1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình an toàn cơ bản thuyền trưởng hạng 3 ĐTNĐ

116 484 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 30,45 MB

Nội dung

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO THUYỀN TRƯỞNG HẠNG BA MÔN AN TOÀN CƠ BẢN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Năm 2014 1 LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện chương trình đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa quy định tại Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Để từng bước hoàn thiện giáo trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức biên soạn “Giáo trình an toàn cơ bản và bảo vệ môi trường”. Đây là tài liệu cần thiết cho cán bộ, giáo viên và học viên nghiên cứu, giảng dạy, học tập. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc để hoàn thiện nội dung giáo trình đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đối với công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa. CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM 2 GIỚI THIỆU VỀ MÔ ĐUN 1.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: 1.1Vị trí: Là Mô đun đầu tiên trong chương trình đào tạo nghề Thủy thủ phương tiện thủy nội địa. 1.2 Tính chất: Mô đun chuyên ngành bắt buộc, thực hành tổng hợp. 2. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: Giúp người học hiểu biết nội dung cơ bản các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đường thủy nội địa nói riêng; nắm vững và thực hiện tốt các kỹ thuật an toàn khi làm việc trên tàu; làm được các công việc về phòng chống cháy nổ, cứu sinh, cứu thủng; biết sơ, cấp cứu người bị nạn, biết bơi thành thạo, biết xử lý các tình huống xảy ra khi bơi. 3. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN: - Những quy định về an toàn lao động. - An toàn khi thực hiện các công việc trên tàu. - Nguyên nhân cháy nổ và biện pháp phòng chống. - Các yếu tố gây ra cháy nổ trên tàu. - Các phương pháp chữa cháy. - Thiết bị chữa cháy trên tàu. - Tổ chức phòng chữa cháy trên tàu. - Chữa các đám cháy đặc biệt. - Cứu sinh. - Cứu đắm. - Khái niệm chung và nguyên tắc cơ bản khi sơ cứu ban đầu. - Cấu trúc và chức năng của cơ thể người. - Kỹ thuật sơ cứu. - Phương pháp cứu người đuối nước. - Phương pháp xử lý khi nạn nhân bị sốc. - Phương pháp vận chuyển nạn nhân. - Khái niệm cơ bản về môi trường. - Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. - Ảnh hưởng của giao thông vận tải ĐTNĐ đến môi trường. - Các loại hàng hóa nguy hiểm - chú ý khi bảo quản, vận chuyển. - Tập làm quen với nước. 3 - Ý nghĩa, tác dụng của việc bơi ếch và một số động tác bổ ích phát triển thể lực, kỹ thuật, phương pháp tập luyện. - Ý nghĩa, tác dụng của bơi trườn sấp, kỹ thuật, phương pháp luyện tập. - Khởi động trước khi bơi. - Những biểu hiện không thích ứng trong khi bơi, cách xử lý khi bị chuột rút, sặc nước. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHÍNH TRONG MÔ ĐUN Hoạt động 1: Học trên lớp nghe giáo viên thuyết trình và thảo luận các vấn đề có liên quan theo từng nội dung bài học. Hoạt động 2: Tự nghiên cứu tài liệu An toàn cơ bản và bảo vệ môi trường; An toàn lao động hàng hải; Kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy; Cẩm nang sơ cấp cứu trẻ em và người lớn; Cấp cứu trên biển; Kỹ thuật bơi lội. Hoạt động 3: Xem trình diễn mẫu Trình tự thực hiện các công việc trên tàu đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Hoạt động 4: Làm các bài thực hành Học viên tập làm các công việc với các thiết bị thật. Hoạt động 5: Thực tập tại các cơ sở sản xuất (nếu có) YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN 1. VỀ KIẾN THỨC: - Phát biểu chính xác các qui định về an toàn lao động trên tàu. - Phân tích được và đánh giá được các rủi ro tai nạn có thể xảy ra khi làm việc trên tàu. - Phát biểu được nguyên lý chữa cháy với từng đám cháy với chất cháy khác nhau. - Phát biểu chính xác cấu trúc và chức năng của cơ thể người, nguyên tắc xử trí cấp cứu ban đầu. - Phát biểu chính xác các bước thực hiện hô hấp nhân tạo, phục hồi tuần hoàn máu, hô hấp và nén ngực kết hợp, cứu người đuối nước, vận chuyển nạn nhân. - Phát biểu chính xác một số định nghĩa về Môi trường của Việt Nam và trên thế giới. - Giải thích được các thuật ngữ về môi trường. - Trình bày được một số nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam và các văn bản dưới luật. 4 2. VỀ KỸ NĂNG: - Thực hiện được các bước chuẩn bị để thực hiện công việc một cách an toàn. - Đề ra được các phương án ứng phó khi có sự cố xảy ra. - Tiến hành công việc một cách an toàn. - Sử dụng được các trang thiết bị an toàn trên tàu. - Thực hành cứu sinh, cứu đắm thuần thục. - Thực hành sơ cấp cứu thuần thục. 3. VỀ THÁI ĐỘ: - Nghiêm túc trong việc thực hiện các qui trình lao động. - Luôn chú ý trong việc thực hiện các công việc đảm bào an toàn vệ sinh tại nơi học tập. - Động viên mọi người giữ gìn an toàn và bảo vệ môi trường chung. - Bảo quản tốt dụng cụ và thiết bị. 5 Chương 1 AN TOÀN LAO ĐỘNG Bài 1 NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG Mã bài: MĐ 01-101 1.1 Mục tiêu thực hiện Học xong bài này học viên sẽ: - Chỉ ra được vị trí lắp đặt và tác dụng của các trang thiết bị an toàn trên tàu. - Nhận biết các qui định về an toàn lao động trên tàu. 1.2 Nội dung chính - Mục đích của mô đun; - Các rủi ro có thể xảy ra trên tàu; - Liệt kê các thiết bị bảo hộ cá nhân, các thiết bị an toàn trên tàu; - Giới thiệu các qui định về an toàn, các ký hiệu an toàn. 1.3 Các hình thức học tập HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 1.1 Mục đích của mô đun - Chỉ ra được các qui định về an toàn lao động trên tàu. - Phân tích, đánh giá được các rủi ro có thể xảy ra khi làm việc trên tàu. - Thực hiện được các bước chuẩn bị để thực hiện công việc một cách an toàn. - Đề ra được các phương án ứng phó khi có sự cố xảy ra. - Tiến hành công việc một cách an toàn. - Sử dụng được các trang thiết bị an toàn trên tàu. - Thực hiện được các nhiệm vụ thủy thủ trong các tình huống khẩn cấp. - Thực hiện công tác kiểm tra bảo quản bảo dưỡng trang thiết bị an toàn trên tàu. - Thực hiện được nhiệm vụ, trách nhiệm của các chức danh thủy thủ, thợ máy và người lái phương tiện được qui định trong hệ thống quản lý an toàn. - Thực hiện được kế hoạch an ninh trên tàu. 6 1.2 Các rủi ro có thể xẩy ra trên tàu Quá trình làm việc trên tàu là hoàn toàn độc lập và vô cùng khó khăn, nặng nhọc. Do đó, mọi sơ xuất, thiếu thận trọng trong lao động, dù nhỏ cũng dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, không lường trước được. Vì vậy, cần phải có qui định chặt chẽ về an toàn lao động. Các tai nạn thường xảy ra trên tàu: - Gãy tay, chân, hoặc bị thương một phần cơ thể. - Bị ngất do hít phải khí độc. - Bị phỏng, điện giật, chết đuối,… 1.3 Liệt kê các thiết bị bảo hộ cá nhân, các thiết bị an toàn trên tàu 1.3.1 Các thiết bị bảo hộ cá nhân Nón bảo hộ, găng tay vải, găng tay da, giày mủ sắt, chụp tai cách âm, kính hàn, kính bảo hộ lao động, áo quần bảo hộ, đai bảo hộ 1.3.2 Các thiết bị an toàn trên tàu Trang thiết bị cứu hỏa, cứu sinh, cứu đắm, pháo sáng, các thiết bị thông tin cứu nạn, danh mục các trạm bờ trong thực hiện cứu hộ, cứu nạn. 1.4 Giới thiệu các qui định về an toàn, các ký hiệu an toàn 1.4.1 Qui định chung về an toàn lao động đối với thuyền viên bộ phận lái 1. Người lao động được trang bị bảo hộ lao động và các dụng cụ được cung cấp trong thời gian làm việc. Người lao động phải sử dụng đúng mục đích và đủ các trang bị đã được cung cấp. 2. Trong thời gian làm việc người lao động không được đi lại nơi không thuộc phạm vi của mình. 3. Khi có sự cố hoặc nghi ngờ thiết bị có sự cố có thể xảy ra thì người lao động phải báo ngay cho người phụ trách an toàn biết. 4. Nếu không được phân công thì người lao động không được tự ý sử dụng và sửa chữa thiết bị. 5. Khi chưa được huấn luyện về qui tắc an toàn và vận hành thiết bị thì không được sử dụng hoặc sửa chữa thiết bị. 6. Các sản phẩm, hàng hoá vật tư, thành phẩm đóng gói, để cách tường 0.5 mét, cách xa cửa thoát nạn, cầu dao điện, phương tiện chữa cháy, tủ thuốc cấp cứu. 7. Khi sửa chữa máy phải ngắt công tắc điện và có biển báo mới sửa chữa. 8. Khi chuẩn bị vận hành máy hoặc sau khi sửa chữa xong phải kiểm tra lại dụng cụ, chi tiết có nằm trên máy không và không có người đứng trong vòng nguy hiểm mới cho máy vận hành. 7 9. Không được để dầu, mỡ, nhớt máy rơi vãi trên sàn, nơi làm việc. 10. Trong hầm hàng, mặt bong phải sắp xếp ngăn nắp gọn gàng, không để dụng cụ, dây điện, vật tư, trang thiết bị gây trở ngại đi lại. 11. Khi xảy ra sự cố tai nạn lao động, những người có mặt tại hiện trường phải: - Tắt công tắc điện cho ngừng máy; - Khẩn trương sơ cứu nạn nhân, báo ngay cho người phụ trách An toàn; - Tham gia bảo vệ hiện trường để người có trách nhiệm xử lý. 12. Người lao động có nghĩa vụ báo cáo cho Đại diện lãnh đạo An toàn về sự cố tai nạn lao động, về việc vi phạm nguyên tắc An toàn Lao động xảy ra tại nơi làm việc. 13. Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn tại nơi làm việc của mình, người lao động lập tức rời khỏi khu vực nguy hiểm và báo ngay cho người phụ trách an toàn để xử lý. 14. Không được tháo dỡ hoặc làm giảm hiệu quả các thiết bị an toàn Lao động có nơi làm việc. 15. Người lao động phải thực hiện theo sự chỉ dẫn của bảng cấm, bảng hướng dẫn an toàn nơi làm việc. 1.4.2 Các ký hiệu an toàn Các loại hàng hóa nguy hiểm phải ghi đúng tên kỹ thuật của loại hàng đó không được sử dụng đơn thuần các tên gọi thương mại. Các kiện hàng nguy hiểm phải có các biển báo, nhãn hiệu để làm rõ tính chất nguy hiểm của hàng hóa bên trong. Nơi làm việc nguy hiểm phải treo biển “ CHÚ Ý- NGUY HIỂM – KHÔNG PHẬN SỰ MIỄN VÀO” và phải có các hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng các trang thiết bị an toàn ngay khi người lao động chuẩn bị vào khu vực đó. Bộ phận quản lý an toàn lao động phải kiểm tra người lao động về việc tuân thủ tuyệt đối các qui định sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động. Stt Báo hiệu Nội dung 1 Phải làm/ phải thực hiện 8 2 Cấm làm 3 Cấm hút thuốc 4 Lối đi an toàn 5 Vị trí đặt đặt thiết bị chữa cháy 6 Chú ý nguy hiểm HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM - An toàn cơ bản và bảo vệ môi trường. - An toàn lao động hàng hải. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1. Hãy cho biết các rủi ro có thể xẩy ra khi làm việc trên tàu? 2. Hãy Liệt kê các thiết bị bảo hộ cá nhân, các thiết bị an toàn trên tàu? 3. Hãy trình bày các qui định về an toàn, các ký hiệu an toàn? 9 Bài 2 AN TOÀN KHI THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC TRÊN TÀU Mã bài: MĐ 01-102 2.1 Mục tiêu thực hiện Học xong bài này học viên sẽ: - Phân tích được, đánh giá được các rủi ro có thể xảy ra khi làm việc trên tàu. - Thực hành được công tác chuẩn bị hợp lý trước khi tiến hành công việc. - Trình bày được trình tự các bước thực hiện một công việc nguy hiểm trên tàu. 2.2 Nội dung chính - Phương pháp phân tích, đánh giá các nguy cơ tai nạn lao động trên tàu. - Các công việc nguy hiểm trên tàu. - Các công tác chuẩn bị để thực hiện các công việc trên tàu. 2.3 Các hình thức học tập HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 2.1 Phương pháp phân tích, đánh giá các nguy cơ tai nạn lao động trên tàu 2.1.1 Mục đích và ý nghĩa của phương pháp Tìm ra các nguyên nhân cơ bản dẫn đến các tai nạn lao động từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa các tai nạn đó. Quá trình làm việc trên tàu là hoàn toàn độc lập và vô cùng khó khăn, nặng nhọc. Do đó, mọi sơ suất, thiếu thận trọng trong lao động, dù nhỏ cũng dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, không lường trước được. Vì vậy, cần phải có qui định chặt chẽ về an toàn lao động. 2.1.1.1 Các tai nạn thường xảy ra trên tàu: - Gãy tay, chân, hoặc bị thương một phần cơ thể. - Bị ngất do hít phải khí độc. - Bị phỏng, điện giật, chết đuối,… 10 [...]... khi chưa được phép của thuyền trưởng HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHĨM - An tồn cơ bản và bảo vệ mơi trường - An tồn lao động hàng hải HOẠT ĐỘNG 3: NGHE GIỚI THIỆU VÀ TRÌNH DIỄN MẪU 1 Giới thiệu về các cơng việc nguy hiểm trên tàu 2 Trình diễn mẫu cơng tác chuẩn bị để thực hiện các cơng việc trên tàu Huấn luyện theo các kịch bản sau: - Kịch bản số 1: Chuẩn bị cho cơng việc gõ rỉ và sơn... sao cho an tồn - Kịch bản số 2: Chuẩn bị cho cơng việc xếp dỡ hàng hóa - Kịch bản số 3: Chuẩn bị cho cơng việc làm dây trên tàu - Kịch bản số 4: Chuẩn bị cho cơng việc sửa chữa điện - Kịch bản số 5: Chuẩn bị cho cơng việc làm vệ sinh két nhiên liệu - Kịch bản số 6: Chuẩn bị cho cơng việc làm việc trong hầm sâu buồng kín HOẠT ĐỘNG 4: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG - Tổ chức các nhóm học viên thao tác lại các cơng việc... tàu 3 Trình diễn mẫu cơng tác chuẩn bị để thực hiện các cơng tác cứu hỏa tại bãi huấn luyện theo các kịch bản sau: - Kịch bản số 1: Chữa các đám cháy thường - Kịch bản số 2: Chữa các đám đặc biệt - Kịch bản số 3: Chữa các đám cháy có các thiết bị hàng hải HOẠT ĐỘNG 4: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 1 Tổ chức các nhóm học viên thao tác lại các cơng việc mà giáo viên mới thực hiện mẫu theo các kịch bản sau: - Kịch bản. .. Cấm thủy thủ, thuyền viên tự động xuống hầm sâu khi chưa được phép của thuyền trưởng 2.1 .3. 6 Đi bờ - Việc đi bờ phải tn thủ các qui định của thuyền trưởng; - Việc đi bờ phải tn thủ các qui định của cảng mà tàu đang neo đậu; - Thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của luật pháp 2.2 An tồn khi thực hiện các cơng việc trên tàu dành cho bộ phận lái 2.2.1 An tồn cho cơng việc sơn gõ rỉ 2.2.1.1 An tồn khi gõ... sử dụng các thiết bị đó 2.1 .3. 3 Làm việc trên cao: 12 Cơng việc trên cao thường làm là: sữa chữa thay thế thiết bị, gõ rỉ, sơn… cơng việc này có thể tiến hành ngay khi cả tàu đang hành trình hoặc khi tàu đang neo đậu, đây cũng là cơng việc gây nguy hiểm cho thuyền viên vì vậy trước khi tiến hành cơng việc cũng như trong q trình làm việc phải kiểm tra và đảm bảo các u cầu về an tồn như sau: - Điều kiện... được vị trí lắp đặt các trang thiết bị cứu hỏa - Sử dụng được các trang thiết bị cứu hỏa 2.2 Nội dung chính - Nội dung của bảng phân cơng chữa cháy 25 - Cơng việc cần làm khi xảy ra đám cháy - Các phương pháp chữa cháy trên tàu - Chữa các đám cháy thường - Chữa các đám cháy đặc biệt 2 .3 Các hình thức học tập HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CĨ THẢO LUẬN 2.1 Nội dung của bảng phân cơng chữa cháy - Qui định... tầng kiến trúc) 2.2 Cơng việc cần làm khi xảy ra đám cháy - Khi phát hiện có đám cháy, phải lập tức phát tín hiệu báo động tàu bị cháy Tất cả các thuyền viên nhanh chóng về vị trí cơng tác của mình và làm nhiệm vụ như đã được phân cơng trong bảng phân cơng chữa cháy - Cắt nguồn điện nơi xảy ra hoả hoạn - Quan sát vị trí, kích thước đám cháy, đặc điểm của vật bị cháy để tổ chức cơng tác dập lửa được... van đặt trên miệng bình Nhằm đảm bảo an tồn thì người ta bố trí ở van một chốt an tồn Ngồi ra còn có vòi phun, tay cầm để tránh bị bỏng lạnh khi sử dụng 1.4.2.2 Tác dụng: 22 - Làm ngạt bằng cách chiếm chỗ oxi do có tỉ trọng lớn hơn oxi khoảng 1,5 lần Chốt an toàn - Có hiệu quả cao khi chữa các đám cháy trong các khu vực kín Cò (mở van) Khí CO2 Vòi phun 1.4.2 .3 Cách sử dụng: Khi sử dụng ta rút chốt an. .. Chương 3 AN TỒN SINH MẠNG Bài 1 CỨU SINH Mã bài: MĐ 01 -30 1 1.1 Mục tiêu thực hiện Học xong bài này học viên sẽ: - Nhận biết được vị trí lắp đặt các trang thiết bị cứu sinh - Sử dụng được các trang thiết bị cứu sinh - Thành thạo các thao tác cứu người dưới nước 1.2 Nội dung chính - Mục đích của việc cứu sinh - u cầu của việc cứu sinh 33 - Trang thiết bị cứu sinh trên tàu - Thực hành cứu sinh 1 .3 Các... tàu khách phải trang bị 1 hay nhiều xuồng cứu sinh sao cho tổng sức chở của chúng chở hết 30 % tổng số người trên tàu 1 .3. 2 Bè cứu sinh - Bè cứu sinh được kết cấu bằng vật liệu cứng hoặc bằng thổi hơi Nếu bằng vật liệu cứng có thể làm bằng vật liệu có tính tự nổi bản than hay nổi bằng các khoang khí, các khoang khí phải được kết cấu bởi 2 khoang riêng biệt sao cho chỉ cần bơm căng 1 khoang vẫn đảm bảo . hộ cá nhân, các thiết bị an toàn trên tàu? 3. Hãy trình bày các qui định về an toàn, các ký hiệu an toàn? 9 Bài 2 AN TOÀN KHI THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC TRÊN TÀU Mã bài: MĐ 01-102 2.1 Mục tiêu thực. làm 3 Cấm hút thuốc 4 Lối đi an toàn 5 Vị trí đặt đặt thiết bị chữa cháy 6 Chú ý nguy hiểm HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM - An toàn cơ bản và bảo vệ môi trường. - An toàn. có liên quan theo từng nội dung bài học. Hoạt động 2: Tự nghiên cứu tài liệu An toàn cơ bản và bảo vệ môi trường; An toàn lao động hàng hải; Kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy; Cẩm nang sơ cấp

Ngày đăng: 04/06/2015, 09:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w