Xoa Bóp, Day Bấm Huyệt Điều Trị Viêm Đốt Sống Cổ

Một phần của tài liệu D:Bệnh xương khớp.doc (Trang 25)

- Đau ở gót chân: đau nhức buốt trong gót chân, càng giá lạnh càng đau tăng, nhìn bên ngoài không thấy sưng, bàn chân và cẳng chân lạnh Bàn chân có cảm giác tê bì, đi lại khó khăn Toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ

Xoa Bóp, Day Bấm Huyệt Điều Trị Viêm Đốt Sống Cổ

Ngoài một số món ăn trên, đông y còn có những bài thuốc chữa trị đau lưng, nhức mỏi gối rất hiệu quả. Lưu ý không dùng cho người tăng huyết áp:

Độc hoạt 12g, đảng sâm 4g, cam thảo 6g, bạch thược 12g, tam ký sinh, tế tân, phòng phong, tần giao, xuyên khung, đỗ trọng, phục linh mỗi thứ 10g, ngưu tất 8g, quế chi 4g, đương quy 14g, sinh khương 3 lát, thục địa 16g, táo tàu 3 quả. Cách chế biến: Cho các thứ trên cùng 4 bát nước, nấu còn 1 bát. Lấy phần xác cho tiếp 3 bát nước vào, nấu còn 1/2 bát. Trộn hai bát nước trên, rồi chia làm 3 lần uống trong ngày. Món này vừa dễ làm, vừa rẻ tiền.

Lương y Nguyễn Lý

Xoa Bóp, Day Bấm Huyệt Điều Trị Viêm Đốt Sống Cổ Cổ

Xoa Bóp, Day Bấm Huyệt Điều Trị Viêm Đốt Sống Cổ

Nguyên nhân

Viêm cột sống cổ là một hội chứng trong đó dây thần kinh cổ bị ép hay bị kích thích do nhiều yếu tố, thường xảy ra ở người cao tuổi, các tổn thương hay sự thoái hóa của đốt sống cổ có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của chứng viêm cột sống cổ. Các tổn thương do sang chấn cấp tính hay mạn tính có thể làm cho đĩa sụn đệm các đốt sống, các dây chằng, các bao khớp phía sau bị hư hại và gây nên hội chứng này. Trong trường hợp có sự thoái hóa của các đĩa đệm, nước trong các đốt sống bị hấp thu dần, đĩa đệm trở nên mỏng hơn, khoảng cách giữa 2 đốt sống hẹp lại, các dây chằng, các bao khớp bị nhão ra làm cho cột sống bị mất ổn định, chuyển động của cột sống bị mở rộng dẫn đến sự tăng của xương, sự hóa vôi của các dây chằng, ép và kích thích các dây thần kinh cổ, tuỷ sống cổ, các mạch máu chính ở cổ, gây ra tình trạng viêm cột sống cổ.

Huyệt kiên tỉnh: điểm giữa đường nối mấu gai đốt sống cổ thứ 7 và mỏm cùng vai. Huyệt kiên ngung: ở trong chỗ lõm gốc ngoài bả vai khi tay ở tư thế dang tối đa.Huyệt khúc trì: ở đầu ngoài nếp khuỷu tay khi khuỷu tay ở tư thế gập.Huyệt hợp cốc: ở giữa 2 xương bên tay 1 và 2 trên mé ngoài của xương bàn tay thứ 2. Triệu chứng Ở giai đoạn khởi phát, cổ có cảm giác khó chịu hoặc đau, có thể thoáng qua nhiều lần hay dai dẳng, càng ngày càng nặng hơn theo sự phát triển của các thay đổi bệnh lý, cảm giác đau và tê ở cổ lan xuống vai, lưng, ngực, 2 chi trên, đau nhiều khi cử động đầu, ho, nhảy mũi, đại tiện. Nếu tuỷ sống bị ép, các chi sẽ bị tê và yếu, tay run, cử động bị hạn chế hay liệt. Nếu dây thần kinh giao cảm bị ép, sẽ có chóng mặt, đau nửa đầu, 2 bên đầu, cảm giác ngộp trong ngực và các chi bị lạnh. Các dấu hiệu trên phim Xquang rất cần cho chẩn đoán.

Xoa bóp, day bấm huyệt

Có tác dụng cải thiện sự lưu thông máu ở cổ, giảm co cơ, giảm đau, giảm sưng, giải tỏa các sự kết dính và sức ép lên các dây thần kinh. Nhào và véo cổ, phần trên của lưng, tay bị bệnh: Bệnh nhân ngồi, người thao tác đứng phía sau dùng một tay giữ đầu người bệnh, tay kia làm động tác nhào và véo trên cổ bệnh nhân theo hướng lên xuống trong 2 phút, sau đó đến 2 vai phần trên của lưng và tay bị bệnh trong 3 phút (hình 1). Điểm và nhào các huyệt: kiên tỉnh, kiên ngung, khúc trì, hợp cốc. Bệnh nhân ngồi, người thao tác đứng bên cạnh, luân phiên dùng 2 bàn tay điểm và nhào các huyệt nêu trên. Mỗi huyệt được tác động 1 phút (hình 2) Kéo chi: Bệnh nhân ngồi, người thao tác đứng bên cạnh, dùng 1 bàn tay giữ lấy cánh tay bệnh nhân từ phía sau, kéo nhẹ ra phía ngoài, dùng bàn tay kia nắm lấy cổ tay của bệnh nhân, kéo xuống dưới rồi thả ra (hình 3). Lặp lại nhiều lần trong 1 phút.

Đẩy các điểm đau: Bệnh nhân ngồi, người thao tác đứng bên cạnh, dùng một bàn tay giữ tay vai bệnh nhân, dùng đầu ngón tay cái của bàn tay kia làm động tác đẩy theo hướng lên, xuống, qua phải qua trái, ở các điểm đau, trên cổ, vai, lưng. Mỗi hướng được đẩy 3-5 lần. Trong lúc làm thủ thuật bệnh nhân cử động đầu nhanh sang trái và phải (hình 4). Kỳ tay bệnh nhân: Bệnh nhân ngồi, tay bị bệnh ở trạng thái thư giãn, người thao tác đứng bên cạnh, dùng 2 bàn tay làm động tác giống như kỳ cọ, tác động vào tay bị bệnh từ vai xuống đến cẳng tay (hình 5). Lặp lại

nhiều lần trong 5-7 phút.

Rung tay bên bị bệnh: Bệnh nhân nằm ngửa, tay bên bị bệnh để thư giãn, người thao tác đứng bên cạnh, giữ lấy đầu tay bên bị bệnh, làm những chuyển động rung như dợn sóng để làm êm dịu các cơ và các khớp (hình 6). Thủ thuật được lặp lại từ 5-7 lần.

Theo TGSK

Bacsi.com

Một phần của tài liệu D:Bệnh xương khớp.doc (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w