Trong những năm qua, cùng với xu thế toàn cầu hoá hội nhập kinh tế thế giới, cộng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã và đang tạo ra những sự chuyển biến sâu rộng tới mọi mặt của đời sống Chính trị-kinh tế-xã hội ở mỗi
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Lời nói đầu Trong những năm qua, cùng với xu thế toàn cầu hoá hội nhập kinh tế thế giới, cộng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã và đang tạo ra những sự chuyển biến sâu rộng tới mọi mặt của đời sống Chính trị-kinh tế-xã hội ở mỗi Quốc gia nói chung và trong bản thân từng doanh nghiệp, đơn vị SXKD nói riêng những “người” được xem là nắm giữ huyết mạch kinh tế Đất nước, đồng thời cũng là chủ thể chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất bởi xu thế này. Ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), trước hết cần phải khẳng định đó là niềm vinh dự tự hào của cả Dân tộc, đưa Đất nước lên một vị trí xứng tầm trong mắt bạn bè Quốc tế. Sau bao nhiêu cố gắng nỗ lực tại những vòng đàm phán găy go, khốc liệt, có những lúc tưởng chừng tan vỡ. Đảng và Chính Phủ đã chèo lái con thuyền Việt Nam hướng đến cái đích mà nó cần phải tới, đó là hội nhập một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất với Thế giới mà WTO chính là rào cản cuối cùng. Cơ hội ở đây là rất lớn, song chúng ta chỉ có thể tận dụng tốt cơ hội vượt qua thách thức, biến cơ hội thành những thành quả thiết thực cho Đất nước nếu mỗi một người dân, một đơn vị SXKD ý thức rõ trách nhiệm của mình trước vận hội hết sức to lớn này. Bởi suy cho cùng, WTO không phải là công việc của riêng bộ máy Nhà nước mà là của toàn bộ nền kinh tế. Nắm bắt được điều này, các doanh nghiệp trong và ngoài Quốc doanh của Việt Nam đều đang cố gắng có những bước chuyển mình mạnh mẽ cả trong tư duy tổ chức lẫn loại hình quản lý doanh nghiệp, để có thể đủ sức đương đầu với làn sóng đầu tư ồ ạt của các tập đoàn tư bản nước ngoài, đặc biệt là trong nhiều lĩnh vực nhạy cảm như: Ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư xây dựng cơ bản …Và một trong những yếu tố quan trọng tạo bước đột phá về quy mô vốn, tăng cường tiềm lực tài chính cho các công ty trong cuộc chạy đua này chính là sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ sự mới mẻ khó khăn ban đầu, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã từng bước phát triển về nhiều mặt, dần định hình trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế đất nước. Đạt được những điều đó trước hết là do sự kết hợp giữa cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước với việc tham gia niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK. Cơ chế này đã phát huy hiệu quả thiết thực, tăng tính công 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 khai minh bạch trong việc cổ phần hoá, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng niêm yết, đăng ký giao dịch ngay sau khi hoàn tất quá trình cổ phần hoá. Chính vì tính thiết thực và sự mới mẻ của vấn đề nêu trên, cùng với lòng nhiệt huyết của một sinh viên Đại học KTQD. Em đã mạnh dạn chon đề tài mà mình đã dành không ít quan tâm “ Quy chế pháp lý về việc gia nhập TTCK của công ty cổ phần”. Đây là một đề tài lớn, liên quan đến nhiều vấn đề và còn có nhiều ý kiến tranh luận. Song đựoc sự giúp đỡ tận tình của Cơ sở nơi em đang thực tập (Công ty cổ phần Sông Đà 12), kết hợp tham khảo kinh nghiệm và kiến giải của những người đi trước, đặc biệt là từ sự chỉ bảo của hai thầy: * Đinh Hoài Nam * Nguyễn Hữu Mạnh Em đã hoàn thành song Đề án báo cáo thực tập của mình với hy vọng Đề án này sẽ góp một phần nào đấy trong việc trao đổi, phổ biến những kiến thức và thông tin về TTCK và việc gia nhập TTCK của Công ty cổ phần. Bố cục của đề án gồm 3 phần : Chương I: Công ty cổ phần và quy chế pháp lý gia nhập Thị trường chứng khoán Chương II: Công ty cổ phần Sông Đà 12 và thực tiễn việc gia nhập Thị trường chứng khoán của Công ty Chương III: Một số đánh giá và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về TTCK. Qua đó hình thành một cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động và sự phát triển của các doanh nghiệp trên TTCK 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chương I: CƠNG TY CỔ PHẦN VÀ QUY CHẾ PHÁP LÝ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN I. CƠNG TY CỔ PHẦN 1.1. khái niệm cơng ty cổ phần Theo Điều 77 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định: - Cơng ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: + Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; + Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đơng tối thiểu là ba và khơng hạn chế số lượng tối đa; + Cổ đơng chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; + Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 Luật doanh nghiệp năm 2005; - Cơng ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Cơng ty cổ phần có quyền pháp hành chứng khốn các loại để huy động vốn; 1.2. Các loại cổ phần: - Cơng ty cổ phần phải có cổ phần phổ thơng. Người sở hữu cổ phần phổ thơng là cổ đơng phổ thơng; - Cơng ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đơng ưu đãi; Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây: + Cổ phần ưu đãi biều quyết + Cổ phần ưu đãi cổ tức + Cổ phần ưu đãi hồn lại + Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ cơng ty quy định. - Chỉ có tổ chức được Chính Phủ uỷ quyền và cổ đơng sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đơng sáng lập chỉ có 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. - Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội cổ đông quyết định. - Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. - Cổ phần phổ thông không thể chuyển thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội cổ đông. 1.3. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông 1.3.1. Quyền của các loại cổ đông a) Cổ đông phổ thông có các quyền sau: -Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết. - Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội cổ đông. - Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tưng ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty. - Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp quy định tại khoàn 5 Điều 84 của Luật doanh nghiệp năm 2005 - Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác. - Xem xét, tra cứu và trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội cổ đông và các nghị quyết của Đại hội cổ đông. - Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần vốn góp công ty. - Các quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 và Điều lệ công ty. - Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên mười phần trăm (10%) tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây: 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 + Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có); + Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm theo mẫu của Hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát; + Yêu cầu triệu tập họp Đại hội cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 điều 79 Luật doanh nghiệp năm 2005; + Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân. Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân. Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc sổ đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra. + Các quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 và Điều lệ công ty - Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 luật doanh nghiệp năm 2005 có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội cổ đông trong các trường hợp sau: + Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao. + Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá sáu tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế. + Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty. Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng cổ đông phải được lập bằng văn bản và phải có họ tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; Số cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội cổ đông. Kèm theo yêu cầu phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc các quyết định vượt quá thẩm quyền. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Trong các trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát quy định tại Điểm a khoản 2 Điều 79 Luật doanh nghiệp năm 2005 được thực hiện như sau: + Các cổ đông phổ thông tự nguyện tập hợp thành nhóm thoả mãn các điều kiện quy định để đề cử người voà Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết chậm nhất ngay khi khai mạc Đại hội cổ đông. + Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 Luật doanh nghiệp năm 2005 được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội cổ đông là ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử. b) Cổ đông ưu đãi biểu quyết có những quyền sau đây: - Biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật doanh nghiệp năm 2005 (cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu nhiều hơn so với cổ phần phổ thông). - Các quyền khác như cổ đông phổ thông, Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật doanh nghiệp năm 2005. - Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. c) Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền sau đây: - Nhân cổ tức với mức theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật doanh nghiệp năm 2005 (Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm). - Đươc nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản. - Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật doanh nghiệp năm 2005. 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Địa hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. d) Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền sau: - Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông, Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 83 Luật doanh nghiệp năm 2005. - Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. 1.3.2. Nghĩa vụ của các loại cổ đông * Cổ đông phổ thông có những nghĩa vụ sau: - Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các vấn khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông muốn rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì thành viên Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khonả nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút. - Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản trị nội bộ công ty. - Chấp hành quyết định của Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị. - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. - Cổ đông phổ thông phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dưói mọi hình thức để thực hiện một trong các hành vi sau: + Vi phạm pháp luật + Tiến hành kinh doanh và giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác + Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra với công ty. * Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập - Trong ba năm đầu, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 được quyền chào bán; cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông nếu được sự chấp thuận của Đại hội cổ đông. Cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần lhông có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. - Sau thời hạn ba năm quy định tại khoản 1 Điều này, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều bãi bỏ. 1.4. Cổ phiếu và vấn đề trả cổ tức 1.4.1. Cổ phiếu Theo Điều 85 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định: Cổ phiếu là Chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc mốt số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, trụ sở công ty b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh c) Số lượng cổ phần và loại cổ phần d) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu đ) Tên cổ đông đối với cổ phiếu có ghi tên e) Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần f) Chữ ký mẫu của người đại diện theo Pháp luật và dấu của công ty g) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu h) Đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi còn có các nội dung khác 1.4.2. Trả cổ tức - Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩâ vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và ngay khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả - Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất ba mươi ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức phải ghi rõ tên công ty; tên, địa chỉ của cổ đông, số cổ phần từng loại của cổ đông, mức cổ tức đối với từng 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 loại cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận, thời điểm và phương thức trả cổ tức. - Cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức, thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty. 1.4.3. Việc phát hành và chào bán, chuyển nhượng các loại cổ phiếu, trái phiếu của công ty cổ phần. Việc phát hành cũng như các thủ tục để thực hiện những vấn đề này sẽ được làm rõ trong Phần II. Thị trường chứng khoán và những quy định về việc gia nhập TTCK của công ty cổ phần. 1.5. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần * Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần gồm: - Đại hội đồng cổ đông - Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc - Ban kiểm soát Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc hoặc Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty. Các vấn đề này được quy định rất cụ thể từ Điều 95 đến Điều 127 Luật doanh nghiệp năm 2005 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.6. Yêu cầu về kiểm toán và Công khai thông tin về công ty cổ phần 1.6.1. Yêu cầu về kiểm toán. Đối với công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán, thì báo cáo tài chính hàng năm phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận trước khi trình Đại hội cổ đông xem xét và thông qua. 1.6.2. Công khai thông tin về công ty cổ phần. - Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, công ty cổ phần phải gửi báo cáo tài chính hàng năm đã được Đại hội cổ đông thông qua đến cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh. - Tóm tắt nội dung báo cáo tài chính hàng năm phải được thông báo đến tất cả cổ đông. - Mọi tổ chức, cá nhân có quyền xem hoặc sao chép báo cáo tài chính hàng năm của công ty cổ phần tại cơ quan đăng ký kinh doanh và phải trả phí. II. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ VIỆC GIA NHẬP TTCK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán 2.1.1. Sự ra đời của TTCK trên thế giới Lịch sử thị trường chứng khoán bắt nguồn xa xưa từ những năm 1453 trở đi. Lúc bấy giờ một thương gia người Bỉ - Van De Buerzo đã có sáng kiến tổ chức một cái chợ tại tư dinh của mình ở Bruges làm nơi trao đổi mua bán các thương phiếu cho các thương nhân cần vàng và tiền mặt cho các chuyến đi buôn của họ. Sau đó “cái chợ” này dời về Artwerpas năm 1531 và phát triển sôi động. Nhiều thương nhân đến từ nhiều nước đã dến trao đổi các loại giấy tờ có giá. Đến năm 1531 đã triển khai các nghiệp vụ trao đổi về chứng khoán là các khoản nợ của Chính Phủ Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và Anh tại Artwerpas. Cho đến cuối thế kỷ 16, Tây Ban Nha xâm chiếm và cướp đoạt Artwerpas thì thị trường chứng khoán sụp đổ. Nhưng sau đó thì các thị trường chứng khoán Lion ra đời năm 1545, thị trường chứng khoán London ra đời năm 1566 và thị trường chứng khoán Amsterdams ra đời năm 1608 mà ngày nay được gọi là Stọck Exchange. Đến thế kỷ thứ XIII thị trường chứng khoán Paris (Pháp), Berlin (Đức) và Viên (Áo) mới ra đời. Đến giữa thế kỷ 19 thì các thị trường chứng khoán Châu Âu rất 10 [...]... 0918.775.368 Chương II CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 12 VÀ THỰC TIỄN VIỆC GIA NHẬP TTCK CỦA CÔNG TY I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 12 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần Sông Đà 12 thành lập theo quy t định số 2098/QĐ-BXD ngày 30/12/2004 của Bộ trưởng Bộ xây dựng trên cơ sở chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước từ Công ty Sông Đà 12 (được thành lập theo quy t định số 135A-BXDTCLĐ... lực từ 01/01/2007) và trong những văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan bao gồm: - Quy chế pháp lý về phát hành chứng khoán ra công chúng - Quy chế pháp lý về niêm yết chứng khoán - Quy chế pháp lý về giao dịch chứng khoán 2.2.1 .Quy chế pháp lý về phát hành chứng khoán ra công chúng 2.2.1.1 Hình thức, mệnh giá chứng khoán a) Chứng khoán phát hành ra công chúng có thể dưới dạng chứng chỉ hoặc... chứng khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán 2.1.2.7 Nhà đầu tư chứng khoán Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán 2.2 Quy chế pháp lý gia nhập thị trường chứng khoán của công ty cổ phần Để có thể tiến hành gia nhập thị trường chứng khoán các công ty cổ phần cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế pháp lý được quy định tại Luật... chào bán cổ phiếu ra công chúng của doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần Cũng có thể xem tổ chức phát hành chính là Công ty đại chúng, bởi theo Điều 25 Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29-06-2006 của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: a) Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau: + Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công. .. quản lý quản lý quỹ đại chúng; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty đầu tư chứng khoán quản lý tài sản của công ty tuân thủ quy định tại Luật CK và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán d) Thực hiện hoạt động thu, chi, thanh toán và chuyển giao tiền, chứng khoán liên quan đến hoạt động của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán theo yêu cầu hợp pháp của công ty quản lý. .. thời hạn chín mươi ngày, kể từ khi trở thành công ty đại chúng 16 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2.1.2.5 Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp Uỷ ban chứng khoán Nhà... quỹ đầu tư chứng khoán hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty đầu tư chứng khoán đ) Xác nhận báo cáo do công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán lập có liên quan đến quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán e) Giám sát việc tuân thủ chế độ báo cáo và công bố thông tin của công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định Luật CK 18 Website: http://www.docs.vn Email :... nước khi phát hiện công ty qủn lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán h) Định kỳ cùng công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đối chiếu sổ kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động giao dịch của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán i) Các nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều... dịch vụ tài chính khác * Nghiệp vụ kinh doanh của công ty quản lý quỹ Công ty quản lý quỹ được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh sau: - Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán - Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán Ngoài ra công ty quản lý quỹ được huy động và quản lý các quỹ đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư vào Việt Nam 2.1.2.6 Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát *... yết d) Tối thiểu 20% vốn cổ phần của công ty do ít nhất 50 cổ đông ngoài tổ chức phát hành nắm giữ Đối với công ty có cổ phần từ 100 tỷ Đồng Việt Nam trở lên thì tỷ lệ này tối thiểu là 15% vốn cổ phần 2.2.2.3 Hồ sơ cấp phép niêm yết cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ Quỹ đầu tư chứng khoán Được quy định cụ thể tại Điều 24 Nghị định 144/2003/NĐ-CP, trong đó Hồ sơ cấp phép niêm yết cổ phiếu gồm có: a) Đơn . quy định về việc gia nhập TTCK của công ty cổ phần. 1.5. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần * Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần gồm:. ty cổ phần và quy chế pháp lý gia nhập Thị trường chứng khoán Chương II: Công ty cổ phần Sông Đà 12 và thực tiễn việc gia nhập Thị trường chứng khoán của