1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔNG HỢP CÁC BÀI TIỂU LUẬN MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

252 2,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 252
Dung lượng 2,11 MB

Nội dung

Để xác định được hạn mức tín dụng cho một khách hàng thì cuối mỗi năm tàichính khách hàng phải lên phương án, kế hoạch kinh doanh trong năm tài chính tiếptheo, xác định được tổng nhu cầu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỆ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC -

TỔNG HỢP CÁC BÀI TIỂU LUẬN MÔN

NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

GVHD: PGS.TS TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG

LỚP: NH – Khóa 23

TP.HCM, Tháng 04/2015

Trang 2

MỤC LỤC

I Hạn mức tín dụng

II Xác định hạn mức tín dụng

1 Đối với cho vay

1.1 Cho vay tài trợ dự án

1.2 Cho vay theo món trung dài hạn

1.3 Cho vay theo món ngắn hạn

1.4 Cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng

1.4.1 Đối tượng áp dụng

1.4.2 Ưu – nhược điểm

1.4.3 Cách xác định hạn mức tín dụng

1.4.3.1 Dựa vào vòng quay vốn lưu động

1.4.3.2 Dựa vào lưu chuyển tiền tệ

1.4.4 Cách tính hạn mức tín dụng của các Ngân hàng Việt Nam

1.4.4.1 Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 1.4.4.2 Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) 1.4.4.3 Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) 2 Đối với bao thanh toán

3 Đối với bảo lãnh

4 Đối với chiết khấu

Trang 3

I Hạn mức tín dụng:

Theo Điều 6 và Điều 16 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốcNgân hàng Nhà nước ban hành ngày 31/12/2001 “Quy chế cho vay của tổ chức tíndụng đối với khách hàng” quy định về Hạn mức tín dụng như sau: “Hạn mức tín dụng

là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà ngân hàng vàkhách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng”

Như vậy hạn mức tín dụng có thể hiểu là số tiền tối đa bao gồm tất cả các khoảncho vay, bảo lãnh, (bao gồm cả phát hành thư tín dụng (L/C), chiết khấu, bao thanhtoán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác cấp cho một khách hàng

Để xác định được hạn mức tín dụng cho một khách hàng thì cuối mỗi năm tàichính khách hàng phải lên phương án, kế hoạch kinh doanh trong năm tài chính tiếptheo, xác định được tổng nhu cầu vốn để thực hiện phương án, xác định được nguồn tàitrợ, tính hiệu quả của phương án kinh doanh Trên cơ sở kế hoạch của khách hàng Ngânhàng sẽ tiến hành thẩm định định và xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng

Một cách tổng quát thì khách hàng qoanh nghiệp thông thường thường được xácđịnh hạn mức thông qua các hình thức như:

* Cho vay: là hình thức cấp tín dụng theo đó TCTD giao hoặc cam kết giaocho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong mộtthời hian nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Các hình thứccho vay:

- Cho vay tài trợ dự án: Xác định hạn mức tín dụng bao gồm chi phí đầu tưcho dự án, chi phí bổ sung vốn lưu động trong 1 năm

- Cho vay trung dài hạn đầu tư thêm tài sản cố định để mở rộng hoạt độngsản xuất kinh doanh

- Cho vay ngắn hạn món: Bổ sung vốn lưu động đối với từng hợp đồngkinh tế cụ thể

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Bổ sung vốn lưu động cho nhu cầu vốntrong năm kế hoạch Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoảthuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định(thường là 12 tháng)

Trang 4

* Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên muahàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thuhoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch

vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

* Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng theo đó TCTD cam kết với bênnhận bảo lãnh về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho kháchhàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ

đã cam kết, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD theo thỏa thuận

* Chiết khấu bộ chứng từ: Là hình thức cấp tín dụng theo đó Ngân hàng ứngtrước cho người thụ hưởng (là người đề nghị chiết khấu) một khoản tiền đểnhận quyền đòi tiền từ bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức nhờthu hoặc tín dụng chứng từ L/C

II Xác định hạn mức tín dụng:

1 Đối với cho vay

1.1 Cho vay tài trợ dự án:

- Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở

rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về

số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ nào đótrong một khoảng thời gian nhất định

- Đối với một dự án đầu tư, TCTD phải xác định được hạn mức cho vay baogồm cho vay trung dài hạn để bổ sung vốn đầu tư, cho vay ngắn hạn để bổsung vốn lưu động đáp ứng cho nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong năm kếhoạch khi dự án đi vào hoạt động

- Để xác định được vốn vay bổ sung cho đầu tư dự án thì các bước cần tiến hànhgồm:

+ Thẩm định mức tổng đầu tư vào dự án: Đánh giá tổng mức đầu tư của dự

án đó được tính toán đầy đủ các chi phí cấu thành hay chưa (bao gồm: chiphí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái địnhcư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác(gồm lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn lưu động và các chi phí cần

Trang 5

thiết khác) và chi phí dự phòng); có đầy đủ, hợp lý các khoản cần thiếtchưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá; lạm phát; tănggiá nguyên vật liệu xây dựng, nhân công; phát sinh thêm khối lượng, dựphòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ, thay đổichính sách của Nhà nước có liên quan; kết quả phê duyệt tổng mức đầu tưcủa các cấp có thẩm quyền là hợp lý chưa Tuy nhiên, trên cơ sở những dự

án tương tự đã thực hiện và kinh nghiệm được đúc rút ở giai đoạn thẩm

định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các

hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư, v.v ) sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ

một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân vàđưa ra nhận xét Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảođạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mứctài trợ tối đa mà TCTD nên tham gia vào dự án Ngoài ra, TCTD cũng cầntính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để thựchiện quá trình chạy thử, nghiệm thu và đảm bảo hoạt động của dự án saunày nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tàichính

+ Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án: đánh giá về tiến

độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp

lý hay không Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thựchiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệcủa từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không+ Nguồn vốn đầu tư: Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, NVTĐ ràsoát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năngtham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính củaChủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu Chi phícủa từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn.Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồnvốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án

Trang 6

=> Thông thường để xác định hạn mức tín dụng đối với cho vay đầu tư dự án thìTCTD phải làm theo lưu chuyển tiền tệ để xác định tính hiệu quả của dự án và xácđịnh khả năng trả nợ của dự án.

1.2 Cho vay theo món trung dài hạn:

- Cho vay theo món trung dài hạn chủ yếu nhằm mục đích mở rộng thêm hoạtđộng sản xuất kinh doanh, mua sắm thêm máy móc thiết bị

- Để xác định hạn mức cho vay TCTD thường so sánh giữa kế hoạch kinhdoanh hiện tại với kế hoạch kinh doanh có đầu tư thêm máy móc thiết bị, baogồm các bước tính toán như:

Tính sản lượng và doanh thu

Công suất lao động

Chí phí quản lý phân xưởng

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng

Tổng cộng chi phí hoạt động.

Thuế VAT được khấu trừ

Chi phí hoạt động đã khấu trừ thuế

Trang 7

- Khấu hao trong kỳ.

- Khấu hao lũy kế

- Giá trị còn lại trong kỳ

II Thiết bị

- Nguyên giá

- Đầu tư thêm trong kỳ

- Khấu hao trong kỳ

- Khấu hao lũy kế

- Giá trị còn lại cuối kỳ

III Chi phí đầu tư khác

- Nguyên giá

- Đầu tư thêm trong kỳ

- Khấu hao trong kỳ

- Khấu hao lũy kế

- Giá trị còn lại cuối kỳ

IV Tổng cộng

- Nguyên giá

- Đầu tư thêm trong kỳ

- Khấu hao trong kỳ

- Khấu hao lũy kế

- Giá trị còn lại cuối kỳ

Tính toán lãi vay vốn trung dài hạn

Vay trong kỳ: nhu cầu vay đầu tư bổ sung của dự án

Trả nợ gốc trong kỳ: dựa vào lịch trả nợ dự kiến

Báo cáo kết quả kinh doanh

1 Doanh thu sau thuế

2 Chi phí hoạt động sau thuế

3 Khấu hao

4 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

5 Lãi vay

6 Lợi nhuận trước thuế

7 Lợi nhuận chịu thuế (a)

8 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 8

9 Lợi nhuận sau thuế.

10 Chia cổ tức, chi quỹ KT, PL

11 Lợi nhuận tích lũy

12 Dòng tiền hàng năm từ dự án (b)

- Lũy kế dòng tiền

- Hiện giá dòng tiền

- Lũy kế hiện giá dòng tiền

Tính toán các chỉ số:

- LN trước thuế/Doanh thu

- LN sau thuế/Vốn tự có (ROE)

- LN sau thuế/Tổng Vốn đầu tư

(b): Được tính = Khấu hao cơ bản + Lãi vay vốn cố định + Lợi nhuận sau thuế Việctính toán chỉ tiêu này chỉ áp dụng trong trường hợp không lập bảng Báo cáo lưuchuyển tiền tệ để tính các chỉ số NPV, IRR

Cân đối trả nợ (Khi không lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)

1 Nguồn trả nợ:

- Khấu hao cơ bản

- Lợi nhuận sau thuế để lại

Trang 9

Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm…

- Điểm hòa vốn lời, lỗ (%)

1.3 Cho vay theo món ngắn hạn:

- Đối tượng áp dụng: Các KH có quan hệ tín dụng không thường xuyên, có nhucầu vay vốn không thường xuyên, có nguồn thu không ổn định và một số nhucầu vay theo món khác, thời hạn tối đa 12 tháng

- Cơ sở xác định nhu cầu vốn: Dựa vào nhu cầu vay vốn cho từng phương án,

hợp đồng kinh tế, báo cáo tài chính của khách hàng

- Xác định nhu cầu vốn như sau:

án)

- Khấu hao

cơ bản - Thuế

-Lợi nhuận định mức cho SXKD Vốn khác gồm: vốn vay TCTD khác, vốn ứng trước của đối tác trong hợp đồng kinh

Trang 10

tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả, luân chuyển vốn nhanh không phù hợpvới phương thức cho vay từng lần, có tín nhiệm với ngân hàng, mở tài khoản tiền gửithanh toán và chuyển doanh thu về ngân hàng

Như vậy, khách hàng được vay vốn theo hạn mức tín dụng, ngoài việc đảm bảonguyên tắc và điều kiện vay vốn, khách hàng cần phải đảm bảo thêm một số điều kiệnnhư:

- Sản xuất kinh doanh ổn định, vốn luân chuyển nhanh.

- Vay vốn trả nợ thường xuyên.

- Có tín nhiệm với ngân hàng.

- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán chính tại ngân hàng.

1.4.2 Ưu – nhược điểm của cho vay theo hạn mức tín dụng:

* Ưu điểm:

- Thủ tục đơn giản, khách hàng vay vốn chỉ cung cấp hồ sơ lần đầu khi có nhu cầu

vay vốn, khi có nhu cầu giải ngân chỉ bổ sung thêm chứng từ chứng minh việc

sử dụng vốn vay Về phía ngân hàng cũng giúp giảm bớt các công việc của cán

bộ tín dụng khi không phải thường xuyên thẩm định đối với từng món vay cũngnhư công chứng hợp đồng thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo như cho vaytừng lần

- Kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp: Nhu cầu vốn lưu động của

khách hàng doanh nghiệp thường xuyên biến đổi trong quá trình kinh doanh vìvậy cho vay theo hạn mức tín dụng giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu độngkhi phát sinh và khi doanh nghiệp thu hồi vốn lại có thể trả ngay lập tức

- Cho phép doanh nghiệp linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn vay, chỉ khi nào

Trang 11

thường xuyên và có uy tín với ngân hàng, chính vì vậy ngân hàng sẽ có chínhsách ưu đãi lãi suất hơn đối với các khách hàng này.

* Nhược điểm:

- Do hạn mức tín dụng được duy trì trong một khoảng thời gian (thường là 12tháng) mà ngân hàng thông thường không thực hiện thẩm định lại tình hình tàichính của khách hàng nên có thể dẫn đến rủi ro khi không nắm được tình hìnhhoạt động kinh doanh của khách hàng

- Việc xác định nhu cầu vốn kế hoạch của khách hàng phải chính xác, nếu kháchhàng tính toán thiếu thì sẽ gây ra hiện tượng thiếu vốn ảnh hưởng đến họatđộng sản xuất kinh doanh của khách hàng, khách hàng không nắm bắt đượcnhanh chóng cơ hội kinh doanh Trường hợp khách hàng tính toán dư thừa nhucầu vốn thì có thể phải trả một khoản phí cho ngân hàng đối với phần hạn mứctín dụng không sử dụng hết

1.4.3 Cách xác định hạn mức tín dụng

Cho vay hạn mức tín dụng là một phương thức cho vay ngắn hạn nhằm bổ sungvốn lưu động cho khách hàng, bài viết chủ yếu tập trung vào việc xác định hạn mức tíndụng cho khách hàng doanh nghiệp

Hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu sử dụng 2 cách:

1.4.3.1 Dựa vào vòng quay vốn lưu động:

* Căn cứ xác định hạn mức tín dụng:

- Báo cáo quyết toán của năm trước.

- Báo cáo quyết toán tại thời điểm gần nhất.

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm.

- Các hợp đồng kinh tế, hợp đồng thi công.

- Kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, trong đó dự báo chi tiết về tài sản và

nguồn vốn Các khoản mục trong bảng kế hoạch tài chính có thể liệt kê ở bảngdưới đây :

Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn

Trang 12

Hàng tồn kho Phải trả người bán

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ doanh thu

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

11 Thu nhập khác

12 Chi phí khác

13 Lợi nhuận khác

14 Tổng lợi nhuận trước thuế

15 Thuế thu nhập doanh nghiệp

16 Lợi nhuận sau thuế

* Cách xác định hạn mức tín dụng:

- Xác định vòng quay vốn lưu động dựa trên tài sản lưu động bình quân:

Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch = Doanh thu thuần kỳ kế hoạch

Bình quân TSLĐ kỳ kế hoạch

- Xác định chi phí sản xuất kế hoạch:

Chi phí sản xuất kế hoạch = Doanh thu thuần kế hoạch – khấu hao – lợi nhuận

– thuế - lợi nhuận định mức

- Xác định nhu cầu vốn kế hoạch:

Nhu cầu vốn kế hoạch = Chi phí sản xuất kế hoạch

Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch

- Xác định vốn lưu động tự có:

Trang 13

Vốn lưu động tự có = vốn lưu động ròng đầu năm kế hoạch + dự kiến tăng vốn

dài hạn trong năm kế hoạch – dự kiến mua sắm tàisản cố định trong năm kế hoạch

1 Phải thu dài hạn khác

Trang 14

2 Tài sản cố định vô hình - -

5 Phải trả người lao động

2 Thặng dư vốn cổ phần

Báo cáo kết quả kinh doanh:

ĐVT: Triệu đồng

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

Trang 15

8 Chi phí bán hàng 128 81

Công ty X lập kế hoạch kinh doanh năm 2013 như sau:

4 Bảng kết quả kinh doanh năm 2013 (ước tính) ĐVT: Triệu đồng

Trang 16

Lợi nhuận gộp 6,842

Ngân hàng A tính toán hạn mức tín dụng cho Công ty X

1 Vòng quay vốn lưu động 2013 kế hoạch

Trang 17

1.Chi phí sản xuất cần thiết 135,017

 Hạn mức tín dụng Ngân hàng A cấp cho Công ty TNHH X là 7,869 triệu đồng

* Ưu điểm:

- Cách tính toán tương đối đơn giản, phù hợp với những doanh nghiệp không có

biến động nhiều về tỷ lệ các thành phần trong bảng cân đối kế toán cũng nhưcác khoản mục chi phí trên doanh thu

- Khách hàng có thể quay vòng sử dụng vốn khi ngân hàng không xác định được

chính xác thời gian trả nợ cụ thể mà chỉ dựa vào thời gian duy trì hạn mức

* Nhược điểm:

- Việc tính toán vòng quay vốn lưu động dựa vào tài sản lưu động bình quân, lấy

từ các số thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh được hết mức độ biếnđộng tăng giảm trong kỳ của các khoản mục tài sản lưu động, chính vì vậythường xảy ra tình trạng thiếu hụt vốn cho doanh nghiệp khi tài sản lưu độngcủa khách hàng tăng cao

- Việc tính toán hạn mức ngoài kết quả kinh doanh dự kiến (kế hoạch) thì các chỉ

tiêu đa số đều dựa vào số dư nợ cuối kỳ của năm trước nên trong năm kếhoạch không xác định được việc tăng, giảm khoản vay này ảnh hưởng đến nhucầu vốn như thế nào nên hạn mức được xác định có thể chưa chính xác

- Việc xác định hạn mức của doanh nghiệp được dựa vào dư nợ vay của cuối năm

trước, khi tính toán hạn mức tín dụng có loại trừ các khoản vay này, tuy nhiênđây chỉ là số liệu cuối kỳ của năm trước, không thể hiện được trong năm kếhoạch việc tăng giảm các khoản nợ này cho nên cũng không đánh giá được hếtnhu cầu vốn của doanh nghiệp

- Ngân hàng không xác định được thời gian trả nợ của khách hàng do không có

cơ sở tính toán được nguồn tiền vào – ra của khách hàng nên nếu khách hàng

Trang 18

không chuyển tiền về tài khoản mở tại ngân hàng thì ngân hàng khó giám sát đểthu hồi nợ vay.

1.4.3.2 Dựa vào lưu chuyển tiền tệ:

* Căn cứ xác định hạn mức tín dụng:

- Báo cáo quyết toán của năm trước.

- Báo cáo quyết toán tại thời điểm gần nhất.

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm.

- Các hợp đồng kinh tế, hợp đồng thi công.

- Để áp dụng phương pháp xác định hạn mức theo dòng tiền là khách hàng vay

phải lập được dự toán lưu chuyển tiền tệ/dự toán thu chi ngân quỹ trong suốtthời gian vay vốn (kỳ kế hoạch) Mặc dù hạn mức tín dụng thường được xácđịnh cho khoảng thời gian 1 năm, nhưng dự toán dòng tiền lập trong khoảngthời gian càng ngắn thì càng chính xác (có thể là tuần, tháng, thậm chí hàngngày)

* Nguyên tắc xác định:

- Căn cứ vào dự toán/kế hoạch lưu chuyển tiền tệ trong kỳ

- Căn cứ số dư ngân quỹ đầu kỳ, số dư tiền tối thiểu để xác định tình trạng ngân

quỹ thặng dư/thiếu hụt cuối kỳ

- Dự kiến số vay/trả trong kỳ

- Xác định hạn mức tín dụng.

* Các bước thực hiện:

- Bước 1: Dựa trên dự toán dòng thu và chi do doanh nghiệp dự kiến, xác định

ngân lưu ròng trong kỳ bằng cách lấy dòng thu trừ đi dòng chi

- Bước 2: Xác định tình trạng ngân quỹ cuối kỳ thông qua số dư ngân quỹ đầu kỳ,

ngân lưu ròng trong kỳ, số dư tiền tối thiểu Có hai trường hợp xảy ra: ngân quỹcuối kỳ thặng dư (số dương) hoặc thiếu hụt (số âm)

- Bước 3: Xác định số vay ròng/trả ròng trong kỳ

+ Khi ngân quỹ thiếu hụt thì số tiền vay mới sẽ bằng với số tiền thiếu hụt, các

kỳ thiếu hụt gần nhau thì dư nợ sẽ là số tiền tích lũy của các kỳ vay mới.+ Khi ngân quỹ thặng dư thì sẽ trả nợ vay mới

Trang 19

- Bước 4: Xác định hạn mức tín dụng trên cơ sở số vay/trả trong kỳ, ngân hàng

xác định số dư nợ lũy kế vào cuối mỗi kỳ Hạn mức tín dụng sẽ được ấn địnhtheo số dư nợ lũy kế tại thời điểm cao nhất

* Cách xác định hạn mức tín dụng:

Hiện nay có hai phương pháp tính lưu chuyển tiền tệ là phương pháp trực tiếp vàphương pháp gián tiếp Trong hai phương pháp này, mặc dù cách tiếp cận khácnhau nhưng đều đi đến kết quả cuối cùng đó là dòng tiền ròng phải như nhau Nếunhư cách tiếp cận trực tiếp cho ta biết được các dòng tiền vào, dòng tiền ra đi đâu,

về đâu như thế nào, thì trong cách tiếp cận gián tiếp cho ta biết được một doanhnghiệp có lợi nhuận nhưng chưa chắc là có tiền Bài viết sẽ đưa cách tính hạn mứctín dụng thông qua cách tính lưu chuyển tiền tệ gián tiếp Tuy nhiên các ngân hàngthường không áp dụng bảng lưu chuyển tiền tệ theo mẫu của bộ tài chính mà cósắp xếp, rút gọn lại một số chỉ tiêu Thông thường việc tính toán hạn mức tín dụngtheo phương pháp lưu chuyển tiền tệ bao gồm các nội dung sau:

(1) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Lưu chuyển tiền tệ vào

1 Doanh thu

2.Thay đổi các khoản phải thu

Lưu chuyển tiền tệ ra

4 Giá vốn hàng bán

5 Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý (có không

khấu hao)

6 Thay đổi hàng tồn kho

7 Thay đổi các khoản phải trả

8.Trả lãi vay

9.Thuế TNDN

11.Tiền ròng từ hoạt động kinh doanh 11=3-10

(2) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

12.Thu do thanh lý tài sản

13.Chi mua sắm mới tài sản

(3) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

15.Vay dài hạn mới

16.Trả nợ ngắn hạn cũ

Trang 20

17.Trả nợ dài hạn cũ

18.Chia cổ tức

19.Tiền ròng từ hoạt động tài chính 19=15-16-17-18

Ví dụ: Công ty X xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng trong năm kế hoạch để

xin vay vốn Ngân hàng A Xác định hạn mức theo lưu chuyển tiền tệ như sau:

Bảng cân đối kế toán:

Trang 21

Bảng kết quả kinh doanh năm 2013

Trang 22

Lãi vay 210 144 118 125

Xác định hạn mức:

(1) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Lưu chuyển tiền tệ vào

Lưu chuyển tiền tệ ra

Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý (có không

(2) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

Thu do thanh lý tài sản

Chi mua sắm mới tài sản

Tiền ròng từ hoạt động đầu tư - - - - (3) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Vay dài hạn mới

Chia cổ tức

Trang 23

Dư nợ 3,047 4,820 8,975 12,205

(1) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Lưu chuyển tiền tệ vào

Lưu chuyển tiền tệ ra

Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý (có không

(2) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

Thu do thanh lý tài sản

Chi mua sắm mới tài sản

Tiền ròng từ hoạt động đầu tư - - - - (3) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Vay dài hạn mới

Chia cổ tức

Trang 24

* Ưu điểm:

- Dựa theo kế hoạch kinh doanh hàng tháng của khách hàng thì ngân hàng có thể xác định

được dòng tiền thực tế của khách hàng từ đó có thể chủ động nguồn cho vay cũng như

kế hoạch thu nợ khi khách hàng có lưu chuyển tiền tệ dương

- Khách hàng lên kế hoạch chi tiết cho hoạt động kinh doanh thì có thể xác định được nhu

cầu vốn thiếu hụt hoặc thặng dư để cân đối việc sử dụng và thanh toán nợ vay sao chohiệu quả nhất

- Ngân hàng có thể đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh hàng tháng của khách

hàng thông qua việc vay và trả nợ theo kế hoạch đã đề ra, đồng thời có những điềuchỉnh kịp thời khi có những dấu hiệu bất thường liên quan đến hoạt động của kháchhàng như có thể điều chỉnh hạn mức hoặc tăng thu hồi nợ

* Nhược điểm:

- Khách hàng phải dự báo và lên kế hoạch chi tiết trong năm hoạt động, đồng thời phải

đảm bảo theo đúng mục tiêu kế hoạch đã đặt ra Tuy nhiên với thực tế khả năng báocáo, phân tích, xây dựng kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam còn rấtnhiều hạn chế nên việc xây dựng kế hoạch chi tiết hầu như không thực hiện được Hơnthế nền kinh tế thường xuyên có những biến động nên doanh nghiệp khó có thể tuânthủ được đúng kế hoạch đã đặt ra

- Số liệu để tính toán đa số đều phải ước lượng tỷ lệ và có điều chỉnh nên đòi hỏi kỹ năng

dự báo tốt tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng làm được cũng như khả năngchuyên môn của cán bộ ngân hàng cũng khó có thể đánh giá được nên trong thực tếviệc tính toán hạn mức tín dụng trong cho vay hạn mức dựa theo lưu chuyển tiền tệ hầunhư rất ít các ngân hàng Việt Nam sử dụng

1.4.4 Cách tính hạn mức tín dụng của các Ngân hàng Việt Nam:

Hiện nay có 2 cách tính toán hạn mức mức tín dụng trong cho vay hạn mức đốivới doanh nghiệp là dựa vào vòng quay vốn lưu động và dựa vào lưu chuyển tiền tệ Mặc

Trang 25

dù cách tính theo lưu chuyển tiền tệ có nhiều ưu điểm hơn cách tính dựa vào vòng quayvốn lưu động, tuy nhiên do phương pháp tính toán này đòi hỏi những kỹ năng phức tạpnên các ngân hàng ở Việt Nam chủ yếu sử dụng phương pháp tính hạn mức dựa theovòng quay vốn lưu động.

1.4.4.1 Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

(BIDV)

- Bước 1: Xác định doanh thu thuần, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) so với

doanh thu năm kế hoạch: căn cứ vào tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng năm trước, tỷ lệEBIT/DTT đó để ước tính cho năm kế hoạch

- Bước 2: Xác định EBIT dựa vào doanh thu thuần kế hoạch và tỷ lệ EBIT/DTT

- Bước 3: Xác định chi phí cần thiết để sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất cần thiết = Doanh thu thuần – khấu hao – EBIT

- Bước 4: Xác định vòng quay vốn lưu động: Dựa vào vòng quay vốn lưu động của các

trước để ước tính cho năm kế hoạch

- Bước 5: Xác định nhu cầu vốn lưu động

Nhu cầu vốn lưu động kế hoạch = Chi phí sản xuất cần thiết

Vòng quay vốn lưu động

- Bước 6: Xác định vốn lưu động ròng dựa vào năm trước có điều chỉnh

- Bước 7: Xác định các khoản chiếm dụng ngắn hạn người bán và các khoản huy động

khác (không tính vay ngắn hạn): dựa vào năm trước có điều chỉnh

- Bước 8: Xác định nhu cầu vay

Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn kế hoạch – Vốn lưu động ròng - Các khoản phải trả

người bán và huy động khác – Dư nợ vay ngắn hạn tại Ngân hàngkhác

ĐVT: Triệu đồng, vòng

01 Doanh thu thuần kế hoạch 360,000 Bằng kế hoạch của Khách hàng.

Năm 2010: 101.724trđ; 2011:

Trang 26

165.129trđ, 2012: 272.136trđ, tốc

độ tăng bình quân 3 năm: 64%

là 9.956trđ

03 Tỷ lệ Lợi nhuận trước thuế và

Năm 2012 là 3,46%, năm 2011 là3,47%, năm 2010: 0,5% KH lập5.14%

04 Lợi nhận trước thuế và lãi vay

Như vậy cách tính hạn mức của BIDV có một số điểm khác như sau:

- Việc tính nhu cầu vốn được xác định bắt đầu từ lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT),

EBIT được xác định dựa vào các tỷ lệ của những năm trước đó và có điều chỉnh lại,thông thường tỷ lệ này ngang bằng với những năm trước

- Khi xác định nhu cầu vốn đã loại trừ phần lãi vay ra khỏi chi phí cần thiết cho hoạt động

sản xuất kinh doanh

Trang 27

- Vòng quay vốn lưu động dựa vào các năm trước có điều chỉnh, tuy nhiên vòng quay vốn

lưu động của các năm trước được tính dựa vào tài sản lưu động bình quân giữa đầu kỳ

và cuối kỳ kế toán nên có thể xảy ra việc thiếu hạn mức cho khách hàng

- Khi xác định hạn mức vay vốn tại BIDV thì chỉ loại trừ dư nợ cuối kỳ của năm trước mà

không loại trừ tổng hạn mức các tổ chức tín dụng khác đã cam kết tài trợ cho kháchhàng thông qua các hợp đồng tín dụng do khách hàng cung cấp Như vậy có thể xảy raviệc BIDV cấp thừa hạn mức tín dụng cho khách hàng dẫn đến tình trạng dưa thừa vốncủa BIDV Để khắc phục tình trạng này thì BIDV phải làm việc với khách hàng để xác địnhkhách hàng có kế hoạch sử dụng hết hạn mức do ngân hàng khác cấp hay không trướckhi tính hạn mức tín dụng cho khách hàng

- Việc tính toán các chỉ tiêu chủ yếu dựa vào ước tính của cán bộ thẩm định nên có thể

mang tính chủ quan và thiếu chính xác khi cán bộ thẩm định chưa có nhiều kinh nghiệm

để đánh giá cũng như không nắm hết được đặc điểm hoạt động kinh doanh của kháchhàng

- BIDV quy định thời gian trả nợ cụ thể cho từng lần rút vốn vay dựa vào vòng quay vốn

lưu động và có điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình của khách hàng

1.4.4.2 Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB)

- Bước 1: Xác định tổng chi phí kế hoạch: Bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến hoạt

động

- Bước 2: Xác định doanh thu kế hoạch từ đó tính toán ra lợi nhuận của năm kế hoạch

nhằm xác định được hiệu quả của phương án kinh doanh

- Bước 3: Xác định nhu cầu vốn lưu động bình quân dựa vào các khoản mục chủ yếu là

phải thu, tồn kho và phải trả

- Bước 4: Xác định nhu cầu vốn vay ngắn hạn của khách hàng

- Bước 5: Xác định vốn tự có của doanh nghiệp

- Bứớc 6: Xác định nhu cầu vay vốn MSB

Trang 28

b Chi phí khấu hao -

c Chi phí lãi vay vốn 130

d Chi phí khác -

II Phương án vay vốn

4 Nhu cầu vốn lưu động bình quân (4)= (1) +

6 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn (6)= (4)–(5) 20,000

7 Vốn vay hiện tại của các Ngân hàng khác -

8 Vốn đề nghị vay Maritime Bank = (6) – (7) 20,000

- Việc tính toán hạn mức tín dụng cho khách hàng không dựa vào tổng chi phí cũng như

vòng quay vốn lưu động mà dựa vào chênh lệch giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn Cáchxác định nhu cầu vốn lưu động bình quân căn cứ vào số đầu kỳ và số cuối kỳ của năm kếhoạch của các khoản mục lưu động trên bảng cân đối kế toán

- Cách tính hạn mức này đơn giản nhưng sẽ không phản ánh được chính xác nhu cầu vay

vốn của khách hàng khi chỉ dựa vào bình quân số đầu kỳ và cuối kỳ dựa trên khoản phảithu, phải trả và tồn kho vì chi phí hoạt động của doanh nghiệp không chỉ có việc muahàng hóa để bán và dự trữ mà còn có các khoản chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chiphí lãi vay do đó nhu cầu vốn lưu động của khách hàng sẽ khác

- Mặc dù bảng tính để công thức tính từ trên xuống dưới nhưng thực tế tính toán thì MBS

hầu như đã xác định số tiền vay cho khách hàng nên lại trừ ngược lên trên để xác định

Trang 29

số vốn tự có bằng tiền tối thiểu khách hàng phải có như vậy cũng không thể tính chínhxác được nhu cầu vốn của khách hàng

1.4.4.3 Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

SCB xác định hạn mức tín dụng tương tự như cách tính tại phần IV, tuy nhiên đã cómột số điều chỉnh, cụ thể:

- Theo cách tính hạn mức ở trên thì do vòng quay vốn lưu động dựa vào tài sản lưu động

bình quân nên có thể gây thiếu hụt vốn khi trong kỳ vốn lưu động tăng cao, do đó SCBtính vòng quay vốn lưu động dựa vào tài sản lưu động cao nhất của năm trước, cụ thể:Vòng quay VLĐ năm trước = Doanh thu thuần năm trước

Tài sản lưu động năm trước cao nhất

Tài sản lưu động cao nhất năm trước được căn cứ vào số dư các kỳ báo cáo củakhách hàng, dựa vào vòng quay năm trước có điều chỉnh để dự kiến vòng quay vốn lưuđộng cho năm kế hoạch Tuy nhiên cách xác định này dựa vào số đầu kỳ và cuối kỳ cũng

có thể gây ra hiện tượng thiếu hụt vốn cho doanh nghiệp khi trong kỳ nhu cầu vốn tăngcao, hoặc gây dư thừa vốn dẫn đến nguồn vốn của ngân hàng sẽ không quay vòng hiệuquả

- Với phương pháp tính hạn mức dựa vào vòng quay vốn lưu động bình quân thì ngân

hàng sẽ không xác định được thời gian khách hàng sẽ có nguồn tiền để trả nợ, chính vìvậy SCB áp dụng phương thức cho vay hạn mức nhưng lại quy định thời gian trả nợ chomỗi lần nhận nợ cụ thể Thời gian trả nợ = 360 ngày / vòng quay vốn lưu động, đồngthời có điều chỉnh theo đặc diểm kinh doanh ngành nghề cũng như lịch sử vay trả củakhách hàng trước đây Việc quy định thời gian trả nợ có thể giúp ngân hàng hạn chếđược việc khách hàng quay vòng vốn không trả nợ ngân hàng, đồng thời có thể gây áplực trả nợ cho khách hàng khi nguồn tiền về không kịp và có thể dẫn đến rủi ro

- Với cách tính hạn mức tín dụng cũng chủ yếu dựa vào số liệu thời điểm và số liệu cuối

năm trước nên cũng có những nhược điểm như đã nêu ở phần IV

2 Đối với bao thanh toán:

Trang 30

- Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại có

bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụtheo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

- Hạn mức bao thanh toán là tổng số dư tối đa của các khoản phải thu được bao thanh

toán trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận của ngân hàng với ngườivay (là bên bán hàng)

- Để quyết định bao thanh toán cho khách hàng ngân hàng cũng phải tiến hành thẩm định

về uy tín, mối quan hệ, tình hình tài chính của cả bên mua và bên bán, trong đó chútrọng đến khả năng thanh toán của bên mua hàng, uy tín trong quan hệ kinh doanh muabán giữa bên mua và bên bán; đồng thời phải kiểm soát được việc sử dụng vốn của bênbán sau khi Ngân hàng đã thực hiện bao thanh toán

- Hạn mức bao thanh toán = Tổng (Doanh số bán chịu trong nước x Thời gian thanh toán

bán chịu/360 ngày)

- Số tiền ứng trước cho bên bán = Số tiền phải thu x tỷ lệ bao thanh toánx tỷ lệ ứng trước

– lãi (số tiền ứng trước x lãi suất x thời gian) – phí dịch vụ bao thanh toán

3 Đối với bảo lãnh:

- Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng theo đó TCTD cam kết với bên nhận bảo

lãnh về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàngkhông thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng phảinhận nợ và hoàn trả cho TCTD theo thỏa thuận

- Ngân hàng có thể cấp hạn mức bảo lãnh cho khách hàng theo 2 hình thức: cấp bảo lãnh

theo món hoặc theo hạn mức bảo lãnh

- Khi khách hàng có nhu cầu bảo lãnh thì phải cung cấp hồ sơ cho ngân hàng tương tự

như khi có nhu cầu vay vốn, ngân hàng cũng phải thẩm định khách hàng về pháp lý, tìnhhình tài chính, hiệu quả của phương án kinh doanh cũng như khả năng thực hiện mụcđích cần bảo lãnh, tài sản đảm bảo trước khi quyết định cấp bảo lãnh cho khách hàng

- Giá trị bảo lãnh: Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, kết quả thẩm định ngân hàng sẽ

quyết định giá trị bảo lãnh = nhu cầu bảo lãnh – tỷ lệ ký quỹ

Trang 31

4 Chiết khấu:

- Chiết khấu bộ chứng từ: Là hình thức cấp tín dụng theo đó Ngân hàng ứng trước cho

người thụ hưởng (là người đề nghị chiết khấu) một khoản tiền để nhận quyền đòi tiền

từ bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức nhờ thu hoặc tín dụng chứng từ L/C

- Ngân hàng cấp hạn mức chiết khấu cho khách hàng thường căn cứ vào:

+ Tình hình tài chính của khách hàng

hàng

khẩu trong những năm trước

+ Quan hệ và uy tín trong giao dịch ngoại thương của khách hàng

- Việc cấp hạn mức chiết khấu có thể được thực hiện cùng với việc cấp hạn mức tín dụng.

Tùy mỗi ngân hàng có thể cấp riêng hạn mức chiết khấu hoặc cộng dồn hạn mức chiếtkhấu vào hạn mức tín dụng khi xét cấp hạn mức cho khách hàng

- Giá trị chiết khấu thông thường được tính dựa trên giá trị bộ chứng từ xuất khẩu x tỷ lệ

chiết khấu theo quy định của mỗi ngân hàng Tùy thuộc vào uy tín của nhà nhập khẩu,ngân hàng phát hành L/C, mức độ hoàn hảo của bộ chứng từ Tỷ lệ chiết khấu của cácNHTM hiện nay có thể lên đến 95% giá trị bộ chứng từ xuất khẩu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

KHOA NGÂN HÀNG

Trang 33

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái niệm về sáp nhập và mua lại

Tại Việt Nam khái niệm sáp nhập, mua lại và hợp nhất được định nghĩa như sau:

Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định:

Sáp nhập doanh nghiệp: “Một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng

cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập” (Điều 153)

Hợp nhất doanh nghiệp: “Hai hoặc một số công ty cùng loại có thể hợp nhất thành một công ty

mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất” (Điều 152).

Trang 34

Trong Luật Doanh nghiệp lại không đề cập đến hoạt động mua bán doanh nghiệp mà được nhắc đến

trong Luật Cạnh tranh ngày 03 tháng 12 năm 2004:

“Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại” (Ðiều 17)

Theo Thông tư Số: 04/2010/TT-NHNN Quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng có định nghĩa

Sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức

tín dụng bị sáp nhập) sáp nhập vào một tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.

Hợp nhất tổ chức tín dụng là hình thức hai hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức

tín dụng bị hợp nhất) hợp nhất thành một tổ chức tín dụng mới (sau đây gọi là tổ chức tín dụng hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất.

Mua lại tổ chức tín dụng là hình thức một tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng mua

lại) mua toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng khác (tổ chức tín dụng

bị mua lại) Sau khi mua lại, tổ chức tín dụng bị mua lại trở thành công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng mua lại

Như thế để có một thương vụ sáp nhập, mua lại hay hợp nhất là các doanh nghiệp phải cùng loại hình và có sự chấm dứt hoạt động kinh doanh của một hoặc cả các bên tham gia Cùng với các quy định về việc thành lập doanh nghiệp mới, việc chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích, ta có cơ

sở để xác định hình thức chính xác một thương vụ

1.2 Phân loại sáp nhập và mua lại

a Phân loại sáp nhập

 Dựa trên mức độ liên hệ giữa hai tổ chức

 Sáp nhập theo chiều ngang

Trang 35

Là sự sáp nhập giữa các công ty cạnh tranh trực tiếp về cùng lĩnh vực kinh doanh và cùng thị trường Công ty bị sáp nhập là đối thủ cạnh tranh trước đây Đây là loại hình sáp nhập chiếm tỷ trọng lớn nhất Kết quả

từ sự sáp nhập theo dạng này sẽ đem lại cho bên sáp nhập cơ hội mở rộng thị trường, kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả của hệ thống phân phối và hậu cần Do vậy, khi hai đối thủ cạnh tranh trên thương trường kết hợp lại với nhau thì họ không những làm giảm bớt cho mình một đối thủ mà còn tạo nên một sức mạnh lớn hơn để đương đầu với các đối thủ còn lại Đa số các vụ sáp nhập theo chiều ngang diễn ra trong các ngành ôtô, dược, viễn thông, dầu khí, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…

 Sáp nhập theo chiều dọc

Sáp nhập theo chiều dọc diễn ra giữa các công ty nằm ở những giai đoạn khác nhau của một quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ hay là khách hàng của nhau Các công ty sáp nhập theo chiều dọc có quan hệ người mua-người bán với nhau Một công ty có thể sáp nhập với một công ty là nhà cung cấp của nó, gọi là sáp nhập lùi (backward merger), hoặc một công ty có quan hệ thân cận trong hệ thống phân phối sản phẩm đến nguời tiêu dùng, gọi là sáp nhập tiến (forward merger) Sáp nhập lùi diễn ra khi một nhà sản xuất tìm được nhà cung cấp nguyên vật liệu với chi phí thấp, còn sáp nhập tiến diễn ra khi một nhà cung cấp nguyên vật liệu, thành phẩm hay dịch vụ tìm được công ty mua sản phẩm dịch vụ của mình một cách thường xuyên Sáp nhập theo chiều dọc đem lại cho công ty tiến hành sáp nhập lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh

 Sáp nhập tổ hợp

Sáp nhập tổ hợp là trường hợp xảy ra đối với các công ty hoạt động ở các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh không liên quan tới nhau, không có quan hệ người mua - người bán và cũng chẳng phải là đối thủ cạnh tranh của nhau Nói cách khác, nếu một cuộc sáp nhập không rơi vào hai trường hợp sáp nhập theo chiều dọc hoặc sáp nhập theo chiều ngang thì đó là sáp nhập tổ hợp

Những công ty theo đuổi chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ sẽ lựa chọn chiến lược liên kết thành lập tập đoàn

 Dựa trên phạm vi lãnh thổ

 Sáp nhập trong nước

Đây là những thương vụ sáp nhập, mua lại giữa các công ty trong cùng lãnh thổ một quốc gia

 Sáp nhập xuyên biên

Trang 36

Được thực hiện giữa các công ty thuộc hai quốc gia khác nhau, là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp phổ biến nhất hiện nay

b Phân loại mua lại

 Mua lại mang tính thù nghịch

Là một hoạt động mà không được sự ủng hộ của công ty bị mua lại Việc mua lại có thể ảnh hưởng xấu đến công ty bị mua lại và đôi khi gây tổn hại đến cả bên mua lại Hoạt động này diễn ra khi công ty mua lại thực hiện việc mua lại cổ phiếu của công ty bị mua lại thông qua phương thức lôi kéo cổ đông bất mãn, mua gom dần

cổ phiếu trên thị trường, và các phương thức khác khi mà không đạt được sự đồng thuận hay biết trước của ban điều hành công ty bị mua lại Cổ đông của công ty bị mua lại được trả tiền hoặc hoán đổi cổ phiếu và hoàn toàn mất quyền kiểm soát công ty

 Mua lại có thiện chí

Là một hoạt động mà được ban quản lý của công ty bị mua lại đồng ý và ủng hộ trên cơ sở thương lượng giữa hai bên Việc mua lại đó có thể bắt nguồn từ lợi ích chung của cả hai bên

1.3 Các phương thức thực hiện sáp nhập và mua lại ngân hàng

a Thương lượng tự nguyện

Đây là cách thực hiện khá chủ yếu trong các thương vụ sáp nhập và mua lại ngân hàng Khi cả hai ngân hàng đều nhận thấy lợi ích chung tiềm tàng của thương vụ sáp nhập hoặc họ dự đoán được tiềm năng phát triển vượt trội của ngân hàng sáp nhập ban điều hành sẽ ngồi lại với nhau để thương thảo hợp đồng sáp nhập Có những ngân hàng nhỏ và yếu trong thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế đã tự động tìm đến các ngân hàng lớn hơn để đề nghị sáp nhập với nhau tạo thành ngân hàng lớn hơn, mạnh hơn đủ sức vượt qua những khó khăn của thời kỳ khủng hoảng và nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng lớn hơn.

b Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

Việc mua lại bắt nguồn từ ngân hàng lớn hơn hoặc từ đối thủ cạnh tranh, ngân hàng có ý định mua lại tiến hành thu gom dần cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hoặc nhận chuyển nhượng của các nhà đầu tư chiến lược, các cổ đông nhỏ lẻ Khi việc thu gom cổ phiếu của ngân hàng mục tiệu đủ khối lượng cần thiết để triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường thì ngân hàng thu mua yêu cầu họp và đề ngị mua hết số cổ phiếu còn lại của các cổ đông Cách thức này đòi hỏi thời gian dài, hơn nữa nếu để lộ ý định ra bên ngoài thì giá

Trang 37

cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu sẽ có thể tăng vọt trên thị trường Ngược lại, nếu cách thức này diễn ra dần dần và trôi chảy, ngân hàng mua lại có thể đạt được mục tiêu của mình một cách êm thấm mà không gây xáo động lớn cho ngân hàng mục tiêu, trong khi đó chỉ phải trả một mức giá thấp hơn cách thức chào thầu rất nhiều.

c Chào thầu

Ngân hàng hoặc cá nhân hoặc nhóm nhà đầu tư có ý định mua lại toàn bộ ngân hàng mục tiêu đề nghị

cổ đông hiện hữu của ngân hàng này bán lại cổ phiếu của họ với giá cao hơn giá thị trường rất nhiều Giá chào thầu đó có đủ hấp dẫn để đa số cổ đông tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu cũng như quản lý ngân hàng mình.

Hình thức chào thầu thường áp dụng trong các vụ thôn tính mang tính thù địch đối thủ cạnh tranh Ngân hàng mục tiêu thường là ngân hàng yếu hơn Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp một ngân hàng nhỏ nuốt được một đối thủ nặng ký hơn, đó là khi họ huy động được nguồn tài chính khổng lồ từ bên ngoài để thực hiên được

vụ thôn tính Các ngân hàng mua lại theo hình thức này thường huy động tiền bằng cách:

Để chống lại vụ sáp nhập bất lợi cho mình, ban quản trị ngân hàng mục tiêu có thể chiến đấu lại bằng cách tìm kiếm sự trợ giúp, bảo lãnh tài chính mạnh hơn, để có thế đưa ra mức giá mua cổ phần của các cổ đông hiện hữu đang ngã lòng.

Trang 38

hiệu, thị phần, hệ thống khách hang nhân sự, văn hóa daonh nghiệp rất khó được định giá và được các bên thống nhất.

e Lôi kéo cổ đông bất mãn

Phương thức này cũng thường được sử dụng trong các thương vụ thôn tính mang tính thù địch Khi lâm vào tình cảnh kinh doanh yếu kém và thua lỗ, luôn có một bộ phận không nhỏ cổ đông bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị và điều hành ngân hàng mình Ngân hàng có lợi thế cạnh tranh có thể lợi dụng tình hình này để lôi kéo bộ phận cổ đông đó Trước tiên thông qua thị trường, họ sẽ mua một số lượng cổ phần tương đối lớn (nhưng chưa đủ chi phối) cổ phiếu trên thị trường để trở thành cổ đông của ngân hàng mục tiêu Sauk hi nhận được sự ủng hộ, họ và các cổ đông bất mãn sẽ triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông, hội đủ số lượng cổ phần chi phối để loại bỏ ban quản trị cũ và bầu đại diện ngân hàng thu mua vào hội đồng quản trị mới Cảnh giác với hình thức thôn tính này, ban quản trị có thể sắp đặt các nhiệm kỳ của ban điều hành và ban quản trị xen kẽ nhau ngày từ trong điều lệ ngân hàng Bởi vì mục đích cuối cùng của ngân hàng thu mua và cổ đông bất mãn là thay đổi ban điều hành.

1.4 Sáp nhập và mua lại các ngân hàng trên thế giới và các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

a Sáp nhập và mua lại ngân hang trên thế giới

Xem xét các lĩnh vực thực hiện sáp nhập và mua lại (M&A), có thể nói ngân hàng là ngành cóhoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) diễn ra sôi động nhất Đầu tiên phải kể đến hai đại gia ngân hàng,ABN Amro của Hà Lan và Barclays PLC của Anh Hai đại gia này đã chính thức sáp nhập với nhau vớitrị giá hơn 91 tỷ USD Đây được coi là thương vụ sáp nhập lớn chưa từng thấy trong lịch sử ngành ngânhàng châu Âu nói riêng và trong ngành công nghiệp tài chính toàn cầu nói chung Theo thoả thuận sápnhập này, tập đoàn mới có tên gọi Barclays PLC, có đặt trụ sở chính đặt tại Amsterdam (Hà Lan) cókhoảng 47 triệu khách hàng trên toàn cầu với ban điều hành mới gồm 10 thành viên từ Barclays và 9thành viên từ ABN Amro Điều này cũng có nghĩa Barclays sáp nhập với ABN Amro sẽ tạo ra một trongnhững tập đoàn ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo số vốn thị trường Không dừng lại ở đó, ngân hàngABN Amro còn tiếp tục sáp nhập với Liên minh Ngân hàng Hoàng gia Scotland RBS, Stantander củaTây Ban Nha và Fortis của Bỉ - Hà Lan Thương vụ này có tổng giá trị 101 tỷ USD Tiếp đến làUnicredit SPA - một ngân hàng nổi tiếng bậc nhất của Italia đã mua lại các ngân hàng Societe Generale

SA và Capitalia SpA gây xôn xao dư luận

Tại khối ngành ngân hàng Mỹ, tham vọng đứng đầu ngành ngân hàng nội địa của Mỹ là động lựckhiến Bank of America mua lại Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD Cuộc sáp nhập này đã cho ra đời tập

Trang 39

đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới Theo đó, Bank of America đã trở thành ngân hàng thương mạilớn nhất tại Mỹ tính theo lượng tiền gửi và lượng vốn hóa thị trường và là ngân hàng thành viên thuộctập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) Qua đây, Bank of America thu tới 90% lợi nhuận từ thị trườngnội địa nước Mỹ Trước đó, với mục tiêu chính của là luôn đứng đầu tại ngành ngân hàng nội địa Mỹ,Bank of America đã thông qua hàng loạt thương vụ thâu tóm trong đó có việc mua lại chi nhánh ngânhàng ABN Amro tại Bắc Mỹ và tập đoàn ngân hàng tài chính Lasalle với trị giá 21 tỷ đô la Mỹ, mua lạiđại gia thẻ tín dụng MBNA với giá 35 tỷ

Bên cạnh đại gia Bank of America, thương vụ mua lại của Wells-Fargo với ngân hàng Wachoviavới giá trị 15,1 tỷ đô la Mỹ cũng là một thương vụ M&A đình đám trên thế giới Sau khi vượt qua đượcđối thủ Citigroup trong thương vụ cạnh tranh mua lại Wachovia, Wells Fargo đã nâng tầm của mình lênngang hàng với các đối thủ ngân hàng lớn khác tại Mỹ như JP Morgan Chase và Bank of America Theo

đó, ngân hàng này sẽ có tài sản 1.420 tỷ đô la và trở thành ngân hàng lớn thứ ba của Mỹ

Ở châu á, thương vụ M&A tiêu biểu có thể phải kể đến sự ra đời của Mitsubishi UFJ Financialgroup là kết quả của sự sáp nhập giữa hai ngân hàng UFJ Holding và Mitsubishi Tokyo Financial group.Đại ngân hàng này đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào 01/10/2005 Mitsubishi UFJFinancial group giờ đã trở thành một trong những tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới có số vốnlên tới 1.770 tỷ USD với 40 triệu khách hàng, vượt qua ngân hàng Citigroup của Mỹ về giá trị tài sản.Các nhà phân tích cho rằng việc sáp nhập này thể hiện sự hồi phục của ngành ngân hàng Nhật Bản sauthời gian nợ nần chồng chất

Ngoài ra thương vụ sàn giao dịch chứng khoán New York NYSE (Mỹ) đã mua Euronext với giá14,3 tỷ USDI hay hai công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu tại Anh là Resolution và Friends Providentcũng sáp nhập lại với nhau với trị giá 8,3 tỷ bảng Anh cũng là những vụ mua lại và sáp nhập nổi tiếngkhác trên thị trường tài chính thế giới

Nhìn chung, các thương vụ M&A của các ngân hàng tiêu biểu trên thế giới đều đem lại hiệu quảtốt, giúp các định chế tài chính vượt qua được khó khăn và nâng tầm hoạt động của mình lên các vị thếmới Tuy nhiên có thể thấy được rằng, sự thành công của các thương vụ M&A trên được quyết định rấtlớn bởi trình độ quản lý, kinh nghiệm hoạt động, sự minh bạch rõ ràng của hệ thống luật pháp cũng nhưcác chính sách mà ngân hàng trung ương ở các nước này thực hiện Đây cũng chính là các yếu tố mà cácquốc gia đang phát triển như Việt Nam cần lưu ý khi thực hiện M&A ngân hàng

b Những nghiên cứu trước về sáp nhập và mua lại ngân hàng

M&A Operations and Performance in Banking (Elena Beccalli, Pascal Frantz (2009))

Trang 40

Hai nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu 714 thương vụ M&A ngân hàng tại châu âutrong giai đoạn từ 1991 - 2005 để xem xét các tác động mà M&A đem lại cho các ngân hàng sau khimua lại và sáp nhập Nghiên cứu cho thấy M&A có liên quan đến sự suy giảm nhẹ trong ROE , hiệu quảdòng tiền và tỷ suất lợi nhuận tuy nhiên cải thiện đáng kể hiệu quả chi phí.

Bank M&A and the Growth of Commercial Bank (Ge Zhaoqiang(2005))

Bài nghiên cứu thực hiện nghiên cứu 2 phương thức phát triển cơ bản của ngân hàng thươngmại và hoạt động M&A trong ngân hàng Bài nghiên cứu chỉ ra rằng M&A là nhân tố cơ bản trong sựphát triển của ngân hàng thương mại Nghiên cứu thực nghiệm trên một loạt ngân hàng tại Trung Quốccũng cho thấy rằng M&A giúp hệ thống ngân hàng thương mại cải cách và đổi mới hệ thống tài chính,xây dựng quản trị doanh nghiệp, nâng cao chất lượng tài sản và quản trị rủi ro, nó còn thúc đẩy quá trìnhquốc tế hóa và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của hệ thống ngân hàng

Bank M&A in Central and Eastern Europe (Markus Fritsch, Fabian Gleisner, Markus Holzhäuser (2004))

Bài nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu sự tăng trưởng lợi nhuận bất thường trong 56 ngânhàng M&A xuyên biên giới trong giai đoạn 1990 - 2005 tại châu âu và Hoa kỳ Nghiên cứu phát hiện rarằng nhân tố đặc biệt giúp các thương vụ M&A thành công là các yếu tố riêng có của các thị trường mớinổi Nói một cách khác, yếu tố quốc gia là nhân tố chủ đạo giải thích sự tăng trưởng lợi nhuận bấtthường của các ngân hàng M&A

The Euro and the Changing Face of European Banking: Evidence from Mergers and Acquisitions (Manapol Ekkayokkaya, Phil Holmes, Krishna Paudyal (2007))

Ba tác giả thực hiện nghiên cứu những thay đổi trong bộ mặt của một số ngân hàng tại châu

âu thời kỳ trước và sau khi đồng EUR ra đời và sự khác biệt trong lợi nhuận hoạt động của các ngânhàng thực hiện M&A trong và ngoài khu vực châu âu Bài nghiên cứu chỉ ra rằng lợi nhuận hoạt độngcủa các ngân hàng có xu thế giảm sút đi khi liên minh kinh tế và tiền tệ ra đời và có sự khác biệt đáng kểtrong lợi nhuận hoạt động của các ngân hàng thực hiện M&A trong và ngoài khu vực châu âu

M&A và yếu tố văn hóa(Ths Trịnh Thị Phan Lan, Ths Nguyễn Thùy Linh - Đại học quốc gia

Hà Nội)

Ngày đăng: 01/06/2015, 22:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w