Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 46 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
46
Dung lượng
0,95 MB
Nội dung
Bệnh xương khớp Chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc Đông y Phong tà: Với đặc điểm thường xuyên di chuyển (thiện hành) và thay đổi luôn (đa biến). Thường phối hợp với hàn và thấp gây nên chứng tí (đau). Xâm nhập vào mạch lạc, làm tắc mạch lạc ở cơ khớp, gây nên đau ở cơ, ở gân, ở khớp làm vận động khó khăn, song không có nóng, đỏ, đau. Hàn tà: Có tính làm ngưng trệ và co rút. Tính ngưng trệ làm cho khí huyết, kinh lạc đề ngưng trệ, huyết trệ nặng hơn thành huyết ứ. Có thể nhận định rằng: Bản thân người bệnh có sẵn tình trạng ngưng trệ ở khí huyết, kinh lạc, lại gặp thêm ngoại tà như thời tiết lạnh (hàn tà) xâm nhập làm cho chân co duỗi khó khăn hoặc có từng điểm gân co rút, co giật. Hàn tà gây nên cảm giác nhức hoặc đau như dùi đâm… Thấp tà: Có xu hướng phát triển từ dưới thấp trước, thường là từ bàn chân chuyển dần lên nhưng trong bệnh này không có hiện tượng đó. Theo Đông y, vùng eo lưng trở xuống gọi là vùng đái mạch (đái mạch khu), vùng này đau thường liên hệ đến thấp, thấp tà ở vùng đái hạ có liên quan tới tỳ (tỳ chủ thấp). Thấp có thể do tỳ hư, cũng có thể từ hàn sinh ra. Bắt đầu thì hàn sinh ra thấp, sau đó hợp với thấp làm thành hàn thấp. Hàn và thấp phát triển đến một mức độ nào đó cũng hoá ra nhiệt, gây cảm giác nóng ở chỗ đau, thấp hoá nhiệt thành thấp nhiệt. Điều trị: Nguyên tắc chung: Thông kinh hoạt lạc; Làm ấm; Táo thấp; Thư cân hoạt lạc; Hoạt huyết, hoá ứ; Lý khí; Thanh nhiệt, táo thấp. Tùy từng thể bệnh mà có thể áp dụng một số bài thuốc sau: Do phong hàn: Phép trị: Sơ phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết. Dùng bài Độc hoạt ký sinh thang: độc hoạt 12g, ngưu tất, bạch thược, đương quy, thục địa, tang ký sinh, đảng sâm, phục linh, đại táo đều 12g; phòng phong, đỗ trọng, cam thảo đều 8g; tế tân, quế chi đều 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Do phong nhiệt: Phép trị: Thanh nhiệt, giải độc làm chính phụ thêm sơ phong, thông lạc. Dùng bài Thạch cao tri mẫu quế chi thang (Bạch hổ gia quế chi thang): thạch cao 30g, tri mẫu 10g, quế chi 6g, nhẫn đông đằng 8g, liên kiều 6g, uy linh tiêm 8g, phòng kỷ 10g, hoàng bá 6g, xích thược 8g, đan bì 8g, tang chi 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Phong hàn thấp tỳ: Phép trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết. Dùng bài Quyên tý thang gia giảm: cam thảo 4g, độc hoạt 8g, đương quy 8g, hải phong đằng 4g, hoàng kỳ 8g, khương hoạt 12g, một dược 4g, nhũ hương 4g, phòng phong 8g, tang chi 8g, xuyên khung 4g. Sắc uống ngày 1 thang Món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp Biểu hiện khớp gối đau, đi lại khó khăn thường phải chống tay vào mới đứng được, nhất là khi lên xuống cầu thang, khi ngồi xuống đứng lên. Những triệu chứng này sau khi được điều trị và nghỉ ngơi thì có thể giảm nhiều. Nhưng nếu lại lao động quá độ hoặc thời tiết âm u lạnh giá thì có thể tăng nặng. Bệnh tiến triển dần thành mạn tính. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới teo cơ, biến dạng khớp, ảnh hưởng tới chất lượng sống sinh hoạt của người bệnh. Đây chính là viêm khớp dạng phì đại hay viêm khớp dạng thoái hoá. Nguyên nhân dẫn tới viêm khớp xương rất nhiều: tổn thương, lao động mệt mỏi, bị lạnh, béo mập, ít hoạt động, dinh dưỡng thiếu, môi trường lao động quá ẩm ướt lạnh giá Đông y cho rằng, người ta đến tuổi trung niên chức năng gan thận không đầy đủ, gân xương mất nuôi dưỡng, lại thêm mệt mỏi kéo dài, giá lạnh xâm nhập, khí huyết lưu thông bị ngăn cản gây ra các chứng bệnh về khớp. Đông y cũng có nhiều phương pháp điều trị. Bài này xin giới thiệu cùng bạn đọc một số món ăn bài thuốc điều trị chứng bệnh thoái hóa khớp gối. Nguyên tắc ăn uống: Tại giai đoạn phát cơn, khớp sưng đau rõ rệt, có khi kèm nóng, đỏ ở các mức độ khác nhau, nên ăn uống thanh đạm, chủ yếu các thức ăn giải nhiệt, thông ẩm như dưa hấu, bí xanh, ngó sen, đậu phụ kiêng ăn các thức cay nóng, nướng, quay trợ hoả hoặc mỡ béo, ngọt sinh ẩm như ớt, rượu, thịt mỡ, thịt dê Ở giai đoạn giải trừ dần, do căn bản là gan thận không đầy đủ, gân xương mất nuôi dưỡng, do vậy ăn uống nên bồi ẩm, chủ yếu là các thức ăn bổ lách tiêu ẩm như hồng táo, ý dĩ nhân, thịt chó, thịt dê Bệnh này là sự suy thoái dạng toàn thân biểu hiện cục bộ ở khớp gối, nên chữa trị cần chú ý chăm sóc toàn thân như ăn sữa bò, sữa đậu nành, xích đậu, đại táo Đây là bệnh có tổn thương sụn khớp nên cần ăn nhiều thức ăn có giàu chất sụn và có lợi cho việc sửa chữa khôi phục sụn khớp như vây cá, tai lợn, gân móng khuỷu, xương sườn thực phẩm có mai vỏ, như cua, tôm tép, trứng ngâm dấm Một số món ăn bài thuốc: Bài 1: Bí xanh 500g, xương sườn của lợn 250g, nấu canh ăn, nên ăn nhạt, dùng chữa giai đoạn phát cơn, chủ yếu là giai đoạn sưng, ít nóng đỏ, hoặc giai đoạn giải trừ bệnh để giữ gìn sức khỏe, phòng tái phát. Bài 2: Mướp tươi 250g, đậu phụ 250g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn, dùng chữa giai đoạn phát cơn cấp tính có sưng, nóng đỏ đau ở mức độ nhẹ. Bài 3: Đậu xanh 100g, ý dĩ nhân 50g, đường cát, hoa quế vừa đủ, nấu canh ăn điểm tâm, sớm tối ngày 2 lần, dùng chữa giai đoạn cấp tính, sưng nóng đỏ đau rõ rệt, hạn chế cử động. Bài 4: Hồng táo 10 quả, ý dĩ nhân 50g, không dùng đường nấu canh ăn điểm tâm, chia 2 lần sớm tối ăn hết, dùng chữa, giai đoạn giải trừ dần, sưng đau không còn rõ nữa, chỉ còn mệt mỏi. Bài 5: Ý dĩ nhân 50g, đậu xanh 25g, bách hợp tươi 100g. Bách hợp tẽ cánh, xé bỏ màng trong, dùng chút muối tinh bóp nhẹ, rửa sạch để bỏ vị đắng, đậu xanh và ý dĩ nhân rửa sạch, đun sôi, đun nhỏ lửa tới khi đậu nhừ, sau thêm bách hợp cùng nấu tới đặc. Khi ăn thêm chút đường trắng, sớm tối mỗi lần ăn 1 bát con, dùng chữa âm hư, nóng trong, khớp gối sưng nóng đỏ đau nhiều. Bài 6: Bột bạch phục linh 20g, xích tiểu đậu 50g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 100g. Xích tiểu đậu nấu tới mười phần chín năm, rồi thêm gạo tẻ và đại táo vào nấu cháo, khi sắp đặc, thêm bột phục linh vào nấu thành cháo đặc, dùng chữa khớp gối sưng lan, hơi nóng. Bài 7: Nam ngũ gia bì 50g, gạo nếp 500g, ngũ gia bì rửa sạch, thêm nước ngâm no, sắc nước, cứ 30 phút lấy nước sắc một lần, cộng lại 2 lần, đem nước đó nấu với gạo nếp thành cơm nếp hơi khô, để nguội, thêm men rượu vừa đủ, trộn đều, lên men thành rượu cái. Mỗi ngày lượng vừa đủ ăn trong bữa ăn, dùng chữa giai đoạn giải trừ dần, có đau mỏi không chịu được gió lạnh. Bài 8: Đậu tương 30g, hồng trà 2g, muối ăn 0,5g, nước 500ml. Nấu đậu tương tới chín, lấy nước, thêm hồng trà, muối ăn đun sôi. Mỗi lần uống 100ml, chia 4 lần, sau ăn đậu tương, mỗi ngày 1 thang, có tác dụng thông ẩm tiêu sưng, dùng chữa khớp gối sưng khá rõ nhưng không nóng đỏ. Thực phẩm cho hệ xương chắc khỏe Để có một hệ xương khớp khỏe mạnh, cơ thể cần 2 vi chất dinh dưỡng là can-xi và vitamin D. Can-xi cung cấp nguyên liệu cho cấu trúc của xương và răng, trong khi đó vitamin D làm tăng hấp thụ can- xi. Những thực phẩm dưới đây có tác dụng giúp hệ xương chắc khỏe. Sữa chua Sữa chua là một trong những thực phẩm rất tốt cho hệ xương, vì trong thành phần dinh dưỡng giàu vitamin D. Ngoài ra, thưởng thức sữa chua mỗi ngày là cách bổ sung can-xi rất hiệu quả. Một hộp sữa chua cung cấp 30% nhu cầu can-xi và 20% nhu cầu vitamin D cho cơ thể một ngày. Sữa và phô-mai Thực tế, cứ khoảng 200 gram sữa hoặc một miếng phô-mai đáp ứng 30% nhu cầu can-xi cho cơ thể một ngày. Người tiêu dùng hãy lựa chọn loại sữa bổ sung thêm vitamin D để có được lợi ích kép. Trứng Một quả trứng cung cấp 6% nhu cầu can-xi cho cơ thể một ngày và ở dạng dễ hấp thụ. Bên cạnh đó, trứng cũng có vitamin D nhưng chủ yếu trong lòng đỏ. Cá hồi Cá hồi không những chứa nhiều axít béo omega 3, tốt cho hệ tim mạch mà cứ khoảng 100 gram thịt cá hồi sẽ cung cấp đủ 100% nhu cầu can-xi của cơ thể một ngày. Cá mòi Đây là loại cá nhỏ, thường được đóng hộp. Chúng sẽ gây ngạc nhiên cho bạn vì chứa hàm lượng cao vitamin D và can-xi. Nước cam ép Một ly nước cam mặc dù không cung cấp can-xi và vitamin D, nhưng axít ascorbic có trong nước cam ép lại có tác dụng làm tăng hấp thụ can-xi. Theo Thanh Niên Bài thuốc quý cho người cao tuổi Từ tuổitrung niên trở đi, xương khớp đã bắt đầu thoái hóa, đi lại khó khăn, lưng đau, gối kêu cọt kẹt, đồng thời quả thận cũng như một nhà máy đã hoạt động nhiều năm, chức năng suy giảm, có thể gây ra đi tiểu đêm nhiều lần, rất phiền phức trong sinh hoạt và tổ chức lại giấc ngủ. Bài thuốc có tác dụng tạo chất nhờn khớp gối và cột sống, đồng thời chữa được chứng đi tiểu đêm nhiều lần. Bài thuốc dễ làm, dễ dùng, hiệu quả nhanh, nhiều người đã dùng đều có kết quả rất tốt. Các vị thuốc gồm - Đỗ trọng: 25g. - Ngưu tất: 25g. - Gừng tươi: 05g. - Thận lợn: 01 quả. (Nếu có thận dê thì hiệu quả càng cao) Cách làm: Thận bổ đôi, bỏ hết lõi trắng, thái nhỏ. Đỗ trọng, ngưu tất, gừng đun sôi rồi hầm nhỏ lửa một giờ, sau đó vớt bỏ bã, cho thận vào nấu chín, cho đủ gia vị (mắm muối), ăn nóng. Khi mới dùng có thể ăn liên tục ba, bốn ngày, sau đó mỗi tuần dùng một lần. Nếu tìm được thận dê trắng thì đó là món ăn quý dành cho quý ông. Tiểu đêm nhiều lần do tiền liệt tuyến không dùng bài này. Bài thuốc góp phần giảm bớt khó chịu của gánh nặng tuổi tác. Xin lưu ý, thuốc dù tốt đến đâu mà không có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và tập luyện đúng mức thì kết quả đều không cao. Trần Vân Hạc Cách phòng ngừa bệnh xương khớp ở người cao tuổi Các bệnh xương khớp cũng rất phổ biến trong nhân dân. Có tới 6% người từ 16 tuổi trở lên mắc bệnh xương khớp. Tuy nhiên ở những người trên 60 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh xương khớp trở nên rất cao, lên tới 60%. Nguyên nhân của các bệnh cơ xương khớp ở người cao tuổi Có nhiều nguyên nhân có thể giải thích được sự gia tăng đến chóng mặt các bệnh xương khớp ở người cao tuổi. Đầu tiên đó là sự lão hoá của cơ thể. Tiếp theo là các điều kiện môi trường, xã hội, văn hóa không thuận lợi (ô nhiễm môi trường, lao động nặng nhọc, thời tiết thay đổi thường xuyên, kinh tế lạc hậu, trình độ văn hoá, nhận thức của người dân còn hạn chế). Như chúng ta đã biết, bộ máy vận động của chúng ta cấu tạo từ cơ, xương và khớp, có tác dụng tạo hình cho toàn bộ cơ thể. Hệ thống các xương của cơ thể tạo thành một khung xương vững chắc, có tác dụng bảo vệ các cơ quan có tầm quan trọng sống còn như đại não, tủy sống, các tạng trong lồng ngực, ổ bụng. Sự phối hợp nhịp nhàng của hệ thống cơ xương khớp với nhau và với các cơ quan khác cho phép con người di chuyển được trong không gian, sinh hoạt và lao động. Những người trẻ tuổi đạt đến sự phát triển thể lực tối đa. Bộ máy vận động của họ hoạt động trơn tru, hoàn hảo, phối hợp rất tốt với các cơ quan khác trong cơ thể như thần kinh, tim mạch, hô hấp. Do vậy họ có thể thực hiện các động tác phức tạp, có sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai. Tuy nhiên khi về già, ở những người cao tuổi diễn ra quá trình thoái hoá toàn bộ cơ thể, trong đó phải kể đến sự lão hóa của bộ máy vận động (cơ xương khớp). Bộ máy vận động trở nên rệu rã, như một chiếc xe máy già nua, han gỉ, khó có thể thực hiện được chức năng vận động tốt như ngày trẻ. Bộ máy vận động do vậy trở nên dễ bị tổn thương hơn, khó chống cự lại được với các yếu tố gây hại của môi trường như chấn thương, tai nạn, bệnh tật. Bên cạnh đó một số lượng đáng kể những người cao tuổi cũng đã từng bị mắc các bệnh khớp nhiều năm trước đó, để lại các di chứng nặng nề khi họ bước vào tuổi già. Kết quả là có một số bệnh khớp thường hay gặp nhiều ở những người cao tuổi. Đó là thoái hoá khớp, loãng xương, đau cột sống thắt lưng, gút, ung thư xương. Có thể nói nôm na là thoái hoá khớp chính là hậu quả của quá trình lão hóa khớp, còn loãng xương chính là do lão hoá hệ thống xương của cơ thể. Điều đáng chú ý là người có tuổi thường hay mắc đồng thời nhiều bệnh khác nhau như tăng huyết áp, bệnh Parkinson, làm bệnh nhân rất dễ bị té ngã với hậu quả là gãy xương, thậm chí tử vong. Còn gút chính là biểu hiện rối loạn chuyển hoá đạm của cơ thể, một trục trặc về chuyển hóa, thường đi kèm với các rối loạn chuyển hoá khác như rối loạn chuyển hoá đường gây bệnh đái tháo đường hay rối loạn lipid máu gây xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Còn ung thư xương thường là thứ phát, hậu quả của di căn các loại ung thư từ nơi khác đến xương như ung thư phổi, vú, dạ dày, tuyến tiền liệt, bệnh đa u tủy xương. Các biện pháp giúp phát hiện sớm các bệnh xương khớp ở người cao tuổi Hiện nay y học hiện đại đã có thể phát hiện sớm và kiểm soát có hiệu quả các bệnh lý cơ xương khớp như chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hạt nhân, chụp đồng vị phóng xạ. Các kỹ thuật chọc hút tế bào bằng kim nhỏ sinh thiết cơ, xương, màng hoạt dịch khớp, siêu âm chẩn đoán, các xét nghiệm sinh hoá, miễn dịch đang được ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán bệnh lý cơ xương khớp. Một số xét nghiệm gen cho phép biết trước được nguy cơ mắc một số bệnh khớp ngay từ khi đứa trẻ còn ở trong bào thai. Tuy nhiên chính người bệnh phải là người biết đầu tiên cần chú ý phát hiện sớm bệnh. Các biểu hiện sớm của bệnh xương khớp là đau ở bất kỳ vị trí nào của bộ máy vận động dù cho đó là cơ, xương hay khớp và hạn chế vận động. Triệu chứng đau có thể kèm theo các triệu chứng viêm khác sưng, nóng, đỏ. Đó chính là các nguyên nhân đầu tiên khiến người bệnh phải quan tâm chú ý đến bộ máy vận động của mình. Để phát hiện bệnh sớm, người bệnh cũng nên hình thành được "văn hoá khám bệnh". Điều đó có nghĩa là khi có triệu chứng bệnh thì nên đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay. Chớ có tham công tiếc việc, chần chừ để đến khi bệnh nặng mới đi khám thì sẽ rất tốn kém mà hiệu quả không đạt được là bao. Cần phải nhấn mạnh vai trò quyết định của các bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa xương khớp mới là các chuyên gia phát hiện đúng và điều trị kịp thời các bệnh xương khớp cũng như có thể tư vấn hiệu quả cho người bệnh. Việc xác định các yếu tố phát triển bản thân và môi trường là các yếu tố nguy cơ mắc bệnh khác cũng giúp cho người thầy thuốc đánh giá được một cách toàn diện khả năng mắc bệnh, tiên lượng được mức độ nặng nhẹ của bệnh. Các biện pháp phòng tránh bệnh lý xương khớp ở người cao tuổi. Hiện nay có rất nhiều các biện pháp điều trị và dự phòng có hiệu quả các bệnh xương khớp ở người cao tuổi. Đầu tiên đó là một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, kết hợp với chế độ thuốc men phù hợp với đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi. Ngoài ra sự giúp đỡ động viên của gia đình và xã hội có vai trò rất quan trọng. Chính sự hoạt động trong các câu lạc bộ sức khỏe người cao tuổi góp phần củng cố sức khỏe thể chất và tinh thần cho người cao tuổi. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc như khí công, thái cực quyền thường có hiệu quả lớn ở những người cao tuổi. thuocnam.vn (Nguồn: Suckhoedoisong.vn) Đông y chữa bệnh gút Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gút là khí huyết suy yếu khiến ngoại tà xâm nhập cơ thể, gây nghẽn tắc kinh lạc. Hậu quả là khí huyết rối loạn, tà độc tích tụ ở các khớp, gây đau nhức, vận động khó khăn. Gút (thống phong) là một dạng bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa purine gây nên. Biểu hiện chủ yếu là: khớp xương sưng tấy, nóng đỏ, đau nhức kịch liệt, tái phát nhiều lần. Bệnh lâu ngày có thể dẫn đến dị dạng khớp, nổi u cục quanh khớp và dưới da, sỏi thận, suy thận Trong Đông y, thống phong là một loại bệnh Tý (chỉ trạng thái kinh mạch, xương khớp bị nghẽn tắc, đau nhức, vận động khó khăn). Đau xuất hiện ở khắp các khớp xương, đau ghê gớm như bị hổ cắn, nên còn gọi là chứng "Bạch hổ lịch tiết phong" ("lịch" là khắp cả, "tiết" chỉ khớp xương). Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh tà sẽ thâm nhập vào sâu bên trong, gây tổn thương các tạng phủ, chủ yếu là hai tạng can, thận. Bệnh kéo dài lâu ngày khiến công năng của các tạng phủ suy yếu dần, khí huyết bị ứ trệ hóa thành cục "đàm" - đọng lại quanh các khớp dưới dạng những khối u. Đông y gọi những khối u đó là "thống phong thạch" (đá thống phong). Từ xưa, các thầy thuốc Đông y đã nhận thấy thống phong có những biểu hiện bệnh lý rất phức tạp, không thể chỉ dùng một phương thuốc cố định mà chữa khỏi. Các bài thuốc gia truyền, kinh nghiệm dân gian tuy có thể mang lại một số kết quả trị liệu nhất định nhưng ít khi chữa khỏi hoàn toàn, tận gốc. Những người không hợp thuốc còn gặp tác dụng phụ ngoài mong muốn. Vì vậy, cần căn cứ vào các chứng trạng cụ thể để phân loại bệnh và sử dụng các phép trị, bài thuốc tương ứng: Thể thấp nhiệt nghẽn tắc kinh mạch Khớp xương đột nhiên bị sưng tấy, nóng đỏ, xung huyết, khó cử động, đau kịch liệt - gân như bị xé, xương như muốn nứt ra. Bệnh thường phát nặng vào ban đêm, kèm theo sốt cao, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô. Dùng phép chữa thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết thông lạc: Phòng phong, hạnh nhân, liên kiều, tàm sa, xích tiểu đậu, khương hoàng, hải đồng bì, sơn chi mỗi thứ 10 g, ý dĩ nhân 30 g, hoạt thạch 15 g, bán hạ 6 g. Sắc kỹ với nước, chia 3 lần uống trong ngày. Nếu khớp xương nóng đỏ nhiều, thêm nhẫn đông đằng (dây kim ngân) 30 g, hổ trượng căn (cốt khí củ) 10 g. Nếu đau nhiều, thêm uy linh tiên 15 g, nhũ hương 6 g, cùng sắc uống. Thể huyết ứ đàm trở Bệnh kéo dài nhiều ngày, hay tái phát, khớp xương bị biến dạng và cứng lại, vùng da quanh khớp xương đen sạm, đau kịch liệt ở một số vị trí cố định, chân tay tê dại, khó co duỗi. Khi bệnh phát nặng, khớp xương có thể bị sưng, đau, nóng, đỏ, người phát sốt, khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ; hoặc khớp xương lạnh ngắt, gặp thời tiết lạnh đau càng kịch liệt, được chườm nóng thì thấy dễ chịu. Chất lưỡi đỏ tía, có những điểm ứ huyết. Dùng phép chữa hoạt huyết hóa ứ, hóa đàm thông lạc: Đào nhân, hồng hoa, khương hoạt, tần cửu, đương quy mỗi thứ 12 g, địa long, ngưu tất mỗi thứ 20 g, ngũ linh chi, xuyên khung, mộc dược, hương phụ mỗi thứ 9 g, cam thảo 6 g. Sắc kỹ với nước, chia 3 lần uống trong ngày. Nếu quanh các khớp còn nổi lên những cục "thống phong thạch", cần thêm bạch giới tử 10 g, bạch cương tàm 10 g, cùng sắc uống. Thể can thận suy hư Bệnh kéo dài lâu ngày khiến cơ thể ngày càng tiều tụy, hai tạng can và thận bị hư tổn nặng. Sức đề kháng của cơ thể giảm khiến ngoại tà dễ xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến những cơn đau lúc nặng lúc nhẹ, các khớp xương thỉnh thoảng lại sưng đau, nóng đỏ. Dạng bệnh này còn kèm theo các triệu chứng như: toàn thân mệt mỏi, kém ăn, sốt nhẹ về chiều, lưng đau gối mềm, phiền táo, tai ù, đầu choáng, mắt hoa, miệng háo, ra mồ hôi trộm khi nằm ngủ, đại tiện phân lỏng hoặc tiêu chảy vào lúc sáng sớm (ngũ canh tả), tiểu tiện nhiều lần, chất lưỡi đỏ ít rêu. Dùng phép trị bổ ích can thận, trừ thấp, thông kinh lạc: Phòng phong, đương quy, địa hoàng, phục linh, tang ký sinh mỗi thứ 15 g, tần cửu, xuyên khung, bạch thược, đỗ trọng, ngưu tất mỗi thứ 10 g, tế tân 3 g, nhục quế 7 g, nhân sâm 12 g, cam thảo 6 g. Sắc kỹ với nước, chia 3 lần uống trong ngày. Thêm phụ tử 8 g, can khương 8 g nếu người bệnh thiên về dương hư, với những biểu hiện như sợ lạnh, da nhợt nhạt, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng, lưỡi trắng nhợt. Phụ tử là vị thuốc có độ độc rất cao, cần được bào chế đúng phương pháp mới sử dụng được. Vì vậy, chỉ mua nó ở những cửa hàng Đông Nam dược có uy tín. Mặt khác, phải cho phụ tử vào sắc trước - nấu sôi với nước ít nhất 1,5 giờ để độc tố có đủ thời gian phân giải bớt, sau đó mới cho các vị thuốc khác vào cùng sắc uống. Cần bỏ nhục quế, thêm kỷ tử 15 g, hà thủ ô chế 15 g để tư bổ can thận nếu có triệu chứng thiên về âm hư, với những biểu hiện như hai gò má ửng đỏ từng cơn, sốt cơn về chiều, phiền táo, ra mồ hôi trộm khi nằm ngủ, đầu mặt choáng váng, tai ù, miệng khô khát, chất lưỡi đỏ ít rêu. Nếu lưng gối đau mỏi nhiều, thêm hoàng kỳ 30 g, tục đoạn 15 g để bổ thận, ích khí. Nếu chân tay tê dại nhiều, cần thêm kê huyết đằng 30 g để dưỡng huyết, thông lạc. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống) Đông y chữa bệnh về xương như thế nào Cấu tạo của xương: Ngoài có màng xương, trong có xương, giữa xương là tuỷ xương. Tuỷ xương là một tổ chức đặc biệt trong đó có hệ thống thần kinh mà mạch máu, hệ thống tuỷ trong xương là để nuôi dưỡng và tái tạo xương. Tuỷ xương còn tham gia tạo tế bào máu, qua đó ta thấy hệ xương khớp rất quan trọng đối với cơ thể. Thành phần cấu tạo chính của xương là calci và photpho. Nhưng để giúp cho xương tốt, không bị loãng, xương chắc khoẻ thì phải đảm bảo tỷ lệ calci / phốt pho = 1,5. Nói đến tỷ lệ Ca/P = 1,5 là nói đên vai trò của thận. Thận giúp quá trình đào thải và tái hấp thụ các thành phần trong máu trong đó có calci và photpho. Thận khoẻ, làm việc tốt thì xương tốt, nghĩa là giữ cân bằng được tỷ lệ các thành phần cấu tạo xương trong đó có Ca và P. Cách đây hàng ngàn năm, người Trung Hoa đã phát hiện ra cấu tạo của cơ thể là Lục phủ, ngũ tạng. Ngũ tạng là Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận. Trong đó tạng Thận có liên quan rất nhiều đến cấu tạo và bệnh lý của xương. Người thầy thuốc Trung Hoa phát hiện chức năng của tạng Thận và Thận chủ cốt (xương tuỷ), nghĩa là mọi chuyện liên quan đến xương cần phải tìm nguyên nhân ở Thận. Ví dụ: Trẻ em chậm liền thóp, chậm biết đi. Người lớn đau nhức xương, đau lưng, đau cổ hoặc xương dễ gãy (loãng xương) đều phải chữa vào thận. Nên người xưa đã tìm ra rất nhiều vị thuốc chữa bệnh về xương - xây dựng thành các bài thuốc để chữa bệnh ở thận - Trên cơ sở các vị thuốc, các bài thuốc có sẵn, thầy thuốc Đông y khám bệnh tỷ mỉ rồi thêm bớt các vị cho phù hợp với thực tế bệnh lý của từng người bệnh. Ví dụ: Đề phòng trẻ còi xương, chậm mọc răng, chậm liền khớp, có thể dùng bài lục vị. Nếu tuổi trung niên đau nhức xương, cảm giác nóng mỏi trong xương có thể dùng bài Lục vị trên, thêm các vị Đương quy, Xích thược (Gọi là Lục vị quy thược). Thành phần bài lục vị Thục địa Hoài sơn Sơn thù Đan bì Bạch linh Trạch tả Thành phần bài lục vị thêm Đỗ trọng Cầu tích Ngưu tất Ba kích Nếu người già đau lưng mỏi gối có thể dùng bài Lục vị thêm: Nếu cảm thấy nóng nhức trong xương, đau lan xuống chân thì chú ý dùng bài Lục vị cho Thục địa liều cao là 16 - 20 hay 30 gr, Đan bì 12 g, thêm độc hoạt hoặc Khương hoạt, Phòng phong, Quế chi. Có thể sắc uống cùng bài Lục vị. Liều lượng bài Lục vị, tuỳ tuổi có thể dùng trung bình từ 4 - 12 g. Thục địa, Hoài sơn dùng 12 g thì Sơn thù dùng 8 g, Đan bì 6 g, Bạch linh, Trạch tả 4 - 6 g. Những người có sưng khớp thì liều Bạch linh, Trạch tả có thể dùng tăng tới 8 hoặc 12 g. Các vị thuốc khác liều thường dùng là 4 - 12 g nhưng thầy thuốc phải linh hoạt vận dụng cho từng người bệnh cụ thể. Trên đây là những vị thuốc gợi ý, khi có ý muốn điều trị bằng Đông y, bạn cần hỏi ý kiến thầy thuốc để có hướng dẫn thích hợp về liều lượng phù hợp cho từng đối tượng bệnh, độ tuổi và thể trạng khác nhau./. GS. TS. Dương Trọng Hiếu (Bác sĩ gia đình - quyển 74) Tự mình giảm nguy cơ thoái hoá khớp Nhiều người lầm tưởng rằng những bước chân nặng nề khó nhọc, sự mỏi nhức của các khớp chỉ diễn ra ở tuổi già nhưng thực tế quá trình thoái hóa khớp diễn ra ngay cả khi chúng ta đang còn trẻ. [...]... sau khi nghỉ ngơi một khoảng thời gian, nhưng triệu chứng cứng khớp thường không kéo dài quá nửa giờ Những bệnh xương khớp thường gặp gây đau kiểu cơ học là loãng xương và biến chứng (gãy xương) , hoại tử xương, thoái hóa khớp, bệnh lý gân và dây chằng, hội chứng loạn dưỡng đau (giai đoạn loãng xương) Còn đau kiểu viêm thường xuất hiện vào giữa đêm, nhất là khi gần sáng Đối với dạng bệnh tiến triển nặng... thì yếu tố rủi ro với xương càng nhiều hơn nữa Phụ nữ có tần suất rủi ro cao hơn nam giới và tần suất càng cao khi bước vào tuổi mãn kinh do nồng độ estrogen bị suy giảm Estrogen là một hormone giúp xương khỏe mạnh Thông thường nữ giới sẽ mất 20% khối lượng xương chỉ 5-7 năm sau khi mãn kinh Phụ nữ dậy thì muộn cũng rất dễ bị loãng xương Nếu tiền sử gia đình bạn có người bị loãng xương thì bạn cũng cần... điều trị bằng những hormone thyroid, với các thuốc corticosteroid đều dễ bị loãng xương Những người nghiện rượu trước 35 tuổi và nghiện thuốc lá thì bộ xương sẽ bị tàn phá một cách mau chóng Tập thể dục để chắc xương Thể dục thể thao là yếu tố cần thiết và quan trọng ngăn ngừa sự loãng xương, giúp hạn chế sự giảm tỉ trọng xương ở mức độ thấp nhất Những cách tập luyện làm cơ thể phản ứng ngược lại tác... Văn Thông, Sức Khỏe & Đời Sống Đông y trị đau nhức xương khớp Đông y trị đau nhức xương khớp Thời tiết chuyển mùa, những đợt mưa phùn gió bấc khiến nhiều bệnh tật phát sinh Cùng với các bệnh đường hô hấp, bệnh về xương khớp cũng gia tăng, đặc biệt đối với người cao tuổi Thường hay gặp nhất là đau chân tay, đau bả vai, đau một bên cơ thể, đau nhức trong xương làm cho cơ thể chậm chạp, khó vận động, dáng... THK, họ thường ăn những món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn Về mặt khoa học, nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò và bê có chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên trong sụn, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe Ngoài ra, các món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn còn có thể bổ sung nguồn canxi quí báu cho cơ thể Việc ăn các món ăn từ tôm, cá hầm cả xương cũng giúp bổ sung canxi Những người... hợp sụn giảm sút; làm thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến hiện tượng sụn khớp bị nhuyễn hoá, nứt, loét và mỏng dần, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn Bệnh tiến triển thầm lặng, không có biểu hiện gì cho đến một mức độ tổn thương nhất định của sụn khớp mới gây nên các triệu chứng trên lâm sàng như đau khớp, cứng khớp,... thường xuyên ăn nhậu nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị sớm tránh để bệnh chuyển sang mãn tính gây nhiều biến chứng nguy hiểm (Theo TNO) Để có bộ xương cứng cáp Xương chúng ta rất cứng cáp từ khi còn trẻ đến 35 tuổi Sau đó độ cứng cáp của xương giảm dần và trở nên xốp khi tuổi chúng ta càng cao Nhóm nguy cơ cao * Thực phẩm giàu calcium Sữa chua ít chất béo, sữa chua thường, phômai, sữa loại... là một nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này Người phương Tây có tỷ lệ viêm khớp xương hông rất cao, còn người phương Đông thì tỷ lệ viêm khớp đầu gối nhiều hơn Một số người làm những công việc đặc biệt cũng dễ bị bệnh viêm khớp xương như công nhân mỏ, hái bông, những người lao động nặng, vận động viên, diễn viên múa chủ yếu là do xương sụn trong khớp luôn bị đè nặng nên bị mài mòn và bị thương gây nên Đông... điều trị các chứng bệnh xương khớp trong thời kỳ thai nghén và cho con bú Khi dùng thuốc phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh những hậu quả không mong muốn cho cả mẹ và con Theo TS ĐÀO HÙNG HẠNH (Bệnh viện Bạch Mai) Đau do bệnh xương khớp Triệu chứng “đau” thường là nguyên nhân chính khiến người bệnh tìm đến thầy thuốc, đặc biệt là trong các bệnh lý thuộc về hệ cơ xương khớp Đây là yêu... trọng vì giúp cải thiện tư thế và làm giảm những cơn đau do chứng loãng xương gây ra Vai trò của calcium và vitamin D Lượng calcium đảm bảo để xương chắc khỏe được đề nghị là 1.000-1.200mg/ngày đối với phụ nữ Tốt nhất là nên nạp calcium vào cơ thể bằng đường thực phẩm Ngoài ra cơ thể cũng rất cần vitamin D để calcium được hấp thụ vào xương một cách hoàn chỉnh hơn Một nguồn vitamin D thiên nhiên chính là . Sức Khỏe & Đời Sống) Đông y chữa bệnh về xương như thế nào Cấu tạo của xương: Ngoài có màng xương, trong có xương, giữa xương là tuỷ xương. Tuỷ xương là một tổ chức đặc biệt trong đó có hệ. độ tổn thương nhất định của sụn khớp mới gây nên các triệu chứng trên lâm sàng như đau khớp, cứng khớp, tràn dịch ổ khớp, biến dạng khớp, dính khớp, teo cơ quanh khớp, gây khó khăn trong lao động,. Các khớp hay bị thoái hoá là những khớp phải chịu sức nặng của cơ thể (các khớp tải trọng) như khớp gối, khớp háng, khớp cột sống Truy tìm nguyên nhân Nguyên nhân thực sự của bệnh thoái hóa khớp