Là một sinh viên ngành hệ thống điện trong quá trình học tập ở trường em đã được tiếp thu những kiến thức trên lý thuyết và xưởng thực tập nhà trường để sau này khi ra công tác trở thành
Trang 1NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực tập: Nguyễn Đình Thắng
Lớp: LT HTĐ K2B
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Xuân Tùng
Thời gian thực tập: từ ngày …… /…… /2013 đến ngày ………/………/2013
Cơ sở thực tập: Phân xưởng cơ điện Công ty Điện lực Quảng Ninh ………
………
………
………
………
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Giảng viên hướng dẫn
Trang 2NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
Sinh viên thực tập: Nguyễn Đình Thắng
Lớp: LT HTĐ K2B
Cán bộ hướng dẫn: Lê Hồng Quảng
Thời gian thực tập: từ ngày …… /…… /2013 đến ngày ………/………/2013
Cơ sở thực tập: Phân xưởng cơ điện Công ty Điện lực Quảng Ninh ………
………
………
………
………
Hạ Long, ngày tháng năm 2013
Phân xưởng cơ điện Công ty Điện lực Quảng Ninh
(ký và ghi rõ họ và tên) (ký tên đóng dấu)
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay ngành điện nắm vai trò rất quan trọng
Là một sinh viên ngành hệ thống điện trong quá trình học tập ở trường em đã được tiếp thu những kiến thức trên lý thuyết và xưởng thực tập nhà trường để sau này khi ra công tác trở thành những kỹ sư có trình độ chuyên môn, vững vàng trong công tác, góp phần sức lực nhỏ
bé của mình phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Chúng em cần thiết phải thực tập để nắm bắt những công nghệ thực tế tại các địa điểm thực tập Từ những yêu cầu trên, do nhận thức được tính chất quan trọng và thiết thực của công tác thực tập, được sự nhất trí của phòng Đào tạo - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Công ty Điện lực Quảng Ninh, em đã được phân công thực tập tại phân xưởng cơ điện Trong thời gian thực tập, qua nghiên cứu tài liệu cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Xuân Tùng, của đồng chí phó quản đốc Lê Hồng Quảng và nhân viên trong toàn phân xưởng em
đã học tập và đạt được những kết quả, kinh nghiệm nhất định cho bản thân Trong bản báo cáo này em sẽ trình bày công việc, nhiệm vụ đã tiến hành trong thời gian thực tập tại phân xưởng cơ điện Công ty Điện lực Quảng Ninh
Trong khi viết báo cáo này dù bản thân đã nỗ lực cố gắng song do nhận thức còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót Vì vậy kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, ban lãnh đạo phân xưởng cơ điện để bản báo cáo của em được hoàn thiện
Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên
Nguyễn Đình Thắng
Trang 4NỘI DUNG BÁO CÁO
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
1.Giới thiệu sơ lược về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị thực tập.
Công ty điện lực Quảng Ninh là một thành viên của Tổng Công ty Điện Lực Miền Bắc Được thành lập theo quyết định số 721/QĐ- EVN NPC ngày 07 tháng 6 năm 2010 của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc Công ty Điện Lực Quảng Ninh là một doanh nghiệp nhà nước cung ứng điện cho các đơn vị sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống văn hóa cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với 87,6 nghìn khách hàng mua điện Với nhiệm vụ được giao là quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm, kinh doanh mua bán điện trên hệ thống lưới điện trung
và hạ thế tỉnh Quảng Ninh Đảm bảo cung cấp điện liên tục và ổn định và chất lượng điện năng cho khách hàng Phân xưởng Cơ Điện là một trong những đơn vị trực thuộc Công ty Điện Lực Quảng Ninh với nhiệm vụ được giao là xây dựng đường dây và trạm biến áp, sửa chữa bảo dưỡng hệ thống trạm biến áp có cấp điện áp đến 35KV Do địa bàn trải rộng với chiều dài gần 300km và nhiều đồi núi hiểm trở cộng với đó là số lượng đường dây và trạm biến áp ngày càng tăng do nhu cầu của khách hàng nên cũng gây ra nhiều khó khăn trong công tác bảo dưỡng sửa chữa và vận hành
2 Tóm tắt nhiệm vụ thực tập sản xuất của Sinh viên.
- Tập trung nghe hướng dẫn về quy trình quỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp;
- Tự tìm hiểu về các văn bản về công tác an toàn, và các nghị định về an toàn điện;
- Tự tìm hiểu về sơ đồ cấu trúc của lưới điện đơn vị mình quản lý;
- Tìm hiểu về quy trình vận hành, quy trình thao tác và xử lý sự cố trên đường dây;
- Tìm hiểu quy trình về phòng chống cháy nổ;
- Học cách sử dụng thành thạo các thiết bị như Mêgômét, Teromet, Ampe kìm;
- Biết cách kiểm tra MBA, MCĐ, DCL;
- Đo điện trở nối đất của các trạm biến áp, các vị trí cột điện;
- Kiểm tra cách điện của MBA và MCĐ;
- Học cách kiểm tra và phát hiện những hư hỏng thường xảy ra trên đường dây và trạm biến áp;
- Xử lý điện trở tiếp xúc của giao cách ly;
- Thực hành dựng cột bằng tó, thay sứ thay dây dẫn;
- Kiểm tra các thiết bị trong quá trình vận hành;
- Tham gia xử lý sự cố đường dây và các thiết bị điện;
- Biết cách sử dụng thành thạo các trang thiết bị an toàn trong thi công và vận hành lưới điện;
- Nắm chắc và hiểu rõ nguyên tắc và chấp hành đầy đủ các chế độ phiếu công tác và thao tác;
Trang 5PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP
1 Tóm tắt nội dung học tập quy trình kỹ thuật an toàn và nội quy thực tập sản xuất tại đơn vị
* Tập trung tại hội trường nghe phổ biến nội quy của đơn vị và chức năng nhiệm vụ của đơn vị Nghe lãnh đạo đơn vị phổ biến nội quy đối với sinh viên đến thực tập tại đơn vị và những công việc cần nắm vững
-Phải chấp hành đúng nội quy, quy trình lao động, thực hiện đúng, phản ứng đúng, phải rèn luyện thành thói quen
- Khi làm việc lên suy nghĩ kỹ xem bản thân và những người cùng làm lên tiến hành công việc như thế nào để được an toàn nhất
- Phải lượng được sức mình, không cố sức mang vác những vật cồng kềnh quá nặng hơn so với khả năng, nên sử dụng thêm người, sử dụng xe đẩy
- Khi phối hợp làm việc phải chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy để thống nhất về hành động
- Biết định ra các tình huống xử lý hợp lý, cách giải quyết các tình huống bất lợi
- Không làm bất cứ việc gì có thể gây nguy hiểm và gây ra tai nạn, sự cố hoặc cháy nổ
- Khi có nghi ngờ hoặc chưa nắm vững về cách sử dụng thiết bị hoặc chưa hiểu rõ nguyên
lý làm việc phải hỏi lại ngay người giao công việc cho mình hoặc người lãnh đạo công việc
- Phải tập trung theo sự hướng dẫn của người có trách nhiệm
- Phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm và mọi người xung quanh khi phát hiện thấy
có nguy cơ gây ra tai nạn lao động hoặc sự cố bất thường của thiết bị
- Chấp hành đúng và đủ công tác phòng cháy chữa cháy do xăng dầu, hoặc các tác nhân gây cháy khác, giữ gìn và bảo vệ tài sản nơi làm việc
- Nghe hướng dẫn và tìm hiểu quy trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận hành đường dây và trạm biến áp
- Những điều kiện được công tác trong nghành điện
- Xử lý khi vi phạm quy trình
- Các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn khi tiến hành công việc
- Chế độ cấp phiếu công tác, phiếu thao tác
- Những người chịu trách nhiệm an toàn của phiếu công tác, phiếu thao tác
- Quy định khi làm việc trên cao
- Nắm rõ các biện pháp an toàn:
+ Biện pháp an toàn khi công tác ở trạm biến áp
+ Những biện pháp an toàn khi tiến hành công việc trên đường dây cao, hạ áp
Trang 6+ Biện pháp an toàn khi tiếp xúc với các thiết bị điện.
+ Biện pháp an toàn khi làm công tác quản lý vận hành sữa chữa đường dây cao hạ áp
-Nắm rõ các quy định về hành lang an toàn của lưới điện cao, hạ áp
- Các quy định về phòng chống cháy nổ với các thiết bị điện
- Quy trình về xử lý và cấp cứu người bị điện giật
* Nội quy thực tập tại đơn vị:
- Chấp hành đúng, đủ các quy định của đơn vị
- Đi làm đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, thực hiện đúng và đầy đủ trang thiết bị an toàn lao động
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
2.Kết quả thu hoạch thực tập sử dụng các loại đồng hồ đo: (Mêgômét, Terômet, Ampe
kìm, cầu đo điện trở một chiều Các thiết bị đo đếm điện như Ampe mét, Vôn mét, Công tơ vv…Nhận xét đánh giá và liên hệ).
* Sử dụng Mêgômét Model 3122 tìm sự cố:
Dùng để kiểm tra máy biến áp, TU, sứ chuỗi và kiểm tra cách điện đường dây và tìm sự cố trên đường dây:
- Các biện pháp an toàn cần thực hiện khi sử dụng Mêgômét đo và tìm sự cố trên đường dây.
+ Sử dụng triệt để các biện pháp an toàn, trang bị bảo hộ lao động
+ Kiểm tra phóng hết điện tích dư trước khi tiến hành đo Rcđ
+ Không được chạm tay vào que đo, vào phần dẫn điện của thiết bị
+ Thực hiện đo theo trình tự đã được quy định
+ Bảo quản thiết bị ở nơi khô ráo và ở nhiệt độ thích hợp
- Trình tự đo:
+ Kiểm tra kim của đồng hồ đo
+ Kiểm tra nguồn pin
+ Kiểm tra chất lượng đồng hồ (kiểm tra hở mạch và ngắn mạch)
- Thao tác đo: Chuyển công tắc chức năng về vị trí Ω, đầu dây có ký hiệu line được kẹp
vào phần dây dẫn Cực E được kẹp vào tiếp địa của cột, bấm nút cấp nguồn khi kim chỉ tương đối ổn định thì đọc kết quả tại thang đo có đèn sáng
Trang 7- Nhận xét: Dùng mêgômét để tìm và phát hiện sự cố trên đường dây rất có hiệu quả, giúp
khoanh vùng sự cố nhanh chóng, tiết kiệm thời gian trong quá trình giải quyết sự cố đảm bảo cấp điện liên tục
+ Khi tách lèo để phân đoạn sự cố Dùng Mêgômét để phóng điện lên đường dây có sự
cố thì kết quả đo bằng 0 Còn nếu cho kết quả từ 20Ω là đạt
*Sử dụng Ampe kìm đo dòng điện xoay chiều phục vụ công tác cân pha, san tải tại các trạm biến áp phân phối:
- Các biện pháp an toàn cần thực hiện.
+ Chỉ được phép đo dòng điện, điện áp phía hạ áp
+ Chọn giới hạn đo phù hợp
+ Không đo điện áp và dòng điện khi có mưa to giông bão, khi đo cần chú ý đến khoảng cách với các thiết bị cao áp
- Cách đo:
+ Chọn giới hạn đo cho phù hợp căn cứ vào dòng điện của phụ tải theo điều kiện Igh
≥ Ipt
+ Kiểm tra mặt hiển thị kết quả điện từ bảng hiện thị số 0 trên mặt hiển thị thì đạt + Chuyển công tắc chức năng về giới hạn dòng điện đã chọn
+ Đưa Ampe kìm vào vị trí cần đo dòng điện, bóp tay kìm để miệng kìm mở ra đưa Đặt dây dẫn sao cho dây dẫn nằm trong cửa sổ khung từ sau đó khép chặt miệng kìm lại Xác định kết quả trên thang đo dòng điện Sau khi đo song phải khôi phục kìm về
vị trí cân bằng
- Nhận xét:
+ Sau khi đo phải so sánh với các kết quả với nhau, giữa các pha với nhau và so sánh các pha với giá trị định mức của máy biến áp để có biện pháp cân pha san tải kịp thời tránh những trường hợp lệch pha quá lớn gây ra nguy hiểm cho thiết bị và tổn thất cho lưới điện hạ thế
+ So sánh các giá trị thu được với giá trị định mức của MBA để có biện pháp kịp thời để xử lý không để MBA vận hành quá tải trong thời gian quá dài gây nguy hiểm cho thiết bị
*Sử dụng Têrômét kiểm tra điện trở MBA
- Các biện pháp an toàn:
+ Bố trí nơi làm việc khoa học và hợp lý, thực hiện đúng các trình tự khi đo, trong quá trình đo không được chạm tay vào cọc đo, cọc phụ, dây dẫn
+ Sau khi thực hiện song phép đo phải khôi phục lại chức năng, bảo quản thiết bị ở nơi khô ráo sạch sẽ
Trang 8- Trình tự tiến hành đo:
+ Kiểm tra kim nếu kim ở vị trí 0 là đạt
+ Kiểm tra nguồn pin Chuyển công tắc chức năng về vị trí Battcheck nếu kim ở bên
phải vùng battgood là đạt yêu cầu
+ Đấu dây và đóng cọc đo Dây màu xanh đấu với cực E của thiết bị, dây còn lại đấu
vào đối tượng cần đo Rx Dây còn lại màu vàng nối với cwcjP của Têrômét đầu còn lại đấu
vào cọc dò Dây màu đỏ nối với cực C của Têrômét đầu còn lại nối với cọc phụ
+ Kiểm tra lại sơ đồ đo, rồi ấn phím off battcheck nếu đèn OK sáng chứng tỏ mối
liên hệ giữa dây đầu với đầu cọc dò, phụ và giữa cọc dò phụ với đất là đạt
+ Kiểm tra điện áp với đất ấn điện áp ACV theo dõi trên thang đo điện áp nếu nhỏ
hơn 10V thì ta tiến hành đo điện trở
+ Đo bấm 1 trong các giới hạn sau (x1; x5; x10…) rồi bấm phím MEAS rồi đọc kết
quả trên thang đo điện trở, đọc kết quả đo; Rnđ = αdo x giới hạn đặt.do x giới hạn đặt
- Nhận xét:
+ Căn cứ vào kết quả đo thực tế ta nhận thấy Rnd = 4Ω so sánh với các tiêu chuẩn là
đạt
3.Kết quả thu hoạch thực tập thí nghiệm điện: (Thí nghiệm định kỳ máy biến áp, máy
cắt, dao cách ly, tụ điện, cáp điện, chống sét, rơ le, đồng hồ đo lường).
* Thí nghiệm định kỳ máy biến áp:
- Vị trí: TBA 320 kVA - Trạm biến áp tự dùng phân xưởng cơ điện - PCQN
Tổ đấu dây: Y/Y 0 -12
Loại: BAD 320-35/0,4 Số sản xuất: 121312-02
Công suất: 320 kVA NSX: EEMC Nội
Tỷ số biến: 35/0,4 kV Năm sản xuất: 2012
- Kết quả thí nghiệm:
1 Điện trở cách điện đo ở nhiệt độ: 28 0C (M):
Trang 92 Điện trở cuộn dây đo ở nhiệt độ: 28 0C :
3 Kiểm tra dầu: Điện áp phóng điện ở khoảng cách 2,5mm và nhiệt độ 0C là: kV
- Thiết bị dùng thí nghiệm:
Mêgômmét: Kyoritsu 3121 Cầu một chiều: P333
- Kết luận: đạt tiêu chuẩn vận hành.
* Thí nghiệm định kỳ máy cắt:
- Thông số kỹ thuật:
Vị trí: TBA 320 kVA - Trạm biến áp tự dùng phân xưởng cơ điện - PCQN Loại:
HAS16 Điện áp định mức: 220-500 V
Dòng điện định mức: 1600 A Số sản xuất: A310-00469
Dòng cắt định mức: 65 kA Nhà sản xuất: Huyndai
- Kết quả thí nghiệm:
1 Kiểm tra cơ khí: Bình thường
2 Điên trở cách điện (M):
3 Điện trở tiếp xúc ():
- Thiết bị dùng thí nghiệm:
Mêgômmét: Kyoritsu 3166 Bộ đo tiếp xúc: Raytech micro-Jr
- Kết luận: Đạt tiêu chuẩn.
* Thí nghiệm định kỳ dao cách ly:
Vị trí: TBA 320 kVA - Trạm biến áp tự dùng phân xưởng cơ điện - PCQN
Trang 10Kiểu: RLS-40,5/630 A-20 kA SF6 Load Breack Switch Số: 1261409
Điện áp định mức: 40,5 kV Năm sản xuất: 2012
Dòng điện định mức: 630 A Nhà sản xuất: WENZHOU ROCKWILL
- Kết quả thí nghiệm:
- Kiểm tra bên ngoài: Bình thường
- Điện trở cách điện (M):
- Điện trở tiếp xúc ():
- Thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp:
Điện áp thí nghiệm (kV): 70 Thời gian duy trì (phút): 01
- Thiết bị dùng thí nghiệm:
Mêgômmét: Kyoritsu 3121
Bộ đo tiếp xúc: Raytech micro Jr
Máy thử cao áp: ALT120/60F
*Thí nghiệm định kỳ cáp hạ thế:
Dùng Mêgômét 3122(2500V) đo cáp 3x120+1x70mm² tại trạm biến áp thí nghiệm ở môi
trường nắng ráo, nhiệt độ và độ ẩm tốt
Đạt tiêu chuẩn vận hành
*Thí nghiệm định kỳ chống sét:
I Thông số kỹ thuật:
Vị trí: 320 kVA - Trạm biến áp tự dùng phân xưởng cơ điện - PCQN Kiểu: Varistar
Trang 11Điện áp định mức: 42 kV Năm sản xuất:
Dòng phóng danh định: 10 kA Nhà sản xuất: Cooper
- Kết quả thí nghiệm: - Kiểm tra bên ngoài: Bình thường
- Kiểm tra cách điện và đo dòng rò: Pha Số Điện trở cách điện (M) Điện áp thí nghiệm (kV) Dòng điện rò (A) AC DC A 19000 34 750 B 21000 34 780 C 19500 34 740 - Thiết bị dùng thí nghiệm: Mêgômmét: Kyoritsu 3121 Máy thử cao áp: PGK-70HB *Thí nghiệm đồng hồ: - Thông số kỹ thuật: Vị trí: TBA 320 kVA - Trạm biến áp tự dùng phân xưởng cơ điện - PCQN Nơi đặt: Tủ hạ thế
Tên đồng hồ: Ampemet Loại: VA01
Dải đo: 0-500/5 A Năm sản xuất: 2012
Cấp chính xác: 2,5 Nhà sản xuất: EMIC
- Kết quả thí nghiệm: 1 Kiểm tra cơ khí: Bình thường
2 Thử nghiệm hiệu chỉnh: Trị số đồng hồ mẫu Trị số
(A)
đồng hồ thử (A)
Sai số (%)
Sai số (%)
Sai số (%)
Trang 12- Thiết bị dùng thí nghiệm:
Bộ nguồn: Sverker 750 Đồng hồ mẫu: Sverker 750
4.Sơ đồ nguyên lý:
V
0 -: - 500V
Thanh c¸i 0,4 kV
0 -: - 500/5A
Chèng sÐt 22Kv
CÇu ch× 22kV
KVAr 3x5 A - 380/220V
ct-06 500/5A
ct-06 400/5A
KWh 3x5 A - 380/220V
0 -: - 500V
ATM - 500A
MBA 320kVA 22/0,4kV
ATM - 500A
MBA 320kVA
22/0,4kV
GZ 0,5 - 1,5 KV 10(22) KV
Trang 135.Kết quả thu hoạch thực tập quản lý vận hành lưới điện trung, hạ thế, TBA:(Chế độ
cấp phiếu công tác, phiếu thao tác, quy trình vận hành, quy trình an toàn, quy trình xử lý sự
cố, kỹ thuật an toàn lao động, kiểm tra, thao tác thiết bị…)
I, Chế độ phiếu công tác:
Phiếu công tác là phiếu ghi lệnh công tác cho phép ở thiết bị điện trong đó quy định rõ ràng nơi làm việc, thời gian, điều kiện làm việc, thành phần đơn vị làm việc, người chịu trách nhiệm an toàn, người chỉ huy trực tiếp
II, Phiếu thao tác:
Tất cả các thao tác trên thiết bị có điện áp trên 1000V đều phải có phiếu thao tác do trưởng
ca, trực chính điều độ viết, phải được người có quyền quyết định và kiểm tra ký duyệt mới
có hiệu lực (phiếu phải được lưu lại)
III, Quy trình vận hành, quy trình an toàn trong công tác quản lý vận hành lưới điện
trung,hạ thế và trạm biến áp.
- Thường xuyên kiểm tra đường dây và thiết bị bằng mắt thường Phải đảm bảo khoảng cách an toàn khi đi kiểm tra và nhất thiết khi đi kiểm tra là phải có 2 người trở lên
- Đối với TBA đang vận hành phải có khóa cửa để người không có nhiệm vụ không vào
IV, Quy trình quản lý và xử lý sự cố.
Khi xảy ra sự cố trên đường dây và TBA ta phải xử lý theo các bước sau:
+ Phân loại sự cố của đường dây hay sự cố của trạm biến áp
+ Cách ly sự cố ra khỏi lưới điện
+ Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự cố
+ Thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết
V, Kỹ thuật an toàn điện.
Người tiến hành công việc phải có trình độ chuyên môn và có bậc an toàn được sát hạch theo định kỳ Phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động, sức khỏe tốt Phải làm cắt biện pháp cắt điện nếu thấy cần thiết Và kiểm tra nơi làm việc trước khi tiến hành công việc
VI, Kiểm tra:
Kiểm tra định kỳ đường dây và trạm biến áp theo quy định
VIIT, hao tác thiết bị.
Chuẩn bị theo các cấp điện áp làm việc và tiến hành công việc