1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyên nhân thị trường chứng khoán VN sụt giảm trong thời gian gần đây và những định hướng trong thời gian tới

26 1K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 135,5 KB

Nội dung

Ttck Việt Nam ra đời đã gần 8 năm, có những khi thị trường lên cao, có khi xuống thấp

Trang 1

BÀI THU HOẠCH LỚP CƠ BẢN

*****

Chuyên đề: Nguyên nhân thị trường chứng khoán VN sụt giảm trong thời gian gần đây và những định hướng trong thời gian tới

Trang 2

Lời mở đầu

Ttck Việt Nam ra đời đã gần 8 năm, có những khi thị trường lên cao,

có khi xuống thấp Những tháng cuối 2007 và đầu 2008, TTCK có nguy cơ quay trở lại mốc chỉ số những năm đầu Do tính cấp thiết của vấn đề cũng như mong muốn tìm hiểu sau thị trường, em xin chọn đề tài : Nguyên nhân

thị trường chứng khoán VN sụt giảm trong thời gian gần đây và những địnhhướng trong thời gian tới” làm báo cáo tổng hợp trình lên thầy Mong thầycho nhận xét để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Chương I: Tổng quan về thị trường chứng khoán (TTCK) và TTCK Việt Nam

1.1 Tổng quan về TTCK

1.1.1 Khái niệm TTCK

Thị trường chứng khoán: là một thị trường mà ở nơi đó người ta muabán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời Tuynhiên, đó có thể là TTCK tập trung hoặc phi tập trung

Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chứctập trung theo một địa điểm vật chất.Hình thái điển hình của TTCK tập trung

là Sở giao dịch chứng khoán ( Stock exchange) Tại Sở giao dịch chứng khoán(SGDCK), các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh đượcchuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thànhnên giá giao dịch

TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter) Trênthị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công tychứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạngđiện tử Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận

1.1.2 Vai trò của TTC K

Thứ nhất, TTCK, với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao,

có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợpvới yêu cầu phát triển kinh tế

TTCK tạo ra một sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường tài chính,điều này buộc các ngân hang thương mại và các tổ chức tài chính phải quantâm tới hoạt động của chính họ và làm giảm chi phí tài chính

Việc huy động vốn trên TTCK có thể làm tăng vốn tự có của các công

ty và giúp họ tránh các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soát chặt

Trang 4

chẽ của các ngân hàng thương mại TTCK khuyến khích tính cạnh tranh củacác công ty trên thị trường Sự tồn tại của TTCK là yếu tố quyết định để thuhút vốn đầu tư nước ngoài Đây chính là yếu tố đảm bảo cho sự phân bổ cóhiệu quả nguồn lực trong một quốc gia cũng như trong phạm vi quốc tế.

Thứ hai,TTCK góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn, thông

qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra côngchúng,giải tỏa sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn nhưng vẫn tậptrung vốn cho phát trển kinh tế

Thứ 3,TTCK tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý

doanh nghiệp Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, môi trường kinh doanhtrở nên phức tạp hơn.TTCK tạo điều kiện cho việc tiết kiệm vốn và chất xám,tạo điều kiện thúc đẩy quá trình cổ phần hóa danh nghiệp Nhà nước Cơ chếthong tin hoàn hảo tạo khả năng giám sát chăt chẽ của TTCK đã làm giảm tácđộng của các tiê cực trong quản lý, tạo điều kiện kết hợp lợi ích của chủ sởhữu, nhà quản lý và nhưng người làm công

Thứ 4, hiệu quả của quốc tế hóa thị trường chứng khoán.Việc mở cửa

TTCK làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế Điều này chophép các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, tăng cường đầu tư từnguồn tiết kiệm bên ngoài, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế

và mở rộng cơ hội kinh doanh của các công ty quốc tế

Thứ 5, Chính phủ có thể huy động các nguồn tài chính mà không phải

Trang 5

“Trải qua nhiều thăng trầm, TTCKVN năm 2007 vẫn đạt được mức tăng trưởng vượt bậc, giá trị vốn hóa thị trường đạt 43,7% GDP - một con số không nhỏ so với một thị trường còn non trẻ như Việt Nam.”

Với những thành công đạt được trong năm 2006, một tương lai tươisáng đã được vẽ ra cho TTCKVN ngay từ thời điểm đầu năm Tuy nhiên,trước những tác động đa chiều của các yếu tố vĩ mô, ảnh hưởng của tâm lý…cung cầu của TTCKVN trong năm 2007 đã có những thay đổi mang tính cănbản Biến động của TTCK trong năm 2007 vì thế trở nên khó lường và khôngcòn đi đúng với kịch bản của năm 2006 Tuy nhiên, xét một cách toàn diện,TTCKVN năm 2007 vẫn được đánh giá là thành công, với sự trưởng thành củatất cả các chủ thể tham gia thị trường và sự tăng lên của giá trị vốn hóa thịtrường đã tạo đà cho sự phát triển của thị trường trong năm 2008 và các nămtiếp theo, đưa TTCK dần trở thành một kênh đầu tư phổ biến

Tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2007 đạt mức cao nhất trong 11năm trở lại đây Với mức 8,48%, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đãđứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc: 11,3% và Ấn Độ: khoảng 9%) Nền kinh

tế dịch chuyển theo hướng tăng mạnh về dịch vụ và công nghiệp, giảm bớt tỷtrọng nông nghiệp

Tuy nhiên, năm 2007 cũng là năm lạm phát tại VN đạt mức cao nhấttrong vòng 11 năm qua với mức 12,6% - vượt qua cả tốc độ tăng trưởng GDP.Nguyên nhân của vấn đề này là do độ mở cao của nền kinh tế VN, chính sáchđịnh giá đồng VND theo USD và sự tăng giá hàng hóa trao đổi thương mạitrên thị trường thế

Với vai trò là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế,TTCK đã thực sự đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế VN Mặc dùchưa thực sự trở thành “phong vũ biểu” phản ánh mọi động thái của nền kinh

tế 1 cách nhạy bén và chính xác nhất, nhưng những thay đổi của tình hình kinh

Trang 6

tế vĩ mô – cả ở hướng thành tựu và hạn chế - của nền kinh tế Việt Nam trongnăm vừa qua đã ảnh hưởng lớn và được phản ánh phần nào thông qua

bức tranh TTCK năm 2007

1.2.1 các chủ thể tham gia thị trường

Năm 2007, TTCKVN đạt được những thành công đáng kể: quy mô hoạtđộng của thị trường không ngừng mở rộng; nhiều loại cổ phiếu và trái phiếumới được niêm yết trên thị trường; các chủ thể quan trọng của thị trường nhưcác tổ chức niêm yết; các công ty chứng khoán; các nhà đầu tư đã thực sựthích nghi với môi trường hoạt động của một thể chế tài chính bậc cao – Thịtrường chứng khoán

1.2.1.1 Cơ quan quản lý

Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM chính thức được chuyển đổithành Sở giao dịch chứng khoán TPHCM vào giữa năm 2007

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng thay đổi thời gian giaodịch để tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thêm nhiều thời gian và cơ hội để đầu

tư Với sự đổi mới này, sự “tắc nghẽn” của thị trường trong những phiên giaodịch “nóng” đã được giảm tải

Bên cạnh đó, cũng còn tồn tại một số điểm hạn chế trong cách thứcquản lý của các cơ quan quản lý Điển hình là sự chỉ đạo còn thiếu đồng bộtrong việc điều tiết cung cầu giữa Bộ tài chính và NHNN:

trong khi lượng cung tăng mạnh do việc phát hành cổ phiếu còn mangtính tràn lan, IPO các doanh nghiệp lớn có phần dày đặc, thì cầu có phần bịkìm hãm bởi Chỉ thị 03, động thái không mua USD vào của NHNN, ảnhhưởng tâm lý từ việc thông qua luật thuế thu nhập cá nhân đánh vào hoạt độngkinh doanh chứng khoán…

1.2.1.2 Công ty chứng khoán

Trang 7

Nếu tính đến cuối năm 2006, toàn thị trường chỉ có 22 CTCK chínhthức đi vào hoạt động thì tính đến thời điểm 31/12/2007, có tổng cộng 80CTCK được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động, trong đó có 69 công ty đãchính thức đi vào hoạt động (59 công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổphần và 10 công ty TNHH trực thuộc các ngân hàng thương mại cổ phần vàquốc doanh)

Dịch vụ của các CTCK cũng ngày càng hoàn thiện và phát triển NhiềuCTCK đã ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để mang lại nhiều dịch vụtiện ích cho khách hàng: đặt lệnh qua điện thoại, trading online, tra cứu kếtquả qua SMS… Sự cải tiến trong việc cung cấp dịch vụ đã thu hút sự tham gianhiệt tình của các nhà đầu tư Chính vì thế, có thể nói, vai trò của các CTCKtrong việc tạo cầu và kích cầu cho TTCK trong năm vừa qua là rất lớn

1.2.1.3 Công ty niêm yết

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2007, TTCKVN đã có sự góp mặt của

253 chứng khoán niêm yết trên cả 2 sàn HOSE và HASTC Theo báo cáo sơ

bộ về kết quả kinh doanh của các Công ty niêm yết Quý IV/2007 và lũy kế của

cả năm 2007, phần lớn các công ty đều đạt và vượt kế hoạch đề ra trong nămvừa qua, thậm chí nhiều công ty vượt gấp nhiều lần kế hoạch ban đầu

Tiêu biểu trong số đó là các tên tuổi quen thuộc trên thị trường nhưCTCP FPT, CTP Dược Hậu Giang, CTCP Sữa Vinamilk, CTCP Khu côngnghiệp Tân Tạo, Ngân hàng Sacombank,… Các doanh nghiệp trên đã hoànthành từ 100% đến 200% kế hoạch lợi nhuận cả năm Đây là những minhchứng sống động nhất cho chất lượng của nguồn cung trên TTCK Việt Namtrong năm vừa qua

1.2.1.4 Nhà đầu tư

Đến cuối năm 2006, số lượng tài khoản của nhà đầu tư mở tại cácCTCK chỉ đạt 86.184 tài khoản, nhưng đến cuối năm 2007 toàn thị trường đã

Trang 8

có tổng cộng 327.000 tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại các CTCK(tăng 240.816 tài khoản, tương đương 279% so với cuối năm 2006)

Bên cạnh sự tham gia ngày càng đông đảo của các nhà đầu tư cá nhân,TTCKVN hiện đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức tài chínhlớn trong khu vực và trên thế giới như: JP Morgan, Merrill Lynch,Citigroup… Tính đến cuối năm 2007, số lượng nhà đầu tư nước ngoài mở tàikhoản tại các CTCK lên đến con số 7.900 tài khoản (cá nhân 7.400 và tổ chức

là 500)

Sự gia tăng về số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán là một dấuhiệu khả quan về sự quan tâm và tham gia vào TTCK của công chúng đầu tư.Hơn nữa so với các năm trước, năm nay các nhà đầu tư cũng đã trưởng thànhhơn, và ngày càng tỏ ra chuyên nghiệp hơn Trình độ hiểu biết và nhu cầu vềđầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân cũng như tổ chức ngày mộttăng Tâm lý đầu tư theo phong trào đã giảm thiểu đáng kể, góp phần tạo nên

sự ổn định cho thị trường

1.2.2 Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2007

Năm 2007, thị trường chia làm 3 giai đoạn

Khởi đầu một năm hoạt động của TTCK là một giai đoạn phát triểnmạnh mẽ của thị trường trong vòng 3 tháng đầu năm Thị trường đã đạt tốc độ

Trang 9

tăng trưởng vượt bậc trên tất cả các khía cạnh: chỉ số thị trường, giá trị vốnhóa thị trường, giá cả các loại chứng khoán, khối lượng, giá trị giao dịch vàđặc biệt là sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư nước ngoài

Đây là giai đoạn thị trường có những đợt sóng cao, khiến Index của cả 2sàn giao dịch đều lập kỷ lục: chỉ số VNIndex đã đạt mức đỉnh là 1.170,67điểm sau 7 năm hoạt động và Hastc – Index thiết lập mức đỉnh 459,36 điểmsau 2 năm hoạt động Có thể nói, đây là giai đoạn thị trường đạt mức tăngtrưởng với tốc độ lớn nhất khi đạt mức tăng 126% chỉ trong vòng 3 tháng giaodịch

Nhờ sự tăng trưởng về giá của các cổ phiếu, tổng giá trị vốn hóa của thịtrường trong giai đoạn này lên đến con số 398.000 tỷ đồng So với tổng giá trịvốn hóa 492.900 tỷ đồng của cả năm 2007, con số của 3 tháng đầu năm đãchiếm tỷ trọng 4/5 Nhưng điều quan trọng góp phần gia tăng giá trị vốn hóacủa thị trường không phải do số lượng chứng khoán niêm yết gia tăng mà doyếu tố giá cổ phiếu tăng mạnh

Trong giai đoạn này, giá các cổ phiếu tăng trưởng với tốc độ phi mã,đồng loạt các cổ phiếu từ Blue – chip, Penny stock, các cổ phiếu mới niêm yếttrên sàn… tất cả đều đạt mức tăng trưởng trên 50% giá trị so với mức giá giaodịch đầu năm, trong đó có những cổ phiếu đạt mức tăng trưởng trên 100%như: STB (113,57%), REE (122,66%), ACB (197%),… Rất nhiều mã CPthiết lập mức giá đỉnh kể từ khi lên sàn trong giai đoạn này như: SJS (728.000đ/CP), FPT (665.000 đ/CP), DHG (394.000đ/CP), REE (285.000đ/CP), SSI(255.000đ/CP), SAM (250.000đ/CP), KDC (246.000đ/CP), VNM (212.000đ/CP), ACB (292.000đ/CP)…

Yếu tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng nóng trong giai đoạnnày phải kể đến sức cầu trên thị trường tăng một cách đột biến khiến giá trịgiao dịch trung bình mỗi phiên giao dịch lên tới hàng ngàn tỷ đồng Tại sàn

Trang 10

HCM, bình quân mỗi phiên giá trị giao dịch đạt trên 1.000 tỷ đồng, sàn HNcũng đạt con số 300 tỷ đồng

Thị phần giao dịch của khối NĐTNN chiếm một tỷ trọng lớn trên thịtrường trong đó tương quan luôn nghiêng về phía cầu, động thái đó đã tạo ramột làn sóng đầu tư mạnh mẽ, ảnh hưởng tích cực đến hoạt động giao dịch củacác nhà đầu tư trong nước Tổng giá trị giao dịch cổ phiếu mua vào củaNĐTNN trung bình đạt khoảng 359 tỷ đồng/phiên, chiếm khoảng 30% tổnggiá trị giao dịch toàn thị trường

9/2007

Giai đoạn tăng trưởng nóng trong 3 tháng đầu năm khiến giá cả chứngkhoán tăng lên quá cao so với dự đoán cũng như kỳ vọng của giới đầu tư Vớinỗi lo sợ về một “thị trường bong bóng”, các cơ quan quản lý nhà nước cũngnhư Chính phủ đã vào cuộc để giảm nhiệt thị trường bằng các biện pháp kiểmsoát thị trường chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiềm chế sự tăng trưởngquá nóng của thị trường Phản ứng trước điều này, TTCK đã có những đợtđiều chỉnh rõ rệt Tuy nhiên, một thực tế nằm ngoài mong đợi của giới đầu tư

đó là đợt điều chỉnh giảm của thị trường đã diễn ra trong một khoảng thời gianrất dài (từ cuối Tháng 3 đến đầu Tháng 9)

Giai đoạn điều chỉnh này ghi nhận sự trầm lắng của cả 2 sàn HOSE vàHASTC, tất cả các yếu tố của thị trường đều giảm sút nghiêm trọng VNIndexchỉ trong vòng 1 tháng giao dịch đã rơi xuống mức 905,53 điểm (24/04/2007),

Trang 11

giảm tới 22,6% so với mức đỉnh vào tháng 3 Hastc – Index cũng có một kịchbản tương tự khi trở về mốc 321,44 điểm (24/04/2007), giảm 30% so với mứcđỉnh Thị trường đã mất điểm quá nhanh trong 1 thời gian ngắn khiến giá giaodịch của các cổ phiếu đã trở về gần mức giá thiết lập vào đầu năm.

Trong giai đoạn này, thị trường cũng có một đợt hồi phục vào giai đoạncuối Tháng 5/2007 khi VNIndex quay trở về mốc 1.107,52 điểm (23/05/2007).Nhưng do tác động tâm lý quá mạnh của các chính sách kiềm chế thị trườngtrước đó như Chỉ thị 03, Luật thuế thu nhập cá nhân,…., thị trường nhanhchóng trở lại trạng thái mất cân bằng và liên tục sụt giảm mạnh khiến giaiđoạn đầu Tháng 8, thị trường xác lập mức đáy 883,9 điểm của VNIndex(6/8/2007) và 247,37 điểm của Hastc - Index (23/08/2007)

Vào giai đoạn thị trường xuống sâu nhất (khoảng đầu Tháng 8), sànHCM có những phiên giao dịch chỉ có hơn 3 triệu cổ phiếu được khớp lệnh(ngày 30/07/2007 chỉ có 3.296.340CP được giao dịch), sàn HN cũng chỉ cóvẻn vẹn 600.000 CP được chuyển nhượng thành công (ngày 8/8/2007 khớplệnh 603.100 CP)

Giai đoạn này, các NĐTNN cũng tỏ ra khá thờ ơ khi lượng giao dịchcủa khối này trên cả 2 sàn giao dịch đều sụt giảm mạnh Giá trị giao dịch bìnhquân của khối NĐTNN trong giai đoạn này đạt khoảng 170 tỷ đồng/phiên,giảm tới 52% so với giai đoạn đầu năm

Ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của TTCK trong giai đoạn điềuchỉnh giảm phải kể đến các yếu tố sau:

Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN quy định về giới hạn dư nợ cho vay chứngkhoán ở mức 3% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng được ban hành đúng thờiđiểm TTCK đang trong giai đoạn điều chỉnh mạnh, nên càng làm cho thịtrường trở nên suy yếu

Trang 12

Dự thảo về Luật Thuế thu nhập cá nhân được thông qua trong đó thunhập từ chứng khoán được đưa vào diện chịu thuế, ảnh hưởng đến tâm lý củacác nhà đầu tư

1 Lượng cung hàng hóa ngày càng gia tăng do hoạt động phát hànhkhá tràn lan của các công ty niêm yết và IPO các doanh nghiệp lớn

2 Hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trườngkhông có nhiều đột biến bởi lẽ các thông tin khả quan về tình hình kinh doanhcủa các công ty niêm yết trên thị trường đều được công bố vào Quí I, do vậykhông có nhiều động lực để thúc đẩy thị trường đi lên

3 Tỷ lệ sở hữu của khối nhà ĐTNN tại phần lớn các mã cổ phiếu blue– chip đều chạm giới hạn tối đa 49% Mặc dù trong giai đoạn này có rất nhiều

đề xuất, kiến nghị về việc mở room cho các nhà ĐTNN nhưng không đượcthông qua, chính vì vậy một lượng vốn của các NĐTNN vẫn chưa được giảingân vì bị hạn chế về tỷ lệ nắm giữ

Sau một thời gian dài đầy biến động, TTCKVN lại nhanh chóng trở lạiquỹ đạo bình ổn vốn có của thị trường khi các kỳ vọng và niềm tin của giớiđầu tư về sự phục hồi của TTCK bắt đầu mạnh dần lên vào những tháng cuốinăm Thị trường bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ trong khoảng thời gianđầu tháng 9 đến cuối Tháng 10/2007

Giá các cổ phiếu trên sàn có xu hướng phục hồi nhanh chóng, đặc biệt

là các mã cổ phiếu blue – chip trên cả 2 sàn đều lấy lại được những gì đã mất

Trang 13

trong 6 tháng giữa năm, tuy nhiên sức bật của các cổ phiếu không đủ mạnh đểđưa các cổ phiếu trở về mức giá đỉnh thiết lập vào tháng 3 Trong giai đoạnnày, VNIndex đã có những phiên giao dịch vượt lên trên ngưỡng 1.100 điểm(1.106,6 điểm vào ngày 3/10/2007), Hastc – Index cũng gần chạm trở lạingưỡng 400 điểm (393,59 điểm ngày 01/10/2007).

Chương II: Nguyên nhân TTCK sụt giảm trong thời gian gần đây

2.1 Lý giải diễn biến TTCK trong năm 2007.

Giai đoạn đầu năm,TTCK tăng trưởng phi mã,có thể kể đến những nhân tố tích cực sau:

Việc VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO khiến giớiđầu tư quốc tế quan tâm đến các cơ hội đầu tư vào hoạt động kinh doanh ở

VN, giúp cánh cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới ngày càng mở rộng, hoạtđộng giao thương, xuất nhập khẩu thuận lợi, tạo cơ hội đầu tư và hoạt động cóhiệu quả cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu…

Luật chứng khoán chính thức đưa vào thực thi từ ngày 01/01/2007, cácvăn bản hướng dẫn ban hành rất cụ thể, đã tạo ta một hành lang pháp lý chặtchẽ và thuận lợi cho các hoạt động trên TTCK

Lượng hàng hóa có xu hướng gia tăng do nhiều công ty cổ phần niêmyết mới trên 2 sàn giao dịch, các công ty niêm yết tiến hành tăng vốn qua cácđợt phát hành thêm, thưởng cổ phiếu…

Quí I là thời điểm các công ty niêm yết trên sàn công bố tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của năm 2006 Điểm đáng lạc quan là phần lớn cáccông ty niêm yết đều đạt tốc độ tăng trưởng cao về doanh thu và lợi nhuận sovới năm trước

Ngày đăng: 09/04/2013, 11:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w