1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM ĐỘ THỊ-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

22 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 52,34 KB

Nội dung

Môi trường không khí xung quanh của hầu hếtcác khu vực trong thành phố đều bị ô nhiễm bụi, đặc biệt là ở các nút giao thông, các khuvực có công trường xây dựng và nơi tập trung hoạt động

Trang 1

Bảng: Danh sách và phân phối điểm nhóm 2:

Các Tài Liệu Tham Khảo Dùng Trong Bài Tiểu Luận:

 Bộ Tài nguyên và Môi trường: WWW.monre.gov.vn

 moitruong.com.vn

 Cổng thông tin điện tử - Tổng cục môi trường: Vea.gov.vn

 Bách khoa toàn thư mở: wikipedia

Trang 2

 kysumoitruong.vn

Trang 3

Mục Lục:

I, Ô NHIỄM NƯỚC 3

1 Khái niệm: 3

2 Nguyên nhân: 3

3 Hiện trạng: 3

4 Biện pháp khắc phục: 4

II, Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 4

1 Khái Niệm: 4

2 Hiện Trạng: 5

3 Nguyên Nhân: 5

4 Biện Pháp Khắc Phục: 6

III, Ô NHIỄM ÁNH SÁNG ĐÔ THỊ 8

1 Khái niệm 8

2.Nguyên nhân ô nhiễm ánh sáng 8

3 Hiện trạng 8

4 Giải pháp 11

IV, Ô NHIỄM TIẾNG ỒN ĐÔ THỊ 13

1 Khái Niệm: 13

2 Nguyên Nhân: 14

3 Tác Hại: 14

4 Hiện Trạng: 14

5 Biện Pháp: 16

V, VẤN ĐỀ RÁC ĐÔ THỊ 17

1.Khái Niêm & Nguồn Phát Sinh: 17

2 Phân Loại Rác Thải Đô Thị: 17

3 Hiện Trạng Rác Thải Đô Thị: 17

4 Biện Pháp Xử Lý Rác Thải Đô Thị: 18

VI, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM ĐỘ THỊ: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 18

1 Ô Nhiễm Nước: 18

2 Ô Nhiễm Không Khí: 19

Trang 4

- Theo mẫu thử của các hộ dândùng nước từ nhà máy nước Hạ Đình, Pháp Vân,Tương Mai nhiễm amoni,asen vượt mức cho phép nhiều lần Mẫu thử từ các trạm cấp nước

Trang 5

Bách Khoa, Phòng Không Không Quân, Hào Nam và các trạm khu vực phía nam HN, khuvực đường Tam Trinh đều nhiễm amoni.

+ Nặng nhất là các hộ gia đình dùng nước từ nhà máy Pháp Vânvới hàm lượng amonivượt 10-40 lần mức cho phép 1,5mg/l

+ Các nhà máy Hạ Đình, Tương Mai có mức nhiễm 5-13 lần cho phép

+ Hàm lượng asen từ nhà máy Pháp Vân, Hạ Đình cao gấp 2-5lần mức giới hạn.-Khảo sát các mẫu nước nhiễm asen trên 7 huyện của Hà Tây: ứng Hoà 64,12%,Thanh Oai 51,11%, Đan Phượng 40,98%, Hoài Đức 37,45%, Phúc Thọ 31,02%, Ba Vì3,516%

-Tại Cầu Diễn – Từ Liêm – HN cũng bị nhiễm asen và nitrat

4 Biện pháp khắc phục:

- Loại bỏ hàm lượng các kim loại nặng: amoni, a sen, ni trat bằng cách dùng nướcSông Đà để thay thế

- Chính Phủ cần đầu tư xây dựng những dự án nước sạch, công trình xử lí nước thải

- Tăng cường chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm côngnghiệp, các làng nghề, đô thị đảm bảo tính khoa học cao

- Nghiên cứu nuôi trồng các loài thuỷ sinh vật có khả năng chuyển hoá các chất thải

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường cho người dân nhằm tạo ra sựchuyển biến và nâng cao nhận thức

II, Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ.

1 Khái Niệm:

Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".

Trang 6

2 Hiện Trạng:

Theo Báo cáo môi trường có tên gọi là “The Environmental Performance Index” - gọi tắt là EPI

2012 do Trung tâm nghiên cứu thuộc đại học Yale và đại học Columbia của Hoa Kỳ cùng với Liên hiệp Châu Âu thực hiện, ề chỉ số môi trường tổng quát, Việt Nam hiện đứng thứ 79 trong tổng số 132 nước được khảo sát Chỉ số môi trường không khí, Việt Nam hiện đứng thứ 123 trên 132 nước được xếp hạng,

và theo dự báo, sẽ tiếp tục rớt hạng trong thời gian tới.

Theo số liêu khảo sát: Các khí CO, SO2, NO2 trong không khí tại các đô thị nhìn chung vẫn trong ngưỡng cho phép Tuy nhiên, tại một số địa điểm và trong một số thời điểm, nồng độ các chất này có tăng lên, một số trường hợp đã vượt trị số cho phép Môi trường không khí xung quanh của hầu hếtcác khu vực trong thành phố đều bị ô nhiễm bụi, đặc biệt là ở các nút giao thông, các khuvực có công trường xây dựng và nơi tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp Do ảnhhưởng của các hoạt động giao thông, nồng độ NO2 ở gần các trục đường giao thông cao hơnhẳn các khu vực khác Đặc biệt tại những đô thị có mật độ phương tiện giao thông cao như

TP Hồ Chí Minh, nồng độ NO2 trong không khí cao hơn hẳn những đô thị khác

TP.Hồ Chí Minh - Kết quả đo đạc về chất lượng không khí liên tục từ năm 2002 đếnnay đã cho thấy ở khu vực dân cư chất lượng không khí tương đối tốt Nồng độ ozon (O3)dao động trong khoảng 28-48 micrôgam (mg)/m3, đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí xungquanh (TCVN 5937-2005) Nồng độ ôxit nitơ (NO2) dao động trong khoảng 17-29mg/

m3 và ôxit lưu huỳnh (SO2) dao động trong khoảng 6-51mg/m3, đạt tiêu chuẩn chất lượngkhông khí xung quanh Tuy nhiên, nồng độ bụi PM10 (hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10micrômet-mm) trung bình năm, tính từ năm 2002 đến nay dao động trong khoảng 61-81mg/

m3, không đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh, (được giới hạn tối đa ở mức50mg/m3).Trong khi đó, chất lượng không khí ven đường thì kém hơn nhiều Cũng theo kếtquả đo đạc từ năm 2000-2005 cho thấy cả nồng độ bụi tổng (TSP) và bụi PM10 đều khôngđạt tiêu chuẩn cho phép của VN và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Mặc dù trong những nămgần đây (2002-2005), nồng độ bụi có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức vượt tiêu chuẩn chophép nhiều lần

3 Nguyên Nhân:

Tác nhân gây ô nhiễm

* Các loại khí oxit: CO, CO2, SO2, NOx

* Các hợp chất khí halogen: HCl, HF, HBr

* Các chất hữu cơ tổng hợp RH, bay hơi xăng, sơn

* Các khí quang hóa: PAN, O3

* Các chất lơ lửng: sương mù, bụi

* Nhiệt, tiếng ồn, phóng xạ

Trang 7

Các hoạt động gây ô nhiễm:

+) Tự nhiên:

Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn này

+) Giao thông vận tải:

Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển Nếu xét trên từng

phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường

+) Sinh hoạt

Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh Tác nhângây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi

4 Biện Pháp Khắc Phục:

*Cải tạo, nâng cấp giao thông đô thị trở thành giao thông đô thị xanh

Trang 8

- Cải tạo quy hoạch hệ thống giao thông đô thị sao cho đáp ứng các chỉ tiêu: Tỷ lệdiện tích giao thông động đạt 15-20% tổng diện tích xây dựng đô thị, tỷ lệ diện tích giaothông tĩnh đạt 3-6%, mật độ đường đạt khoảng 6km/1km2;

- Phát triển giao thông công cộng (đạt trên 40%), giao thông đi bộ và đi xe đạp trongthành phố;

- Thắt chặt các tiêu chuẩn môi trường có liên quan (tiêu chuẩn xăng dầu, tiêu chuẩnkhí thải của các phương tiện giao thông cơ giới);

- Tiến hành kiểm soát nguồn thải của các loại xe và cấm vận hành đối với các xekhông đạt tiêu chuẩn EURO2 về khí thải

- Khuyến khích xe cộ sử dụng nhiên liệu sạch hơn (xe chạy bằng khí hóa lỏng (LPG),khí tự nhiên nén (CNG), ethanol, dầu sinh học) và xe điện

- Cấm hoặc giảm lượng xe cá nhân chạy ở khu vực trung tâm thành phố, chỉ dành chongười đi bộ và xe công cộng

* Phát triển công nghiệp xanh

Hoàn thành việc di chuyển tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệpgây ô nhiễm nặng ra ngoài thành phố Phát triển công nghệ sản xuất sạch hơn ở tất cả cáckhu công nghiệp và cơ sở công nghiệp ở xung quanh thành phố (phát triển công nghiệpxanh);

*Về xây dựng

Quản lý và kiểm tra chặt chẽ các nguồn thải ô nhiễm từ hoạt động thu công xây dựng,chấm dứt tình trạng đường phố “nay đào mai lấp”;

- Phát triển xây dựng công trình kiến trúc xanh trong đô thị;

- Phát triên không gian xanh và mặt nước trong đô thị;

*Giữ gìn vệ sinh đường phố

* Về giáo dục

Truyền thông nâng cao nhận thức và xây dựng văn hóa, đạo đức môi trường cho mọingười dân đô thị, đặc biệt là đối với những người lái xe ô tô, xe máy và chủ các cơ sở sảnxuất

Trang 9

III, Ô NHIỄM ÁNH SÁNG ĐÔ THỊ.

1 Khái niệm.

Ô nhiễm ánh sáng được định nghĩa là việc lạm dụng ánh sáng nhân tạo quá mức cầnthiết so với khả năng chịu đựng ánh sáng của con người và môi trường.

2.Nguyên nhân ô nhiễm ánh sáng

Ánh sáng nhân tạo là một yếu tố quan trọng góp phần đắc lực trong quá trình pháttriển kinh tế - xã hội Trên thực tế, xã hội công nghiệp đã quá phụ thuộc vào ánh sáng nhântạo vì nó được dùng để chiếu sáng tại các địa điểm công cộng, văn phòng, nhà máy, khu dâncư nhằm đáp ứng và phục vụ cho các hoạt động xã hội như học tập, làm việc, an ninh, vuichơi, giải trí Tuy nhiên, khi ánh sáng được sử dụng không hiệu quả, gây ra hiện tượngsáng quá mức lại chính là nguyên nhân của vấn đề ô nhiễm ánh sáng Dựa vào đặc trưngcủa các nguồn gây ra và đối tượng chịu tác động, ô nhiễm ánh sáng được phân chia thànhcác loại sau: ánh sáng xâm nhập, ánh sáng chói lòa, lạm dụng ánh sáng, ánh sáng lộn xộn vàánh sáng chiếm dụng bầu trời

Ánh sáng xâm nhập xảy ra khi ánh sáng phản chiếu vào những khu vực không cầnthiết hoặc không mong muốn Chẳng hạn như đèn đường chiếu vào cửa sổ của các căn hộsống ven đường, hậu quả là có thể gây mất ngủ đối với những người sống trong đó

Ánh sáng chói lòa là hậu quả gây ra bởi hiện tượng đối lập giữa vùng sáng và vùngtối trong tầm nhìn Khi ánh sáng chói chiều thẳng vào mắt người đi đường sẽ làm mất tầmnhìn trong đêm và vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng xen lẫn nhau Điển hình là trên cácđường phố có quá nhiều đèn quảng cáo Đây cũng là một đối với an toàn giao thông

Lạm dụng ánh sáng là việc sử dụng quá mức ánh sáng, gây lãng phí Nguyên nhânchủ yếu của vấn đề này là do không tắt ánh sáng khi không cần thiết hoặc thiết kế chiếusáng không phù hợp làm cho việc sử dụng ánh sáng lớn hơn mức cần thiết hoặc ánh sángkhông tập trung vào khu vực cần thiết

Ánh sáng lộn xộn do nhiều nguồn sáng được sử dụng quá mức cùng lúc Đồng thờichúng được bố trí tạo ra các luồng chiếu sáng đan nguyên nhân làm cho người đi đường dễmất tập trung và có thể dẫn tới tai nạn

3 Hiện trạng.

Tác động đối với sức khỏe con người

- Chói mắt:

Trang 10

Những khu vực được chiếu sáng quá mức gây chói mắt, khiến cho con người có phản

xạ nhắm mắt hoặc ngoảnh mặt đi để màn ánh sáng không phân tán xuyên qua võng mạc.Những tác động tiêu cực của màn ánh sáng đối với mắt:

+) Giảm độ tinh tế

+) Giảm khả năng nhận biết màu sắc

+) Giảm khả năng nhận biết độ tương phản

- Nhịp sinh học:

Nhịp sinh học, hay còn gọi là đồng hồ sinh học, là chu kỳ hoạt động trong vòng 24giờ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý của hầu hết cơ thể sống Những quá trình này baogồm hoạt động của não bộ, sự sản xuất hormone (melatonin), các hoạt động của tế bào vànhiều hoạt động sinh học khác Ô nhiễm ánh sáng có thể làm rối loạn nhịp sinh học, gâymất ngủ, suy nhược cơ thể, ung thư và các bệnh về tim mạch

- Melatonin:

Melatonin là một loại hormone được sản xuất một cách tự nhiên thông qua môitrường bóng tối và bị kìm hãm bằng ánh sáng Hormone này có chức năng chủ yếu là điềuchỉnh chu kỳ hằng ngày của các hoạt động mang tính hệ thống của con người Vì vậy, bóngtối về đêm có tác dụng duy trì nhịp độ sản xuất melatonin ổn định Bất kỳ loại ánh sáng nàocũng có thể gây rối loạn quá trình sản xuất melantonin ở người, nhưng ánh sáng có màu lam

và bước sóng ngắn là có khả năng làm suy giảm melatonin nghiêm trọng nhất

- Rối loạn giấc ngủ:

Trong một thế giới hiện đại luôn được chiếu sáng thường trực như ngày nay, việc tiếpxúc thường xuyên với ánh sáng làm gia tăng nguy cơ rối loạn nhịp độ sinh hoạt, ảnh hưởngđến khả năng đi ngủ và thức dậy đúng giờ của con người, đồng thời tác động lên các quátrình chuyển hóa của cơ thể Trong khi đó, một giấc ngủ đầy đủ có thể giúp cơ thể conngười chống thừa cân, giảm stress, tái tạo sức lao động và giảm nguy cơ đái tháo đường

Ô nhiễm ánh sáng và ung thư: Cộng đồng khoa học vẫn đang nghiên cứu về rối loạnnhịp sinh học và những hậu quả của sự suy giảm quá trình sản xuất melatonin gây ra do sựtiếp xúc ánh sáng quá mức Các nhà nghiên cứu tin rằng tiếp xúc ánh sáng vào ban đêm làmhạn chế quá trình tổng hợp melatonin hoặc tăng quá trình sản sinh cortisol, về lâu dài có thểdẫn đến ung thư vú, ung thư ruột kết, trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt

Trang 11

Dù chưa xác định được chính xác lượng ánh sáng tiếp xúc về đêm bao nhiêu thì đượcxem là quá mức, nhưng các nhà khoa học có thể đưa ra khẳng định về những căn bệnh liênquan đến ánh sáng thường phổ biến ở những xã hội công nghiệp hóa Một nghiên cứu củaĐại học Haifa, Israel, kết luận rằng phụ nữ sống ở những vùng đô thị nhiều ánh sáng nhântạo có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn 73% so với những phụ nữ ở những nơi tận dụngchiếu sáng tự nhiên Nghiên cứu này so sánh ung thư vú với ung thư phổi thì nhận thấy ônhiễm ánh sáng gia tăng khả năng ung thư vú nhưng không làm tăng khả năng ung thư phổi.Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt kê “hoạt động trong ngày liên quan đến rốiloạn nhịp sinh học” là một nhân tố gây ung thư.

Ô nhiễm ánh sáng gây mất cân bằng sinh thái

Hàng trăm vạn năm nay, mọi sinh vật trên địa cầu đều sinh trưởng và phát triển dướitác dụng của ánh sáng tự nhiên ánh sáng nhân tạo hiện nay là một sự gây nhiễu vô cùngnghiêm trọng đối với giới tự nhiên Các nhà khoa học phát hiện, một bảng đèn quảng cáonhỏ một năm có thể giết chết 35 vạn côn trùng Cứ kéo dài như vậy rất có thể sẽ nguy hạinghiêm trọng tới tính đa dạng của thế giới tự nhiên Bởi côn trùng là một mắt xích quantrọng của vành đai tự nhiên, ví như côn trùng là thức ăn chính của chim rất nhiều thực vậtnhờ côn trùng mà thụ phấn hoa nếu như không có côn trùng thì hệ sinh thái sẽ bị uy hiếpnghiêm trọng

Ánh sáng của những chiếc đèn nhân tạo còn có thể truyền xa tới hàng ngàn kilomet.Không ít động vật mặc dù rất xa nguồn sáng, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của ánh sáng Khichịu sự kích thích của nguồn sáng, ngay cả buổi đêm chúng cũng hưng phấn, làm tiêu haomất nhiều tinh lực cho tự vệ, tìm thức ăn và sinh đẻ Theo thống kê khoa học thì một số loàicóc chỉ giao phối vào ban đêm đã dần bị tuyệt diệt vì ánh sáng nhân tạo

Loài rùa biển ở bờ biển Đại Tây Dương cũng không thoát khỏi vận ác này Nhữngchú rùa nhỏ mới nở căn cứ vào bóng trăng và sao đổ trên mặt nước để bơi ra đại dương Thếnhưng, vì ánh sáng trên mặt đất mạnh hơn ánh sáng trăng, sao khiến cho những chú rùa biểnnhỏ mới ra đời tưởng nhầm lục địa là đại dương và bò vào đất liền, và thiếu nước mà chết

Loài chim di cư là động vật dễ bị gây nhiễu bởi ánh sáng nhân tạo nhất Chúng vốnđịnh hướng bằng các vì sao, nên ánh sáng của những bóng đèn thành thị thường làm chochúng mất phương hướng Một đàn khổng tước vì ánh sáng đèn quảng cáo ở thành phốParis quá sáng mà cứ bay lượn vòng cả đêm trên bầu trời, cuối cùng kiệt sức rơi cả xuốngđất Rất nhiều khi các đàn chim nhầm tưởng ánh sáng đèn ở những tòa cao ốc là sao, cuối

Trang 12

cùng bay đập vào tường lầu mà chết Theo thống kê của các nhà sinh vật học Mỹ thì hàngnăm có tới 400 vạn con chim chết vì những vụ va đập vào đèn quảng cáo trên các lầu cao.

4 Giải pháp

Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu và đánh giá lại các hệ thống chiếu sáng hiện

có Dựa theo tiêu chuẩn chiếu sáng để tính toán thiết kế, lựa chọn các loại đè chiếu sáng, độcao cột đèn, góc chiếu của cần đèn và độ rọi của đèn phù hợp Việc lắp đèn có công suấtphù hợp vừa đảm bảo yêu cầu chiếu sáng, vừa hạn chế ảnh hưởng của vấn đề ô nhiễm ánhsáng

Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết: Khibóng đèn được lắp đặt trong những chụp đèn có độ tập trung kém sẽ dẫn đến một phần ánhsáng sẽ tỏa đi các hướng không cần thiết, gây lãng phí năng lượng Việc thiết kế cải tiến cácchụp đèn này đặc biệt có ý nghĩa để ánh sáng phản chiếu tập trung đảm bảo độ rọi theo tiêuchuẩn ánh sáng, nhằm tiết kiệm năng lượng và góp phần giảm thiểu những tác hại do ônhiễm anh sáng gây ra

Quản lý chế độ chiếu sáng hợp lý: Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độhẹn giờ Việc quên tắt đèn đường vào ban ngày gây lãng phí năng lượng Những đèn chiếusáng không cần thiết trong đêm góp phần gây ô nhiễm ánh sáng

Tham gia vào các tổ chức toàn cầu chống ô nhiễm ánh sáng: Từ những năm 1980 đãbắt đầu nổi lên các hoạt động nhằm giảm bớt lượng ô nhiễm ánh sáng Hai tổ chức hoạtđộng nổi bật trong lĩnh vực này là Tổ chức Bảo vệ bầu trời đêm quốc tế (IDA), hoạt độngnhằm làm giảm ô nhiễm ánh sáng, chủ yếu ở Mỹ và Hiệp hội Thiên văn (ABB) hoạt độngnhằm làm giảm ô nhiễm ánh sáng ở Anh Tham gia vào các tổ chức này để có được nhữngthông tin mới nhất về kết quả nghiên cứu về các chính sách quản lý và các biện pháp kỹthuật trong việc hạn chế vấn đề ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng đang là nguy cơ lớn đối với cuộc sống hiện đại, đặc biệt ảnh hưởngtới hệ sinh thái Việc sử dụng ánh sáng không hiệu quả làm lãng phí năng lượng, là mộtnguyên nhân làm tăng phát thải CO2 và góp phần gây ra những vấn đề môi trường toàn cầunhư: Hiệu ứng nhà kính, vấn đề nóng lên toàn cầu, vấn đề băng tan ở hai cực, nước biểndâng lên, gây ngập các thành phố ven biển Ô nhiễm ánh sáng không còn là vẫn đề cục bộcủa một địa phương, mà là vấn đề của toàn cầu, thu hút được sự tham gia của nhiều nhànghiên cứu và nhiều tổ chức nghiên cứu trên thế giới

Trong cuộc sống hiện nay, việc sử dụng ánh sáng nhân tạo đã trờ thành một phầnthiết yếu của cuộc sống Ô nhiễm ánh sáng nhân tạo là một phần tác động của nền văn minh

Ngày đăng: 02/06/2015, 17:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w