PP Hoc tap tich cuc

3 164 0
PP Hoc tap tich cuc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TÍCH CỰC (Trích từ bài viết “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TÍCH CỰC TRONG HỌC TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ” của GV. Nguyễn Thị Huyền -Khoa Giáo dục đại cương-Trường ĐH SP Nghệ Thuật Trung Ương- đăng trên trang web http://www.spnttw.edu.vn/sinhvien1/home.php?lan=v&limit=total&cid=detail&id=DH&ma=258) Phương pháp học tập tích cực là gì? Có thể khái quát phương pháp này bằng một công thức: Thầy thiết kế - Trò thi công. Công thức trên không đơn thuần là một vấn đề kỹ thuật. Mà nếu có phần kỹ thuật thì là kỹ thuật của một lý thuyết. Thi công tức là làm. Làm để học. Làm là làm ra sản phẩm có thể cân đo đong đếm, ít ra cũng cảm nhận được một cách cảm tính, khác hẳn với sản phẩm ghi nhớ lời thầy giảng. Đó là chưa kể đến trường hợp ghi nhớ thuộc lòng lời thầy mà cứ đứng yên một chỗ, không đi, không làm. Học là học làm, nhưng không phải là làm tuỳ tiện, may rủi, được chăng hay chớ mà phải làm theo thiết kế của thầy, như ca sỹ hát theo bản nhạc (của nhạc sỹ). Thầy thiết kế sao cho bất cứ sinh viên nào cũng làm ra sản phẩm mong muốn như đã thiết kế. Sinh viên đến trường học là học làm, tự mình làm ra sản phẩm giáo dục cho chính mình. Ai làm nhiều thì có nhiều. Ai làm ít có ít. Ai không làm thì không có gì. Phương pháp học tập tích cực đòi hỏi người học trước hết phải xác định động cơ và thái độ học tập một cách đúng đắn. Tại sao lại phải bắt đầu từ động cơ và thái độ, tức là từ nhận thức, tư tưởng? Chắc bạn cũng đã thừa hiểu rằng, nhận thức có đúng thì hành động mới đúng; “tư tưởng không thông, vác bình tông cũng nặng”. Bây giờ bạn hãy trắc nghiệm cùng chúng tôi: - Bạn có muốn học giỏi hơn không? - Bạn muốn học giỏi để làm gì? Có thể đây là những phương án trả lời: - Để có tương lai sáng sủa hơn; - Để tìm việc dễ dàng; - Để làm vui lòng cha mẹ và người thân; - Để không “hết hồn” mỗi khi thầy cô gọi tên mình; - Để bạn gái/bạn trai… không coi thường… Nói tóm lại, học giỏi là khởi đầu cho một tương lai tốt đẹp. Vấn đề còn lại là ở chỗ làm thế nào để học giỏi? Theo chúng tôi, thật đơn giản, chăm chỉ + phương pháp = kết quả tốt. Công thức trên đây yêu cầu người học: 1. Đi học đầy đủ, đúng giờ; 2. Dành thời gian tự học; 3. Hãy hưởng ứng phương pháp học tập tích cực; 4. Đừng coi thường môn học phụ; 5. Hãy ghi nhật ký mỗi ngày; 6. Đừng để “cơm, áo, gạo, tiền…” đè quá nặng. Có thể những yêu cầu trên đây bạn đã thường xuyên thực hiện, ở đây chúng tôi xin trao đổi thêm về phương pháp học tập tích cực. - Tích cực đọc tài liệu trước khi lên lớp: Trước khi lên lớp, bạn cần đọc bài học trong giáo trình, tài liệu trước vài lần. Điều này giúp ích nhiều cho việc chủ động tiếp thu kiến thức mới. Đồng thời, nên xem các câu hỏi ở cuối mỗi bài để tự kiểm tra nhận thức của mình sau khi đọc. Khi đọc xong mỗi bài, nếu có những vấn đề khó, không hiểu, nên đánh dấu hoặc ghi chép lại để tự mình tìm câu trả lời hoặc khi có điều kiện nêu ra trao đổi với thầy, cô và bạn bè. - Học tập tích cực trên lớp bao gồm các khâu nghe giảng, ghi chép bài học, tham gia trao đổi, thảo luận… Đây là khâu rất quan trọng, bởi vì nếu tập trung nghe giảng trên lớp giúp bạn hiểu được bài ngay tại lớp. Đồng thời, cũng qua tiết giảng bạn tranh thủ được những kiến thức sâu rộng của người thầy mà trong giáo trình, tài liệu tham khảo không có. Cùng với nghe giảng, bạn phải chủ động ghi chép những nội dung cần thiết, những nội dung ngoài giáo trình do giáo viên mở rộng, phát triển thêm. Việc bạn tự mình ghi chép bài giảng sẽ giúp chủ động, linh hoạt hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng, sẽ luyện cho bạn cách ghi chép khoa học không chỉ ở các giờ lên lớp mà còn biết cách ghi chép các buổi nói chuyện chuyên đề, nâng cao ý thức tự lập trong việc nghiên cứu các đề tài khoa học. Tích cực tham gia thảo luận, phát biểu xây dựng bài hay trao đổi cùng thầy cô và bạn bè ở trên lớp chẳng những giúp cho việc rèn luyện kỹ năng như nói, lập luận, trình bày, khả năng tự khẳng định mình mà còn củng cố và mở rộng kiến thức bộ môn Kinh tế chính trị. - Tích cực thống bài học và ôn tập thường xuyên: Sau khi đọc trước, nắm bài một cách khái quát; nghe giảng để làm rõ và sâu sắc hơn những vấn đề đã đọc; tự ghi chép các ý mở rộng của giáo viên, bạn hãy soạn lại theo đúng trình tự của bài học nhưng với nhận thức của mình và cô đọng nhất. Với cách thức này, bạn sẽ tự luyện cho mình được cách ghi chép, phân tích, chế biến tài liệu và xây dựng nó theo một hệ thống mới, lôgíc mới. Cách này giúp bạn ôn tập thường xuyên, nhờ đó, việc ôn thi học phần nhẹ nhàng, dễ dàng hơn và mang lại kết quả cao hơn. - Tích cực tìm kiếm thông tin, tư liệu: Trong thời đại bùng nổ thông tin, bạn có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng và nâng cao kiến thức cho bản thân bằng cách khai thác thông tin trên các phương tiện thông tin, các trung tâm thông tin, tư liệu, thư viện.

Ngày đăng: 05/06/2015, 01:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan