Tìm hiểu nét đẹp trong lễ hội làng Vạc – xã Nghĩa Hòa – thị xã Thái Hòa – Nghệ An

10 1.2K 6
Tìm hiểu nét đẹp trong lễ hội làng Vạc – xã Nghĩa Hòa – thị xã Thái Hòa – Nghệ An

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HỒ THỊ THANH TÂM TÌM HIỂU NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRONG LỄ HỘI LÀNG VẠC – XÃ NGHĨA HÒA THỊ XÃ THÁI HÒA – NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý hoạt động Âm nhạc Mã số : …………………… KHÓA LUẬN ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA Người hướng dẫn khoa học : TH.S. TRẦN THỤC QUYÊN Hà Nội - 2014 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, trước hết em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Ths. Trần Thục Quyên và các thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật thuộc Đại học Văn hóa Hà Nội; Thư viện tỉnh Nghệ An đã truyền đạt và cung cấp cho em những kiến thức, kinh nghiệm cũng như tài liệu quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin bày tỏ lòng biế t ơn sâu sắc đến cán bộ và nhân dân làng Vạc, xã Nghĩa Hòa, thị trấn Thái Hòa, tỉnh Nghệ An, đã nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, điền dã. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, khích lệ, động viên em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Khóa luận chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các th ầy giáo, cô giáo và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, năm 2014 Tác giả khóa luận Hồ Thị Thanh Tâm 6 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 8 2. Mục tiêu của đề tài 9 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9 4. Phương pháp nghiên cứu 10 5. Lịch sử vấn đề 10 6. Bố cục của khóa luận 11 Chương 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LÀNG VẠC VÀ LỄ HỘI LÀNG VẠ C XÃ NGHĨA HÒA – THỊ XÃ THÁI HÒA- NGHỆ AN 12 1.1. Vị trí địa lý và dân cư làng Vạc 12 1.1.2. Dân cư và kinh tế 15 1.2. Nguồn gốc ra đời của lễ hội làng Vạc 16 1.3. Một vài giả thuyết về Di tích làng Vạc đang được các nhà khoa học lưu tâm 21 Chương 2: NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI LÀNG VẠC XÃ NGHĨA HÒA – THỊ XÃ THÁI HÒA – NGHỆ AN 23 2.1. Di ễn trình lễ hội 23 2.1.1. Phần lễ 23 2.1.2. Phần hội 25 2.2. Một số nét đẹp văn hóa của lễ hội làng Vạc 30 2.2.1. Thể hiện bản sắc văn hóa của con người địa phương 30 2.2.2. Tôn vinh các di sản văn hóa 32 2.2.3. Nét đẹp tín ngưỡng trong lễ hội 38 2.3. Vai trò của lễ hội làng Vạc trong đời sống cộng đồng 39 2.4. Những biến đổi của lễ h ội làng Vạc trong giai đoạn hiện nay 43 7 2.4.1. Biến đổi về không gian và hình thức tổ chức lễ hội 43 2.4.2. Biến đổi của các nghi lễ và các trò chơi 44 2.4.3. Những biến đổi trong nhận thức của con người 46 Chương 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI LÀNG VẠC TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY 48 3.1. Quan điểm và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo tồn những giá trị truyền thống lễ hội 48 3.2. Bối cảnh mới trong việc bảo tồn và phát huy nét đẹp của lễ hội làng Vạc 53 3.3. Những giải pháp bảo tồn và phát huy nét đẹp của lễ hội làng Vạc 55 3.3.1. Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lễ hội làng Vạc 56 3.3.2. Đào tạo cán bộ quản lý văn hóa các cấp 58 3.3.3. Tăng cường tuyên truyền giáo dục để nhân dân hiểu rõ các giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội 60 3.3.4. Xây dựng chương trình bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội làng Vạc 62 3.3.5. Các nhóm giải pháp kinh tế để bảo tồn và phát huy những nét đẹp trong lễ hội làng Vạc 64 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lễ hội là một trong những hiện tượng sinh hoạt văn hóa cổ truyền tiêu biểu phản ánh đời sống văn hóa của mỗi dân tộc. Đối với cư dân Việt Nam, lễ hội là dịp bày tỏ sự tôn vinh, tưởng niệm những người đã được cộng đồng suy tôn, bao gồm các vị nhân thần, thiên thần và cả những hiện tượng tự nhiên - xã hộ i khác. Lễ hội chứa đựng các giá trị văn hoá truyền thống đã được chắt lọc, kết tinh qua nhiều thế hệ như lối sống, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hoá nghệ thuật Các giá trị ấy có tác động sâu sắc đến việc hình thành cốt cách, tình cảm, diện mạo văn hoá của cộng đồng, là những thành tố quan trọng cấu thành nền văn hoá truyền thống Việ t Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Nhiều năm qua, lễ hội truyền thống ở Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm: có khi lắng xuống, có khi lại phát triển ồ ạt, thiếu tính tổ chức do những nguyên nhân như chiến tranh, kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn hoặc do nhận thức và cách thức quản lý của các nhà quản lý văn hóa - xã hội. Chính vì thế, nhiều lễ hội truyền thống không được vận hành theo đúng qui luật của văn hóa, nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội theo đó cũng bị mai một dần. Trong những năm gần đây, tình hình dường như có xu hướng ngược lại, lễ hội phát triển ồ ạt, không được định hướng một cách có tổ chức, khoa học và nhiều yếu tố ngoại lai đ ã xuất hiện trong lễ hội. Cùng với đó, xu hướng “thương mại hóa” đang diễn ra là mờ dần những giá trị vốn có trong các lễ hội truyền thống. Mặc dù, các nhà quản lý văn hóa không đưa ra những quyết 9 định cấm như thời kỳ trước đây, nhưng cũng chưa thể đưa ra những quyết định khác có thể định hướng, điều chỉnh tình trạng của lễ hội hiện nay. Nghệ An là một tỉnh có nhiều lễ hội đặc sắc với những nghi lễ, trò diễn mang đậm dấu ấn của văn hóa nông nghiệp, văn hóa biển, văn hóa tộc người. Trong kho tàng l ễ hội đó, lễ hội làng Vạc mang nét tiêu biểu cho lễ hội nông nghiệp. Lễ hội làng Vạc được truyền từ đời này sang đời khác, kết tinh nhiều giá trị văn hóa, thẩm mỹ, giáo dục, lịch sử. Nghiên cứu lễ hội làng Vạc như một điểm cụ thể sẽ góp phần làm rõ diện mạo của lễ hội truyền thống ở Nghệ An. Bên cạ nh đó, khóa luận còn cung cấp những luận cứ khoa học, giúp các cấp chính quyền địa phương nhận rõ những giá trị đích thực của nó để có hướng bảo tồn, kế thừa và phát huy một cách phù hợp các giá trị văn hoá truyền thống nhằm phục vụ việc xây dựng đời sống văn hoá cấp cơ sở. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu nét đẹ p trong lễ hội làng Vạc – xã Nghĩa Hòa – thị xã Thái Hòa – Nghệ An” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Mục tiêu của đề tài + Làm rõ vai trò của lễ hội trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. + Tìm hiểu nét đẹp văn hóa của lễ hội làng Vạc - xã Nghĩa Hòa – thị xã Thái Hòa – Nghệ An. + Đề xuất phương hướng, giải pháp góp phần phát huy, bảo tồn các giá trị của lễ hội làng Vạ c trong giai đoạn hiện nay 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Nét đẹp văn hóa lễ hội làng Vạc – xã Nghĩa Hòa – thị xã Thái hòa – Nghệ An. 10 - Phạm vi nghiên cứu : Lễ hội làng Vạc - xã Nghĩa Hòa - thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau : - Tổng hợp, phân tích - Thực tế, thực địa - Điều tra, phỏng vấn 5. Lịch sử vấn đề Việc nghiên cứu về lễ hội của người Việt đã được quan tâm từ lâu. Nhiều công trình nghiên cứu đã đi sâu tìm hiể u, miêu tả chi tiết, tỉ mỉ và đề cao các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống. Đến khi đổi mới, đời sống ngày càng khấm khá, kinh tế phát triển, đời sống văn hóa được cải thiện, nhu cầu văn hóa tăng lên. Cùng với việc xây dựng các đình, chùa, miếu là việc khôi phục lại các lễ hội làng vốn bao lâu nay bị quên lãng. Lễ hội làng được tổ chức để xác đị nh lại vị trí của di tích trở lại hình bóng xưa của văn hóa làng. Lễ hội đã làm hồi sinh ý thức trở lại cội nguồn, nhiều giá trị văn hóa tộc người được tìm kiếm, chắp nhật cho con cháu trong bối cảnh kinh tế thị trường. Lễ hội cũng tạo ra nguồn lợi kinh tế to lớn đối với cộng đồng làng, tạo việc làm cho dân làng. Tuy nhiên, những mặt trái của kinh t ế thị trường cũng được biểu hiện rõ nét trong lễ hội hiện nay. Cho đến nay, các nghiên cứu về lễ hội làng Vạc chưa có nhiều và phần lớn chỉ là các phần viết sơ lược trong các công trình chuyên khảo về văn hoá và lễ hội ở Nghệ An. Như vậy, trong các công trình sưu tầm, nghiên cứu đã nêu ở trên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về lễ hội làng Vạc, xã 11 Nghĩa Hòa, thị xã Thái Hòa một cách có hệ thống và hoàn chỉnh mà chỉ phác họa hoặc đề cập ở một bình diện hay góc độ nào đó của vấn đề. Vì vậy, nghiên cứu lễ hội này đầy đủ có hệ thống và toàn diện sẽ góp phần bổ sung tư liệu cũng như những căn cứ khoa học về lễ hội làng Vạc để từ đó có những biện pháp b ảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội trong giai đoạn hiện nay. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về làng Vạc và lễ hội làng Vạc – xã Nghĩa Hòa – Thị xã Thái Hòa – Nghệ An. Chương 2: Nét đẹp văn hóa của lễ hội làng Vạc – xã Nghĩa Hòa – Thị xã Thái Hòa – Nghệ An. Chương 3 : Đề xuất giải pháp bảo tồn những nét đẹp văn hóa của lễ hội làng Vạc – Thị xã Thái Hòa – Nghệ An. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Toan Ánh (1992), Tìm hiểu phong tục Việt Nam, nếp cũ, tết, lễ, hội hè, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 2. Nguyễn Chí Bền (1993), Tín ngưỡng và mê tín trong lễ hội truyền thống, in trong cuốn Hội nghị - hội thảo về lễ hội, Vụ Văn hoá quần chúng và Thư viện xuất bản, Hà Nội, tr. 82-107. 3. Nguyễn Chí Bền (Trưởng ban tuyển chọn) (2000), Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam , Nxb Văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội. 4. Nguyễn Chí Bền (2001), Nhìn lại tình hình sưu tầm nghiên cứu lễ hội cổ truyền Việt Nam trong thế kỷ XX, trong Một thế kỷ sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr. 292-323. 5. Bộ Văn hóa - Thông tin (1993). Hội nghị – hội thảo về lễ hội, Vụ Văn hoá qu ần chúng và Thư viện xuất bản, Hà Nội. 6. Bộ Văn hóa - Thông tin (1998), Một số giá trị văn hóa cổ truyền với đời sống văn hóa ở cơ sở nông thôn hiện nay, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 7. Bộ Văn hóa – Thông tin (1999), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: Thực tiễn và giải pháp, Văn phòng Bộ Văn hoá - Thông tin, Báo V ăn hoá, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật xuất bản, Hà Nội. 8. Bộ Văn hoá – Thông tin (2001), Quy chế tổ chức lễ hội (ban hành kèm theo Quyết định cố 39/2001/QĐ- BVH-TT ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin 70 9. Bộ Văn hoá,Thể thao và Du lịch về công tác tổ chức lễ hội năm 2012, Hà Nội. 10. Bộ Văn hoá –Thể thao và Du lịch (2012), Hội đồng di sản văn hoá quốc gia, Lễ hội – nhận thức, giá trị và giải pháp quản lý, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ N ăm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Nguyễn Khoa Điềm: Chủ biên (2001), Xây dựng và phất triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 14. Đinh Gia Khánh (1985), Ý nghĩa xã hội và văn hóa của lễ hội dân gian, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 15. Đinh Gia Khánh (2000), Hội lễ dân gian và sự phản ánh những truyền thống của dân tộc, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 2, Hà Nội. 16. Thu Linh, Đặng Văn Lung (1984), Lễ hội truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hóa, Hà Nội. . 1: Khái quát về làng Vạc và lễ hội làng Vạc – xã Nghĩa Hòa – Thị xã Thái Hòa – Nghệ An. Chương 2: Nét đẹp văn hóa của lễ hội làng Vạc – xã Nghĩa Hòa – Thị xã Thái Hòa – Nghệ An. Chương 3 :. nghiên cứu : Nét đẹp văn hóa lễ hội làng Vạc – xã Nghĩa Hòa – thị xã Thái hòa – Nghệ An. 10 - Phạm vi nghiên cứu : Lễ hội làng Vạc - xã Nghĩa Hòa - thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An. 4. Phương. chọn đề tài Tìm hiểu nét đẹ p trong lễ hội làng Vạc – xã Nghĩa Hòa – thị xã Thái Hòa – Nghệ An làm đề tài khóa luận của mình. 2. Mục tiêu của đề tài + Làm rõ vai trò của lễ hội trong đời

Ngày đăng: 01/06/2015, 22:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan