17 NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM - NHỮNG TRANG VIẾT CÓ LỬA Bùi Thị Lan 0984608808 lanbt@hcmute.edu.vn Thư viện HCMUTE ******** “So với lớp thanh niên ngày nay, người thanh niên của bốn chục năm trước có một cách sống khác không lắm chiều cạnh phong phú, không tự do nhiều vẻ, nhưng lại trong sáng thánh thiện đến kỳ lạ. Sự tận tụy làm người của Thùy Trâm là nhân tố khiến cho những người lính Mỹ khác hẳn về lý tưởng cũng phải kính trọng… Trong sự muôn màu muôn vẻ của thực tại, con người vẫn là mẫu số chung làm nên những giá trị vĩnh cữu. Nhật ký Đặng Thùy Trâm có cái nhân tố nhân văn đầy bí mật đó” - Vương Trí Nhàn. Nhật ký Đặng Thùy Trâm là một quyển Nhật ký của người phụ nữ sống trong bom đạn của chiến tranh đã dành cho mình một chút riêng tư để ghi lại những kỷ niệm và lưu giữ lại cuộc sống tinh thần của tuổi thanh xuân. Khi tôi đọc xong quyển nhật ký tôi cảm nhận quyển sách giống như một người thầy - một người bạn tốt của tôi. Tôi là một người phụ nữ may mắn được sinh ra và lớn lên trong hòa bình không bom đạn, không tiếng súng, chưa nếm trải trận mạc, máu và nước mắt. Sự tàn khốc, ác liệt của chiến tranh mà tôi biết chỉ thông qua sách vở, phim ảnh…Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã cho tôi hiểu thêm cuộc sống của những người lính đã hy sinh tuổi trẻ của mình cho quê hương, đất nước. Bằng những ngôn từ bình dị, không trau chuốt quyển Nhật ký như một cuốn băng tua lại dòng ký ức của một người lính, một người con gái tuổi hai mươi ra chiến trận, khi ta đọc ta cảm nhận nỗi khắc khoải về tình yêu nỗi nhớ cháy bỏng khôn nguôi về gia đình, về những ngõ phố của một Hà Nội yên ấm, cả những cơn đau xé ruột khi mỗi ngày trôi qua một đồng đội thân thương của chị ngã xuống: “…Cảnh hòa bình ấy quá xa vời rồi Th. ơi ! bao giờ cho miền Nam được hưởng những mùa hoa tươi thắm ấy? Ở đây bom đạn đau thương tang tóc còn nặng trĩu trên cuộc sống của mỗi người. Mới hôm qua đó một thanh niên hai mươi mốt tuổi thương tích đầy mình. Anh ta gọi tên mình mong được cứu chữa, nhưng mình cũng đành rơi nước mắt nhìn anh chết trong đôi tay bất 18 lực…”. Những trang nhật ký thể hiện một lý tưởng sống thật cao đẹp. Năm 1966, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội như bao thanh niên cùng thế hệ, chị đã chọn cho mình một lý tưởng sống, chiến đấu vì tổ quốc. Đặng Thùy Trâm xung phong công tác ở chiến trường B và chị được phân công phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ - Quãng Ngãi. Chị đã lăn xả cứu chữa thương binh, chăm sóc bệnh binh một cách tận tụy, chu đáo… giữa vùng đất hằn sâu dấu tích của bom đạn chị vẫn kiên cường bám trụ nhiều năm thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, đó là cứu chữa cho các anh thương binh. Khi người lính ngụy làm thông dịch viên nói với người lính tình báo Mỹ đừng đốt quyển nhật ký bởi cuốn nhật ký đã có lửa, ngọn lửa ấy thắp sáng tâm hồn trong trẻo, nghị lực phi thường cùng với lòng dũng cảm của người con gái - chủ nhân của quyển nhật ký này. Có một ngọn lửa khác không rừng rực cháy mà lại ấm áp vô cùng đó là tình người, tình người được thể hiện rõ nét qua từng câu chữ. Cứ tưởng con người ta khi đối diện với khung cảnh chiến tranh ác liệt, bom đạn đầy trời, cái chết cận kề thì con người ta sẽ trở nên khô khan, ích kỷ, sống cho bản thân nhưng đối với Đặng Thùy Trâm thì ngược lại ta thấy ở chị một tâm hồn cao đẹp, rộng lượng, vị tha. Tình người ở đây thể hiện trước hết đó là tình cảm gia đình, tình cảm ấy tưởng như quá đổi bình thường và dung dị nhưng đối với chị tình cảm ấy lại mang một màu sắc riêng, rời ghế nhà trường mặc dù vô cùng yêu thương và gắn bó với gia đình nhưng chị vẫn tình nguyện ra chiến trường vì một tình yêu lớn lao hơn đó là tình yêu đất nước. Trong những trang nhật ký chị ghi lại trong chiến trường, nhiều lần chị nhắc đến những người thân yêu của chị với nổi nhớ da diết: “ Nhớ Hà Nội, nhớ ba má và các em vô kể, vừa chợp mắt giữa trưa mình đã thấy mình gặp má và các em trong ngôi nhà ở trường Cán bộ Y tế, ”. Nỗi nhớ thương gia đình đã ám ảnh vào giấc mơ của chị, nhưng không vì thế mà chị bỏ chiến trường, chị vẫn bám trụ vùng đất khốc liệt ấy cho đến khi chị mãi mãi nằm xuống nơi đây khi mới tròn 27 tuổi. Một tình cảm khác được Đặng Thùy Trâm nhắc đến trong những trang viết của chị đó là Tình yêu, chị cũng có một mối tình kéo dài trong thời chiến nhưng mối tình ấy đã không thành và để lại cho chị nhiều đau khổ, chị và anh yêu nhau nhưng không hiểu vì sao anh chị đã không đến được với nhau, chị đã nhiều lần nhắc đến anh với những lời trách móc giận hờn: “ Không! M. ơi, hãy đi đi , đừng gieo buồn lên con tim rớm máu của Th. nữa. Giữa chúng ta không thể nào có một hạnh phúc vĩnh viễn dù cả hai chúng ta còn sống sau cuộc chiến tranh này…” nhưng chưa một lần chị thể hiện thái độ thù hận đối với anh, đôi khi chị viết về anh với những lời quan tâm, chia sẻ sâu sắc. Trái tim chị thật bao dung và nhân hậu biết bao. Trái tim ấy đã rỉ máu vì tình yêu nhưng 19 không vì thế mà nó yếu mềm, chị không bị đau khổ trong tình yêu làm chị gục ngã mà chị vẫn vững vàng ở vị trí công tác của mình. Mạch cảm xúc dâng tràn trên trang nhật ký của chị nữa đó là tình đồng đội, đồng chí. Tình đồng đội, đồng chí được chị ghi lại với những ngôn từ hết sức bình dị, ẩn sâu trong những câu nói của chị là tình yêu thương đồng đội, đồng chí sâu sắc và không một chút so đo, tính toán. Gấp lại trang nhật ký yêu thương - Nhật ký Đặng Thùy Trâm. Tôi có một cảm giác lâng lâng khó tả, không thể diễn tả hết bằng lời. Vì quyển nhật ký ấy giống như một người thầy giáo dạy cho tôi hiểu và trân trọng cuộc sống của mình. Làm cho tôi hiểu thêm về quá khứ hào hùng của dân tộc, với thế hệ thanh niên anh dũng sống hết mình cho những lý tưởng cao đẹp. Bên cạnh đó, tôi cũng có cảm giác quyển nhật ký là một người bạn thân thiết vì mỗi khi tôi bực tức hay buồn phiền thì những dòng nhật ký của chị lại làm cho tôi nhẹ lòng và lạc quan hơn. Tôi thầm cảm ơn chị, cảm ơn những người lính đã chiến đấu và hy sinh để cho tôi và những thế hệ sau có một cuộc sống hòa bình, yên ấm. . mẫu số chung làm nên những giá trị vĩnh cữu. Nhật ký Đặng Thùy Trâm có cái nhân tố nhân văn đầy bí mật đó” - Vương Trí Nhàn. Nhật ký Đặng Thùy Trâm là một quyển Nhật ký của người phụ nữ sống. quyển nhật ký bởi cuốn nhật ký đã có lửa, ngọn lửa ấy thắp sáng tâm hồn trong trẻo, nghị lực phi thường cùng với lòng dũng cảm của người con gái - chủ nhân của quyển nhật ký này. Có một ngọn lửa. so đo, tính toán. Gấp lại trang nhật ký yêu thương - Nhật ký Đặng Thùy Trâm. Tôi có một cảm giác lâng lâng khó tả, không thể diễn tả hết bằng lời. Vì quyển nhật ký ấy giống như một người thầy