Khi bị thương do các vật gây lên, sẽ làm tổn thương các mạch máu, gây hiện tượng chảy máu, Nếu vết cắt nhỏ, chỉ làm tổn thương các mao mạch nhỏ, các mạch máu sẽ tự cầm máu do tính chất đ
Trang 1Sơ cứu vết thương chiến tranh ( P2)
Đại tá Giáo sư, Bác sỹ quân y Rusanov S.A Chảy máu và cách dừng chảy máu
Hệ thống tuần hoàn và các mạch máu lan tỏa trong toàn bộ cơ thể con người Mạch máu là các ống mao mạch, được chứa đầy máu, dưới tác động của tim, máu trong các mạch máu liên tục chẩy Máu rửa sách các cơ quan và các tế bào trong cơ thể, mang đến từ hệ tiêu hóa chất dinh dưỡng, từ hệ hô hấp khí O xy và các khí cần thiết khác cần thiết cho đời sống Từ những tế bào của cơ thể, máu mang khí CO2 và những chất thải cần phải thoát ra khỏi cơ thể Qua thận, máu giải phóng khỏi những chất thải Máu mang khí CO2 đến phổi, phổi giải phóng khí CO2 khỏi máu và đẩy ra ngoài Như vậy, máu đóng vai trò quan trọng nhất trong duy trì sự sống của cơ thể người, máu đảm bảo sự trao đổi chất và hô hấp của các tế bào
Máu là chất lỏng, được gọi là huyết tương, bơi trong huyết tương là hàng tỷ tỷ quả cầu nhỏ li
ti màu đỏ và mầu trắng Đó là hồng cầu và bạch cầu Huyết tương trong xuốt và hơi có mầu vàng, nhưng số lượng khổng lồ các hồng cầu đã cho máu có mầu đỏ Một giọt máu có thể chứa đến 2 trăm triệu hồng cầu Màu đỏ của máu do đặc tính đặc biệt của chất protein này,
đó là hemoglobin, trong cấu tạo phân tử của nó có thành phần là sắt Huyết tương mang theo trong đó các chất dinh dưỡng đã hòa tan như đường gluco, protein, mỡ Hồng cầu mang theo oxy và khí cac bon nic, hồng cầu mang oxy có mầu đỏ tươi, còn hồng cầu mang cacbonnic có mầu đỏ sẫm
Bạch cầu trong mạch máu có số lượng nhỏ hơn hồng cầu hàng nghìn lần, bạch cầu có khả năng tự chuyển động và thẩm thấu qua thành của mặt máu vào tế bào để tiêu diệt các vi khuẩn, có khả năng tự tìm kiếm, bắt và ăn vi khuẩn Khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong máu và trong tế bào là đặc điểm quan trọng chính của bạch cầu
Trang 2Huyết áp và sự chuyển động của máu phụ thuộc vào tim, tim như máy bơm áp lực, bơm máu
đi khắp cơ thê Máu chảy theo các mạch máu, các mạch máu càng xa tim, càng nhỏ dần, nhỏ đến li ty, được gọi là động mạch Chính các mao mạch nay đã thực hiện quá trình trao đổi chất của tế bào
Sau đó, máu sẽ quay trở lại các ven tĩnh mạnh, đó là những mạch máu quay trở lại, tim đẩy máu đi qua phổi, trao đổi CO2 và Oxy và trở về tim Những động mạch và ven tĩnh mạch ở gần tim có đường kính lên tới vài cm, động mạch, tĩnh mạch chủ ở hông đùi có đường kính bằng bút chì, động mạch và tĩnh mạch của phần vai nhỏ hơn một chút Chiều dài của các mạch máu rất dài, hàng trăm nghìn km và tạo ra một mạng lưới dày đặc trên cơ thể con người
Khi bị thương do các vật gây lên, sẽ làm tổn thương các mạch máu, gây hiện tượng chảy máu, Nếu vết cắt nhỏ, chỉ làm tổn thương các mao mạch nhỏ, các mạch máu sẽ tự cầm máu
do tính chất đặc biệt của máu Ra ngoài không khí, máu sẽ đông đặc lại và gắn kết lại như keo Lớp keo này sẽ khô lại và bịt kín vết cắt trong vòng từ 7 đến 10 phút Đặc biệt khi có bông, băng hoặc các vật chất khác đè nhẹ ngăn cản chảy máu Chảy máu trên diện rộng của các mao mạch nhỏ không gây nguy hiểm cho cơ thể, do tồn thương ở các mao mạch nhỏ dẫn đến chảy máu, và máu sẽ nhanh chóng đông và bịt kín các mao mạch, ngăn chặn hiện tượng chảy máu và sau 7-10 phút, máu sẽ đông và từ từ khô lại Ngoại trừ những trường hợp có bệnh máu không đông, khi đó sẽ rất nguy hiểm cho người bị thương do máu chảy mãi không cầm Tương tự như vậy, nếu bị thương ở ven (tĩnh mạch) hiện tượng chảy máu cũng nhanh chóng được cầm máu, do khi đó máu chảy về tim, huyết áp không lớn, máu chảy chậm Do đó, máu đông rất nhanh nên không bị mất máu nhiều Chảy máu từ ven thường chậm, đều và có mầu đỏ sẫm Khi tĩnh mạch chủ bị thương, đặc biệt ở cổ, máu sẽ chảy mạnh hơn, nhưng khi thở ra, máu chảy mạnh, khi hít vào, máu chảy yếu đi, thậm chí dừng hẳn Chỉ khi ven lớn bị phá vỡ thì mới gây hiện tượng mất máu nhiều Tổn thương ở ven nhỏ
và vừa ít khi gây nguy hiểm cho tính mạng
Tổn thất động mạch thì hoàn toàn khác hẳn, máu trong động mạch dưới áp lực bơm máu của tim Chảy với tốc độ và huyết áp cao Nếu động mạch bị thương, máu sẽ chảy ra rất nhanh
Do đó, máu hoàn toàn không có khả năng tự động đông và cầm máu được Hiện tượng mất máu xảy ra rất nhanh, trong thời gian ngắn có thể mất rất nhiều máu Bị thương ở động mạch chủ rất nguy hiểm, nhất là các động mạch lớn Dấu hiệu vỡ động mạch chủ là máu màu đỏ tươi, chảy rất mạnh, có thể chảy thành vòi hoặc tràn ra rất nhanh, với thời gian ngắn có thể làm ướt cả quần áo
Chảy máu động mạch chủ- không chỉ là nguy hiểm nhất của hiện tượng chảy máu Đây là dấu hiệu nguy hiểm nhất của các hậu quả của vết thương trên chiến trường Hiện tưởng chảy máu nguy hiểm hơn nhiễm độc vết thương, nhiễm trùng vết thương có thể kéo dài từ
Trang 31-2 ngày Mất máu có thể diễn ra trong vòng vài phút, nếu vết thương trúng động mạch chủ và không kịp ngăn chặn cầm máu
Kiểm tra mạch đập để xác định vết thương có trúng động mạch chủ hay không
Người bình thường có khoảng 5 lít máu, mất ¼ lít hoặc ½ lít, cơ thể sẽ nhanh chóng phục hồi Do đó người cho máu không hề bị tổn hại, và lượng hồng cầu còn tăng hơn cả lúc chưa cho máu Nhưng mất đến 1 lít máu có thể gây nguy hiểm trầm trọng, thậm chí dẫn đến hy sinh Trong trường hợp máu chảy nhiều Lượng huyết tương trong mạch máu mất đi, tạo ra các mạch máu rỗng, khi đó tim sẽ hoạt động mà không có máu Dòng máu bổ xung cho mạch máu rất ít, huyết áp tụt xuống nhanh Nếu có 2 người bị thương mất máu, một người bị chảy máu từ từ cả ngày, còn một người khác mất 1 lượng máu lớn tương đương trong 10 phút, thì người thứ 2 sẽ dẫn đến mất tính mạng do tim bị phá vỡ quy trình làm việc Chính vì vậy, khi người bị thương mất máu nhiều, cần truyền huyết thanh để duy trì lượng huyết tương có trong cơ thể, đảm bảo tim hoạt động tốt, bao gồm cả truyền nước dừa trong trường hợp khẩn cấp Hiện tượng mất máu nhanh sẽ ảnh hưởng đầu tiên đến não bộ, bộ phận cần ổn định lượng máu cung cấp Nếu thiếu máu, các tế bào và các dây thân kinh não sẽ chết, và người
bị thương tử vong
Cầm máu khi bị thương trúng động mạnh là nhiệm vụ quan trong, nhưng quan trọng hơn là thời gian cầm máu Đây là điều vô cùng quan trọng, vì cầm máu khi trúng động mạch là thời gian cầm giữ không cho thương binh mất máu quá nhiều dẫn đến tử vong, chống được chảy máu và kịp thời đưa thương binh đến quân y viện để cấp cứu triệt để Mọ người, đặc biệt là các chiến sỹ phải hiểu rõ về cầm máu, phải thực hiện thành thạo, chính xác phương pháp cầm máu và thời gian cầm máu
Trang 4Garo vết thương chạm động mạch ở tay Garo bằng vải hay bằng khăn tay cần được thực
hiện bằng thanh cứng vặn xoắn, phương thức thực hiện như hình trên
Phương pháp đáng tin cậy nhất để ngăn chặn chảy máu ở các động mạch là garo Phương pháp garo là phương pháp dùng dây băng dài hoặc ống gen có đường kính bằng ngón tay từ ống cao su mềm hoặc vải co dãn Buộc chặt garo ở phía trên vết thương tay hoặc chân, có thể dễ dàng chăn được động mạch và máu chảy ra vết thương Băng garo cao su thường chỉ
có ở y tá, y sỹ và trong quân y viện Khi cần sơ cứu trong điều kiện khẩn cấp của tai nạn, thảm họa và chiến trường, thường không có dụng cụ garo, do đó, mọi vật có trong tay như thắt lưng, dây to bản, vải hay khăn tay cũng có thể là công cụ để garo cầm máu Cần thực hiện chính xác các phương pháp garo là có thể cầm máu được Chiến sỹ cần chú ý các hiện tượng chảy máu, việc garo không cần thiết các vết thương không có hiện tượng chảy máu động mạch chủ, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của thương binh
Khi xác định xem thương binh có bị trúng thương vào động mạch chủ hay không, ngoài xem mầu máu và chảy máu như thế nào, cần kiểm tra nhịp tim bằng cách đo nhịp đâp mạch trên
cổ tay thương binh (phương thức này còn dùng để xác định xem bệnh nhân có bị chảy máu trong hay không) Phương pháp này thường sử dụng khi xảy ra vết thương mù hoặc kín, máu trào ra khỏi vết thương it, nhưng lại chảy ngầm bên trong cơ thể Khi bị mất máu, nhịp đập của mạch máu trên cổ tay hoặc cổ chân rất yếu, thậm chí mất hẳn, mặt trắng xanh, choáng sốc Kiểm tra nhịp đập và huyết áp không cần có dụng cụ đặc biệt và chuyên môn kỹ thuật, người chiến sỹ chỉ cầm tập kiểm tra mạch đập trên cổ tay hoặc cổ chân vài lần trong ngày, sau một thời gian là có thể kiểm tra chính xác nhịp đập của mạch máu Kỹ năng đo nhịp tim
và huyết áp rất có lợi trong cuộc sống đời thường Ví dụ; trúng thương máu chảy rất nhiều, thấm ướt cả quần áo, cần phải kiểm tra nhịp tim và áp huyết, nếu áp huyết tụt xuống thấp và nhịp tim đập yếu, chắc chắn là trúng động mạch chủ, nếu mạch đập bình thường thì chỉ cần ngăn máu chảy bằng bông, gạc mà không cần garo Bị thương ở chân trên chiến trường, không cần thiết phải kiểm tra huyết áp và nhịp mạch ở chân Vết thương chảy máu nhiều ở chân cần được garo ngay khi không chắc chắn rằng, có trúng vào động mạnh chủ hay không,
vì garo ở chân không gây nguy hiểm nhiều như ở tay nhưng cần chú ý thời gian nới garo để lưu thông máu
Trang 5Những vị trí có thể đặt garo Những nguy hiểm khi tiến hành garo
Khi garo, ngoài việc cầm máu còn xảy ra là garo đè lên hoạt động của dây thần kinh, do đó
sẽ dẫn đến hiện tượng tê bại tay hoặc chân
Thời gian garo quá dài (hơn 2 giờ) sẽ dẫn đến tình trạng hoại tử các chi hoặc các khu vực có vết thương
Đương nhiên, trong những điều kiện đặc biệt, việc cứu sống tính mạng người lính vô cùng quan trong, cũng có lúc phải hy sinh một phần cơ thể để giữ lại mạng sống của chiến sỹ Nhưng nhưng trường hợp chưa khẩn cấp đến phải garo, những sai lầm trong chuẩn đoán tình trạng vết thương và không theo dõi được thời gian nới garo có thể dẫn đến sai lầm nghiệm trọng gây tổn thất lớn cho thương binh
Garo vết thương ở chân
Trang 6Garo bằng thắt lưng được hướng dẫn bằng hình ảnh Cần luồn dây để tạo ra hai vòng tròn,
đưa vào vị trí cần garo và kéo chặt lại
Khi đặt garo cần chú ý đặt lên phía trên vết thương, gần với thân người Nhưng garo không được phép ảnh hưởng đến việc băng bó vết thương Không được đặt garo lên da trần, đặc biệt khi sử dụng dung cụ không chuẩn y tế như dây chun hoặc thắt lưng Garo phải được đặt trên quần áo, hoặc lớp vải đệm mềm quấn xung quanh, không dưới 2 lớp
Trang 7Garo khi vết thương mất cánh tay Không nên đặt garo quá chặt, vì nếu kéo chặt quá sẽ gây tổn thương thần kinh và cơ Nhưng nếu đặt garo lỏng quá sẽ gây ra chảy máu mạnh hơn, do mạch máu chính đã ngừng chảy, nhưng dưới huyết áp các mạch máu nhỏ sẽ chảy mạnh hơn, thành dòng Garo được xiết chặt cho đến khi máu ngừng chảy từ vết thương và không tìm thấy mạch đập trên cổ tay Khi thương binh mặc quần áo quá dày (mùa đông) cần xiết chặt thêm một chút, do quần áo sẽ co lại và máu lại tiếp tục chảy Không được để tay hoặc chân đặt garo quá 1 giờ, vì sau 2 giờ sẽ gây hoại tử vết thương hoặc tay chân Nếu trong vòng 2 giờ, do điều kiện chiến trường, chưa thể đưa được thương binh đến quân y viện dã chiến hoặc trạm phẫu dã chiến, cần phải tháo garo và buộc lại, ở vị trí cao hơn hay thấp hơn vị trí đã đặt garo
Trang 8Dụng cụ đặt garo chuyên dùng Trong những điều kiện đặc biệt, khó đặt garo hoặc không có phương tiện garo, hoặc tình huống người bị thương chỉ có một mình sẽ rất lâu để có thể garo được, phương án tối ưu là tạm thời ngăn chảy máu bằng dùng lực, không được phí 1 giây Đó là bẻ gập tay lại ở tư thế chèn lên động mạch hoặc gập co đầu gối Mạch máu sẽ bị chèn lại và không chảy xối xả
Trang 9Gập khóa các chi để chặn chảy máu động mạch
Nếu vết thương ở phần mạng sườn phía dưới, gần bụng dưới hoặc vùng bụng dưới, gập chân lên bụn có thể tạm thời chăn được máu chảy Khi vết thương nằm trên vùng khuỷu tay
có thể chặn lại bằng cách bẻ tay ra phía đằng sau lưng đến hết cỡ tay Chú ý không quá mạnh, có thể do vội mà gây trật khớp xương bả vai Ở vị trí này động mạch chủ bị chèn đè bởi xương bả vai và xương sườn Gập các khớp được giữ bằng tay hoặc bằng dây băng Bản thân người bị thương có thể tự gập tay hoặc tự co chân và giữ bằng hai tay, cho người
hỗ trợ có thể nhanh chóng tìm công cụ để cố định các chi
Một số trường hợp có thể đè lên động mạch chủ bằng tay Khi vết thương nằm ở các vị trí mà động mạch nằm dưới da không sâu và phía dưới là xương, có thể dùng để chặn mạch máu
Vị trí có thể đè chặn được là trên nhóm cơ cánh tay, đùi trên khi bị thương ở chân Đặt tay vào vị trí như trên hình 16, phương pháp là sờ tay vào vị trí đã nêu, tìm ven và đè chặt nó xuống xương, máu sẽ nhanh chóng ngừng chảy Với vết thương ở đùi, cần dùng đến 2 tay
do mạch máu to hơn và ở sâu hơn Nếu vết thương ở phần cổ, cần đặt tay vào vị trí của ven
Trang 10bên cổ, và dùng ngón tay ép chặt vào bên xương cột sống cổ Đông mạch cổ nằm bên cạnh phải của cổ họng và thực quản (.17.18)
Các vị trí đè tay chống chảy máu Thương binh tự tay chặn vết thương chỉ trong trường hợp khẩn cấp, nhưng không giữ được lâu hơn vài phút, người khỏe nhất 8-10 phút Sau đó cần có quân y đến thực hiện các giải pháp cầm máu hoặc đồng đội trợ giúp Đương nhiên, tốt hơn hết là kịp thời đặt garo, khi máu chảy chưa nhiều và thương binh còn đủ sức
Dừng chảy máu có thể được thực hiện bằng phương pháp đè lên vết thương bằng bông gạc cấp cứu Phương pháp này rất tốt trong trường hợp các động mạnh không quá lớn và phía dưới động mạch có xương Thường là phần trên đầu, áp lực lên vết thương là các cuộn băng
cá nhân có trong gói y tế cá nhân của chiến sỹ Phương pháp như sau: Đặt bông gạc lên trên vết thương của gói bông băng y tế thứ nhất, phía trên đặt tiếp cuộn thứ 2 đã được xé túi bảo
vệ, nhưng không giở ra, phía trên bắt đầu quấn băng, vừa quấn vừa kéo cho băng quấn hơi căng, để đè cuộn bông băng, gạc xuống vết thương, băng đè theo phương pháp này tốt nhất băng theo phương pháp chữ thập như trên hình đã nêu
Trang 12Băng nén cổ
Băng nén vết thương có thể băng cho phần cổ Nhưng để tránh ngạt thở cho thương binh, phía bên kia cần có thanh đỡ bằng gỗ hay nhựa cứng, gác 1 đầu lền đầu thương binh, đầu thứ 2 lên vai, trên vết thương đặt bông băng gạc và quấn băng lên cả thanh đỡ lẫn vết thương, siết nhẹ để băng có thể đè lên gói bông băng chèn đè cầm máu Phương pháp đè lên vết thương thường sử dụng tốt nhất trong các trường hợp vết thương chạm tĩnh mạch hoặc chảy nhỏ giọt, hoặc không còn giải pháp nào khác, như những vết thương vùng bụng hoặc ngực Phương pháp này không sử dụng lâu trong quá trình tải thương về trạm cấp cứu, nhưng có thể dành 1 chút thời gian cho sự sống Và có hy vọng máu sẽ đông lại ở miệng vết thương và giảm bớt mất máu, nâng cao khả năng sống còn của chiến sỹ
Vậy, khi gặp những vết thương chảy máu mạnh, cần nhanh chóng dùng mọi biện pháp (Garo) đã nêu để dừng tình trạng mất máu Bông băng gạc bị thấm đẫm máu phải thay rất nhanh, vì khi bị thấm máu, chúng không còn khả năng kháng khuẩn và dễ gây trường hợp nhiễm trùng máu Những trường hợp chảy máu nhỏ giọt và chảy từ ven tĩnh mạch không cần thiết phải garo, mà chỉ cần dùng bông gạc và băng nén chặt lên vết thương để cầm máu
Trang 13Với các vết thương ven, có thể đặt băng chèn đè, với các vết thương động mạch, cần chặn
máu chảy và đặt garo.
Trình tự sơ cứu vết thương trên tay, chân như sau: Trước hết gập các khớp tay, chân để ngăn chăn tình trạng mất máu, sau đó cắt hoặc xé rộng quần áo trên vết thương, nới nhẹ các khớp để kiểm tra xem vết thương trúng động mạch hay không Nếu trúng động mạch phải thực hiện garo vết thương, sau đó tiến hành băng bó sơ cứu