giao an lop 2 nam 2011

592 247 0
giao an lop 2 nam 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thứ 2 ngày 23 tháng 8 năm 2010 Tập đọc Có công mài sắt, có ngày nên kim. Tiết 1; I. mục tiêu: - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: nắn nót, mải miết, thành tài, ôn tồn, quyển nguệch ngoạc, quay. - Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới. * Hiểu nghĩa của câu tục ngữ: có công mài sắt,có ngày nên kim. - Rút đợc lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. II.đồ dùng dạy học: Tranh minh họa trong SGK iii.hoạt động dạy học: A.Mở đầu: - GV giới thiệu 8 chủ điẻm trong TV. - HS mở mục lục sách, 2HS đọc tên các chủ điểm. B.Dạy bài mới: 1.Giới thịệu bài : -HS quan sát tranh trong SGK. H: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì? 2.Luyện đọc: - Giáo viên đọc mẫu. - Giáo viên HDHS luyện đọc,kết hợp giải nghĩa từ. a. Đọc từng câu: HS đọc nối tiếp từng câu. - Luyện đọc: quyển, nguệch ngoạc, hiểu, quay, nắn nót. b. Đọc từng đoạn trớc lớp. - Đọc đúng : +Mỗi khi cầm quyển sách / cậu vài dòng /đã ngáp ngắnngáp dài /rồi bỏ dở. +Thỏi sắt to nh thế,/ làm sao bà mài thành kim đợc?// +Mỗi ngày mài / thỏi sắt nhỏ đi một tí / sẽ có ngày nó thành kim // +Giống nh cháu đi học /mỗi một ít /sẽ có ngày / cháu thành tài // - Giải nghĩa các từ ngữ mới: (SGK) c. Đọc từng đoạn trong nhóm . T tuần I GV theo dõi, HD các nhóm đọc đúng . d. Thi đọc giữa các nhóm . e. Cả lớp đọc đồng thanh . Tiết 2 3. Hớng dẫn tìm hiểu bài : H: Lúc đầu, cậu bé học hành nh thế nào? (Mỗi khi cầm quyển sách,cậu chỉ đọc đợc vài dòng là chán xong chuyện .) H: Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? (Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ) H: Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì? H: Bà cụ giảng giải nh thế nào? H: Đến lúc này, cậu bé có tin lời bà cụ không? chi tiết nào chứng tỏ điều đó? (Cậu bé tin. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài ). H: câu chuyện này khuyên em điều gì? (Câu chuyện khuyên em làm việc chăm chỉ, cần cù ) 4. Luyện đọc lại ; - HS thi đọc lại bài cả lớp và GV nhận xét. 5. Củng cố dặn dò: H: Em thích ai trong câu chuyện? Vì sao? -Nhận xét giờ học. Toán Ôn tập các số đến 100 I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Viết các số từ 0 đến 100; thứ tự của các số. - Số có một, hai chữ số; số liền trớc, số liền sau của một số. II. Đồ dùng dạy học. Một bảng các ô vuông III. Hoạt động dạy và học. A. Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. B. Bài mới : 1. Ôn tập các số trong phạm vi 10. H: Hãy nêu các số từ 0 đến 10; từ 10 đến 0? H: Có bao nhiêu số có 1 chữ số? Kể tên các số đó? H: Số bé nhất có một chữ số là số nào? (số 0) Số lớn nhất có một chữ số là số nào? (số 9) H: Số 10 có mấy chữ số? 2. Ôn tập các số có hai chữ số H: Nêu các số có hai chữ số? H: Số bé nhất có hai chữ số lả số nào? H: Số lớn nhất có hai chữ số là số nào? 3. Ôn tập về số liền trớc, số liền sau. - GV viết bảng : 34 H: Số liền trớc của số 34 là số nào? H: Làm thế nào để tìm ra số 33? (lấy 34 trừ đi 1 đợc 33) H: Số liền sau của số 34 là số nào? Vì sao em biết? H: Số liền trớc và số liền sau của một số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? 4. Thực hành: HS làm bài vào VBT GV theo dõi, giúp đỡ những em yếu. 5. Chấm chữa bài: Bài 1: Học sinh nêu miệng kết quả. Bài 2: Củng cố số có hai chữ số. Bài 3: Củng cố về số liền trớc, số liền sau. 6. Củng cố, dặn dò : Đạo đức Học tập, sinh hoạt đúng giờ (tiết 1) I. mục tiêu - Học sinh hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. - Học sinh biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu. - HS có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập,sinh hoạt đúng giờ. II. Tài liệu và phơng tiện: - Vở bài tập III. Hoạt động dạy học 1. Bày tỏ ý kiến - Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm bày tỏ ý kiến về việc làm trong 1 tình huống - Học sinh thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày. - Giáo viên kết luận: Làm 2 việc cùng một lúc không phải là học tập,sinh hoạt đúng giờ 2. Xử lí tình huống. ( bài tập 2) - Giáo viên nêu tình huống - HS quan sát tranh. H: Em sẽ làm gì nếu em là bạn nhỏ trong tranh? Vì sao? - Học sinh thảo luận theo nhóm - Đại diện các nhóm trình bày - Giáo viên kết luận. 3. Giờ nào việc nấy - Học sinh thảo luận nhóm: Nhóm 1: Buổi sáng em làm những việc gì? Nhóm 2: Buổi tra em làm những việc gì? Nhóm 3. Buổi chiều em làm những việc gì? Nhóm 4: Buổi tối em làm những việc gì? -Đại diện các nhóm trình bày. Kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời gian học tập, vui chơi,làm việc nhà và nghỉ ngơi. -Học sinh đọc: Giờ nào việc nấy. 4. Củng cố,dặn dò: Thứ 3 ngày 24 tháng 8 năm 2010 Thể dục Giới thiệu chơng trình Trò chơi : diệt các con vật có hại I. Mục tiêu: - Giới thiệu chơng trình Thể dục lớp 2. - Một số quy định trong giờ học Thể dục. - Biên chế tổ, chọn cán sự. - Học giậm chân tại chỗ- đứng lại. - Ôn trò chơi: Diệt các con vật có hại. ii. địa điểm phơng tiện: Sân trờng sạch sẽ. Còi, khăn. III. Nội dung và phơng pháp lên lớp 1. Phần mở đầu. - Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát. 2. Phần cơ bản. Giới thiệu chơng trình thể dục lớp 2: 3- 4 phút. - Một số quy định khi học giờ thể dục. Tự giác, tích cực tập luyện, có hành vi đúng với bạn, nhất là khi chơi trò chơi, tác phong nhanh nhẹnh, kỷ luật. - Biên chế tổ tập luyện, chọn cán sự. - Giậm chân tại chỗ - đứng lại : tập đồng loạt. - Trò chơi: Diệt các con vật có hại . GVcùng HS nhắc lại tên một số con vật (có lợi, có hại). Cách chơi: cho chơi thử và chơi chính thức có thởng, có phạt. 3. Phần kết thúc - GV và HS hệ thống bài. - GV nhận xét giờ học. Toán ÔN TậP CáC Số ĐếN 100 (Tiếp theo) i. mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số. - Phân tích số có hai chữ số theo chục và đơn vị. II. Đồ dùng dạy học; Kẻ, viết sẵn bảng (Bài 1 SGK) III. hoạt động dạy học: A. Bài cũ: H: Nêu các số có hai chữ số? Các số tròn chục có hai chữ số? B. Bài mới: 1. Củng cố về đọc ,viết, phân tích số. H: Số có 3 chục và 6 đơn vị viết thế nào? Đọc thế nào? 36 = 30 + 6 Đọc: Ba mơi sáu bằng ba mơi cộng sáu H: Số 57 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 2. So sánh các số có hai chữ số H: Nêu cách so sánh các số có hai chữ số? H: Muốn so sánh 40 +4 và 40 ta phải làm gì trớc? ( Ta thực hiện phép cộng 40 +4 =44 rồi mới so sánh. GV: Khi so sánh một tổng với một số,ta cần thực hiện phép cộng trớc rồi mới so sánh. 3. Thực hành: Học sinh làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 4 vở nài tập. Giáo viên theo dõi, hớng dẫn thêm. 4. Chấm chữa bài. Bài 1: Học sinh nêu miệng kết quả. Bài 2. Củng cố cách so sánh số có hai chữ số . Bài 5: Số bé nhất có hai chữ số giống nhau là; số 11 5. Củng cố dặn dò. Kể chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim I.Mục tiêu: - Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa và gợi ý dới tranh, kể lại đợc từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện. - Biết kể chuyện tự nhiên,phối hợp với điệu bộ, nét mặt. - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp đợc lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: 4 tranh minh họa truyện trong SGK: III. Hoạt động dạy học: A. Mở đầu: Giáo viên giới thiệu các tiết kể chuyện trong sách Tiếng Việt 2. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: H: Truyện ngụ ngôn trong tiết Tập đọc các em vừa học có tên là gì? H: Em học đợc lời khuyên gì qua câu chuyện đó? 2. Hớng dẫn kể chuyện: a. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. - Giáo viên đọc yêu cầu của bài. - Kể chuyện trong nhóm. + Học sinh quan sát từng tranh,đọc thầm lời gợi ý dới mỗi tranh. + Học sinh kể từng đoạn trớc nhóm - Kể chuyện trớc lớp: 2 học sinh kể trớc lớp Cả lớp và giáo viên nhận xét b. Kể toàn bộ câu chuyện: * học sinh kể toàn bộ câu chuyện - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn, nhóm kể chuyện hấp dẫn. 3. Củng cố, dặn dò. Chính tả (Tập chép) Có công mài sắt, có ngày nên kim. 1. mục tiêu: - Chép lại chính xác đoạn trích trong bài: có công mài sắt,có ngày nên kim . Hiểu cách trình bày một đoạn văn: Chữ đầu câu viết hoa,chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào một ô. - Củng cố quy tắc viết c/ k - Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ. -Thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái. II. Đồ dùng dạy học. - Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần chép. - Vở bài tập: III. Hoạt động dạy học A. mở đầu: Một số điểm cần lu ý về yêu cầu của giờ chính tả: - Viết đúng, sạch, đẹp các bài chính tả; làm đúng các bàitập - Chuẩn bị đồ dùng học tập cho giờ học B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hớng dẫn tập chép a. Hớng dẫn học sinh chuẩn bị: - Giáo viên đọc đoạn chép trên bảng. - 3 học sinh đọc lại đoạn chép. H: Đoạn này chép từ bài nào? H: Đoạn chép có mấy câu? H: Những chữ nào trong bài chính tả đợc viết hoa? - Học sinh viết bảng con: ngày, mài, sắt, cháu. b. Học sinh chép vào vở.GV theo dõi, uốn nắn. c. Chấm, chữa bài. 3. Hớng dẫn làm bài tập chính tả: 1. Điền vào chỗ trống c hay k. - Giáo viên nêu yêu cầu bài tập. 2học sinh lên bảng làm mẫu. - Cả lớp và giáo viên chốt lại lời giải đúng: kim khâu, cậu bé, kiên nhẫn, bà cụ. 2. Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng: - Học sinh làm vào vở bài tập 3. Học thuộc bảng chữ cái vừa viết. Học sinh học thuộc bảng chữ cái vừa viết 4. Củng cố dặn dò: Thứ 4 ngày 25 tháng 8 năm 2010 Toán Số hạng Tổng I.Mục tiÊu: Giúp học sinh: - Bớc đầu biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng. - Củng cố về phép cộng( không nhớ ) các số có hai chữ số và giải bài toán có lời văn. II. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu số hạng và tổng - GV ghi bảng: 35 +24 =59 - Học sinh đọc phép tính. - Giáo viên nêu tên gọi: Trong phép cộng này: 35 gọi là số hạng 24 gọi là số hạng 59 gọi là tổng -Viết phép tính trên theo cột dọc: 35 < số hạng + 24 < số hạng 59 < tổng - GV ghi bảng 63+ 15 =78 - Chỉ vào từng số và cho học sinh nêu tên gọi * Chú ý: 35+ 24 cũng gọi là tổng 2. Thực hành: - Học sinh nêu yêu cầu các bài tập Bài 1: H: Muốn tìm tổng ta làm thế nào? Bài 2: HDHS đặt tính đúng rồi cộng từ phải sang trái. Bài 3: HS đọc thầm bài toán H: Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì? - HS làm bài vào vở bài tập GV theo dõi,giúp đỡ thêm 3. Chấm, chữa bài: Bài 4: Điền số vào ô trống là tìm số hạng cha biết 4. Củng cố, dặn dò: Tập đọc Tự thuật I. Mục tiêu: - Đọc đúng các từ : Quê quán,nơi sinh, xã, lớp - Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Nắm đợc nghĩa của các từ chỉ đơn vị hành chính( xã, phờng). - Bớc đầu có khái niệm về một bản tự thuật(lí lịch) II. Đồ dùng dạy học: Giáo viên viết sẵn ở bảng nội dung bản tự thuật. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ - 2 em đọc bài: có công mài sắt,có ngày nên kim . H: Câu chuyện này khuyên em điều gì? B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: - Giáo viên đọc toàn bài - Giáo viên HDHS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. a. Đọc nối tiếp câu - Luyện đọc: huyện, nam, nữ, hiện nay, xã, tỉnh. b. Đọc nối tiếp đoạn: - Luyện đọc: Họ và tên: // Bùi Thanh Hà. Nam, nữ: // nữ. Ngày sinh: // 23-4-1996. - Giải nghĩa từ. c. Đọc từng đoạn trong nhóm. d. Thi đọc giữa các nhóm. 3 Hớng dẫn tìm hiểu bài: H: Em biết những gì về bạn Thanh Hà? H: Nhờ đâu em biết rõ về bạn Thanh Hà nh vậy? H: Hãy cho biết họ và tên em ? H: Hãy cho biết tên địa phơng em đang ở? 4. Luyện đọc lại: 5. Củng cố,dặn dò: GV: Ai cũng cần viết bản tự thuật. Viết bản tự thuật phải chính xác. - Nhận xét giờ học. Luyện từ và câu Từ và câu I. Mục tiêu - Bớc đầu làm quen với các khái niệm :từ và câu. - Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập. Bớc đầu biết dùng từ đặt đợc những câu đơn giản. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa các sự vật,hoạt động trong SGK. - Vở bài tập. III. Hoạt động dạy học: A. Mở đầu: GV giới thiệu môn học B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hớng dẫn làm bài tập: Bài 1: Một học sinh đọc yêu cầu bài tập - Học sinh làm việc theo nhóm Các nhóm nhìn vào tranh,gọi tên bức tranh Bài 2: Một học sinh đọc yêu cầu bài tập(đọc cả mẫu) -Học sinh làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày: - Từ chỉ đồ dùng học tập: bút chì, bút mực, thớc kẻ, cặp - Từ chỉ hoạt động của học sinh: học, đọc, viết, nghe, nói - Từ chỉ tính nết của học sinh: chăm chỉ, ngoan, đoàn kết, lễ phép Bài 3: Hãy viết một câu nói về ngời hoặc cảnh vật trong mỗi tranh: -Một học sinh đọc yêu cầu và câu mẫu trong tranh. - Học sinh nối tiếp nhau đặt câu. * Huệ cùng các bạn dạo chơi trong công viên. * Huệ say mê ngắm một khóm hồng mới nở hoa. - Học sinh viết bài vào vở * Ghi nhớ: + Tên gọi của các vật, việc đợc gọi là từ. + Ta dùng từ đặt thành câu để trình bày một sự việc. 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà ôn lại bảng chữ cái vừa học. Tự nhiên- xã hội Cơ quan vận động I. Mục tiêu. Sau bài học,học sinh có thể: - Hiểu đợc xơng và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể. - Hiểu đợc nhờ có hoạt động của xơng và cơ mà cơ thể cử động đợc. - Năng vận động sẽ giúp cho cơ, xơng phát triển tốt. II. Đồ dùng dạy học. Tranh vẽ cơ quan vận động. III. Hoạt động dạy học: Khởi động: Cả lớp hát bài Con công hay múa . 1. Làm một số cử động. - Học sinh làm việc theo cặp: - Học sinh quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang4 SGK và làm theo tranh. - Cả lớp đứng tại chỗ, làm các động tác theo lời hô của lớp trởng. H: Trong các động tác vừa làm,bộ phận nào của cơ thể đã cử động? * Kết luận: Để thực hiện đợc những động tác trên thì đầu, mình, chân, tay phải cử động. 2. Quan sát để nhận biết cơ quan vận động. - Học sinh tự nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình. H: Dới lớp da của cơ thể có gì? ( có xơng và bắp thịt) - Học sinh thực hành cử động: cử động ngón tay, bàn tay,cổ H: Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động đợc? * Kết luận: Nhờ sự phối hợp hoạt động của xơng và cơ mà cơ thể cử độngđợc. . Làm 2 việc cùng một lúc không phải là học tập,sinh hoạt đúng giờ 2. Xử lí tình huống. ( bài tập 2) - Giáo viên nêu tình huống - HS quan sát tranh. H: Em sẽ làm gì nếu em là bạn nhỏ trong tranh?. chuyện đó? 2. Hớng dẫn kể chuyện: a. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. - Giáo viên đọc yêu cầu của bài. - Kể chuyện trong nhóm. + Học sinh quan sát từng tranh,đọc thầm lời gợi ý dới mỗi tranh. +. học. Tranh vẽ cơ quan vận động. III. Hoạt động dạy học: Khởi động: Cả lớp hát bài Con công hay múa . 1. Làm một số cử động. - Học sinh làm việc theo cặp: - Học sinh quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang4

Ngày đăng: 31/05/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Toán

  • Tập làm văn

    • 1.Giới thiệu bài:

    • Toán

      • Tập đọc

      • Tập đọc

      • Luyện từ và câu

      • Tự nhiên xã hội

      • Tập viết

      • Toán

      • Thủ công

      • Toán

      • Tập đọc

        • Tự nhiên- Xã hội

        • Toán

          • Bài toán về nhiều hơn

          • Thủ công

          • Tập đọc

          • Toán

          • Thể dục

          • Tự nhiên xã hội

          • Thể dục

          • Tập viết

            • Toán

            • Ki lô gam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan