1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Những câu chuyện... nhật ký Đặng Thùy Trâm

5 928 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 57,5 KB

Nội dung

10 năm trước, tôi viết về liệt sỹ Đặng Thùy Trâm 10 năm trước, một phóng viên của báo Tiền Phong đã viết ghi chép dài 3 kỳ “Đi tìm Su-li-cô” về nữ liệt sỹ Đặng Thùy Trâm. Giờ đây, khi mà cuốn “Nhật Đặng Thùy Trâm” đang gây xúc động toàn xã hội, nhà báo Vinh Thu nhớ lại . Vào cuối tháng 12 năm 1994, tôi tình cờ được xem bộ phim tài liệu “Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển” (kịch bản của nhà văn Nguyên Ngọc) trong chương trình truyền hình sáng chủ nhật. Chi tiết anh Tư Thắng, người thuyền trưởng dũng cảm phi thường đã hàng trăm lần vượt qua cái chết, vận chuyển đạn dược chi viện cho miền Nam đánh Mỹ, với lòng khâm phục vô hạn nhắc tới một nữ bác sỹ trẻ, người Hà Nội chính là “mật khẩu” dẫn dắt tôi vào cuộc tìm kiếm hết sức thú vị sau này. Theo lời anh Tư Thắng - chị xung phong vào Nam phục vụ chiến đấu và đã anh dũng hy sinh. Trong những năm tháng khói lửa ấy, có thời gian chị hết lòng cưu mang, chạy chữa vết thương cho anh cùng 14 chiến sỹ hải quân khác. Hơn một phần tư thế kỷ sau cử chỉ đầy ân nghĩa ấy, anh Tư Thắng ân hận, vì ngoài tên chị là Thùy Trâm, anh không biết địa chỉ gia đình chị ở đâu để nhắn gửi một lời tạ ơn. Thực ra ban đầu tôi cũng không có ý định khai thác chi tiết này để viết bài, bởi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ác liệt của dân tộc kéo dài hơn hai mươi năm qua, có biết bao người con miền Bắc cũng rơi vào bối cảnh tương tự ? Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm Thế nhưng, không hiểu do tình cảm nào mách bảo, tôi lại hồn nhiên giãi bày nỗi băn khoăn của anh Tư Thắng với anh Hồ Nam, kỹ sư điện, người sau giờ làm việc vẫn có mặt ở gần cổng trường tiểu học Trưng Vương (Hà Nội), chờ đón con. Tôi với anh Nam quen biết nhau hoàn toàn tình cờ. Con trai út của hai chúng tôi cùng học một lớp. Chờ đón con có nhiều ông bố, song tôi cũng không hiểu tại sao mình lại chọn anh, chứ không phải ai khác, để kể về chi tiết trên. Chủ tâm “buôn dưa lê” để giết thời gian, ai ngờ phu nhân Hồ Nam lại chính là em ruột của liệt sỹ Thùy Trâm, nữ bác sỹ trẻ, người mà anh Tư Thắng vô cùng ngưỡng mộ! Thật khó diễn tả sự kỳ diệu của trường hợp trùng lặp ngẫu nhiên như thế. Bởi, nếu Đài truyền hình lùi thời gian phát sóng bộ phim chỉ dăm tháng, tôi đã không thể có cơ hội “buôn dưa lê” với anh. Lý do: Ngay sau năm học đó, anh không còn là “bạn đón con” của tôi nữa, vì con anh đã chuyển về trường Giảng Võ. Chính sau “phát hiện” hoàn toàn vô thức chiều hôm ấy, tôi mới nảy ý định viết bài cho dịp kỷ niệm 20 năm giải phóng miền Nam năm ấy (30-4-1975/30-4-1995). Khi đến thăm gia đình chị Thùy Trâm, thoạt đầu tôi cũng hoang mang, bởi tôi không phải là người đầu tiên có thể hoá giải nỗi băn khoăn của anh Tư Thắng. Trước tôi đã có nhà văn lão thành Nguyên Ngọc. Nghe chuyện mới biết, sau khi cũng tình cờ gặp lại Thùy Trâm trong bộ phim trên, gia đình đã liên lạc với tác giả kịch bản - nhà văn Nguyên Ngọc. Đáp lại tình cảm gia đình, ngay ngày hôm sau, nhà văn đã tới thăm ông bà thân sinh ra người nữ anh hùng và tặng mọi người tác phẩm của mình. Biết có thể sẽ phải “múa rìu qua mắt thợ”, song tôi vẫn không từ bỏ ý định viết bài. Có quá nhiều tình tiết cảm động và đầy kịch tính khiến không ít người không thể cầm nước mắt, khi tiếp xúc với gia đình nhân vật. Đầu tiên là hình ảnh tiều tụy của ông chủ nhà, nguyên chủ nhiệm khoa Ngoại Bệnh viện Xanh-pôn, Hà Nội - BS.Đặng Ngọc Khuê. Ông già 76 tuổi, đã 23 năm nằm liệt giường vì tai biến mạch máu não - tai họa xảy ra trong khoảnh khắc ông nhận được tin cô con gái, mà ông yêu thương nhất và đặt nhiều hy vọng đã hy sinh. Khi ấy ông vừa ngơi tay sau ca phẫu thuật cho nạn nhân bị trúng mảnh bom, lúc Mỹ huy động pháo đài bay B 52 điên cuồng đánh phá LTS: Tháng tư năm 1995, nhà báo Vinh Thu đã viết ghi chép dài 3 kỳ “Đi tìm Su-li- cô” về nữ liệt sỹ Đặng Thùy Trâm đăng trên Tiền Phong các số 14 - 15 -16. Giờ đây, sau hơn 10 năm, khi mà cuốn “Nhật Đặng Thùy Trâm” đang gây xúc động toàn xã hội, nhà báo Vinh Thu nhớ lại: Cả chuỗi sự kiện diễn ra ngẫu nhiên, hết sức tình cờ, kết thúc có hậu - đó là điều kỳ lạ, khó lý giải. Tôi chỉ là người may mắn nhặt được “mật khẩu” và có bài viết. Hà Nội, tháng 12/1972. Suốt ngày ông nằm bất động, chân tay cứng đơ, không còn khả năng làm bất cứ việc gì, thậm chí lúc tôi cúi chào chỉ thấy đôi môi tái nhợt của ông khẽ mấp máy. Bạo bệnh đã cướp mất cả tiếng nói của ông. Vợ ông - dược sỹ Doãn Ngọc Trâm, người mẹ tần tảo nuôi dạy năm đứa con khôn lớn, đã về hưu được gần chục năm, hàng ngày ngoài việc chăm sóc ông đau ốm, vẫn phải cần mẫn trông nom cái ki-ốt thuốc tân dược khá xa nhà để kiếm thêm mớ rau, con cá. Và nhất là khi được biết những thông tin phong phú và hết sức đặc sắc về nhân vật chính - chị Thùy Trâm. Việc chị cả đảm đương bổn phận của cả bố và mẹ trong khâu chăm lo cuộc sống cho bốn đứa em trong thời gian dài, vì “bố đi tăng cường cho bệnh viện Đông Anh, mẹ sơ tán cùng trường cán bộ quản lý y tế (theo lời Hiền Trâm) - không phải là hiện tượng hiếm gặp trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh.Song người chị chu đáo với em tới mức vui vẻ đạp xe hàng chục cây số để tìm, chép cho em một bài hát, mà em yêu thích thì tôi mới thấy có Thùy Trâm. Hãy đọc đoạn thư chị viết cho em gái Phương Trâm: “Mấy hôm nay bận không mở mắt ra được. Bận học thi. Bận trực bệnh viện. Bận tập hát dự thi. Bận buồn…ngủ. Bài hát đã lấy được rồi đấy. Con nhãi “điên” làm khổ bao nhiêu người. Chiều hôm nhận được thư em, chị đã tìm khắp trường âm nhạc. Chẳng ai có. Sớm hôm sau. Mặc mưa gió, chị đạp xe xuống Mai Dịch (Đoàn văn công Tổng cục Chính trị). Tiếc thay, cả tác giả và Bài báo của tác giả Vinh Thu viết trên Tiền Phong số 15 năm 1995 người có bản nhạc đều đã ra phục vụ chiến đấu ở đảo Bạch Long Vỹ. Thế là chị phải nhờ người hát để ghi lại…”. Bất kể hoàn cảnh nào, Thùy Trâm cũng sẵn sàng chiều mọi sở thích lành mạnh của đàn em, song chị lại hết sức chú ý gây dựng cho họ lối sống trong sáng, vị tha và cao thượng. Nghe nỗi than vãn của em gái về một số bạn xấu tính, bần tiện cùng lớp học, sau khi giảng giải cho em rằng, “đó cũng là chuyện thường thôi”, Thùy Trâm căn dặn: “Điều căn bản em phải nhớ là, bản thân phải tốt với người ta trước. Nên tự hỏi, mình đã làm gì tốt cho người khác chưa, chứ đừng đòi hỏi họ đã làm gì cho mình”. (Còn nữa) Vinh Thu Tin bài liên quan: 10 năm trước, tôi viết về liệt sỹ Đặng Thùy Trâm - kỳ 3 10 năm trước, tôi viết về liệt sỹ Đặng Thùy Trâm (tiếp) . Su-li- cô” về nữ liệt sỹ Đặng Thùy Trâm đăng trên Tiền Phong các số 14 - 15 -16. Giờ đây, sau hơn 10 năm, khi mà cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm đang gây xúc động. về liệt sỹ Đặng Thùy Trâm 10 năm trước, một phóng viên của báo Tiền Phong đã viết ghi chép dài 3 kỳ “Đi tìm Su-li-cô” về nữ liệt sỹ Đặng Thùy Trâm. Giờ

Ngày đăng: 06/08/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w