SƠ CỨU VẾT THUƠNG CHIẾN TRANH-P1

15 333 1
SƠ CỨU VẾT THUƠNG CHIẾN TRANH-P1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SƠ CỨU VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH Đại tá giáo sư, bác sỹ quân y Rusanov. S.A Bộ quốc phòng Liên bang Xô viết Moscow-1957 NỘI DUNG Chương 1. Vết thương và sơ cứu vết thương 1- Vết thương mở và sự nhiễm khuẩn vết thương 2- Chảy máu và cách dừng chảy máu 3- Đau đớn, gẫy xương và nẹp Chương 2. Bỏng và sơ cứu bỏng Chương 3. Chấn thương do sức ép, áp lực thời gian dài và sơ cứu khi bị sức ép Chương 1 VẾT THƯƠNG VÀ SƠ CỨU VẾT THƯƠNG Nếu cơ thể con người bị tấn công bởi một vật nhọn, da, bao bọc quanh cơ thể người sẽ bị xuyên thủng và hình thành vết rách. Sự tổn thương đó phá hủy tính nguyên vẹn của da và được gọi là vết thương. Nếu vết rách sâu, các mô thànhphần của cơ thể, như mỡ, cơ, xương cũng bị tổn thương và mất lớp da bao bọc, lộ ra ngoài. Vết thương như vậy được gọi là tổn thương hở (ngoại thương) để phân biệt với những tổn thương bên trong (nội thương) khi lớp da bên ngoài vẫn còn nguyên vẹn. Da trên cơ thể người được kéo căng, phẳng, do đó, khi hình thành vết rách, rìa của vết thương sẽ co lại, làm cho vết thương mở rộng ra. Cùng với da là rất nhiều các mao mạch máu nhỏ sẽ bị đứt. Máu sẽ từ mạch máu trào ra ngoài, gây hiện tượng chảy máu ngoài. Đồng thời cùng với việc chảy máu ngoài là sự tổn thương các dây thần kinh cảm giác. Sự tổn thương các dây thần kinh sẽ tạo cảm giác đau đớn. Sự mở rộng rìa mép của vết thương, chảy máu và đau đớn là 3 tính chất đặc biệt quan trọng của vết thương ở bên ngoài da. (ngoại thương) Những loại vũ khí nhọn, sắc- tương tự như dao, kiếm, lưỡi lê khi đâm chém xuyên vào cơ thể con người, sẽ xuyên thủng da, đồng thời xuyên cắt các lớp mô của cơ thể, nằm sâu dưới da. Đó là những tổn thương xảy ra do bị đâm xuyên, bị chém, bị cắt hoặc bị xé gây ra bởi các vật có mũi, cạnh sắc nhọn Tính chất đặc biệt của vết thương chiến tranh là những vết thương bị gây lên bởi đạn, mảnh đạn pháo, bom, mìn. Những vết thương đó được gọi vết thương do hỏa khí. Đạn hay mảnh đạn, sát thương cơ thể chiến sỹ thông thương có khả năng xuyên thấu qua tay, chân hoặc thân thể rồi văng ra ngoài. Những vết thương đó thường xuyên thấu, có vết đầu vào và phá đầu ra. Được gọi là vết thương xuyên thấu. Nếu đạn hoặc mảnh đạn đọng lại ở trong thân, vết thương được gọi là vết thương mù do đầu đạn hoặc mảnh đạn lặn vào thân cơ thể. Đương nhiên vết thương mù là vết thương chỉ có một đầu vào. Đầu đạn hoặc mảnh, hoặc có thể là vũ khí lạnh, có thể xuyên qua hộp sọ, vùng ngực hoặc bụng. Khi đó sẽ sẩy ra tổn thương các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể như não bộ, tim, hệ thống hô hấp, tuần hoàn và tiêu hóa. Xuyên phá vào cácchi, đạn hoặc mảnh đạn có thể xé cơ, gẫy xương, cắt đứt các động mạch và tĩnhmạch chủ. Những vết thương xuyên thấu như vậy thường đe dọa khả năng gây chết người hoặc tàn phế nặng. Tổn thương của não bộ hoặc hệ tuần hoàn vùng tim có thể có nguy cơ gây chết người hoặc những tổn thất nghiêm trọng, nếu người bị thương không được sơ cấp cứu kịp thời. Mỗi người chiến sỹ cần phải biết chính xác và thành thạo khả năng sơ cấp cứu vết thương cho đồng đội của mình, cũng như chính bản thân mình trong trường hợp bị thương. Do đó, người chiến sỹ cần biết: sự nguy hiển ẩn chứa trong mỗi vết thương chiến trường. Nguy hiểm của vết thương thể hiện ở 3 biểu hiện: Diện tích miệng vết thương, chảy máu và sự đau đớn. Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ từng biểu hiện và phương thức sơ cứu. Diện tích mở vết thương và nhiễm khuẩn vết thương. Diện tích mở miệng vết thương, sự nguy hiểm nằm trong khả năng nhiễm khuẩn hay, nói theo cách nói của bác sỹ, vết thương bị nhiễm trùng. Thế nào là vết thương bị nhiễm trùng? Vi sinh vật quanh ta Trong môi trường xung quanh chúng ta tồn tại một số lượng vô cùng lớn các loại sinh vật vô cũng nhỏ bé, hoàn toàn không nhìn thấy được, để phát hiện ra chúng cần có các loại kính hiển vi có khả năng phóng đại từ hàng trăm đến hàng vạn lần. Những sinh vật nhỏ bé ấy có thể gọi là vi khuẩn hoặc vi trùng. Ngôn ngữ khác được gọi là vi sinh vật. Vi khuẩn sống ở khắp mọi nơi, trên mặt đất, mặt nước, cây cối, không khí và tồn tại trên và trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Theo vẻ bên ngoài, vi khuẩn, siêu vi khuẩn rất đa dang, có chiều dài rất nhỏ, 1 micro mét có thể có tới hàng nghin loại vi khuẩn hoặc siêu vi khuẩn. Các vi khuẩn phát triển, sinh sôi nẩy nở theo phương thức chia tách, một tách thành hai và liên tục, tốc độ phân tách rất lớn, trong vòng 1 ngày từ một vi khuẩn có thể tạo lên hàng trăm nghìn vi khuẩn khác. Trong những điều kiện không thuận lợi như bị làm lạnh, bị sấy khô hoặc đun nóng, một số lượng lớn vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt, số còn lại co lại, ngừng hoạt động nhưng vẫn giữ nguyên khả năng sống và phát triển. Gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ hồi sinh và tiếp tục phát triển, các vi khuẩn còn có khả năng biến đổi gien để thích ứng với môi trường sống. Chúng có khả năng sống rất dai, một số loại trong điều kiện nước đun sôi lâu cũng không tiêu diệt đượcchúng. Các vi sinh vật có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tự nhiên, chúng tiêu thụ chất protein, tinh bột, đường … và hủy hoại tất các các thực vật và sinh vật đã không còn sự sống, các chất bẩn trong môi trường tự nhiên, phân hủy chúng và tạo ra từ các chất nguyên sinh như Các bon, Ni tơ, Lưu huỳnh, Phốt pho .v v và thải chúng vào với tự nhiên để duy trì sự tuần hoàn của các loại sinh vật và thực vật trong môi trường tự nhiên. Rất nhiều vi sinh vật có lợi cho cơ thể con người, một số lượng rất lớn các vi sinh vật đóng vai trò tạo dựng các chất như tinh bột, đường, men … một số lượng khác phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người như sữa, thuốc lá v.v Một số lượng khác lại cung cấp các chất dùng để chữa bệnh như penicillin , streptomycin .v Giữa những loại vi sinh vật có lợi cho đời sống con người, cũng có rất nhiều các loại vi sinh vật rất độc hại cho sức khỏe, có nhưng loài vi sinh vật thải ra các chất độc và là nguồn gốc của các loại bệnh, thâm nhập vào cơ thể, chúng đầu độc các bộ phận cơ thể và gây ra các loại bệnh khác nhau. Con người, trong điều kiện sống bình thường, ít khi bị các loại vi sinh vật gây hại xâm nhập. Các loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng tồn tại dầy đặc quanh cơ thểvà trên cơ thể con người, nếu thân thể không được sạch sẽ. Chúng không hề gây hại khi con người không bị tổn thương, da bảo vệ cơ thể không cho vi sinh vật gây hại thâm nhập. Nhưng chỉ cần lớp da bị tổn thương, thì vết thương sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Các vết thương nhiễm khuẩn sẽ bị mưng mủ, lở loét sưng tấy và vi khuẩn độc hại sẽ thâm nhập sâu vào cơ thể, khi đó sẽ gây nhiễm độc máu và nhiễm độc toàn bộ cơ thể. Trong điều kiện chiến trường, người lính phải sống trong môi trường bẩn, độc hại và có rất nhiều các loại vi sinh vật nguy hiểm, gây nhiễm độc vết thương rất nhanh và dẫn đến khả năng nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy, khi bị thương, nhiệm vụ quan trong đầu tiên vẫn là chống nhiễm trùng vết thương. Nếu nhiệm vụ chống nhiễm khuẩn đạt được, là công việc nặng nề nhất đã hoàn thành trong bảo vệ người lính. Vết thương, nêu không là tổn thất ở tim, não bộ, các động mạch chủ hoặc các cơ quan quan trọng khác. Người lính có khả năng sống còn rất cao, nhưng sẽ rất khó khăn chống lại các loại vi khuẩn, khi chúng đã lọt vào cơ thể, mặc dù y tế chiến trường hiện đại có rất nhiều các loại thuốc chống được các loại vi khuẩn, nhưng còn rất lâu mới có thể chống lại tất cả các loại vi khuẩn trên chiến trường, đặc biệt là khả năng biến đổi gien của chúng. Vì vậy, nhiệm vụ người chiến sỹ là sơ cứu cho đồng đội hoặc bản thân khi bị thương là chống nhiễm khuẩn vết thương. Hầu hết các vết thương, nếu không phải bị gây ra do vũ khí sinh học đều không bị nhiễm khuẩn ngay thời điểm bị thương, mà sau đó. Vết thương tiếp xúc với không khí, quần áo bẩn, bùn đất và do tay người va chạm vào. Do đó, băng bó khẩn cấp vết thương ngay sau khi bị thương là phương pháp duy nhất để bảo vệ vết thương khỏi bị nhiễm khuẩn, ngăn chặn mất máu và chống sốc cho đến khi người bị thương được đưa đến trạm quân y gần nhất. Vết thương được bảo vệ khỏi nhiễm khuẩn bằng bông băng cứu thương, hoàn toàn được tiệt trùng. Việc băng bó vết thương tạm thời bằng vải, quần áo có thể ngăn được chảy máu, nhưng làm tăng khả năng nhiễm khuẩn vết thương. Các loại bông băng cứu thương thường được làm tiệt trùng bằng cách hấp ở nhiệt độ hơi nước đến 120oC và được chiếu xạ tia cựu tím để tiệt trùng và hoàn toàn không nhiễm khuẩn. Loại bông băng này được gọi là bông băng vô trùng. Bông băng vô trùng bảo vệ vết thương an toàn chống mọi sự xâm nhập của vi khuẩn. Mỗi người chiến sỹ được trang bị bông băng tiệt trùng dưới dạng gói bông băng cá nhân, dùng để sơ cứu khi bị thường. Bao gồm hai miếng gạc và hai cuộn băng gạc. Băng và gạc được đựng trong túi giấy chống ẩm để bảo quản. Người chiến sỹ cần phải thành thạo khả năng sử dụng các loại bông băng cứu thương để tự bảo vệ mình trong điều điện chiến trường. Nguyên tắc băng bó vết thương. Gạc băng vô trùng được coi là vô trùng khi chưa có tay người đụng vào. Khi tay đã đụng vào là đã bị nhiễm khuẩn, gói gạc băng vô trùng được thiết kế sao cho có thể đặt được miếng gạc lên vết thương mà không phải đặt tay vào mặt miếng gạc áp lên vết thương, Gạc có 2 miếng, 1 miếng gắn cố định vào đầu cuộn băng, miếng thứ 2 có thể di chuyển dọc theo cuộn băng, có thể sử dụng để bịt các vết thương xuyên thấu trên cơ thể. Nếu chỉ có một vết thương thì 2 miếng gạc được đặt chồng lên nhau. Miếng gạc cố định được giữ bằng mẩu băng được khâu liền với gạc và đặt lên vết thương, miếng gạc di động được di chuyển để đặt sang phía bên kia của vết thương xuyên thấu, nếu có, bằng cách cầm bên trên của miếng gạc và di chuyển dọc theo dây băng và kéo căng dây băng. Băng bó cứu thương I Băng bó Nhóm vật chất băng bó cứu thương, được đặt lên cơ thể thương bệnh binh, người bị tai nạn để sơ cứu che phủ vết thương, tạo lên một áp lực vừa đủ mạnh lên một phần cơ thể bị tổn thương. Bảo vệ vết thương chống bị ảnh hưởng bởi nhiễm khuẩn hoặc ảnh hưởng môi trường. II Phương pháp băng sơ cứu Các phương pháp băng bó cứu thương bao gồm: Phương pháp băng bó chắc chắn, băng bó có áp lực và băng bó bất động, thường là băng bó tạm thời và băng cố định lâu dài. Băng bó cố định thường được sử dụng trong trường hợp gẫy vỡ xương, khớp, có thể dùng thạnh cao, nhựa cứng hoặc các thanh nẹp khác nhau. Thông thường, băng cố định dài thường xảy ra trong những chấn thương, tổn thất nặng hoặc sau khi phấu thuật và thường được thực hiện bởi các cán bộ y tế, trong trường hợp xảy ra trên chiến trường, người chiến sỹ có thể chủ động thực hiện để tránh gây tổn thương lớn hơn cho cơ thể nhưng cần hiểu biết và nắm chắc phương thức thực hiện. Để băng chắc chắn có thể sử dụng các dụng cụ gá cứng từ nhựa, gỗ và băng. Quân y đơn vị được trang bị thêm các dụng cụ như nẹp gá cứng. Thường sử dụng băng thông thường, băng lưới và băng làm từ các chất liệu đặc biệt. Băng bó có áp lực, garo hoặc tương tự, băng có chắc chắn là yêu cầu tối thiểu mỗi người chiến sỹ cần biết. Các loại bông băng sử dụng thường được trang bị là bông băng vô trùng, bông băng có thấm tẩm các hóa chất chống khuẩn, chống viêm nhiễm. Băng bó, như đã nói trên, có 2 phần: Phần gạc bông hoặc tương tự đặt lên miệng vết thương để sơ cứu và băng để giữ bông gạc cần thiết. Để giữa bông, gạc thường sử dụng băng vô trùng, băng dạng lưới và băng vải hình tam giác. Để giữa băng trên cơ thể người thường dùng kim găm, băng dính một hoặc 2 mặt hoặc đơn giản là các nút buộc của băng. Có rất nhiều phương pháp băng bó và thực hiện được nó cần phải trải qua huấn luyện chu đáo, do nếu không biết buộc, băng sẽ nhanh chóng bị rơi và gây ra chảy máu hoặc đau đớn. Trong điều kiện cho phép, các vết thương phải được tẩy trùng bằng cồn, iot hoặc nước muối đã đun sôi diệt khuẩn. Người bị thương cần được nằm hoặc ngồi thuận tiện, không động đậy. Chiến sỹ cứu thương ngồi hoặc nằm bên cạnh tùy theo điều kiện chiến trường hoặc hoàn cảnh để có thể nhìn thấy mặt thương binh trong quá trình sơ cứu. Phần cơ thể được băng bó cần bố trí sao cho thuận tiện nhất (chân thẳng, tay gập co lên hoặc co lại, hơi cách xa cơ thể) phần đầu của cuốn băng được cầm 1 tay, tay kia cầm cả cuộn băng. Quấn băng xung quanh các chi, thân hoặc đầu thương binh theo chiều từ trái sang phải( theo chiều kim đồng hồ) (pic01). Lần lượt 2 vòng một quanh phần cơ thể đầu tiên, vòng nọ đè lên vòng kia để giữ chặt băng và gạc, mỗi vòng tiếp theo đều phải giữ và kéo nhẹ bằng tay, quấn băng từ phần nhỏ của cơ thể đến phần to hơn (Trên tay hoặc chân thường bắt đầu từ cổ tay hoặc cổ chân, đến bàn chân hoặc lên thân người) các vòng quấn băng lần lượt vòng nọ chèn lên vòng kia ít nhất là ½ để giữ băng, 2 vòng cuối cùng được quấn đè lên nhau sau đó cắt băng dọc ( không xé) và buộc thắt nút kiểu rút. Pic01 Băng phải bao bọc toàn bộ phần cơ thể bị thương để ngăn chặn khả năng nhiễm khuẩn của vết thương, không gây thương tổn thêm và giữ được các loại thuốc đã tiêm bôi tác động lên vết thương. Băng bó không được đè chặt lên vết tổn thương, để tránh gây thêm đau đớn, khó khăn trong hô hấp và tuần hoàn máu. Ngoài ra, băng bó trên cơ thể không được gây vướng víu, khi cần thiết có thể tháo bỏ dễ dàng mà không gây đau đớn. Nhìn từ phía bên ngoài, vết băng bó phải gọn gàng, thẩm mỹ. Trong mọi trường hợp, sau khi băng xong vết thương vẫn xuất hiện đau đớn hơn, và chảy máu nhiều. Chiến sỹ quân y cần có biện pháp ngăn chặn và nhanh chóng chuyển lên tuyến trên để cấp cứu kịp thời. Nhưng vết thương ở vị trí nguy hiểm, phức tạp khi thay băng phải được thay ở trạm quân y cấp cao, có bác sỹ quân y để tránh trường hợp bị tổn thương mở rộng. Trong điều kiện phức tạp của chiến trường, thương binh cần giữ gìn chỗ băng bó cẩn thận, không để rơi, tuột băng. Cần thiết có thể băng buộc bổ xung lên trên để giữ, tránh làm bẩn, có điều kiện có thể trùm lên chỗ băng vết thương bằng quần, áo sạch hoặc các thiết bị bảo vệ (găng hoặc mũ, ống tay áo hoặc ống quần. ). Băng dính: Bao gồm có miếng băng dính và băng dính y tế. Miếng băng dính — Là băng dính y tế thông thường, thường được dán lên vết thương nhỏ, vết tiểu phẫu sau khi mổ. Chiến sỹ quân y đặt miếng gạc lên trên vết thương và dán băng dính lên cơ thể để giữ. Thường sử dụng cho cổ , đầu hoặc trên thân, mặt. Băng dính y tế - là băng dích mà mặt trong của nó đã được dán lớp băng y tế có tẩm thuốc chống nhiễm khuẩn, hoặc là thuốc dán, phần dính được dán lên cơ thể. Băng dính y tế đôi khi còn được sử dụng để khép miệng vết thương, đặc biết khi vết thương trên cơ thể người. Dùng 1 tay giữ băng, tay kia khép miệng vết thương và dán đầu kia miếng băng sang bên kia vết thương. Có thể dùng để giảm chảy máu vết thương. Không được quá sử dụng tính dính của băng mà đè nén mạnh lên cơ, gây đau đớn hoặc nghẽn mạch máu. Băng vết thương bằng vải tam giác được sử dụng để giữ các băng gạc và được dùng để giữ cánh tay bị chấn thương. Các phương pháp sử dụng khăn để băng bó các vết thương được giới thiệu trên ảnh. Băng vải tam giác đỡ ngực (а), Cẳng chân (б), cánh tay (в). Băng vải tam giác quấn bàn chân (а) và phần đùi (б). Băng đặc chủng theo vùng: Băng đặc thù theo vùng tổn thương thường được sử dụng cho những vùng tổn thương trên diện rộng như vết xước rộng hoặc vết bỏng rộng. Thường được sản xuất từ bông sợi mịn đặc biệt. Loại băng đặc chủng này thường có dạng như quần lót, áo lót, ống tất. Các loại băng gạc đặc thù này có đặc trưng là rất dễ thay đổi và không gây đau đớn, được trang bị đặc chủng cho quân y đơn vị. Băng lưới: Khác biệt so với băng thông thường ở chỗ có thể giữ được rất lâu ở một vị trí trên cơ thể như đầu, các khớp và thân thể. Ngoài ra, băng lưới còn làm thoáng da, không ngăn cản hô hấp ở da. Cần chú ý khi lựa chọn các loại băng khác nhau do băng có tính đàn hồi, nếu chặt quá sẽ bó vết thương, gây khó chịu và đau đớn, nếu rộng quá sẽ mất tính đàn hồi, dễ rơi và tuột khỏi vết thương. Vị trí đặt băng lưới đối với bệnh nhân người lớn (а), và trẻ em.(б). Số trên ảnh là (No) số của băng lưới. Băng thông thường. Có những phương pháp sử dụng băng thông thường để băng các vết thương trên toàn bộ cơ thể; đó là băng kiểu quang, băng quấn vòng tròn, băng quấn kiểu chữ chi và băng quấn kiểu số 8. Để băng theo phương pháp thông thường này các chiến sỹ thường dùng cơ số bông băng y tế mang theo. Băng kiểu quang( Quai) được dùng để băng phần đầu, mũi và cằm của người bị thương, chiều rộng của băng phải trùm lên toàn bộ vết thương, để băng được cần cắt dọc theo băng ở hai đầu, chiều dài của băng phải dài bằng 11/2 vòng quanh đầu. Đặt phần không bị cắt lên gạc đặt trên vết thương, sau đó kéo căng ra phái đằng sau hay lên trên rồi buộc thắt nút lại. Băng quấn tròn Được dùng để quấn các vết thương không lớn trên cơ thể như mắt, tai, đầu trán. Nhưng thuận lợi nhất là quấn băng cho vùng cổ , vai, thắt lưng Băng quấn đan chéo chữ chi Thường dùng để quấn băng quanh các bộ phận kéo dài của cơ thể như tay, chân, quấn băng lần lượt theo các đường chéo từ bên trái qua bên phải để xếp băng thành những lớp đan chéo đè lên nhau như băng quấn tròn. Kiểu quấn băng ấy giữ chắc gạc trên vết thương khi di chuyển và tránh tuột băng. Băng quấn kiểu số 8. Thường được dùng để băng các vùng khớp như bả vai, khuỷu tay, đầu gối. Những vòng quấn đầu tiên của băng thường dưới phần khớp, sau đó lên trên, rồi lại xuống dưới theo kiểu số 8 cho đến khi che hết phần vết thương. Khi băng những vòng đầu tiên nên kéo nhẹ băng, các vòng tiếp theo quấn chặt hơn, khi kết thúc vòng cuối cùng của băng thì gài lại bằng kim băng. Không nên gài băng vào vòng băng trước đó, do sẽ làm tăng áp lực lên vết thương và gây đau đớn. Các loại băng bó : а — Băng quấn tròn; б — Băng kiểu úp mai rùa; в — Băng trượt; г — Băng kiểu chữ thập; д — Băng kiểu chữ chi; е, ж, з — Băng kiểu quang (Quai). Băng nén. Thường dùng để chặn các vết thương chảy máu nhiều. Thông thường trên vết thương đặt 1 cục bông gạc to lên vết thương và quấn chặtbăng lên trên miếng gạc đó. Cần nhớ, quấn băng chặt quá quanh một số vùng trên cơ thể, nơi có các động mạch chủ chạy qua có thể dẫn đến hoạ itử các chi của cơ thể. Trong một số trường hợp bị thương nhẹ có thể sử dụng loại băng co dãn có tính đàn hồi cao. Loại băng co dãn này được sản xuất từ chất liệu vải có tính đàn hồi như cao su. Những loại băng này giảm sự hoạt động của khớp bị tổn thương và làm tốt khả năng chèn đè. Thông thường có thể sử dụng dạng như bit tất, nịt, găng. Hoặc đối với các khớp dùng các băng chun dành cho đầu gối, khuỷu tay, ống. Các bước sơ cứu khi bị thương như sau: Cần phải mở phần vết thương, để làm được việc đó cần phải cắt hoặc xé theo chỉ khâu của quần áo quân phục. Mùa đông, trời tuyết cần phải cắt một miếng rộng ở vị trí xuyên qua của viên đạn hoặcmảnh đạn để có thể không khó khăn lắm đặt băng gạc lên vết thương. Khi vết thương xuyên thấu hoặc vết thương mù được đặt miếng băng, gạc sẽ tiến hành băng bó bằng băng. Cuộn băng được giữ bằng tay trái, tay phải vừa cuốn vửa mở băng, hơi kéo căng băng nhưng không được để băng cắt vào thân thể thương binh. Băng bó có thể trên thân trần của thương binh, hoặc băng trên trang phục nếu đã khoét lỗ. Mỗi vòng quấn phải đè lên vòng đã quấn là ½ . Trên tay và chân cần bó từ vị trí nhỏ đến vị trí to hơn, sau đó lại quay trở lại và kết thúc băng bó trên phần nhỏ hơn của chi. Như vậy băng sẽ giữ tốt hơn, nếu băng đặt không đều, tạo ra túi hoặc bị phồng, cần phải tháo ra băng lại. Các phương pháp quấn băng thông dụng [...]... chặt bằng kim băng an toàn có sẵn trong gói giấy cứu thương Khi quấn băng cần chú ý để các ngón tay không chạm vào bông gạc và và vết thương Tuyệt đối không được chạm vào vết thương, sờ tay lên vết thương hoặc lấy vật gì đó trong vết thương Mọi va chạm trên chiến trường vào vết thương đềucó thể gây viêm nhiễm nghiêm trong Trong trường hợp khó khăn trên chiến trường, băng có thể được sử dụng từ các loại... viêm nhiễm nghiêm trong Trong trường hợp khó khăn trên chiến trường, băng có thể được sử dụng từ các loại vải khác nhau, được cắt hoặc xé thành dải băng Sơ cứu vết thương nhiều khi xảy ra giữa làn đạn, nên người chiến sỹ phải thành thạo trong việc băng bó vết thương . SƠ CỨU VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH Đại tá giáo sư, bác sỹ quân y Rusanov. S.A Bộ quốc phòng Liên bang Xô viết Moscow-1957 NỘI DUNG Chương 1. Vết thương và sơ cứu vết thương 1- Vết thương. biệt của vết thương chiến tranh là những vết thương bị gây lên bởi đạn, mảnh đạn pháo, bom, mìn. Những vết thương đó được gọi vết thương do hỏa khí. Đạn hay mảnh đạn, sát thương cơ thể chiến sỹ. thất nghiêm trọng, nếu người bị thương không được sơ cấp cứu kịp thời. Mỗi người chiến sỹ cần phải biết chính xác và thành thạo khả năng sơ cấp cứu vết thương cho đồng đội của mình, cũng như chính

Ngày đăng: 01/06/2015, 10:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan