1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

D:Bệnh thận - tiết niệu.doc

7 244 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 179 KB

Nội dung

DẤU HIỆU CỦA BỆNH THẬN Tuy nhiên, với nhiều người tại bất cứ giai đoạn nào của bệnh thận, thì hiểu biết về nó vẫn là tối ưu. Biết được các dấu hiệu của bệnh thận có thể giúp bạn có được cách điều trị tốt nhất. Nếu bạn hay một ai đó mà bạn biết có từ 1 triệu chứng trở nên trong số các triệu chứng của bệnh thận dưới đây, hay là khi bạn lo rằng bạn có vấn đề với thận của bạn, hãy đi khám bác sĩ để được xét nghiệm máu và nước tiểu. Hãy nhớ rằng, nhiều triệu chứng có thể không do bệnh thận gây nên. Nhưng cách duy nhất để biết nguyên nhân của các triệu chứng mà bạn đang có là đi khám bác sĩ Chiệu chứng 1: Những thay đổi khi đi tiểu Thận tạo ra nước tiểu, do vậy khi thận bị hỏng, có thể có những thay đổi đối với nước tiểu như sau * Đi tiểu nhiều vào buổi đêm * Nước tiểu có bọt hay có nhiều bong bóng. Bạn có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, hay lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt * Số lần bạn đi tiểu ít hơn bình thường, hay lượng nước tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu tối. * Nước tiểu của bạn có thể có máu * Bạn có thể cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn Dưới đây là môt tả của bệnh nhân: “Khi bạn vào nhà vệ sinh nhiều hơn, bạn không thể đi tiểu hết. Và sau đó bạn vẫn cảm thấy giống như sự căng tức xuôi xuống dưới, thật sự là rất căng tức” “Bạn nghĩ rằng bạn cần phải đi tiểu, nhưng khi vào đến nhà vệ sinh: kết quả là chỉ hai hay ba giọt mà thôi” “Tôi đi tiểu ra máu. Nước tiểu có màu rất sẫm giống như màu nho. Và khi tôi tới bệnh viện khám, ở đó họ lại nghĩ rằng tôi nói dối về màu của nước tiểu” Triệu chứng 2: Phù Những quả thận bị hỏng không loại bỏ chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể bạn khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và hai tay Triệu chứng 3: Mệt mỏi Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin (đọc là a-rith'-ro-po'-uh-tin), hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Khi thận bị hỏng (suy), chúng tạo ra ít erythropoietin hơn. Do vậy cơ thể bạn có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu. Và bệnh này có thể điều trị được. Mô tả của bệnh nhân “ lúc nào bạn cũng cực kì mệt mỏi. Bị mệt, và sức khỏe của bạn như bị chảy đi hết thậm chí khi bạn chẳng làm gì cả” Triệu chứng 4: ngứa/phát ban ở da Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi mãu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ nặng. Mô tả của bệnh nhân: “Đó không hẳn chỉ là một trận ngứa ở da, mà nó chạy dọc xương. Tôi đã phải dùng bàn chải mà đào lên da thịt. Lưng của tôi rớm máu do bị cào quá nhiều.” Triệu chứng 5: Vị kim loại ở trong miệng/hơi thở có mùi amoniac Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng có thể để ý thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa, hay bạn giảm cân bởi vì bạn cảm thấy không thích ăn Mô tả của bệnh nhân “Bạn sẽ cảm thấy có vị lợm ở trong mồm bạn, Gần giống như bạn vừa uống sắt vậy.” “trước khi tôi bắt đầu lọc máu, tôi đã giảm khoảng 10 pound trọng lượng” Triệu chứng 6: Buồn nôn và nôn Sự tích tụ dữ dội của các chất thải trong máu (chứng ure huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn có thể dẫn tới sút cân. Mô tả của bệnh nhân “tôi có rất nhiều cơn ngứa, và tôi bị nôn, nôn tất cả mọi thứ ra ngoài. Tôi không thể giữ bất cứ đồ ăn thức uống nào ở lại trong dạ dày cả.” “khi tôi nôn, tôi không thể ăn, và lúc đó tôi đã có một thời gian khó khăn khi uống thuốc hạ huyết áp.” Triệu chứng 7: Thở nông Sự khó thở của bạn có thể có liên quan tới thận theo 2 cách sau, thứ nhất đó là chất lỏng dư thừa trong cơ thể của bạn tích tụ trong hai lá phổi. Và thứ hai, chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) có thể khiến cơ thể bạn đói oxy và sinh ra chứng thở nông Mô tả của bệnh nhân “những lúc tôi thở nông, điều đó sẽ làm tôi sợ hãi. Tôi nghĩ có lẽ tôi có thể ngã hoặc sẽ có cái gì đó xảy ra với tôi, do vậy thường thì tôi đi tìm một chỗ để ngồi trong chốc lát” “ Tôi không thể ngủ vào ban đêm, tôi không thể thở được, nó giống như tôi bị chết chìm. Và, tôi không thể bước đi đâu được nữa.” Triệu chứng 8: cảm thấy ớn lạnh Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lanh, thậm chí khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm. Mô tả của bệnh nhân: “Đôi khi tôi trở nên rất rất lạnh. Thời tiết lúc đó có thể nóng, và tôi thì vẫn lạnh” Triệu chứng 9: Hoa mắt chóng mặt và mất tập trung Thiếu máu liên quan đến suy thận nghĩa là não của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy nữa. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ, gây ra sự mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt. Mô tả của bệnh nhân: “Tôi nhớ là tôi đã đề cập với vợ tôi về trí nhớ của tôi rằng tôi không thể nhớ những gì tôi đã làm từ tuần trước, hay có thể là 2 hôm trước thôi ” “tôi đã luôn luôn mệt mỏi và hoa mắt chóng mặt.” Triệu chứng 10: đau chân/cạnh sườn. Một số người mắc các bệnh về thận có thể bị đau ở lưng hay sườn điều này là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, và đôi khi thì gan, cũng có thể gây đau. Mô tả của bệnh nhân: “Khoảng 2 năm trước, tôi lúc nào cũng vào nhà vệ sinh, và phần thấp của lưng luôn luôn đau đớn, tôi tự hỏi vì sao lại có chuyện như vậy….các bác sĩ đã chuẩn đoán rắng đó là do các vấn đề ở thận” Chữa bệnh tiết niệu bằng Đông y Để có một giải pháp thích hợp khi chưa có điều kiện đi khám, đây là biện pháp tình thế giúp giải quyết tức thời các bệnh nhẹ mới phát sinh hoặc tái phát để kịp thời ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, nhằm giảm thiểu khả năng rủi ro có thể xảy ra nếu như không được điều trị kịp thời. Chữa chứng bí tiểu Lấy rễ và lõi thân cây hướng dương 25g, rễ cỏ tranh 15g, lá diếp cá 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Dùng 3-5 ngày liền. Lá rạng đông 5g, lá hành 5g, râu ngô 7g, rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống 3-5 ngày liền. Tua rễ đa lông 12g, rễ cỏ tranh 8g, râu ngô 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Dùng 3 thang liền. Đuôi chồn lệch 5g, mã đề 10g, râu ngô 5g, rễ cỏ tranh 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 3 ngày liền. Cẩm chướng 10g, hành củ (cả rễ lá) 5 củ, mướp non 20g. Tất cả đun sôi, uống liên tục trong ngày. Lá cơm cháy 15g, hành tươi (cả rễ lá) 3 củ. Tất cả đun sôi, gạn lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Chữa tiểu đục Lấy vỏ cây duối 15g, rễ nhót 10g, rau má 8g, rễ cỏ tranh 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày. cần uống 5-7 ngày liền. Chữa tiểu buốt Quả địa phu 5g, râu ngô 15g, rau diếp cá 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống trong 3 ngày liền. Quả địa phu 5g, rau má 15g, rễ cỏ tranh 10g, củ cải 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống trong 3 ngày liền. Củ hoa phấn 10g, rau má 15g, rễ cỏ tranh 12g, râu ngô 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, trong 2-3 ngày liền. Chữa tiểu dắt, tiểu buốt Chữa tiểu dắt, tiểu buốt: thân cù mạch 10g, rau má 12g, rau diếp cá 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống liền trong 3-5 ngày. Chữa tiểu dắt: rễ đậu biếc 5g, rễ cỏ tranh 10g, rau diếp cá 5g, rau má 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống trong 3-5 ngày liền. Chữa tiểu dắt: rễ ngọc lan hoa trắng 15g, râu ngô 20g, rau diếp cá 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống trong 5-7 ngày liền. Chữa tiểu bí Lấy vỏ cây đại (sao vàng) 10g, rễ cỏ tranh, rau má 10g, mã đề 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trước bữa ăn. Cần uống trong 3 ngày. Chữa tiểu tiện ra máu Lá đơn mặt trời 10g, rau má 15g, rễ cỏ tranh 15g, rau diếp cá 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Cần uống liền trong 3 ngày. Củ hoa hiên 5g, rau má 20g, rễ cỏ tranh 15g, rau diếp cá 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Cần uống liền trong 3-5 ngày. Lá huyết dụ 6g, rễ cỏ tranh 15g, rau má 15g, râu ngô 5g, rễ cỏ xước 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Vỏ quả lựu 10g, rễ cỏ tranh 15g, rau má 15g, râu ngô 10g, cỏ nhọ nồi 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Cần uống trong 3-5 ngày. Cẩm chướng 10g, rau má 18g, rễ cỏ tranh 8g, rễ cỏ xước 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm nhiều lần. Cần uống trong 2-3 ngày. Quả cọ cảnh 12g, rau má 25g, cỏ nhọ nồi 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Cần uống liền trong 2-3 ngày. Chữa tiểu ra dưỡng chấp Tua rễ đa lông sao vàng 15g, rau dừa nước 20g, tỳ giải 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Cần uống liền 7-10 ngày. Nhựa cây đào 6g, dây tơ hồng 30g. Tán nhỏ nhựa đào, chia làm 3 phần đều nhau. Đồng thời lấy dây tơ hồng sắc với 300ml nước, sau cũng chia đều làm 3 phần. Cuối cùng uống làm 3 lần trong ngày, mỗi lần uống là 1 phần thuốc vừa chia của cả 2 vị trên. Cần uống liền trong 5-7 ngày. Chữa viêm đường tiết niệu Hoa mào gà 15g, biển súc 10g, thài lài tía 8g, rễ cỏ tranh 8g, rau má 15g, râu ngô 10g. Sắc uống liền trong 5-7 ngày. Chữa tiểu đỏ Lấy hạt thục quỳ 5g, rau má 20g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Cần uống trong 5 ngày. Chữa sỏi niệu đạo Lấy hạt thục quỳ 8g, kim tiền thảo 15g, rễ cỏ tranh 10g, mã đề 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày. Liệu trình là 10 ngày. Cần uống liền 3 liệu trình. Thuốc lợi tiểu Lấy cuống lá sen cạn 15g, râu ngô 10g, rễ cỏ tranh 12g, rau má 10g, rau diếp cá 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Cần uống từ 3-5 ngày. BS. Hoàng Xuân Đại Bài thuốc chữa chứng tiểu đêm Đi tiểu ban đêm là một hiện tượng khá phổ biến ở người trung và cao tuổi. Sau khi đi tiểu, người bệnh có thể quay lại giường và ngủ lại bình thường. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp tiểu đêm để lại ảnh hưởng xấu như không thể ngủ trở lại được; buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày; lo lắng về tình trạng sức khỏe bản thân làm ảnh hưởng đến các hành vi và chất lượng cuộc sống. Thậm chí, các nghiên cứu cũng chỉ ra tiểu đêm là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc kèm các bệnh khác và tăng tỉ lệ tử vong ở người cao tuổi. Nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm theo y học hiện đại Chứng tiểu đêm thường hay xảy ra ở người trưởng thành, không có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ tuy có sự khác nhau về giới tính. Chứng tiểu đêm ở phụ nữ thường liên quan đến việc sinh đẻ, mãn kinh, sa tử cung… Ở nam giới, chứng tiểu đêm thường liên quan đến phì đại, u xơ tuyến tiền liệt… Nhưng cũng có một số nguyên nhân chung dẫn đến chứng tiểu đêm như: (1) Do các bệnh lý tại đường tiết niệu như nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận hoặc các bệnh lý thận mạn tính khác, rối loạn chức năng bàng quang, sỏi bàng quang, hẹp bàng quang bẩm sinh, tăng tạo nước tiểu vào ban đêm vì các nguyên nhân khác nhau, rối loạn phản xạ thần kinh điều khiển bài niệu ở bàng quang (2) Do sử dụng các thuốc lợi niệu, thuốc chẹn canxi, uống nhiều rượu, cà phê, trà đặc. (3) Do các bệnh lý mạn tính như đái tháo nhạt, đái tháo đường, huyết áp cao, suy tim, rối loạn giấc ngủ Nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm theo y học cổ truyền Theo y học cổ truyền, chức năng tiểu tiện trong cơ thể chủ yếu do hai cơ quan là thận và bàng quang đảm nhiệm. Y văn có câu: “thận chủ thủy quản lý sự đóng mở, bàng quang chủ chứa nước tiểu, cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần nên trách cứ vào thận và bàng quang”. Đối với người trẻ tuổi khỏe mạnh, âm dương cân bằng và đầy đủ thì ban đêm ít tiểu tiện. Khi tuổi cao, ban đêm đi tiểu tiện nhiều, đó là thủy hỏa đều bất túc. Chứng đi tiểu tiện nhiều vào ban đêm ở người cao tuổi phần lớn là do Thận dương hư yếu. Vả lại ban ngày là dương, ban đêm là âm, ban đêm âm thịnh dương suy, cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần thực là do dương khí suy yếu gây nên. Về điều trị, nên chú trọng ôn bổ thận dương. Nói chung căn cứ vào vai trò khí hóa của bàng quang, điều trị nên chú trọng bổ khí và làm vững bàng quang. Thận muốn khỏe phải bổ thêm tỳ, cho nên phải kiêm bổ cả tỳ thận, cùng một lúc vừa ôn dương vừa cố sáp. Một số bài thuốc dành cho người mắc chứng tiểu đêm Có thể lựa chọn và sử dụng các món ăn - bài thuốc của y học cổ truyền và các thực phẩm chức năng có công dụng dự phòng và hỗ trợ trị liệu chứng tiểu đêm như sau: Bài 1: Phá cố chỉ 12g, ích trí nhân 12g, sà sàng tử 8g, thỏ ty tử 12g, khiếm thực 12g, kim anh tử 12, tiểu hồi hương 5g, cam thảo 3g, tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Bài 2: Bầu dục lợn hoặc dê 1 đôi làm sạch, thái miếng rồi đem hầm với khiếm thực 50g, chế đủ gia vị, ăn trong ngày, 7 ngày là một liệu trình. Bài 3: Bàng quang lợn 1 cái, làm sạch rồi nhét đầy mẫu lệ vào bên trong, buộc kín miệng rồi đem đun trong 15 phút, sau đó bỏ hết mẫu lệ, ăn bàng quang và uống nước dùng, 7 ngày là một liệu trình. Bài 4: Xương sống lợn (còn cả tủy) 3 đốt, hạch đào nhân 30g, đỗ trọng 15g, tất cả đem hầm nhừ, ăn nóng. Bài 5: Bạch quả 5 trái, hạt bí đao 30g, hai thứ đem nấu chín ăn, 10 ngày là một liệu trình. Vị thuốc quý kim tiền thảo Cây kim tiền thảo còn có tên gọi là mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng. Là cây cỏ, cao 30-50cm, mọc bò. Ngọn non dẹt và có phủ lông tơ, màu trắng. Lá mọc so le, gồm một hoặc 3 lá chét tròn dài 1,8 - 3,4cm, rộng 2 - 3,5cm, do đó có tên là đồng tiền, mặt dưới có lông trắng bạc, mặt trên có những đường gân rất rõ. Hoa màu tía, mọc thành chùm xim ở kẽ lá. Quả đậu nhỏ, giữa các hạt thắt lại. Cây mọc hoang ở các vùng rừng núi và được trồng bằng hạt làm thuốc. Thu hái chủ yếu vào mùa hè - thu, dùng tươi, phơi hoặc sao khô. Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy kim tiền thảo có tác dụng: lợi tiểu, lợi mật, kháng sinh, kháng viêm, giãn mạch, hạ huyết áp. Công dụng chủ yếu lợi mật, thông tiểu tiện, thường dùng chữa sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, phù thũng, viêm đường tiết niệu, khó tiêu. Ngày dùng 10 - 30g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Cơ chế trị sỏi của kim tiền thảo được giải thích như sau: Trước hết là lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi. Sau đó nhờ tác dụng chống viêm, kháng khuẩn mà làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và tiểu tiện ra ngoài. Thời gian điều trị phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi trong đường tiết niệu. Đơn thuốc sử dụng kim tiền thảo: Chữa viêm đường tiết niệu: Kim tiền thảo 60g, mã đề, bòng bong, kim ngân hoa, mỗi vị 15g, sắc uống 1 tháng. Chữa sỏi thận (thể thấp nhiệt): với biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, đau, nặng, tức vùng thắt lưng: Kim tiền thảo 30g, quả dành dành 20g, vỏ núc nác 16g, hoa, lá mã đề 20g, xương bồ 8g, mộc thông 12g, tỳ giải 30g, cam thảo đất 16g, ý dĩ nhân 20g, quế chi 4g. Cho các vị thuốc vào ấm đất với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát, trộn chung cả 3 lần, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục 2-3 tháng. Chữa sỏi đường mật: Kim tiền thảo, nhân trần mỗi vị 40; sài hồ, mã đề mỗi vị 16; chi tử 12g chỉ xác, uất kim mỗi vị 8g; nha đạm tử 6g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang. Uống trong 2 tháng. Chữa sỏi đường tiết niệu: Kim tiền thảo 40g; mã đề, tỳ giải mỗi vị 20g; trạch tả, uất kim, ngưu tất mỗi vị 12g; kê nội kim 8g. Sắc uống ngày một thang. uống liên tục 1-2 tháng Chú ý: Phụ nữ có thai không nên dùng. Người đau dạ dày nên uống thuốc vào lúc no. Bác sĩ Thu Vân . một hormon gọi là erythropoietin (đọc là a-rith'-ro-po'-uh-tin), hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Khi thận bị hỏng (suy), chúng tạo ra ít erythropoietin. chân/cạnh sườn. Một số người mắc các bệnh về thận có thể bị đau ở lưng hay sườn điều này là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, và. DẤU HIỆU CỦA BỆNH THẬN Tuy nhiên, với nhiều người tại bất cứ giai đoạn nào của bệnh thận, thì hiểu biết về nó vẫn là tối ưu. Biết được các dấu hiệu của bệnh thận có thể giúp bạn có được

Ngày đăng: 02/06/2015, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w