1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ba đề xuất để hỗ trợ xuất khẩu.docx

5 412 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 178,41 KB

Nội dung

Ba đề xuất để hỗ trợ xuất khẩu

Trang 1

Ba đề xuất để hỗ trợ xuất khẩu

Trang 2

(TBKTSG Online) - Cần tiếp tục điều chỉnh tỷ giá theo hướng nới rộng biên độ, đa dạng hóa sử dụng ngoại tệ và hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu là ba đề xuất của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCEIF) để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu những tháng cuối năm.

Trong một báo cáo được đưa ra đầu tuần này, NCEIF đề xuất nới biên độ dao động tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ lên mức 6% (hiện tại là 5%), nhằm điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ có kiểm soát một cách từ từ, khiến giá trị đồng Việt Nam gần sát hơn giá trị thực mà không gây biến động lớn trên thị trường tiền tệ Đề xuất thứ hai là đa dạng hóa sử dụng các ngoại tệ trên thị trường, đặc biệt trong các hợp đồng thanh toán xuất khẩu.

Để làm được việc này, Nhà nước cần có các quy định và chế tài cụ thể về việc đa dạng hóa các ngoại tệ trong giao dịch xuất khẩu, tránh tập trung quá mức vào đồng đô la Mỹ như hiện nay, dẫn tới căng thẳng nguồn cung đô la Mỹ trên thị trường.

NCEIF còn đề xuất Chính phủ nên dành một phần trong gói kích thích kinh tế để hỗ trợ tín dụng nhiều hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp chứng minh được việc giao hàng đã hoàn thành, đang làm thủ tục thanh toán.

Mục tiêu xuất khẩu hàng hóa năm nay là tăng trưởng 3%, tức tổng kim ngạch xuất khẩu phải đạt mức 65 tỉ đô la Mỹ Tuy nhiên, trong một dự báo được NCEIF đưa ra đầu tuần này cho biết, kim ngạch xuất khẩu năm nay có thể chỉ đạt 58,9 tỉ đô la đến 61,3 tỉ đô la, tức là giảm từ 2,2% đến 6,4% so với năm 2008 Nhận định nêu trên cũng trùng với ý kiến của một sốchuyên gia kinh tế đưa ra hồi cuối tuần trước, trong cuộc hội thảo: “Doanh nghiệp tận dụng thời cơ hậu khủng hoảng” do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại TPHCM tổ chức.

Nếu kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi hiện nay và Chính phủ có những biện pháp điều hành xuất khẩu linh hoạt, cụ thể hơn thì kim ngạch xuất khẩu năm 2009 có thể giữ vững con số như năm 2008, tức là tăng trưởng ở mức 0%.

Theo phân tích của NCEIF, dự báo triển vọng xuất khẩu được đưa ra dựa vào yếu tố chính là xu thế xuất khẩu của Việt Nam được hình thành trong nhiều năm gần đây, khả năng phục hồi của kinh tế thế giới nói chung và những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam nói riêng.

Người đứng đầu NCEIF, ông Lê Đình Ân phân tích rằng, trong những năm qua, tỷ trọng xuất khẩu 6 tháng đầu năm của Việt Nam thường chiếm 45% đến 47% tổng kim ngạch xuất đi cả năm, còn tỷ trọng 6 tháng cuối năm thường chiếm 53% đến 55%.

Nhưng thực tế, theo Trung tâm thông tin - thương mại (Bộ Công Thương), đã qua 7 tháng nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa mới đạt 32,3 tỉ đô la Mỹ, giảm 13,5% so với cùng kỳ và bằng 50% của kế hoạch 65 tỉ đô la Mỹ cho năm nay.

Theo tính toán này, nếu muốn đạt mức tăng trưởng 3% thì 5 tháng còn lại trong năm, mỗi tháng Việt Nam phải xuất đi 6,5 tỉ đô la giá trị hàng hóa Điều này được xem là rất khó khăn trong bối cảnh chung hiện nay, khi mà xu hướng giảm giá xuất khẩu - nguyên nhân chính dẫn đến kim ngạch xuất khẩu khó tăng cao hiện vẫn đang được duy trì ở nhiều thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam do suy thoái kinh tế chưa phục hồi Bộ Công Thương tính sơ bộ, giá cả hàng hóa xuất khẩu 7 tháng đã giảm trung bình 24% so với cùng kỳ năm 2008, làm cho kim ngạch xuất khẩu chung giảm tới 10,3 tỉ đô la Mỹ Trong số đó, nhiều mặt hàng chủ lực như dầu thô bị giảm gần 4,16 tỉ đô la, dệt may giảm 810 triệu đô la, gạo giảm giá 780 triệu đô la NCEIF nhận định, nếu kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi hiện nay và Chính phủ có những biện pháp điều

Trang 3

Sacombank hỗ trợ tín dụng xuất khẩu sang

Trụ sở chi nhánh Sacombank tại Phnom Penh, Campuchia.

Từ ngày 12/7, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) triển khai gói giải pháp hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu qua thị trường Campuchia và doanh nghiệp Campuchia nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Theo Sacombank, gói giải pháp này nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động giao thương giữa hai nước, phát huy vai trò hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường đầy tiềm năng này.

Trang 4

Theo đó, các khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia được hưởng mức lãi suất vay ưu đãi VND tối thiểu 12%/năm, đồng thời các đối tác nhập khẩu của các doanh nghiệp này tại Campuchia cũng được hưởng cơ chế lãi suất vay ưu đãi USD tối thiểu 8%/năm (mức lãi suất vay USD trung bình tại thị trường Campuchia từ 10% -

Chương trình này sẽ được áp dụng từ ngày 12/7 - 12/10/2010.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ nhà xuất khẩu Campuchia sẽ được hỗ trợ giảm 30% phí chuyển tiền từ Việt Nam sang Campuchia từ ngày 12/7 - 31/12/2010

Hội nghị khách hàng “ACB – Gặp gỡ doanh nghiệp 2009”

Cần Thơ, ngày 27/02/2009, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã tổ chức hội nghị khách hàng “ACB – Gặp gỡ doanh nghiệp 2009” tại Khách sạn Ninh Kiều 2, số 3 đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ Hội nghị đã nhận

được sự hưởng ứng rất tích cực của hơn 250 khách hàng từ các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong các ngành gạo, thủy sản, thức ăn thủy sản thuộc khu vực miền Tây và đồng bằng Sông Cửu Long Đây cũng là các doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực xuất khẩu, là các khách hàng hiện hữu và tiềm năng của ACB Tại hội nghị, ACB đã giới thiệu, tư vấn, thảo luận xoay quanh các nội dung về:

Chính sách tài trợ xuất khẩu

Chương trình tín dụng 35.000 tỷ đồng và quy trình hỗ trợ lãi suất tại ACB

Chính sách mua bán ngoại tệ của ACB

Các doanh nghiệp tham gia chương trình tài trợ của ACB sẽ nhận được rất nhiều tiện ích như: ngay khi ký kết hợp đồng hoặc có L/C xuất khẩu, doanh nghiệp có thể được tài trợ lên đến 90% trị giá hợp đồng; được vay vốn bằng VND với mức lãi suất đặc biệt hấp dẫn Các hợp đồng xuất khẩu được ký với các phương thức thanh toán thông dụng như: T/T, CAD, D/A, D/P, L/C đều có thể được tài trợ, ACB sẽ tài trợ linh hoạt phù hợp với từng ngành hàng và

Trang 5

đối tượng khách hàng Với doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín, có tình hình sản xuất - kinh doanh tốt, hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định, ACB có thể tài trợ vốn mà không cần tài sản đảm bảo.

Hưởng ứng Quyết định 131/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ, từ ngày 09/02/2009 Ngân hàng Á Châu (ACB) đã

tích cực nhanh chóng triển khai chương trình “Cho vay kích cầu” với tổng giá trị 35.000 tỷ đồng dành cho đối tượng

là các tổ chức, cá nhân vay vốn lưu động để sản xuất kinh doanh trong năm 2009 với mức lãi suất ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu Cụ thể, mức lãi suất (sau khi được hỗ trợ lãi suất) cho

sản phẩm cho vay tài trợ xuất khẩu bằng VNĐ chỉ còn khoảng 1%/năm, cho sản phẩm vay sản xuất kinh doanh trong nước dao động từ 5,0% -> 5,5%/năm.

Với mong muốn tạo thuận lợi để các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được cơ hội từ gói hỗ trợ 4% lãi suất của

chính phủ, thông qua hội nghị “ACB – Gặp gỡ doanh nghiệp 2009”, ACB đã trình bày rất cụ thể các nội dung liên

quan đến chương trình “Cho vay kích cầu” của ngân hàng và trực tiếp giái đáp các thắc mắc của khách hàng liên

quan đến chương trình trình này ACB tin tưởng rằng thông qua chương trình “Cho vay kích cầu” và hội nghị “ACB - gặp gỡ doanh nghiệp 2009” sẽ góp phần hỗ trợ, chia sẻ và giúp các doanh nghiệp vượt qua các khó khăn trong

bối cảnh nền kinh tế chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, góp phần cùng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phát triển kinh tế đất nước.

Ngày đăng: 21/09/2012, 09:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w