Giải bài toán loãng xương từ thực vật

Một phần của tài liệu D:Bệnh xương khớp.doc (Trang 43)

- Đau ở gót chân: đau nhức buốt trong gót chân, càng giá lạnh càng đau tăng, nhìn bên ngoài không thấy sưng, bàn chân và cẳng chân lạnh Bàn chân có cảm giác tê bì, đi lại khó khăn Toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ

Giải bài toán loãng xương từ thực vật

Loãng xương là gì?

Loãng xương là tình trạng suy giảm mật độ mô xương, làm xương trở nên yếu và dễ gãy. Quá trình này tiến triển thầm lặng, không triệu chứng báo trước cho đến khi xuất hiện gãy xương. Các xương dễ bị ảnh hưởng nhất là cổ xương đùi, xương sống và xương cổ tay. Mỗi năm ước tính có khoảng 1,5 triệu người bị gãy xương do bệnh lý này. Phụ nữ trên tuổi 50 dễ bị loãng xương nhất. Đến nay vẫn chưa có phương pháp đặc trị nào cho bệnh lý mạn tính này, nên phòng ngừa là cách chọn lựa tối ưu nhất.

Tại sao bị loãng xương?

Cung cấp không đầy đủ canxi trong bữa ăn là nguy cơ chủ yếu nhất dẫn đến loãng xương. Hàng ngày cơ thể bị mất canxi qua móng tay, tóc, da, mồ hôi, nước tiểu và phân. Lượng canxi bị mất này cần phải được thay thế trong khẩu phần ăn, nếu không cơ thể sẽ huy động canxi từ xương ra, và dần dần làm cho mật độ xương bị giảm. Lượng canxi cần cho cơ thể tùy thuộc vào từng giai đoạn của tuổi đời. Giai đoạn cần nhiều canxi nhất là ở tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai và cho con bú, những người trên 50 tuổi.

Làm thế nào ngăn ngừa loãng xương?

Chọn loại thực phẩm giàu canxi trong mỗi bữa ăn là yếu tố quan trọng bậc nhất để ngăn ngừa loãng xương. Thịt, trứng và thực phẩm chế biến thông dụng có hàm lượng canxi cao nhưng đồng thời cũng chứa đạm

động vật cao, nên lại là tác nhân gây mất canxi. Ngoài ra các sản phẩm động vật lại đi kèm với đường lactose, các chất tăng trưởng, ô nhiễm hóa chất, mỡ bão hòa và cholesterol… là những yếu tố bất lợi cho cơ thể.

Nghiên cứu còn cho thấy thịt, trứng và thực phẩm có thành phần động vật chứa nhiều chất lưu huỳnh, khi vào cơ thể sẽ chuyển thành axit sulfuric, làm cho môi trường máu có tính axit. Như thế canxi từ xương sẽ bị huy động ra để trung hòa, và sau đó được thận thải qua nước tiểu, dẫn đến mất canxi. Trong khi đó, các loại thực vật như đậu, ngũ cốc… chứa cùng hàm lượng đạm mà cơ thể cần (khoảng 8 – 10% lượng calorie) và không có lưu huỳnh nên không gây ra tình trạng thất thoát canxi.

Các loại rau xanh rất giàu canxi thích hợp để phòng tránh loãng xương.

Do đó các sản phẩm có nguồn gốc động vật không phải là sự chọn lựa tốt nhất, mà là các loại đậu, tảo, rau xanh… mới là thực phẩm giàu canxi và thích hợp nhất để phòng tránh loãng xương. Nghiên cứu cho thấy không chỉ riêng canxi, chất isoflavone trong thành phần dinh dưỡng của các loại đậu cũng giúp cải thiện được mật độ mô xương. Ngoài ra trong đậu còn có chứa rất nhiều ma-giê (Mg) cũng góp phần làm cho xương khỏe và chắc.

Có nên uống nhiều thuốc bổ?

Thực nghiệm còn cho thấy canxi và các dưỡng chất tự nhiên có trong thực vật nguyên dạng dễ được hấp thu qua đường tiêu hóa hơn các sản phẩm động vật, hay thuốc bổ dạng viên. Quan điểm trước đây cho rằng vitamin D phối hợp trong thuốc bổ canxi dạng viên giúp tăng cường hấp thu canxi và phòng ngừa được loãng xương. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí Tân Y Học của Anh quốc cho thấy nhóm những người dùng thuốc bổ có mật độ xương chậu cao hơn chỉ 1% so với nhóm dùng giả dược. Do vậy thuốc bổ dạng viên dường như không có tác dụng bao nhiêu. Mặt khác, khi uống quá nhiều canxi dạng viên có thể gây triệu chứng táo bón, đầy hơi cũng như làm ngăn cản sự hấp thu chất sắt và kẽm từ thức ăn. Vì vậy nguồn dinh dưỡng từ thức ăn thiên nhiên nguyên dạng là sự chọn lựa tốt nhất.

Nên lựa chọn cách cung cấp canxi từ thức ăn thiên nhiên. Vận động và phơi nắng

Những người tập thể dục điều độ hay lao động chân tay nhiều thường có bộ xương rắn chắc hơn những người làm việc trong văn phòng và lười biếng vận động. Ngoài ra, ở lớp biểu bì da còn có các tế bào hấp thụ ánh sáng mặt trời và tổng hợp vitamin D, rất hữu ích cho xương. Vì vậy đối với những người lớn tuổi hay người làm việc văn phòng cần dành nhiều thời gian phơi nắng và vận động buổi sáng.

Không thuốc lá

Chúng ta đã biết rằng thuốc lá là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của các bệnh lý phổi, ung thư, tim mạch… nhưng chưa nghe nói rằng thuốc lá gây mất canxi. Song một nghiên cứu theo dõi của Hopper J.L. đăng trên báo Y học Anh, về những cặp nữ song sinh cho thấy người thường xuyên hút thuốc có nguy cơ bị gãy xương cao hơn 40% so với người chị sinh đôi không hút thuốc.

Thường xuyên kiểm tra mật độ xương.

Nghiên cứu cho thấy không chỉ riêng canxi, chất isoflavone trong thành phần dinh dưỡng của các loại đậu cũng giúp cải thiện được mật độ mô xương. Ngoài ra trong đậu còn có chứa rất nhiều ma-giê (Mg) cũng góp phần làm cho xương khỏe và chắc.

Một số nghiên cứu cho rằng dùng estrogen dạng uống cho phụ nữ mãn kinh sẽ làm chậm quá trình loãng xương. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy rằng những người dùng estrogen có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn từ 30 – 80% so với những phụ nữ bình thường khác. Hơn nữa hormone thay thế lại là yếu tố nguy cơ cao của bệnh lý mạch vành và dẫn đến nhồi máu cơ tim. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng thực vật đã nhận thấy rằng phytoestrogen có trong các loại đậu, có cấu trúc gần giống estrogen, giúp ngăn ngừa được sự thất thoát canxi. Hơn nữa phytoestrogen được cơ thể hấp thu dễ dàng hơn và làm giảm thiểu các triệu chứng ở thời tiền mãn kinh.

Tóm lại, một lối sống hợp tự nhiên bao gồm ăn nhiều đậu, rau xanh và các loại thực vật nguyên dạng khác, phơi nắng và tập luyện đều đặn, không thuốc lá là biện pháp hữu hiệu nhất để giải bài toán loãng xương. BS. Phạm Văn Toại

Một phần của tài liệu D:Bệnh xương khớp.doc (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w