1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

D:Bệnh thần kinh.doc

11 234 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 453,5 KB

Nội dung

Món ăn bài thuốc tốt cho trí não Để giúp tăng cường sức khỏe tinh thần, giúp trí não minh mẫn ngoài luyện tập thể dục phải có một chế độ làm việc, ngủ nghỉ thích hợp. Bên cạnh đó chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Theo y học cổ truyền, có rất nhiều món ăn bài thuốc giúp cho bồi bổ trí não. Bài 1: Chữa chứng hay quên: Trứng chim câu 5 quả, long nhãn 15g, kỷ tử 15g và đường phèn 25g hấp cách thủy, ăn mỗi ngày 2 lần, một liệu trình dùng 5-7 ngày. Trứng chim bồ câu, vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ thận dưỡng tâm, thường được dùng làm thức ăn cho những người mất ngủ hay quên, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lưng đau gối mỏi do tâm thận hư yếu. Bài 2: Bồi bổ hư nhược và làm khỏe tinh thần: long nhãn 500g, đường trắng 500g, nấu thành cao đặc, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 -15ml. Theo y học cổ truyền long nhãn có vị ngọt, tính ấm, có công dụng ích tâm tỳ, bổ khí huyết, kiện não ích trí. Bài 3: Giúp tăng cường trí nhớ: Lấy kỷ tử 30g, não dê 1 bộ, đem hấp cách thủy ăn; hoặc lấy kỷ tử 10g, hoài sơn 30g, não lợn 1 bộ, hấp cách thủy ăn; hay kỷ tử 20g, hồng táo 6 quả, trứng gà 2 quả, tất cả đem nấu chín, sau đó bóc bỏ vỏ trứng rồi đun thêm 15 phút nữa là được, chế thêm gia vị ăn nóng, mỗi tuần 2 lần. Kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có công dụng tư bổ can thận, làm sáng mắt và nhuận tràng. Bài 4: Chủ trị ăn không ngon miệng, đại tiện phân lỏng, tâm phiền mất ngủ: Lấy 20g hạt sen, xay thành bột mịn hoặc bột to, cho vào nồi cùng gạo tẻ đã vo sạch, cho thêm 5-7 quả táo đỏ, đổ nước vừa phải. Đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa cho đến khi sánh thì cho thêm chút đường trắng vào, ăn điểm tâm, bữa sáng hoặc tối đều được. Hạt sen có tác dụng giúp đường ruột co lại, và còn kiện tỳ giúp ăn ngon miệng. Táo đỏ bổ tỳ vị, củng cố đường ruột. Hai thứ dùng kết hợp phù hợp với những người tỳ vị hư nhược. Bài 5: Trị tinh thần bất an, mất ngủ, khó ngủ, trí nhớ giảm, hay quên, cơ thể suy nhược. Đan sâm, đảng sâm, huyền sâm, viễn chí, cát cánh , bạch linh, mỗi vị 20g, hắc táo nhân, bá tử nhân, ngũ vị tử, mạch môn, thiên môn, đương quy, mỗi vị 40g, sinh địa 160g, dùng dưới dạng thuốc hoàn, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 8 - 10g, mỗi liệu trình từ 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, muốn áp dụng các bài thuốc trên phải đến thầy thuốc để bắt mạch cho phù hợp, ngoài ra bài thuốc hỗ trợ sức khỏe tâm thần tốt nhất cho mỗi người chúng ta, không cái gì khác, tốt hơn là chính bản thân từng người, tự tìm thấy trong cuộc sống của mình; đó là niềm tin yêu vào cuộc sống, tránh những stress về tâm lý và không quên tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày. Bác sĩ Nguyễn Hương Trị chứng khó ngủ bằng hoa hòe Theo Đông y, hoa hoè vị đắng, tính hơi lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lương huyết và chỉ huyết, thường được dùng để chứa các chứng bệnh như tràng phong tiện huyết (đại tiện ra máu), trĩ huyết (trĩ chảy máu), niệu huyết (tiểu tiện ra máu), huyết lâm (đái ra máu, bụng dưới trướng đau), băng lậu (băng huyết, băng kinh, rong huyết, rong kinh), nục huyết (chảy máu mũi hoặc chảy máu ở các khiếu như nhãn nục là chảy máu ở mắt, nhĩ nục là chảy máu ở tai ), xích bạch lỵ (kiết lỵ phân ra màu trắng đỏ xen lẫn nhau), trị mụn nhọt, viêm loét Theo nghiên cứu Dược học cho thấy: Hoa hoè có các tác dụng nâng cao sức bền thành mạch, cầm máu; kháng khuẩn và chống viêm, chống co thắt cơ trơn ở đường ruột và phế quản; hưng phấn nhẹ và tăng cường sức co bóp cơ tim, hạ huyết áp, hạ mỡ máu và làm chậm quá trình vữa xơ động mạch; lợi niệu, chống phóng xạ, bình suyễn và chống viêm loét. Đơn thuốc có sử dụng hoa hoè: Trị vảy nến: Hoa hòe sao vàng tán bột mịn, luyện mật làm hoàn mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần, dùng nước sôi để nguội uống sau bữa cơm. Chữa viêm loét: Hoa hoè 15g, kim ngân hoa 15g, sắc với 2 bát rượu uống cho ra mồ hôi. Với tổn thương viêm loét về mùa hè có thể dùng hoa hoè 60g sắc đặc rồi dùng bông thấm dịch thuốc bôi lên nơi bị nhiều lần trong ngày. Trị mụn nhọt mùa hè: Dùng hoa hòe khô 30 - 60g cho nước 1500ml sắc lấy nước, lấy bông thấm nước rửa tại chỗ, nước có thể hâm nóng mỗi ngày rửa 2 - 3 lần, bã thuốc đắp vào chỗ đau. Chữa tăng huyết áp: Hoa hoè 25g, tang ký sinh 25g, hạ khô thảo 20g, cúc hoa 20g, thảo quyết minh 20g, xuyên khung 15g, địa long 15g, sắc uống ngày một thang, ngày uống 3 lần. Nếu mất ngủ gia thêm toan táo nhân sao 15g, dạ giao đằng 25g; đau ngực gia đan sâm 20g, qua lâu nhân 25g; có cơn đau thắt ngực gia huyền hồ sách 12g, phật thủ 20g, bột tam thất 7,5g. Đại tiện ra máu: Hoa hoè, trắc bá diệp, kinh giới và chỉ xác, mỗi vị 45g, sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 6g với nước cơm. Hoặc: Hoa hoè 60g, địa du 45g, thương truật 45g, cam thảo 30g, sao thơm sấy khô, tán bột uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6g Chữa băng huyết, khí hư: Hoa hoè lâu năm 30g, bách thảo sương 15g, tán bột, uống mỗi lần 9-12g với rượu ấm để chữa băng huyết; hoa hoè sao, mẫu lệ nung, mỗi vị 30g, tán bột, uống mỗi lần 9g với rượu ấm để chữa bạch đới (khí hư máu trắng). Trị bệnh trĩ: Hoa hòe 12g, trắc bá than 12g, kinh giới 8g, chỉ xác 12g tán bột mịn uống với nước sôi nguội hoặc làm thang uống. Chữa khó ngủ: Hoè hoa, hạt muỗng mỗi vị 40g, sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 5g, ngày dùng 8g, uống làm 2 lần. Bác sĩ Minh Hằng Xoa bóp giúp ngủ ngon Đông y gọi mất ngủ là thất niên hoặc bất mị, là một trạng thái rối loạn giấc ngủ thể hiện ở ban đêm không có khả năng ngủ hoặc thiếu ngủ. Có thể mất ngủ lúc mới vào giấc ngủ, nằm trằn trọc mãi không ngủ được rồi thiếp đi; có thể mất ngủ vào giữa giấc ngủ, nghĩa là đang ngủ giữa đêm tỉnh dậy và không ngủ lại được; có thể mất ngủ vào cuối giấc ngủ, người bệnh dậy quá sớm và không ngủ lại được. Nguyên nhân có thể là do suy nghĩ quá độ làm hại tỳ, tỳ yếu không sinh đủ huyết cho tâm làm cho cả tâm và tỳ đều hư gây nên (thể tâm tỳ hư). Hoặc do sợ hãi lo lắng quá (thần tàng tại tâm, hồn tàng tại can). Thứ ba là do trước khi ngủ ăn quá no, bụng đầy trướng không ngủ được (thể vị gia thực nghĩa là dạ dày quá đầy). Y học cổ truyền có nhiều cách chữa trị hiệu quả chứng bệnh này. Xin giới thiệu một số huyệt và cách xoa bóp có tác dụng an thần, ngủ tốt để bạn đọc có thể tự chữa bệnh cho mình. Huyệt ấn đường. Vị trí huyệt: - Ấn đường: Huyệt nằm ở điểm giữa đường nối hai đầu lông mày. - Thái dương: Chỗ lõm giao điểm của đuôi lông mày với khoé ngoài mắt. - Bách hội: Chỗ giao điểm của đường dọc qua giữa đỉnh đầu và đường nối 2 đỉnh của vành tai. - Phong trì: Bờ xương chẩm, chỗ lõm sau tai. - Thần môn: Trên ngấn cổ tay, bên cạnh gân khi co bàn tay - Thận du: Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 sang ngang 1,5 tấc. - Tam âm giao: Mắt cá trong đo thẳng lên 3 tấc, chỗ bờ trong xương chày. Cách xoa bóp - Dùng ngón tay cái day huyệt ấn đường sau đó vuốt từ ấn đường sang thái dương khoảng 30 lần. - Xoa day huyệt bách hội 100 lần. - Bấm day huyệt phong trì 30 lần. - Bấm huyệt nội quan mỗi bên khoảng 1 phút. - Bấm huyệt thần môn: Dùng ngón cái tay phải bấm vào huyệt thần môn tay trái, sau đó đổi bên bấm tiếp tay phải, mỗi bên bấm day 100 lần. - Xoa bụng khoảng 2 phút. - Xoa vùng thượng vị khoảng 3 phút. - Xoa huyệt thận du: dùng hai gan bàn tay áp vào huyệt thận du xoa vòng lên xuống cho đến khi nóng lên thì thôi. - Bấm day huyệt tam âm giao mỗi bên 30 lần. Để phòng bệnh, có thể tự day ấn thường xuyên các huyệt trên mỗi ngày một đến hai lần. Cách này hiệu quả cao mà không gây hại. Ngoài ra cần tránh các nguyên nhân gây căng thẳng tinh thần, giữ cho đầu óc thảnh thơi trước khi đi ngủ. Về ăn uống cần kiêng chất kích thích như cà phê, trà đậm, thuốc lá, rượu bia ; nên ăn thức ăn thanh đạm, không ăn no trước khi ngủ. Nên tập các môn thể thao vừa sức hoặc đi bộ, vận động nhẹ nhàng. Trước khi đi ngủ nên ngâm chân vào nước ấm có pha muối. Kiên trì thực hiện sẽ có kết quả. Lương y Nguyễn Hiệu Đông y trị chứng hoa mắt chóng mặt Theo y học cổ truyền hiện tượng hoa mắt chóng mặt đột ngột - mặt mày xây xẩm là "huyễn vựng". "Huyễn" có nghĩa là hoa mắt, trước mắt tối sầm, không nhìn thấy gì; "vựng" là choáng váng, có cảm giác mọi vật quay cuồng, mất thăng bằng không thể đứng vững. Hoa mắt và chóng mặt hay xuất hiện đồng thời, cho nên Đông y gọi chung là "huyễn vựng". Có nhiều cách chữa chứng bệnh hoa mắt chóng mặt, trong phạm vi bài viết này, xin giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo ứng dụng một số cách chữa đơn giản có tác dụng hỗ trợ nhằm cải thiện tình hình trên. Với biểu hiện chủ yếu của thể bệnh này là: Thỉnh thoảng bỗng nhiên bị hoa mắt, chóng mặt, kèm theo tai ù, có tiếng như ve kêu, buồn nôn Mỗi khi tình cảm biến động mạnh, hoặc tinh thần căng thẳng, thì bệnh phát nặng hơn. Thường ngày hay đau đầu, thỉnh thoảng mặt đỏ bừng từng cơn, bồn chồn, dễ cáu giận, ngủ ít, mộng nhiều, miệng đắng hoặc chua, ngực sườn đầy trướng, nóng rét qua lại, lưỡi không rêu, mạch huyền (căng như dây đàn). Có thể sử dụng bài thuốc, để chữa: Bài 1: Hạ khô thảo 20g, thịt lợn nạc 50g, mắm muối và gia vị lượng thích lượng. Thịt lợn nạc thái lát mỏng, cho vào nồi cùng với hạ khô thảo, thêm lượng nước thích hợp, nấu nhỏ lửa tới khi thịt chín nhừ, thêm mắm muối và gia vị, dùng làm thức ăn trong bữa trưa. Dùng liên tục 7-8 ngày. Bài 2: Đẳng sâm 20g, bạch truật 10g, xuyên khung 5g, bán hạ chế (tẩm nước gừng, sao vàng) 10g, hương phụ (củ gấu) 15g, sài hồ 12g, kinh giới 10g, câu đằng 10g, chi tử (dành dành) 10g, cam thảo 5g. Sắc với 1500 ml nước, đun cạn còn 600ml, chia thành 3 phần uống trong ngày vào lúc đói bụng. Liên tục 7-8 ngày (một liệu trình), nghỉ 3 ngày, lại tiếp tục liệu trình khác. Với biểu hiện bỗng nhiên hoa mắt chóng mặt, ngực ngột ngạt, lợm giọng, nôn mửa, tai ù. Thường ngày thấy đầu nặng, tinh thần thiếu tỉnh táo, người uể oải, ngại cử động, chân tay tê - trướng - đau, ăn kém, ngủ nhiều, chất lưỡu bệu ở rìa có vết răng, rêu lưỡi cáu bẩn, mạch hoạt (trơn). Có thể sử dụng bài thuốc, hoặc món ăn - bài thuốc sau: Bài 1: Vỏ quít tươi 20g (khô 10g), ý dĩ 50g. Nấu cháo ăn trong ngày, ăn liên tục 7-8 ngày (một liệu trình). Bài 2: Đẳng sâm 20g, bạch truật 15g, táo đỏ (táo tàu) 5 quả, xuyên khung 6g, hương phụ 15g, bạch chỉ 10g, ý dĩ 15g, can khương 5g, bán hạ chế 10g, trần bì 6g, cam thảo 5g. Sắc với 1000 ml nước, đun cạn còn 300ml, chia thành 3 phần uống trong ngày vào lúc đói bụng. Dùng liên tục 7-8 ngày (một liệu trình). Với biểu hiện vận động mạnh một chút là mặt mày đột nhiên xây xẩm: Thường ngày người mệt mỏi, tinh thần uể oải, hơi thở yếu, ngại nói, sắc diện không tươi, môi và móng chân tay nhợt nhạt, tóc khô, trống ngực, tim đập dồn loạn nhịp từng cơn, ngủ ít, ăn uống giảm, bụng đầy, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế nhược (nhỏ yếu). Có thể áp dụng bài thuốc sau: Bài 1: Hà thủ ô 30-60g, gạo tẻ 90g, táo tầu 4 quả (sấy khô), đường phèn lượng thích hợp. Sắc hà thủ ô lấy nước (bỏ bã), đem nấu với táo tầu, gạo tẻ thành cháo, chia ra ăn trong ngày. Dùng liên tục 7-8 ngày (một liệu trình). Bài 2: Đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 12g, đương quy 12g, phục linh 10g, long nhãn 9g, viễn chí 6g, táo nhân (sao đen) 12g, mộc hương 9g, đại táo 7 trái, cam thảo 6g. Sắc với 1200 ml nước, đun cạn còn 300ml, chia thành 2 phần uống lúc sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng liên tục 7-8 ngày (một liệu trình). Bài 3: Thịt dê 250g (thái miếng), hoàng kỳ 25g, đẳng sâm 25g, đương quy 25g, gừng tươi, mắm muối gia vị lượng thích hợp. Hoàng kỳ, đẳng sâm, đương quy bọc vào túi vải, cùng với thịt dê cho vào nồi, thêm nước, hầm nhỏ lửa tới khi thịt chín nhừ, thêm mắm muối cho vừa miệng. Chia ra ăn trong các bữa ăn (ăn thịt, uống nước canh Thịt gà bổ trí não Gà hầm nấm rơm, cà rốt: Gà choai nửa con khoảng 400g, nấm rơm 150g, cà rốt 100g. Hành, gừng lát mỗi loại 5g. Rượu trắng 10g, gia vị 3g, đường trắng 2g, dầu thực vật 25g, mỡ gà 10g. Gà bỏ đầu, chân, làm sạch, chặt miếng. Cà rốt bỏ vỏ, cắt miếng. Nấm rơm rửa sạch, chia đôi dọc nấm. Thịt gà cho vào nước sôi nhúng cho hết huyết đỏ thì vớt ra. Cho dầu thực vật vào chảo đun nóng, thả hành, gừng vào phi thơm. Thả thịt gà miếng vào đảo qua, rưới rượu vào đảo cùng. Đổ 500g nước vào đun sôi. Đợi khi thịt gà gần chín thì vớt bỏ bã hành, gừng ra, cho tiếp cà rốt vào đun. Cho nấm rơm đã rửa sạch vào nồi. Thêm gia vị, rưới mỡ gà và cho nốt chỗ hành còn lại vào cho thơm, múc bày ra đĩa. Hạt dẻ om cánh gà: Cánh gà làm sạch 400g, hạt dẻ 200g. Hành, gừng lát, rượu trắng, xì dầu, mỗi loại 10g, gia vị 4g, đường trắng 15g, nước dùng 200g, dầu thực vật 30g. Cánh gà rửa sạch, để ráo nước, chặt thành khúc. Hạt dẻ rửa sạch, khứa hình chữ thập lên trên, cho vào nồi nước đun sôi (để lửa vừa) đến khi chín thì vớt ra, bóc lấy nhân. Cho cánh gà vào chần nước sôi (đun lửa to), cho hết huyết đỏ thì vớt ra. Đổ dầu thực vật vào chảo đun nóng, tiếp đường trắng vào, đun bằng lửa nhỏ cho tới khi chảo bốc khói thì thả cánh gà vào, dùng lửa to rang cho có màu vàng sẫm rồi cho hành, gừng vào. Thêm rượu, xì dầu, đảo cùng. Đổ nước dùng vào đun sôi lên. Cho cả cánh gà và nước dùng cùng nhân hạt dẻ vào nồi cánh gà. Sau đó đun lửa to, đun sôi rồi dùng lửa nhỏ om cho chín. Nêm gia vị vừa ăn, bắc ra. Gà hầm long nhãn: Một con gà giò khoảng 1kg, 100g long nhãn, 10g hành cắt khúc, 10g gừng miếng, 5g muối. Gà mổ bụng, bỏ nội tạng, rửa sạch, cuộn đầu vào dưới cánh gà, cho vào nước sôi luộc sơ để loại bỏ máu gà, rồi vớt ra. Long nhãn rửa sạch bằng nước nóng. Cho gà vào nồi, rồi cho long nhãn, hành, gừng, 500ml nước nóng vào, mang đi hấp cách thủy khoảng 2 giờ là dùng được. BS. Phó Thuần Hương Ăn thịt vịt giúp trấn định tâm thần Thịt vịt có tác dụng giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần. Món chay giả mặn: Thịt vịt được cho là loại thuốc bổ thượng hạng. Nó có tác dụng điều hoà ngũ tạng, lợi thuỷ, trừ nhiệt, bổ hư, có tác dụng giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần. Vịt có nhiều loại được chọn dùng tuỳ theo mục đích. Để làm thuốc nói chung thì dùng thịt vịt mái già. Sau đây là một số món ăn bài thuốc từ thịt vịt có giá trị chữa bệnh. Vịt hầm bách hợp bổ phổi: Vịt mái già một con, bách hợp tươi 300g. Vịt mổ bụng bỏ lòng, cho bách hợp vào bụng, tưới 2 muỗng rượu, gia vị, bỏ đầu vịt vào bụng buộc chặt lại, chưng cách thuỷ cho chín. Ăn thịt, lòng và bách hợp. Món ăn thích hợp với người bị viêm phế quản mãn, ho hen, khạc ra máu, ho lao. Thịt vịt được y học cổ truyền cho là loại thuốc bổ thượng hạng. Canh vịt đỗ trọng hạ huyết áp: Thịt vịt 100g nấu 30 phút, giá đỗ trọng 30g, mộc nhĩ trắng 30g. Nấu thêm 15 phút. Ăn thịt vịt, mộc nhĩ, nước canh, bỏ đỗ trọng. Thích hợp với người bị huyết áp cao, đau đầu chóng mặt, mất ngủ. Thịt vịt nước mía chữa hen suyễn: Thịt vịt nạc 300g băm nhỏ ướp gia vị, gạo tẻ 100g, nước mía 300ml, ninh nhừ. Cháo chín cho thịt vịt đảo đều, đun tiếp cho chín vịt. Ăn ngày 3 lần, liền 1 tuần. Thịt vịt đậu đỏ chữa thiếu máu: Thịt vịt 1kg, đậu đỏ 50g, đậu phộng 100g, vỏ bí đao 30g. Nấu thành canh để ăn. Thịt vịt với tỏi trị viêm thận: Vịt một con làm sạch hầm với chân giò lợn hun (hoặc không) để ăn riêng, hoặc ăn với cháo. Có thể thêm mộc nhĩ trắng, củ cải. Canh vịt nấu đan sâm hoạt huyết: Thịt vịt 100g, đan sâm 50g. Vịt làm sạch chặt miếng, nấu 60 phút cùng đan sâm bỏ vào túi vải hoặc nấu đan sâm riêng 30 phút, chắt nước cho vào nồi canh vịt nấu thêm ít phút. Chia 2 lần ăn sáng chiều. Thích hợp với người bị trúng phong bán thân bất toại. Vịt ngọc trúc giảm tiểu đường: Vịt mái già một con, ngọc trúc 50g, mạch môn đông 50g, rượu vang 30g. Thuốc cho vào túi vải buộc miệng ngâm nước lạnh 3 phút rồi bỏ vào bụng vịt. Đầu vịt gập vào bụng, lấy dây buộc lại đặt vào bát to rồi cho nồi chưng tới khi vịt chín mềm, bỏ túi thuốc ra vắt lấy nước. Thích hợp với người bị tiểu đường, âm hư miệng khát, uống nhiều nước. Y học hiện đại cũng công nhận thịt vịt có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, lợn, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E) axit nicotic cũng rất cao. Theo Lương y Hoài Vũ Đông y trị đau đầu Đông y trị đau đầu Đầu là nơi hội tụ của mọi phần dương, là nơi của não bộ, khí huyết của ngũ tạng lục phủ đều hội tụ ở đó nên ngoại cảm thời tà, nội thương tạng phủ đều có thể gây đau đầu. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng không ngoài ngoại nhân (lục dâm): phong, hàn, thấp, nhiệt và nội nhân (do thất tình) gây ra. Nguyên nhân Do ngoại nhân (lục dâm): Chủ yếu do phong nhưng phong đều kết hợp với nguyên nhân khác (hàn-thấp-nhiệt). - Nếu phong kết hợp với hàn dẫn tới phong hàn làm khí huyết ngưng trệ mạch không thông, huyết uất trệ từ đó gây đau đầu. - Nếu phong kết hợp với nhiệt làm phong nhiệt dồn lên (nhiễu lên) đầu làm kinh mạch khí huyết rối loạn gây đau đầu. - Nếu phong kết hợp với thấp làm phong thấp dồn lên (nhiễu lên) che mờ phủ tình minh, vít lấp các thanh khiếu làm cho dương khí trên đầu không thăng phát được gây đau đầu. Do nội nhân (thất tình): Bạch chỉ. - Nếu can uất làm cho mất điều đạt dẫn đến tình trí không điều hoà làm cho can hoả bốc lên (vì uất làm hoá hỏa) dấn tới can âm suy, lâu ngày có thể kéo theo cả thận âm suy khiến can hoả càng bốc lên, dồn khí huyết ở đầu dẫn đến đau đầu. - Nếu tỳ kém vận hoá làm đàm thấp ứ đọng ảnh hưởng đến công năng vận chuyển của tỳ, không sinh được khí huyết, đờm tự sinh và trở ngại thanh dương, thanh không thăng, trọc không giáng dẫn tới đau đầu. Hoặc do ăn uống kém, lao động quá sức, ốm lâu, ra máu, băng huyết dẫn tới khí huyết kém không nuôi được não gây đau đầu. Biện chứng luận trị Đau đầu do phong hàn - Triệu chứng: xảy ra sau khi cảm giác lạnh. Bệnh nhân phát nóng ghê lạnh, đau đầu, đau vai, gáy, cổ, xoa bóp thì dễ chịu. Thích trùm kín đầu. Không khát nước, rêu lưỡi trắng, mạch phù. - Phép chữa: Sơ phong tán hàn. - Bài thuốc: + Khung chỉ thang: xuyên khung 12g, bạch chỉ 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. + Khung trà điều: xuyên khung 12g, phòng phong 6g, bạch chỉ 12g, bạc hà 8g, kinh giới 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Có thể thêm khương hoạt 12g hoặc tế tân 5g. Nếu thấp nhiệt gia bạc hà 10g. Nếu hàn tà xâm phạm kinh quyết âm, đau đầu dữ dội, buồn nôn, chảy dãi, nặng, chân tay lạnh. Phép điều trị: ôn kinh tán hàn ở quyết âm. Bài thuốc: Dùng bài Ngô thù thang: ngô thù 6g, nhân sâm 12g, sinh khương 6g, đại táo 12g. Nếu bỏ nhân sâm, đại táo thì gia bán hạ chế, xuyên khung. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Đau đầu do phong nhiệt - Triệu chứng: Sốt cao, sợ gió, đau nhức đầu như cắn xé, mặt và mắt đỏ, khát nước, nước tiểu vàng, đại tiện táo, rêu lưỡi vàng, mạch sác. - Phép chữa: Sơ phong thanh nhiệt. - Bài thuốc: Dùng bài Khung chỉ thạch cao thang: xuyên khung 12g, thạch cao 16g, bạch chỉ 12g, cúc hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Nếu chủ yếu sơ tán phong tà, thanh nhiệt ở kinh dương minh gia thêm bạc hà, chi tử, hoàng cầm, vị thuốc sơ giải (về cay mát). Nếu đại tiện bí gia đại hoàng để thông phủ tả nhiệt. Đau đầu do phong thấp - Triệu chứng: Đau đầu có cảm giác như bó chặt, trùm kín lại, đau như dùi, người ê ẩm nặng nề, đầy bụng,chán ăn, lưỡi nhợt nhạt, mạch nhu, miệng nhạt. - Phép chữa: khu phong thắng thấp. Xuyên khung. [...]... thuốc: dùng bài Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm: bán hạ 12g, trần bì 8g, phục linh 12g, can khương 4g, trạch tả 12g, thiên ma 12g, đảng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, thương truật 12g, bạch truật 12g, thần khúc 8g, mạch nha 12g, hoàng bá 8g Gia vị nhị trần: trần bì 8g, bán hạ 8g, bạch linh 12g, cam thảo 4g Gia mạn kinh tử 12g, xuyên khung 12g, thiên ma 12g, bạch truật 12g, có khi gia thêm hậu phác 8g, . tiện ra máu), huyết lâm (đái ra máu, bụng dưới trướng đau), băng lậu (băng huyết, băng kinh, rong huyết, rong kinh) , nục huyết (chảy máu mũi hoặc chảy máu ở các khiếu như nhãn nục là chảy máu ở. phong trì 30 lần. - Bấm huyệt nội quan mỗi bên khoảng 1 phút. - Bấm huyệt thần môn: Dùng ngón cái tay phải bấm vào huyệt thần môn tay trái, sau đó đổi bên bấm tiếp tay phải, mỗi bên bấm day 100. được. BS. Phó Thuần Hương Ăn thịt vịt giúp trấn định tâm thần Thịt vịt có tác dụng giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần. Món chay giả mặn: Thịt vịt được cho là loại thuốc

Ngày đăng: 02/06/2015, 12:00

w