BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Tổ chức Thương mại Thế giới WTO

23 266 0
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Tổ chức Thương mại Thế giới WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Kể từ khi thành lập năm 1995, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO luôn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo cho thương mại quốc tế phát triển lành mạnh. Có thể khẳng định rằng WTO là tổ chức điều chỉnh thương mại toàn cầu cuối cùng và ở nấc cao nhất, ảnh hưởng rõ nhất của tính chất này là mong muốn xin gia nhập của các quốc gia trên thế giới cũng như việc giải quyết tranh chấp thương mại của WTO. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang là thách thức đối với Việt Nam trên con đường đổi mới. Sau 11 năm đàm phán căng thẳng trong một loạt vấn đề về chính sách có liên quan sâu rộng đến nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội, ngày 11 tháng 01 năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này. Như vậy, tham gia vào WTO cũng có nghĩa là Việt Nam sẽ được bảo vệ và hưởng những lợi ích to lớn mà WTO mang đến cho các nước thành viên. Là một nền kinh tế nhỏ bé và phụ thuộc việc các thị trường lớn nhất thế giới phải mở cửa cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sẽ tạo ra một cơ hội phát triển lớn cho chúng ta mặc dù trong quá trình này đổi lại Việt Nam cũng sẽ phải chịu nhiều tổn thất lớn. Tuy vậy, gia nhập WTO và tham gia sâu hơn vào quá trình toàn cầu hoá sẽ chỉ làm lợi về toàn cục cho Việt Nam. Vậy tại sao Việt Nam quyết tâm gia nhập WTO, dù cái giá phải trả trong con mắt nhiều người là không hề nhỏ. Chính vì lý do trên, chúng em chọn đề tài “Tổ chức Thương mại Thế giới WTO” để hiểu rõ bản chất và hoạt động của tổ chức này. II. TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO 1/ Tổng quan về Tổ chức Thương mại Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (tên tiếng Anh: World Trade Organization), là một tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, là sân chơi chung cho thị trường toàn cầu, mang tính chất tương đối tự do, công bằng và tuân thủ những luật lệ rõ ràng. Có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.Trong thập niên 1990 WTO là mục Thành viên sáng lập (tháng 1, 1995) Thành viên gia nhập sau Ngày thành lập Tháng 1, 1995 Trụ sở Centre William Rappard, Geneva, Thụy Sỹ Thành viên Đến ngày 01 tháng 01 năm 2010, WTO có 153 thành viên. Ngôn ngữ chính thức Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Tây Ban Nha Ngân sách 189 triệu franc Thụy Sỹ (khoảng 182 triệu USD) vào năm 2009. Nhân viên 635 Trang chủ www.wto.int tiêu chính của phong trào chống toàn cầu hóa. WTO hiện chiếm 97% giao dịch thương mại thế giới. 2/ Sự ra đời của Tố chức Thương mại Thế giới WTO Kết thúc Hội nghị Brettonwood năm 1945 tại Hoa Kỳ, 44 nước tham gia Hôị nghị đã quyết định thành lập Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới. Song Nghị quyết tại Lahabana Cu Ba về việc thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (International Trade Organization – ITO), với quyền phủ quyết của mình, Mỹ đã khiến tổ chức này không thể ra đời. Không đồng tình với cách xử sự đó, tại Geneve Thuỵ Sĩ, một nhóm 23 quốc gia đã tổ chức đàm phán riêng rẽ về vấn đề ưu đãi thuế quan đối với nhau và đã đạt được sự thống nhất về một số vấn đề. Kết thúc đàm phán năm 1947 các nước này đã kí với nhau Bản Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (General Agreement on Tarrif and Trade, gọi tắt là GATT). Hiệp định GATT có hiệu lực từ ngày 01/01/1948 với tư cách là một thoả thuận đa phương. Mục tiêu của GATT là tổ chức các vòng đàm phán để cắt giảm thuế đánh vào hàng nhập khẩu giữa các nước thành viên, tạo ra tự do hoá thương mại để các thành viên có thời cơ nhập khẩu hàng hoá, vật tư giá thành rẻ. Trong lịch sử gần 48 năm tồn tại của mình (1947-1994), GATT đã tổ chức được 8 vòng đàm phán đa phương về thương mại: STT Tên vòng đàm phán Năm Chủ đề đàm phán Thành viên tham gia 1 Geneva 1947 Thuế quan 23 2 Ancecy 1949 Thuế quan 13 3 Torquay 1951 Thuế quan 38 4 Geneva 1956 Thuế quan 26 5 Dillon 1960-1961 Thuế quan 26 6 Kennedy 1964-1967 Thuế quan và các biện pháp chống bán phá giá 62 7 Tokyo 1973-1979 Thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, các hiệp định khung 102 8 Uruquay 1986-1994 Thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, 123 nông nghiệp, hàng dệt may Sau khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay, ngày 15/4/1944 tại Marrakesh Marốc 117 quốc gia tham gia vòng đàm phán Uruguay đã ký Hiệp định thành lập WTO. Thông qua Hiệp định này, các nước thành viên thoả thuận chuyển GATT thành WTO từ ngày 01/01/1995 trên cơ sở chấp thuận việc kế thừa toàn bộ các văn kiện pháp lý mà GATT đã đạt được tại vòng đàm phán Uruguay. 3/ Mục tiêu Các quốc gia ký kết Hiệp định thành lập WTO hướng tới những mục tiêu rõ ràng về kinh tế, chính trị và xã hội, đó là:  Về kinh tế:  Thúc đẩy tiến trình tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ;  Thúc đẩy sự phát triển của thể chế thị trường;  Loại bỏ rào cản thương mại;  Mở cửa thị trường, duy trì cạnh tranh lành mạnh trong thương mại toàn cầu;  Nâng cao nhận thức, hiểu biết của Chính phủ, các tổ chức, cá nhân về các quy định điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế;  Xây dựng môi trường pháp lý thông thoáng, rõ ràng;  Tạo điều kiện kinh doanh lành mạnh, công bằng giữa các chủ thể.  Về chính trị:  Giải quyết bất đồng tranh chấp thương mại giữa các nước trong khuôn khổ hệ thống thương mại đa phương phù hợp nguyên tác cơ bản của Công pháp quốc tế và luật lệ của WTO;  Lập cơ chế kiểm soát đối với các nước thành viên;  Bảo đảm cho các quốc gia đang phát triển và quốc gia nghèo được hưởng lợi ích từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế.  Về xã hội:  Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường;  Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho các nước thành viên;  Làm trung tâm hội nghị và các thương thảo về tiếp cận thị trường. 4/ Chức năng 5/ Cơ cấu Hội nghị Bộ trưởng: Bao gồm các Bộ trưởng Thương mại – kinh tế đại diện cho tất cả các nước thành viên; Họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của WTO. Đại hội đồng: Bao gồm đại diện tất cả các nước thành viên; thực hiện chức năng của Hội nghị Bộ trưởng trong khoảng giữa 2 kì hội nghị của cơ quan này; Đại hội đồng cũng đóng vai trò là Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát các chính sách thương mại. Các Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Các vấn đề Sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại; Các Uỷ ban, Nhóm công tác: Là các cơ quan được thành lập để hỗ trợ hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực tất cả các thành viên WTO đều có thể cử đại diện tham gia các cơ quan này. Ban Thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng giám đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám đốc và các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ nào. 6/ Nguyên tắc hoạt động Tổ chức thương mại thế giới được xây dựng dựa trên bốn nguyên tắc pháp lý nền tảng là: tối huệ quốc; đãi ngộ quốc gia; mở cửa thị trường và cạnh tranh công bằng và nguyên tắc minh bạch.  Nguyên tắc tối huệ quốc MFN (Most favoured nation): Theo nguyên tắc này, các thành viên WTO dành cho nhau với sự đối xử với tư cách là nước được hưởng ưu đãi nhất, theo đó nếu một nước dành cho một nước thành viên khác các ưu đãi về thương mại, thì các nước còn lại mặc nhiên được hưởng quyền lợi như vậy. Nội dung quan trọng nhất của nguyên tắc này là các quốc gia thành viên WTO dành cho nhau được hưởng quy chế về thuế nhập khẩu tối huệ quốc (mức thuế thấp hơn nhiều so với thuế phổ thông). Tuy nhiên nguyên tắc này cũng có những ngoai lệ dành cho các nước đang và kém phát triển, theo đó các nước này được hưởng đối xử khác và đặc biệt như: - Được cắt giảm thuế nhập khẩu ở mức thấp hơn so với các nước phát triển; - Được duy trì một số biện pháp chống tính chất phân biệt đối xử; - Được thực hiện thỏa thuận tay đôi ngoài khuôn khổ quy định của WTO.  Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment – NT) Nguyên tắc NT được hiểu là hàng hoá nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước. Tuy nhiên, cũng giống như nguyên tắc MFN, nguyên tắc này cũng dành cho các nước đang và kém phát triển sự đối xử khác như: - Được hưởng thời gian chuyển đổi dài hơn; - Được duy trì một số biện pháp để bảo vệ lợi ích quốc gia vơí thời gian dài hơn so với các nước phát triển; - Được thực hiện thỏa thuận tay đôi ngoài khuôn khổ quy định của WTO.  Nguyên tắc mở cửa thị trường (market access) Nguyên tắc ''mở cửa thị trường'' hay còn gọi một cách hoa mỹ là tiếp cận thị trường (market access) thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa. Về mặt chính trị, ''tiếp cận thị trường'' thể hiện nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO. Về mặt pháp lý “tiếp cận thị trường” thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà nước này đã chấp thuận khi đàm phán gia nhập WTO.  Nguyên tắc cạnh tranh công bằng (fair competition) Nguyên tắc này quy định các nước không được sử dụng các chính sách thương mại bị WTO cấm nhằm bảo đảm cho hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường cuả nhau theo quy luật cung cầu và giá cả thị trường được người tiêu dùng chấp nhận. Mặt khác, tất cả các biện pháp trợ cấp nhằm bóp méo thương mại như trợ cấp theo tỉ lệ nội địa hóa, theo tỉ lệ xuất khẩu trong đầu tư, đều không được áp dụng.  Nguyên tắc minh bạch ( transparency) Nhằm minh bạch hóa, các nước thành viên WTO đều có nghĩa vụ công bố công khai các quy định và các hướng dẫn hành chính của nước mình liên quan đến xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư theo Hiệp định TRIMS và cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPs, bảo đảm dễ tiếp cận và áp dụng trên toàn lãnh thổ. Các thành viên còn có trách nhiệm thành lập những cơ quan giải quyết khiếu kiện với thủ tục tố tụng rõ ràng để các công ty các nước có thể khởi kiện tại đó.Đồng thời các nước thành viên cũng phải dành cơ hội thỏa đáng cho các bên liên quan được góp ý trong quá trình lập quy. Minh bạch về tiếp cận thị trường yêu cầu các thành viên nổ lực ràng buộc mức trần cho thuế nhập khẩu và đưa ra cam kết rõ ràng về mở cửa thị trường, giúp các doanh nghiệp có thể dự báo và hoạch định chiến lược kinh doanh. III. VIỆT NAM TRONG WTO 1/ Quá trình gia nhập Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam 1-1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Ban Công tác xem xét việc gia nhập của Việt Nam được thành lập với Chủ tịch là ông Eirik Glenne, Đại sứ Na Uy tại WTO (riêng từ 1998–2004, Chủ tịch là ông Seung Ho, Hàn Quốc) 8-1996: Việt Nam nộp “Bị vong lục về chính sách thương mại” o 1996: Bắt đầu đàm phán Hiệp định Thương mại song phương với Hoa kỳ (BTA) 1998 - 2000: Tiến hành 4 phiên họp đa phương với Ban Công tác về Minh bạch hóa các chính sách thương mại vào tháng 7-1998, 12-1998, 7-1999, và 11-2000. Kết thúc 4 phiên họp, Ban công tác của WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản kết thúc quá trình minh bạch hóa chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường. o 7-2000: ký kết chính thức BTA với Hoa Kỳ o 12-2001: BTA có hiệu lực 4-2002: Tiến hành phiên họp đa phương thứ 5 với Ban Công tác. Việt Nam đưa ra Bản chào đầu tiên về hàng hóa và dịch vụ. Bắt đầu tiến hành đàm phán song phương. 2002 – 2006: Đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàm phán, với 2 mốc quan trọng: o 10-2004: Kết thúc đàm phán song phương với EU - đối tác lớn nhất o 5-2006: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương. 26-10-2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban Công tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng cộng đã có 14 phiên họp đa phương từ tháng 7-1998 đến tháng 10-2006. 7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO. 2/ Cơ hội Việc được công nhận là thành viên chính thức của WTO đã khẳng định được quyết tâm hội nhập của ta trên sân chơi quốc tế. Gia nhập WTO, chúng ta đứng trước những cơ hội rất lớn để đất nước có được vị thế trên trường quốc tế.  Đối với tăng trưởng kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt gia nhập WTO, nhìn tổng thể, đã có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong hơn 3 năm qua kể từ ngày Việt Nam là thành viên chính thức của WTO. Dấu hiệu đầu tiên có thể nhận thấy là các rào cản kỹ thuật thương mại từ các nước nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam thuyên giảm đáng kể, đặc biệt là các nước thành viên WTO bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu và dành cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam được hưởng thuế MNF và sự đối xử quốc gia, nhờ đó kim ngạch xuất khẩu tăng của nước ta tăng nhanh, kích thích sản xuất trong nước phát triển góp phần tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam được hưởng lợi từ nhiều yếu tố tích cực từ bên trong cũng như ngoài nền kinh tế gắn liền với hội nhập kinh tế quốc tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2006-2010(%) Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2008-2010 bị chững lại, tuy nhiên đây vẫn là tốc độ tăng trưởng cao và khả quan so với các nước khác.  Tiếp nhận vốn đầu tư và công nghệ: Thực tiễn cho thấy, kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về thu hút đầu tư nước ngoài bởi sự ổn định chính trị, tiềm lực con người, tài nguyên và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, các chính sách minh bạch hóa, thông thoáng tạo điều kiện cho nhà đầu tư có môi trường thuận lợi nhất, thực sự đã tạo nên niềm tin khá vững chắc cho các nhà đầu tư. Đây là cơ hội có ý nghĩa nhất, là yếu tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thúc đẩy tập trung kinh tế với tốc độ cao. Nếu trong thời kỳ 2001-2006 tổng vốn đầu tư xã hội tăng 13,3% bình quân/năm, năm 2007 tăng 27%, trong đó khu vực đầu tư FDI tăng kỷ lục là 93,4%, khu vực dân doanh là 26,9% và đầu tư khu vực nhà nước tăng 34,6%. Năm 2008-2009 do tác động của khủng hoảng nên mức tăng chậm lại. Hầu hết các ngành đều tăng trưởng vốn đầu tư cao, mạnh nhất là kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 263%, tài chính và tính dụng 87,4%, thông tin liên lạc 29,5%. Riêng giáo dục là ngành có đầu tư thấp nhất. Bên cạnh việc thu hút vốn Việt Nam còn tranh thủ được công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 0 2 4 6 8 10 2006 2007 2008 2009 2010  Mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở bình đẳng và công bằng hơn. Thực tiễn trong những năm qua chúng minh rằng: tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp nước ta sẽ được hưởng sự đối xử bình đẳng hơn hẳn khi tiếp cận thị trường của tất cả các nước, đặc biệt là các thành viên WTO, vì ta được đối xử bình đẳng theo các chuẩn mực của WTO. Hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của các doanh nghiệp nước ta sẽ hạn chế được việc bị các nước sử dụng các biện pháp phân biệt đối xử. Doanh nghiệp Việt Nam được hưởng mức thuế tối huệ quốc đối với nhiều mặt hàng, giá thành xuất khẩu giảm nên nâng cao sức cạnh tranh, tăng khả năng thâm nhập thị trường thế giới cả về số lượng và chủng loại hàng hóa. Mặt khác, ta cũng đã nhận được cơ hội sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để đấu tranh bình đẳng với các đối tác thương mại lớn, nhất là khi lợi ích kinh tế nước ta bị cạnh tranh trái với “luật chơi chung”.Việc Việt Nam chính thức kiện lại Hoa Kỳ tại WTO và đã được nhận đơn về việc nước này áp thuế chống bán phá giá một cách vô lý đối với sản phẩm tôm của ta xuất vào thị trường nước họ là bằng chứng bước đầu về cơ hội trên. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đã lên đến trên 150 quốc gia, trong đó các thị trường trọng yếu như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc,Nhật Bản vẫn có mức thâm nhập tốt. Mặt hàng xuất khẩu về cơ bản vẫn đứng vững trên thị trường cũ, đồng thời mở thêm nhiều thị trường mới như Trung Đông, Châu Mỹ Latinh, Châu Phi. Nền nông nghiệp chuyển theo hướng đa canh, tỷ suất ngày càng cao, nhất là xuất khẩu, đời sống của nhân dân, nhất là nông dân được cải thiện mặc dù chưa thực sự bền vững. Hàng nông sản xuất khẩu từ Việt Nam không những tăng khối lượng mà mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được bảo đảm hơn. [...]... nhiều doanh gia Việt Nam không am tường luật lệ và thủ tục (mới) của WTO Những luật lệ và thủ tục hiện hành của WTO còn thay đổi nhiều Trong bước đầu hội nhập WTO, giới kinh doanh Việt Nam gặp phải những cạnh tranh rất gay gắt vì vậy giới quản lý cũng như nhân viên phải cấp kỳ lãnh hội cách làm ăn mới để thích hợp với thương trường WTO Nhiều nguy cơ thua đậm trong những vụ tranh chấp pháp lý 4/ Môi... trường nội địa vững chắc IV KẾT LUẬN Hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới mang lại cho Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhiều cơ hội nhưng cũng làm nảy sinh không ít khó khăn, thách thức Tận dụng cơ hội và sử dụng các biện pháp linh hoạt, sáng tạo và thực tiễn để thực hiện các giải pháp vĩ mô và vi mô, chính vì vậy sẽ là phương tiện hữu hiệu... có thể thực hiện thông qua các kênh và hệ thống mạng lưới phân phối Do vậy, để thiết lập kênh và mạng lưới phân phối, doanh nghiệp cần sử dụng đồng bộ các biện pháp: - Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trên thương trương quốc tế cũng như các nước thành viên WTO; - Tiếp cận với các quy chế đăng ký bảo hộ tài sản quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là thương. ..  Hình thành các tổng công ty thưong mại đa ngành, hoạt động theo phương thức hiện đại, chuyên nghiệp;  Phát triển mạnh thương mại điện tử, đưa thương mại điện tử vào hoạt động quản lí và ứng dụng có hiệu quả vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 4.1.1.6 Phát triển thương mại dịch vụ Trong chiến lược phát triển các ngành dịch vụ, ngoài các dịch vụ truyền thống như du lịch, xuất khẩu lao động,... quy định của luật pháp quốc tế cũng như pháp luật các nước liên quan và pháp luật nước ta; - Nắm vững và thực thi nghiêm chỉnh các quy định, thủ tục pháp lý quốc tế và của các nước nhập khẩu để phòng tránh việc nảy sinh các vụ kiện thương mại; - Bảo đảm tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế - thương mại ký với nước ngoài; - Đa dạng hóa thị trường, có cơ cấu xuất khẩu hợp lý trên từng thị trường, theo... điều hành, trong tuyên truyền pháp luật, hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu, ứng dụng công nghệ và phương thức kinh doanh hiện đại, giúp đỡ có hiệu quả các doanh nghiệp trong kinh doanh thương mại trên cả thị trường trong và ngoài nước cũng như bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong hiệp hội 4.1.1.5 Phát triển mô hình tổ chức thị trường nội địa văn minh và hiệu quả Chính phủ cũng cần tiếp... không ít vướng mắc gây phiến hà, tốn kém không cần thiết cho doanh nghiệp, là trở lực cho sự năng động của doanh nghiệp 3/ Phát triển nguồn nhân lực Trong một nghiên cứu do Ngân hàng thế giới nghiên cứu do Ngân hàng thế giới công bố gần đây, một quốc gia dù nguồn tài nguyên giàu tới đâu cũng chỉ đem lại 60% GDP, 40% còn lại chỉ có thể được tạo ra nhờ kết quả đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực Hiện nay,... triển  Khả năng phản ứng, thích nghi, phân tích biến động thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam còn chậm, dễ bị tổn thương Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta khi mà các nước thắt chặt chi tiêu, hạn chế nhập khẩu, thực hiện các biện pháp tinh vi để bảo hộ sản xuất trong nước … và việc phục hồi lại thị trường gặp không ít khó khăn, trở... trong các hợp đồng thương mại quốc tế Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, các doanh nghiệp nước ta thường quan tâm đến yếu tố giá cả, chất lượng, mẫu mã nhiều hơn Đây cũng là sai lầm dễ làm mất khách hàng, mất thị trường 4.2.3 Thiết lập kênh phân phối Là vấn đề sống còn của doanh nghiệp khi tham gia hội nhập ngày càng sâu vào quá trình phân công lao động quốc tế, trong đó có sự gia nhập WTO Mục tiêu tiêu... nghiệp chưa thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế về vốn Mặt khác, chất lượng nhiều mặt hàng trong nước không thể so sánh với hàng ngoại nhập chưa kể tâm lý người Việt ưa chuộng sử dụng hàng hóa nước ngoài dù có lúc phải chi tiền nhiều hơn Theo Báo cáo của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung cho rằng sau 3 năm gia nhập WTO, đối tượng chịu tác động nặng nề và thiệt thòi nhất là nông . “Tổ chức Thương mại Thế giới WTO để hiểu rõ bản chất và hoạt động của tổ chức này. II. TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO 1/ Tổng quan về Tổ chức Thương mại Thế giới WTO Tổ chức Thương. 1995, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO luôn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo cho thương mại quốc tế phát triển lành mạnh. Có thể khẳng định rằng WTO là tổ chức điều chỉnh thương mại toàn. 635 Trang chủ www .wto. int tiêu chính của phong trào chống toàn cầu hóa. WTO hiện chiếm 97% giao dịch thương mại thế giới. 2/ Sự ra đời của Tố chức Thương mại Thế giới WTO Kết thúc Hội nghị

Ngày đăng: 02/06/2015, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan