 – MẠI và MÃI * Trong các thuật ngữ: thương mại, khuyến mại,/khuyến mãi: Đây là cặp từ bị nhầm lẫn khá phổ biến kể cả trong dân dã cũng như trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng, thậm chí 1 số văn bản Nhà nước dùng cũng chưa chính xác. Cùng trong một hội chợ nọ có quầy hàng treo biển “hàng khuyến mại”, nơi kia “hàng khuyến mãi”. Vậy ai đúng, ai sai? - Theo Luật Thương mại 2005 của Việt Nam [1] , thuật ngữ này được ghi là "khuyến mại" và được dùng quen thuộc trong các văn bản cũng như nhiều hoạt động quảng bá của doanh nghiệp. - Theo nghĩa chính xác của từ Hán Việt, hoạt động này phải được gọi là "khuyến mãi" (Gốc Hán Việt: “mại” ( ) là bán, “mãi" ( ) là mua [2] . - Khuyến mại: Được hiểu là hoạt động của các doanh nghiệp/tổ chức hoặc một chính sách hỗ trợ người bán hàng để làm tăng giao dịch thương mại. Đơn giản hơn, có thể hiểu khuyến mại là khuyến khích phát triển thương mại. - Khuyến mãi: Là các hoạt động gia tăng quyền lợi (kinh tế/phi kinh tế) mà người bán dành cho người mua như: thưởng giá (giảm 10-50%), thưởng quà, hàng kèm cho người mua, người trúng thưởng. Khuyến mãi phải hướng đến thị hiếu của khách hàng nhằm tăng doanh số bán của hàng hóa dịch vụ. Như vậy, nghĩa ban đầu của khuyến mại vốn là tiền thưởng hoặc hiên vật khuyến khích nhân viên bán hàng/marketing của chính doanh nghiệp mình thúc đẩy việc tiếp thị để tiêu thụ hàng hoá. Khuyến mại đối lập về nghĩa với khuyến mãi. 1 Khuyến mãi mới mang nghĩa thực như định nghĩa nêu ở trên. Thông thường tổng giá trị khuyến mãi đã được doanh nghiệp/người bán tính toán cân đối vào lợi nhuận của họ nên mục đích của KHUYẾN MÃI cũng là KHUYẾN MẠI. Vì thế việc nhầm lẫn 2 thuật ngữ này cũng là chuyện thường. [1] Nghị định số 37/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại *Trong việc dùng từ Hán Việt của 1 số người (trong đó có cả báo chí) từ lâu cũng có sự nhầm lẫn giữa mại và mãi với thuật ngữ chỉ hoạt động mua bán dâm: “phòng chống tệ nạn ma túy-mãi dâm”, “ổ mãi dâm”, “gái mãi dâm”… Đáng ra phải dùng “phòng chống tệ nạn ma túy-mại dâm”, “ổ mại dâm”, “gái mại dâm” 1.2 – MÃN và MẠN Cặp từ này thường thấy có sự nhầm lẫn trong các tài liệu y học (kể cả 1 số thày thuốc và bệnh nhân), người ta phân loại “bệnh cấp tính ” và “bệnh mãn tính”. Theo “Từ điển Hán – Viêt phổ thông” – (NXB Văn hóa TT) thì “Mãn” và “Mạn” có trường ngữ nghĩa khác hẳn nhau, không có liên quan gì với nhau: - Mãn ( ) có các nghĩa chính là + Đầy, chặt: Mãn đả mãn toán (tính dôi hết mức); Mãn ý ( hết ý); Mãn thượng nhất bôi (đổ đầy li); + Vừa ý: Mãn nguyện……. + Cuối; chấm dứt: Mãn nguyệt khai hoa ( thai đủ ngày đủ tháng đã sinh); Mãn niên (cuối năm); Mãn tử (con út); Niên mãn thập bát (đủ 18) + Đúng là: Mãn bất hảo …. - Mạn ( ) có các nghĩa là: chậm, kéo dài thời gian, giãn lại: Mạn tẩu (đừng đi vội); Mạn mạn (dần dần, từ từ) + Thô: Ngạo mạn. Vậy những bệnh diễn biến chậm, kéo dài phải gọi là “BỆNH MẠN TÍNH”. Gần đây ngành y tế đã chính thức dùng thuật ngữ này, ví dụ : “AIDS là bệnh mạn tính”, “Viêm khớp mạn tính”, ”phế quản mạn tính”…………………………………………. 1.3 – TỪ và TỰ Cặp từ này học sinh và giáo viên hay nhầm lẫn, đôi khi 1 số sách cũng nhầm lẫn. Ngay cả cuốn “Từ điển Hán – Viêt phổ thông” của NXB Văn hóa Thông tin in 2 1989 tại bìa ngoài là “Từ điển Hán – Viêt phổ thông” nhưng bìa lót lại in là “Tự điển…”. - Tự ( ) nghĩa là chữ: Cuốn sách để tra cứu ý nghĩa, cách dùng các chữ Hán đơn lẻ thì ta gọi là “Tự điển”. Thí dụ: “Tứ giác tự điển”. “Tân Hoa tự điển”…. “Tự” có thể ghép trong các thuật ngữ: Kí tự, mẫu tự (chữ cái), Chiết tự (phân tích chữ Hán thành các phần trên dưới, ngang dọc)…. - Từ ( ; ) trong ngôn ngữ, dùng chỉ 1 hay nhiều âm tiết có nghĩa độc lâp, có thể đảm nhiệm 1 chức năng nào đó trong câu. Thí dụ Danh từ, Tính từ, Động từ….Thông thường các cuốn sách tra cứu tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp… là “Từ điển” - Nhiều từ đơn của Hán ngữ cũng là “Tự” nên việc lẫn “Từ điển” với “Tự điển” trong 1 số trường hợp là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, ngoại trừ 1 số sách tra cứu Hán ngữ như “Tứ giác tự điển”. Tân Hoa tự điển, Hán Việt tự điển (xuât bản trước 1975) còn lại hầu hết dùng là “Từ điển”. Và các sách học sinh thường dùng là “Từ điển”. PHH soạn 1 – 2014 ( còn phần II tiếp sau ) 3 . Tránh dùng sai một số từ Hán Việt Cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển đã mượn khá nhiều từ gốc Hán ngữ để làm phong. làm phong phú, đa dạng cho ngôn ngữ Việt Nam. Những từ đó gọi là Từ Hán Việt . Sách giáo khoa Ngữ văn/Tiếng Việt cho học sinh phổ thông khi gặp 1 số từ Hán Việt có giải thích, giải nghĩa. Tuy. hết mà sau này trong cuộc sống khi giao tiếp chúng ta sẽ hiểu thêm. Nhưng cũng vì thế mà khá nhiều người đã sử dụng sai, nhầm lẫn 1 số từ Hán Việt, nhất là những từ đồng âm-khác dấu (Vần giống

Ngày đăng: 05/06/2015, 08:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan