1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tổng hợp về Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Đô.doc

30 983 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 323 KB

Nội dung

Báo cáo tổng hợp về Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Đô

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sau thời gian được học tập và nghiên cứu tại trường đại học, mỗi sinh viên đều được trang bị những kiến thức khá đầy đủ và cần thiết về lĩnh vực nghiên cứu Là sinh viên của khoa Ngân Hàng - Tài chính, được nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Ngân hàng - Tài chính, tuy nhiên, vẫn còn thiếu những kiến thức về hoạt động thực tế, vẫn chưa có nhiều cơ hội để đem những kiến thức đã học tại trường đại học ứng dụng vào công việc thực tế

Được sự cho phép của Nhà trường, Ban lãnh đạo Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Đô, qua một thời gian thực tập, nghiên cứu, tìm hiểu và quan sát nhiều hoạt động của các phòng ban, cùng sự giúp đỡ, chỉ bảo của PGS.TS Lê Đức Lữ cũng như các cán bộ nhân viên Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Đô, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp này.

Báo cáo tổng hợp gồm 3 phần chính như sau :

Phần I : Khái quát về Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam và Chinhánh Đông Đô

Phần II : Hoạt động của Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát TriểnĐông Đô trong các năm 2004 - 2007

Phần III : Những mặt đã đạt được, hạn chế, phương hướng hoạt động vàmục tiêu của Chi nhánh năm 2008

Vì còn rất hạn chế về kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tế nên báo cáo này không thể trách khỏi còn nhiều thiếu sót Rất mong được sự góp ý, nhận xét của các thầy cô trong khoa Ngân Hàng - Tài chính để em có thể hoàn thiện báo cáo này

Trang 2

PHẦN I : KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂNVIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

I KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

1 Lịch sử hình thành và phát triển

1.1 Thời kỳ từ 1957- 1980:

Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN - được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ.

Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội 1.2 Thời kỳ 1981- 1989:

Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ.

Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước.

Trong khoảng từ 1981- 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳng định để đứng vững và phát triển Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, từng bước trở thành một trong các ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế Những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ này này lớn hơn trước gấp bội cả về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố định đã hình thành trong nền kinh tế

Thời kỳ này đã hình thành và đưa vào hoạt động hàng loạt những công trình to lớn có “ý nghĩa thế kỷ” của đất nước, cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh

Trang 3

vực sự nghiệp và phúc lợi như: công trình thủy điện Sông Đà, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cảng Chùa Vẽ, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy đóng tàu Hạ Long,

1.3 Thời kỳ 1990 - nay: * Thời kỳ 1990- 1994:

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển * Thời kỳ từ 1/1/1995

Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước.

* Thời kỳ 1996 - nay:

Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV Thể hiện ở một số bình diện :

- Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao - Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn

- Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt - Đầu tư phát triển công nghệ thông tin

- Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại

- Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Trang 4

- Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới

- Chuẩn bị tốt các tiền đề cho Cổ phần hóa BIDV, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển theo mô hình Tập đoàn

- Làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ đầu tư phát triển từ các nguồn vốn của Chính phủ, các tổ chức tài chính tiền tệ, cá nhân tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật ngân hàng

- Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước

Trang 6

II CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG ĐÔ

1 Lịch sử hình thành và phát triển

Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Đô được thành lập trên cơ sở nâng cấp phòng Giao dịch 2 tại 14 Láng Hạ, đi vào hoạt động từ ngày 31/07/2004 theo quyết định số 191/QĐ - HĐQT ngày 05/07/2004 của Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, là một trong những cơ sở tiên phong đi đầu trong hệ thống Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, chú trọng triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng, hoạt động theo mô hình giao dịch một của với quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến, theo đúng dự án hiện đại hoá ngân hàng Việt Nam hiện nay

Khi còn là phòng Giao dịch số 2, với mục tiêu ban đầu là huy động vốn, các dịch vụ hầu như chưa hề tiếp cận Về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị, ngay từ đầu đã được TW chọn là một trong những điểm giao dich triển khai chương trình hiện đại hoá đầu tiên, đây là chương trình có nhiều tiện ích, thuận tiện cho công tác thanh toán trên toàn quốc Những ngày đầu thành lập, chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Đô ( BIDV Đông Đô) phải đối mặt với nhiều khó khăn như số lượng khách hàng còn chưa nhiều, đội ngũ cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm, trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng … Sau một thời gian phát triển, chi nhánh đã có sự phát triển bắt kịp với thị truờng, chi nhánh đã trở thành một trong những đơn vị hoạt động kinh doanh có hiệu quả tiêu biểu của hệ thống Việc thành lập chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Đô phù hợp với tiến trình thực hiện chương trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển, đa dạng hoá khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo dõi đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình

Trang 7

hội nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế

2 Các hoạt động cơ bản của chi nhánh

2.1 Huy động vốn

- Huy động vốn dưới các hình thức : nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kì hạn và các loại tiền gửi khác bằng VNĐ hay bằng ngoại tệ

- Thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật và Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

2.2 Cho vay

Cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư và phát triển kinh tế xã hội, các nhu cầu hợp pháp đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình dưới các hình thức ngắn, trung và dài hạn phù hợp với quy định của pháp luật

2.3 Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác 2.4 Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ, cấp tín dụng theo quy định 2.5 Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo ưuy định của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 2.6 Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân quỹ

2.7 Thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án, tư vấn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật

2.8 Thực hiện các nghiệp vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ với các khách hàng và tổ chức trong nước và các dịch vụ ngân hàng đối ngoại khác theo quy định

3 Cơ cấu tổ chức chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Đô

Mô hình tổ chức hoạt động của chi nhánh BIDV Đông Đô được xây dựng theo mô hình hiện đại, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh Gồm :

Trang 8

- Giám đốc chi nhánh : điều hành các hoạt động của chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Đô

- Các Phó Giám đốc : giúp việc cho giám đốc, hoạt động theo sự phân công, uỷ quyền của giám đốc chi nhánh và theo quy định

- Các phòng ban của chi nhánh được tổ chức thành 3 khối bao gồm khối trực tiếp kinh doanh, khối hỗ trợ kinh doanh và khối quản lý nội bộ Cụ thể :

+ Khối trực tiếp kinh doanh bao gồm các phòng sau :  Tổ Kiểm tra kiểm toán nội bộ

4 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

4.1 Phòng Tín dụng

Chức năng, nhiệm vụ chung :

- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng pháp quy và các quy trình tín dụng đối với khách hàng Thực hiện các biện pháp phát triển tín dụng, đảm bảo an toàn hiệu quả, quyền lợi của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng, góp phần phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả - Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc, xây dựng văn bản hướng dẫn chính sách, phát triển khách hàng, quy trình tín dụng phù hợp với điều kiện chi

Trang 9

nhánh, đề xuất hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng, xếp loại khách hàng, xác định tài sản đảm bảo

- Tư vấn cho khách hàng sử dụng sẩn phẩm tín dụng, dịch vụ và các vấn đề có liên quan, phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định, quy trình tín dụng.

- Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định, tổng hợp phân tích, quản lý thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công theo quy định

- Phối hợp với các phòng khác theo quy trình tín dụng, tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dụng, quản lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ

Phòng Tín dụng được bố trí theo đối tượng khách hàng : Doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân Cụ thể :

4.1.1 Tín dụng đối với Doanh nghiệp

a Bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng

- Thiết lập, duy trì, mở rộng các mối quan hệ với khách hàng : tiếp thị tất cả các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng (tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ khác) đối với khách hàng doanh nghiệp theo đối tượng khách hàng được phân công, trực tiếp nhận các thông tin phản hồi từ phía khách hàng

- Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến các ban, phòng liên quan để thực hiện chức năng

- Phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức năng có liên quan

- Quyết định hạn mức được giao hoặc trình duyệt các khoản cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại

- Quản lý hậu cần giải ngân ( kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện vay vốn của khách hàng ; Giám sát liên tục các khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay, thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững tình trạng của khách

Trang 10

hàng Thực hiện cho vay, thu nợ theo quy định Xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ (gốc, lãi) đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ

- Duy trì và nâng cao chất lượng khách hàng

- Đề xuất hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng

- Chăm sóc toàn diện khách hàng là doanh nghiệp, tiếp nhận yêu cầu về tất cả các dịch vụ ngân hàng của khách hàng chuyển đến các phòng liên quan giải quyết nhằm thoả mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng

- Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho phòng Thẩm định và quản lý Tín dụng, tham gia xây dựng chính sách tín dụng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc phân công b Bộ phận tác nghiệp

- Nhân viên tác nghiệp làm nhiệm vụ quản lý khoản vay

- Xem xét các chứng từ pháp lý về mở tài khoản của khách hàng và tài khoản tiền vay

- Nắm được các dữ liệu về các khoản cho vay và hạn mức - Thiết lập các thông tin khách hàng

- Nhập các dữ liệu về các khoản cho vay vào hệ thống chương trình phần mềm ứng dụng

- Chịu tránh nhiệm về tính đúng đắn của các giao dịch nhập vào hệ thống chương trình ứng dụng của ngân hàng

- Đảm bảo cơ sở dữ liệu về các khách hàng vay và các khoản vay trong hệ thống luôn chính xác, cập nhật

- Xem xét định kỳ và áp dụng các quy trình hướng dẫn nội bộ về Quản trị tác nghiệp các khoản cho vay

- Thực hiện lưu giữ hồ sơ tín dụng

- Chuẩn bị các số liệu thống kê, các báo cáo về các khoản cho vay phục vụ cho các mục đính quản lý nội bộ của Chi nhánh, của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Trang 11

4.1.2 Tín dụng đối với cá nhân

Thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Tín dụng Doanh nghiệp đối với từng đối tượng khách hàng là cá nhân ( bao gồm cho vay cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm, chứng từ có giá …)

4.2 Phòng dịch vụ khách hàng

Chức năng nhiệm vụ chung : chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng ( gồm cả khách hàng DN, tổ chức và cá nhân khác) :

- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng ( từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh toán …), tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng

- Trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng ( về mở tài khoản tiền gửi, xử lý các giao dịch theo yêu cầu của khách hàng và các dịch vụ khác

- Thực hiện việc giải ngân và thu nợ vay của khách hàng vay trên cơ sở hồ sơ tín dụng được duyệt

- Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng

- Thực hiện chiết khấu, cho vay cầm cố chứng từ có giá do phòng hoặc do Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam phát hành.

- Thực hiện việc quản lý thông tin thuộc nhiệm vụ của phòng và lập các báo cáo nghiệp vụ theo quy định

- Thực hiện đúng chức trách phối hợp với các phòng khác theo quy trình nghiệp vụ

4.2.1 Chức năng, nhiệm vụ đối với khách hàng cá nhân

- Thực hiện giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt

- Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hịên tại và tài khoản mới

Trang 12

- Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội và ngoại tệ

- Thực hiện các giao dịch thu, đổi và mua bán ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng cá nhân theo thẩm quyền được Giám đốc giao, thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, ATM… cho khách hàng

- Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng

- Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng

- Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng 4.2.2.Chức năng, nhiệm vụ đối với Khách hàng Doanh nghiệp

Các chức năng, nhiệm vụ của phòng Dịch vụ khách hàng đối với khách hàng Doanh nghiệp cũng tương tụ như đối với khách hàng cá nhân, cụ thê :

- Thực hiện việc giải ngân vốn vay cho khách hàng vay là tổ chức trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt

- Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hịên tại và tài khoản mới

- Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng

- Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng 4.3 Phòng Thanh toán Quốc tế

Các chức năng, nhiệm vụ chung :

- Thực hiện các giao dịch với khách hàng theo đúng quy trình tài trợ thương mại và hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà Phòng thực hiện trên cơ sở hạn mức khoản vay, bảo lãnh được phê duyệt.

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh, chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn, tài sản của Ngân hàng, khách hàng

- Tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tiếp thu tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng

4.4 Tổ Tiền tệ - Kho quỹ

Trang 13

- Quản lý quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh, thu chi tiền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý, quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện xuất - nhập tiền mặt để đảm bảo thanh toán khoản tiền mặt cho Chi nhánh, thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng

- Thực hiện các nghiệp vụ về quỹ, phát triển các giao dịch ngân quỹ, phối hợp chặt chẽ với Phòng Dịch vị khách hàng thực hiện nghiệp vụ thu chi tại quầy, phục vụ thuận tiện, an toàn cho khách hàng

- Tham mưu với Giám đốc Chi nhánh và các biện pháp và thực hiện đúng quy trình quản lý về kho quỹ, áp dụng các biện pháp và chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, đảm bảo an toàn tài sản của

- Mở và quản lý tài khoản tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng

- Thực hiện các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng

- Huy động vốn của các thành phần kinh tế hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và của các cá nhân dưới dạng tiền gửi, tiền tiết kiệm có kỳ hạn và không có kỳ hạn, cả nội tệ và ngoại tệ

- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và các nghiệp vụ bảo lãnh đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong phạm vi được Giám đốc Chi nhánh Đông Đô giao trên cơ sở uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

- Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụng, thu mua, trao đổi, bán ngoại tệ đối với khách hàng theo thẩm quyền được Giám đốc giao

Trang 14

- Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, lập các báo cáo tài chính, kế toán của các phòng giao dịch, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thông tin, thống kê và báo cáo theo quy định

- Tham mưu cho Giám đốc về chính sách khách hàng của Chi nhánh - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

4.6 Phòng Kế hoạch Nguồn vốn

4.6.1 Chức năng, nhiệm vụ Kế hoạch tổng hợp

- Đầu mối quản lý thông tin về kế họach phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng

- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển, xây dựng chính sách Marketing, chính sách phát triển khách hàng, chính sách huy động vốn và lãi suất, chính sách phát triển dịch vụ chi nhánh ….

- Tham mưu đề xuất cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh ;lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trình hành động để thực hiện kế hoạch

- Tổng hợp, phân tích, báo cáo, đề xuất các thông tin phản hồi từ khách hàng cũng như các thông tìn về hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, trên cơ sở xây dựng chính sách giá cả cho các sản phẩm dịch vụ 4.6.2 Chức năng, nhiệm vụ Nguồn vốn kinh doanh

- Quản lý cân đối nguồn vốn, đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý ( kỳ hạn, loại tiền gửi …) và quản lý các hệ số an toàn theo quy định Nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới để huy động vốn

- Tham mưu cho Ban Giám đốc về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của chi nhánh

- Tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo công tác huy động vốn tại Chi nhánh

Trang 15

- Thu thập thông tin, báo cáo đề xuất về chính sách, sản phẩm, biện pháp huy động vốn

4.7 Phòng Thẩm định và Quản lý Tín dụng 4.7.1 Công tác Thẩm định

- Thực hiện công tác thẩm định, tái thẩm định theo quy định của Nhà nước và các quy trình nghiệp vụ liên quan ( Quy trình thẩm định, cho vay và quản lý tín dụng …) đối với các dự án, khoản vay, bảo lãnh, đánh giá tài sản đảm bảo( tính pháp lý, tính khả mại, giá trị)

- Tham mưu, đề xuất với Giám đốc Chi nhánh xây dựng những văn bản hưóng dẫn những công tác thẩm định, xây dựng chương trình và các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định theo quy định của Nhà nước và Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

- Chịu trách nhiệm quản lý thông tin ( thu thập, tổng hợp, lưu trữ, cung cấp) về mặt kinh tế kỹ thuật, thị trường phục vụ công tác thẩm định

- Tham gia ý kiến trong quá trình quản lý rủi ro, quản lý tín dụng và theo nhiệm vụ của phòng ( xác định hạn mức, giới hạn tín dụng, cấp tín dụng đối với khách hàng, xếp loại khách hàng, phân loại tín dung )

- Tham gia ý kiến về chính sách tín dụng của Chi nhánh, tham gia ý kiến và phối hợp với các phòng ban đối với các vấn đề chung của Chi nhánh.

4.7.2 Công tác Quản lý Tín dụng

- Thực hiện yêu cầu nghiệp vụ quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của Chi Nhánh theo quy định, quy trình của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam và của Chi nhánh

- Tham mưu, đề xuất với Giám đốc Chi nhánh xây dựng chính sách tín dụng, các văn bản hướng dẫn công tác tín dụng, kế hoạch phát triển tín dụng của Chi nhánh, giải pháp phát triển tín dụng, quản lý rủi ro, đầu mối trực tiếp quản lý và báo cáo, tham mưu xử lý nợ xấu

- Chịu trách nhiệm về việc thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro và an toàn pháp lý trong hoạt động tín dụng

Ngày đăng: 21/09/2012, 09:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH GIÁM ĐỐC P.GIÁM  ĐỐCP.GIÁM ĐỐC Phòng   tín  dụngPhòng TĐ và QLTDPhòng giao dịch ITổ điện toán Phòng t/toán Qtế Tổ tiền tệ kho quỹPhòng dịch vụ KHPhòng t/chính kế toán QTK      5QTK   12QTK    16QTK   22 Phòng  KH  N - Báo cáo tổng hợp về Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Đô.doc
h òng tín dụngPhòng TĐ và QLTDPhòng giao dịch ITổ điện toán Phòng t/toán Qtế Tổ tiền tệ kho quỹPhòng dịch vụ KHPhòng t/chính kế toán QTK 5QTK 12QTK 16QTK 22 Phòng KH N (Trang 19)
Bảng 1: Một số chỉ tiêu cơ bản về hoạt động của Chi nhánh BIDV Đông - Báo cáo tổng hợp về Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Đô.doc
Bảng 1 Một số chỉ tiêu cơ bản về hoạt động của Chi nhánh BIDV Đông (Trang 20)
Bảng 2: Một số chỉ tiêu cơ bản về hoạt động của Chi nhánh BIDV Đông Đô - Báo cáo tổng hợp về Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Đô.doc
Bảng 2 Một số chỉ tiêu cơ bản về hoạt động của Chi nhánh BIDV Đông Đô (Trang 21)
Nhìn vào Bảng trên, ta có thể thấy được từ năm 2004-2007, tổng tài sản của Chi nhánh tăng nhanh qua các năm, năm 2004 chỉ đạt 893 tỷ thì đến năm 2007  đã là 2.720 tỷ  - Báo cáo tổng hợp về Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Đô.doc
h ìn vào Bảng trên, ta có thể thấy được từ năm 2004-2007, tổng tài sản của Chi nhánh tăng nhanh qua các năm, năm 2004 chỉ đạt 893 tỷ thì đến năm 2007 đã là 2.720 tỷ (Trang 21)
Bảng : Thu dịch vụ - Báo cáo tổng hợp về Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Đô.doc
ng Thu dịch vụ (Trang 25)
Bảng : Kế hoạch năm 2008 của một số chỉ tiêu cụ thể - Báo cáo tổng hợp về Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Đô.doc
ng Kế hoạch năm 2008 của một số chỉ tiêu cụ thể (Trang 28)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w