Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
103 KB
Nội dung
VỀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA – NGỮ PHÁP CỦA “NHỮNG” VÀ “CÁC” Bùi Mạnh Hùng Trong tiếng Việt có những từ rất thông dụng mà đặc trưng ngữ nghóa và ngữ pháp cho đến nay vẫn chưa được làm rõ. Về những từ ấy còn có nhiều sự mơ hồ trong cách miêu tả lý thuyết, đưa đến những chỉ dẫn sai lạc trong khi giảng dạy tiếng Việt. Hai từ những và các thuộc vào số những từ như vậy. Bài viết thử tìm hiểu những đặc trưng ngữ nghóa và ngữ pháp của hai từ này với hi vọng làm sáng tỏ phần nào ý nghóa và cách dùng của chúng trong tiếng Việt (1) 1. Trong một ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, vai trò của những từ công cụ như những và các là đặc biệt quan trọng. Vì thế từ lâu hai từ này đã được các nhà Việt ngữ học quan tâm. Nhìn chung, ý kiến của các tác giả hữu quan có thể chia làm ba hướng chính: 1. Coi những và các như những yếu tố chỉ lượng thuần tuý, không nói đến chức năng quán từ của chúng như: Lê Văn Lý (1948: 173), M. B. Emeneau (1951: 84 - 85), Trương Văn Chình (1963: 350), Nguyễn Kim Thản (1997: 158 - 159)…; 2. Coi những và các đều là quán từ đối lập nhau theo thế [± xác đònh ] như: Trần Trọng Kim (1950: 46), Phan Khôi (1955: 25), Phan Ngọc (1983: 278) , theo thế [± thiết đònh chính xác] như: Nguyễn Tài Cẩn (1975: 240 –281), Đinh Văn Đức (1983: 103 - 104), Diệp Quang Ban (1996: 48 - 51)…; 3. Coi các là phương tiện đánh dấu [+ xác đònh ] của danh ngữ số nhiều, còn những là lượng từ trung hòa về tính [± xác đònh ] như Cao Xuân Hạo (1992: 17), Nguyễn Phú Phong (1996: 14 – 19)… Đặc biệt Nguyễn Tài Cẩn là người miêu tả cặn kẽ nhất ngữ nghóa và cương vò ngữ pháp của những và các và có những nhận xét có ảnh hưởng rất sâu rộng đối với giới ngữ pháp tiếng Việt. Ông cho những và các là quán từ (1975: 240 - 281). Thế nhưng theo ông đó không phải là những quán từ phân biệt tính[± xác đònh] của danh ngữ theo cách hiểu thông thường. Nguyễn Tài Cẩn cho biết những “không phải là một từ hoàn toàn phiếm đònh như người ta tưởng, mà trái lại, đó chính là một từ đáng được xếp vào ngay bên cạnh “các” với tư cách là một quán từ xác đònh, chính xác. Và như thế có nghóa là trong tiếng Việt sẽ không còn sự đối lập xác đònh / phiếm đònh như xưa nay người ta miêu tả nữa” (1975: 270). Vì thế ông đề nghò một sự phân biệt khác thay cho [± xác đònh] là sự phân biệt [± thiết đònh chính xác]. Các dùng “để đặt danh từ vào trong thế thiết đònh chính xác […] nêu lên một tập hợp sự vật, nêu một cách trọn vẹn không bỏ sót, nêu mà không hề có một ý nghó đem tập hợp đó đối lập với một tập hợp nào khác” (1975: 270). Còn những dùng để đặt danh từ vào trong thế thiết đònh không chính xác. Lúc đó “danh từ không nêu lên một tập hợp sự vật với bản thân tập hợp sự vật đó nữa, mà nêu là để đối chiếu với một tập hợp khác – tập hợp còn lại – sau khi đã tách nó ra khỏi tập hợp lớn hơn” (1975: 271). Nguyễn Tài Cẩn đưa ví dụ: Các em nàng! Những đứa em thông minh và ngoan ngoãn quá! (Thạch Lam) và phân tích: Lúc đầu phải dùng các là vì lúc nàng nhớ đến em, nhắc đến em thì nàng nhớ đến tất cả, không trừ một em nào, và nàng cũng chỉ nghó đến các em nàng thôi. Nhưng khi nàng bắt đầu đánh giá chúng, thì nàng phải đặt chúng vào trong cả loại em, cả hàng em nói chung, so sánh đối chiếu chúng với em người ta. Do đó đến đây lại phải nói “ những đứa em thông minh và ngoan ngoãn quá!”, chứ không thể nói các (1975: 270 – 272). Ông cho rằng giữa những và các bao giờ cũng có ranh giới phân biệt và “[…] ngay khi những, các thay thế cho nhau được thì vai trò của đònh ngữ ở sau cũng khác: sau các thì đònh ngữ có tác dụng bổ sung, tác dụng miêu tả, do đó thường có thể lược bỏ; sau những thì trái lại, đònh ngữ có tác dụng dựng lên nét khu biệt giữa tập hợp nêu ở dạng “ những + danh từ” và tập hợp những sự vật cùng loại còn lại, bỏ đònh ngữ đi thì sẽ không còn có cơ sở để vạch ra sự đối lập nói trên nữa ( 1975: 278). Đúng là ta có thể bỏ đònh ngữ ở sau các chứ không thể bỏ đònh ngữ ở sau những. Ta có thể nói: Các sinh viên rất chăm chỉ mà không thể nói * Những sinh viên rất chăm chỉ, vì trong khi các sinh viên là một danh ngữ [+ xác đònh] có thể làm chủ ngữ / đề trong câu thì những sinh viên chưa phải là một danh ngữ biểu thò sở chỉ có căn cước xác đònh vì vậy chưa thể làm chủ ngữ / đề ( Nguyễn Tài Cẩn 1975: 275, Nguyễn Thò Ly Kha 1996: 6 – 7). Do đó một danh ngữ không có đònh ngữ ở sau thì gần như bắt buộc phải dùng các ( có một ít ngoại lệ khi danh ngữ không phải là chủ ngữ / đề, xem Nguyễn Tài Cẩn 1975: 274, 276) và danh từ trung tâm trong danh ngữ này không bao giờ là một danh từ đơn vò [+ hình thức, - chất liệu]. Như vậy trong chu cảnh này các và những có đối lập. Tuy nhiên một khi có đònh ngữ kiểu như của tôi, ấy thì những đònh ngữ ấy trong cả hai loại danh ngữ đều có tác dụng hạn đònh phạm vi của sở chỉ, chứ không phải là đònh ngữ thuần túy miêu tả. Xét ví dụ: Các sinh viên của tôi rất chăm chỉ, chứ không như sinh viên trường anh. Rõ ràng cuả tôi là một đònh ngữ hạn đònh. Có lẽ đối với người Việt bình thường, những danh ngữ như Tất cả các sinh viên của tôi và Tất cả những sinh viên của tôi, Các sinh viên ấy và Những sinh viên ấy không gợi lên ý nghóa đối lập theo thế [± thiết đònh chính xác]. Chúng tôi cho nhận xét sau đây của Đinh Văn Đức là xác đáng: “ Dù rằng có đối lập, trong nhiều trường hợp những và các […] có thể thay thế cho nhau được. Lúc đó ý nghóa thiết đònh trong hai khía cạnh đối lập ( chính xác – không chính xác) cũng bò triệt tiêu”( 1986: 104). Tuy nhiên nếu đã như vậy thì cũng khó lòng cho những là quán từ chứ chưa nói đến sự tồn tại của cái gọi là phạm trù [± thiết đònh chính xác] trong tiếng Việt. Chính vì những có thể xuất hiện trong nhiều danh ngữ [+ xác đònh] mà Nguyễn Tài Cẩn đã khẳng đònh một cách đúng đắn rằng những không phải là một quán từ [- xác đònh] ( 1975: 269 - 270). Căn cứ vào luận điểm xuất phát của Đinh Văn Đức và lập luận của Nguyễn Tài Cẩn ta có thể kết luận: trong tiếng Việt không có phạm trù [± thiết đònh chính xác] như chính các tác giả này phân tích. Khi khẳng đònh sự tồn tại của thế đối lập [± thiết đònh chính xác], hình như Đinh Văn Đức cũng cảm nhận đó là một sự đối lập khá mơ hồ (1986: 104) và không khẳng đònh dứt khoát như Nguyễn Tài Cẩn. Nếu miêu tả những và các chỉ như là lượng từ thuần tuý như các tác giả thuộc hướng thứ nhất đã làm, thì bỏ qua một số đặc trưng ngữ nghóa và ngữ pháp rất quan trọng của hai từ này. Những phân tích dưới đây của chúng tôi cho thấy những và các không phải không có liên quan đến sự phân biệt tính [± xác đònh] trong tiếng Việt. Theo một cách hiểu cổ điển và cũng phổ biến trong các sách vở ngôn ngữ học hiện nay, một danh ngữ được coi là [+ xác đònh] khi nó biểu thò một sở chỉ mà trong một tình huống giao tiếp nhất đònh người nói giả đònh người tiếp nhận có thể chọn đúng cái sở chỉ đó. Còn một danh ngữ [- xác đònh] thì ngược lại, không biểu thò một sở chỉ có một căn cước cụ thể (W. Chafe 1972, S. Dik 1989, Cao Xuân Hạo 1991). Trong ngôn ngữ nào cũng vậy, câu thường phải có một ngữ đoạn cho ta biết câu nói về ai, về cái gì, nói trong phạm vi nào và phải có một ngữ đoạn biểu hiện thông tin đã biết đối với người tiếp nhận trong một tình huống giao tiếp cụ thể. Trong một câu nói, hai ngữ đoạn đó đôi khi khác nhau, nhưng thường trùng nhau và thường được đánh dấu [+ xác đònh], bởi vì nếu những ngữ đoạn như vậy không được đánh dấu [+ xác đònh], tức người tiếp nhận chưa xác đònh được sở chỉ của 2 đối tượng được nói đến thì làm sao sở chỉ này tồn tại trong nhận thức của anh ta để biết được câu nói về ai, về cái gì, trong phạm vi nào…và lấy đó làm căn cứ để tiếp nhận những thông tin mới. Rõ ràng ngôn ngữ tự nhiên phải có những yếu tố đảm nhiệm chức năng đánh dấu sự phân biệt tính [± xác đònh]. Vấn đề là mỗi ngôn ngữ dùng những phương tiện riêng biệt để đánh dấu sự phân biệt này. Sự biểu hiện hình thức của tính [ ± xác đònh] không nhất thiết tương ứng với quán từ [± xác đònh]. Danh ngữ nào có quán từ [+ xác đònh] thì đó là một danh ngữ [+ xác đònh], nhưng một danh ngữ [+ xác đònh] có thể không có quán từ [+ xác đònh], mà được đánh dấu bằng những phương tiện ngôn ngữ khác. Chính vì thế trong khi sự phân biệt tính [± xác đònh] có tính phổ quát thì sự xuất hiện của quán từ không phải là điều bắt buộc đối với ngôn ngữ tự nhiên (2). Do đó việc từ bỏ sự phân biệt [± xác đònh] để tìm một sự phân biệt khác không mấy phổ biến trong các tài liệu ngôn ngữ [± thiết đònh chính xác] khi miêu tả danh ngữ tiếng Việt, theo suy nghó của chúng tôi, là không thỏa đáng. Mặt khác, nếu coi những là quán từ [- xác đònh] đối lập với các quán từ [+ xác đònh ] giống với thế đối lập [± xác đònh] trong hệ thống quán từ của một vài ngôn ngữ châu Âu như một số tác giả thuộc hướng thứ hai quan niệm thì cũng thiếu cơ sở lý luận và thực tế. Bởi vì trên nguyên tắc, một từ đã là quán từ [- xác đònh] thì chỉ có thể xuất hiện trong danh ngữ [- xác đònh] mà thôi. Trong khi đó, những có thể được dùng trong vô số danh ngữ [+ xác đònh]. Theo chúng tôi, quan niệm của các tác giả thuộc hướng thứ ba có sức thuyết phục hơn. Tuy nhiên các tác giả này vẫn chưa phân tích hết những đặc trưng của những và các. 2. Sau đây là những phân tích mà chúng tôi bổ sung cho hướng quan niệm thứ ba. 2.1. Các là một lượng từ và bao giờ cũng có ý nghóa toàn thể. Những danh ngữ chứa các cho ta biết rõ sở chỉ mà nó biểu hiện: toàn bộ những cá thể sự vật cùng loại trong một ngữ cảnh nhất đònh. Như vậy ý nghóa toàn thể của các bao giờ cũng bò quy đònh bởi ngữ cảnh, ví dụ: Nước Nga sẽ có cuộc bầu cử quốc hội vào cuối năm nay. Các đảng phái đang ráo riết chuẩn bò một cuộc chạy đua mới để giành quyền lực; Tàu đắm. Các thuỷ thủ được lệnh rời khỏi tàu; Tại đại hội thanh niên sinh viên thế giới, các sinh viên Việt Nam đã gây được ấn tượng sâu sắc đối với bạn bè quốc tế. Ngữ cảnh giúp ta hạn đònh phạm vi của tập hợp “ các đảng phái”, “các thủy thủ” “các sinh viên Việt Nam”. Đó không phải là tất cả các đảng phái, tất cả các thủy thủ có trên thế gian này, không phải là toàn thể sinh viên Việt Nam mà là các đảng phái của nước Nga, các thủy thủ của con tàu đắm, các sinh viên Việt Nam trong đại hội. Giới hạn đó do những từ ngữ xung quanh quy đònh. Nếu không có từ ngữ đứng trước như trong những ví dụ trên thì đònh ngữ hạn đònh kiểu như các đảng phái của nước Nga…hay chính ngữ cảnh giao tiếp cho ta biết phạm vi của sở chỉ. Chẳng hạn khi nói: Các chuyên gia đã có giải pháp khả thi, thì chắc chắn trước đó ngữ cảnh ( thực ra cũng do những từ ngữ đứng trước biểu hiện) phải cho ta biết lónh vực nào đang được đề cập đến: tình trạng ô nhiễm môi trường, nạn lạm phát, vấn đề cai nghiện ma tuý…Những điều vừa trình bày là cơ sở giúp ta khẳng đònh các là một quán từ [+ xác đònh]. Các bao giờ cũng [+ xác đònh ] và vì thế không bao giờ xuất hiện trong một danh ngữ [- xác đònh]. Ở một mức độ nào đó có thể nói các giống với quán từ [+ xác đònh] the trong tiếng Anh. S. Dik khi thảo luận những đặc trưng liên quan đến một ngữ đoạn [+ xác đònh] có nói đến khái niệm “tính bao gộp của quy chiếu” ( inclusiveness of reference) do Hawkins nêu ra. So sánh: a. Please remove the books from the table và b. Please remove some books from the table. Câu a. được hiểu là tất cả những cuốn sách trên bàn đều phải 3 chuyển đi, ngược lại câu b. giả đònh là chỉ một số sách trên bàn cần phải chuyển đi mà thôi ( S. Dik 1989: 141). Rõ ràng ý nghóa mà ta gọi là “toàn thể” của các trong tiếng Việt thuộc về đặc trưng của một danh ngữ [+ xác đònh] nói chung mà trong tiếng Anh phương tiện đánh dấu quan trọng là the. Vì vậy sự gần gũi về ý nghóa giữa hai từ này là điều dễ hiểu (3). Cũng chính ý nghóa toàn thể làm cho các kết hợp kém tự nhiên với những trung tâm của danh ngữ biểu thò sự vật với tư cách là những đơn vò tách biệt nhau một cách rõ rệt, cụ thể là những danh ngữ có trung tâm là một danh từ đơn vò [+ hình thức, - chất liệu] như con, cái, chiếc, quả, hòn, viên, tấm, khoanh, khi, miếng, lần, mét, kí, lát…Do đó trong tiếng Việt ta gần như không gặp những tổ hợp như ? các con trâu, ? các cái bánh, ? các chiếc mũ, ? các quả táo, ? các hòn đất …Những công trình ngữ pháp của Nguyễn Tài Cẩn ( 1975: 256, 257, 267), Phan Ngọc (1983: 269, 277), Đinh Văn Đức ( 1986: 100, 103), Diệp Quang Ban ( 1996: 48), Nguyễn Kim Thản (1997: 158) đều có sử dụng những kiểu ví dụ như vậy để phân tích thế đối lập giữa những và các, nhưng chúng tôi không thấy các tác giả đưa một câu dẫn chứng nào trọn vẹn để minh họa. Nguyễn Phú Phong có dẫn ví dụ : Các con người ở phố Trung Tự (1996: 17 - 18). Nhưng theo chúng tôi thì có lẽ ví dụ này không được tự nhiên. Vì khi người Việt Nam muốn diễn đạt ý nghóa này thì họ sẽ nói: Mấy người ở phố Trung Tự; Những con người ở phố Trung Tự; Mấy cái người ở phố Trung Tự…Tương tự ta vẫn thường nói: Trâu nhà ông Nam cày rất khỏe, Mấy con trâu nhà ông Nam cày rất khỏe, Những con trâu nhà ông Nam cày rất khỏe…, chứ không ai nói: ? Các con trâu nhà ông Nam cày rất khoẻ. Và có lẽ người Việt nào cũng cho Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm ( Nguyễn Khoa Điềm), Những cái chết tương tự như vậy có rất nhiều ( Anh Đức); Tại mũi đất cuối cùng này lại đến thêm những con người bất hạnh mới ( Anh Đức); Anh thanh niên cũng nhe những chiếc răng vẩu ra cười ( Nam Cao) nghe tự nhiên hơn ?các con rồng, ?các cái chết, ?các con người, ?các chiếc răng vẩu…(4). Có lẽ muốn các kết hợp tự nhiên với những trung tâm như vậy cần phải có tất cả đứng đầu danh ngữ và nếu có đều đứng ngay sau danh ngữ làm đề / chủ ngữ thì câu tiếng Việt nghe càng tự nhiên hơn: Tất cả các con trâu nhà ông Nam đều cày rất khỏe; Tất cả các cuốn sách mà anh đưa cho tôi đều rất hay; Tất cả các dòng sông đều chảy… Vì các có ý nghóa toàn thể nên nó cũng không kết hợp tự nhiên với cái ( cái chỉ xuất – như cách gọi của Nguyễn Tài Cẩn, hay cái chỉ biệt như cách gọi của Nguyễn Phú Phong), một từ có chức năng “ làm cho sự vật nêu ở danh từ được nổi bật lên, đứng tách ra một đằng với tất cả những đặc trưng khu biệt của nó, làm cho nó không thể nào lẫn với những sự vật khác trong cùng một loại […] trở thành cái đối tượng duy nhất, cái đích duy nhất mà ta nhằm vào để bình luận” ( Nguyễn Tài Cẩn 1975: 247). Đó là lí do khiến ngøi Việt không nói: * Các cái bánh này rất ngon, * Các cái con chó nhà hàng xóm rất dữ, * Các cái quả cam mà chò vừa mua ngọt lắm… Cũng chính ý nghóa toàn thể làm cho các kết hợp rất tự nhiên với những trung tâm danh ngữ không có tính đơn vò như những danh từ song tiết Hán - Việt ( đặc biệt là danh từ chỉ người ) như : các sinh viên, các học sinh, các bác só, các giáo viên, các thuỷ thủ, các tác giả, các đại biểu, các nghệ só, các cầu thủ, các chuyên gia, … (5) sau đó là với những danh từ khối [+ hình thức, + chất liệu] đơn tiết như: các tỉnh, các huyện, các làng, các bài, các cách, các khoản, các khoa, các mẹo, các việc…( xem Cao Xuân Hạo 1999: 12). Những cũng là một lượng từ có cùng một vò trí với các trong cấu trúc danh ngữ tiếng Việt. Nhưng khác với các, những không hề là quán từ hiểu theo bất kì một quan điểm nào: quán từ của phạm trù [± xác đònh] theo cách hiểu truyền thống hay quán từ cuả phạm trù [± thiết đònh chính xác] theo quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn. 4 2. 2. Chúng tôi hình dung quan hệ này bằng lược đồ: (3) các Xác đònh (2) các / những những (1) 0 Không xác đònh những Lược đồ này biểu hiện sự phân bố chức năng của những và các như sau: 2.2.1. Tam giác ở phía dưới cho ta biết: Trong một danh ngữ không có sở chỉ hay sở chỉ không có căn cước cụ thể thì ta chỉ có thể dùng những ( hay một lượng từ nào đó mà điều kiện kết hợp cho phép), chứ tuyệt nhiên không thể dùng các. Chẳng hạn trong những trường hợp sau đây: Trong kết cấu chứa vò từ mang ý nghóa tồn tại như có hay những vò từ mang ý nghóa xuất hiện nhằm đưa sự vật vào diễn ngôn như Có những sinh viên rất yêu thích ngôn ngữ học; Có những bài ca không bao giờ quên; Từ xa xuất hiện những đám mây đen kòt (ss. danh ngữ [- xác đònh] số ít trong cùng loại kết cấu: Ngày xửa ngày xưa có một anh nông nghèo cha mẹ mất sớm; Có một cuốn sách ở trên bàn) (6). Trong danh ngữ có chức năng quy thuộc tính của sự vật chứ không quy chiếu sự vật, nghiã là không bao giờ có sở chỉ như: Họ là những người anh hùng; Tất cả đều là những người đáng yêu; Các em sẽ trở thành những người chủ tương lai của đất nước. Trong ví dụ Các em nàng, những đứa em thông minh và ngoan ngoãn ! mà Nguyễn Tài Cẩn và Nguyễn Anh Quế đưa ra (7), chúng tôi không nghó là giữa hai danh ngữ chứa những và các có mang nét khu biệt về đặc điểm [± đối lập ] như các tác giả cảm nhận (xem ở trên). Sở dó danh ngữ thứ hai dùng những vì đó là một danh ngữ không có sở chỉ, nó có chức năng đònh tính (quy thuộc tính) của “các em nàng” và dó nhiên là một danh ngữ [- xác đònh]. Một khi ngữ cảnh hay từ ngữ xung quanh cho ta biết sự vật do danh ngữ biểu thò không có sở chỉ hay sở chỉ [- xác đònh] thì việc dùng những là chắc chắn, chẳng hạn những danh ngữ làm bổ ngữ cho những vò từ trung tâm chỉ sự tình [- hiện thực], [+ khả năng] như cần, tìm, muốn, thích, mơ, ước ao, khao khát…, ví dụ: Tôi cần những người có tâm huyết; 5 Nàng thích làm quen vớí những người đàn ông giàu có; Họ đang tìm những sinh viên có năng lực, Anh ấy muốn mua những thứ đồ gỗ đắt tiền ( xem thêm Cao Xuân Hạo 1991: 56). Khi kết hợp với những đại từ nghi vấn hay danh ngữ có đại từ nghi vấn thì ta cũng chỉ dùng những chứ không dùng các, vì ở đây rõ ràng là sở chỉ chưa được xác đònh ( đang phải hỏi), ví dụ: Hôm qua anh gặp những ai , đến những đâu , làm những gì ?; Sáng hôm nay những người nào đã đến đây?; Anh thích đến những chỗ nào? (ss. *Hôm qua anh gặp các ai , đến các đâu , làm các gì ?; * Sáng hôm nay các người nào đã đến đây?; * Anh thích đến các chỗ nào?). Với danh ngữ dùng lối diễn đạt so sánh mà sự vật đem so sánh được coi là không có căn cước xác đònh thì việc dùng những là điều tự nhiên, ví dụ: trông như những thằng điên, đẹp như những nàng tiên, long lanh như những giọt sương (ss. Đẹp như tiên, khỏe như trâu…Ở đây tiên, trâu cũng được coi là [- xác đònh]). Lối dùng danh từ riêng theo phương thức ẩn dụ cũng chỉ có thể dùng những chứ không thể dùng các, ví dụ: Về hình tượng người nông dân trước Cách mạng tháng Tám chúng ta có thể gặp những anh Pha, những chò Dậu, những Chí Phèo ; Chúng ta tự hào vì có những La Văn Cầu, Nguyễn Thò Chiên…( ví dụ lấy của Đinh Văn Đức 1986: 102, Nguyễn Kim Thản 1997: 161). 2.2.2. Những không chỉ xuất hiện trong một danh ngữ [- xác đònh] ( tam giác ở phía dưới) mà còn có thể xuất hiện trong một danh ngữ [+ xác đònh] ( phần (1) và (2) của tam giác ở phía trên). Trong những danh ngữ [+ xác đònh] mà những có thể xuất hiện, cần phân biệt hai loại: a.Tương ứng với phần (1) của tam giác ở phía trên là loại danh ngữ [+ xác đònh] thường dùng những mà không dùng các, chẳng hạn những danh ngữ có trung tâm là những danh từ đơn vò [+ hình thức, - chất liệu] như ta đã nêu ( con, cái, cuốn, chiếc, viên, hòn…), nhất là khi ngay sau danh từ trung tâm là một ngữ đoạn vò từ hay một mệnh đề được dẫn nhập bằng mà làm chức năng đònh ngữ như: Những cái được trưng bày ở đây đều mang những dấu ấn lòch sử; Những cái đó đã tạo nên một phần nào linh hồn của Hà Nội (Vũ Bằng); Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể ( Nguyễn Khoa Điềm); Những điều mà tôi nghe được rất đáng lo ngại. Và chỉ những được sử dụng trong một danh ngữ [+ xác đònh] mà trung tâm là một đại từ phiếm đònh, ví dụ: Những (* các) ai đã từng gặp ông đều có ấn tượng đó là một con người nhân hậu; Những (* các) gì mà anh vừa trình bày tôi sẽ xem xét kó; Âu đó cũng là cái phải trả cho những (* các) gì mà ta không tiên liệu, Họ nói những (* các) gì ấy tôi nghe không rõ… Trong lối diễn đạt: Một trong những/các + danh từ + đònh ngữ, thì những cho ta những kết hợp tự nhiên hơn, ví dụ: Một trong những (? các) nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta hiện nay là nâng cao dân trí nhằm phát huy nội lực; Đó là một trong những ( ? các) thắng cảnh mà tôi thích nhất. Trong một danh ngữ mà có nhiều đònh ngữ sau trung tâm để cá thể hóa sự vật thì dùng những thích hợp hơn các, ví dụ: Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn ( Tô Hoài); Những nàng môi cắn chỉ quết trầu / Những cụ già phơ phơ tóc trắng / Những em sột soạt quần nâu / Bây giờ đi đâu về đâu ( Hoàng Cầm). b. Tương ứng với phần (2) của tam giác ở phía trên là loại danh ngữ [+ xác đònh] mà những và các có thể thay thế cho nhau. Chẳng hạn những danh ngữ có trung tâm là những danh từ [+ hình thức , + chất liệu], đặc biệt là những danh từ không có tính đơn vò và không có tính cá thể cao như sinh viên, giáo viên, thuỷ thủ, tác giả, đồng chí…và được mở rộng bằng những đònh ngữ hạn đònh (từ trực chỉ, giới ngữ mang ý nghóa sở hữu…) ví dụ: Các 6 sinh viên của tôi rất chăm chỉ / Những sinh viên của tôi rất chăm chỉ; Các giaó viên ấy giảng dạy rất nhiệt tình / Những giáo viên ấy giảng dạy rất nhiệt tình… Đây là những ngữ cảnh mà giữa những và các đã có sự trung hòa hóa rất rõ nét. 2.2.3. Phần (3) của tam giác ở phía trên cho ta biết: có một loại danh ngữ [+ xác đònh] mà bao giờ ta cũng chỉ có thể dùng các và không thể dùng những. Đó là những danh ngữ trực chỉ vai thứ hai trong hành động giao tiếp, ví dụ: Thưa các bạn !; Thưa các anh, các chò !; Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp vơí nhau, u cũng mừng lòng ( Kim Lân). Việc sử dụng bắt buộc các ở đây có thể lý giải theo hướng: một danh ngữ trực chỉ vai giao tiếp là danh ngữ có tính [+ xác đònh] cao nhất và dó nhiên nó phải dùng một phương tiện đánh dấu tính [+ xác đònh] trong mọi trường hợp là các chứ không thể là những. Và khi trực chỉ như vậy các cũng là phương tiện phù hợp để biểu hiện một tập thể trọn vẹn mà người nói nhằm đến trong hành động giao tiếp. Căn cước của sở chỉ hoàn toàn xác đònh, đó là tất cả những người mà danh ngữ trực chỉ. 2.2.4. Qua lược đồ đã cho, ta có thể hình dung tính [± xác đònh] thể hiện ở nhiều mức độ ( được biểu hiện tăng dần theo hướng có mũi tên). Theo chúng tôi, một danh ngữ [- xác đònh] ở mức cao nhất là một danh ngữ không có sở chỉ ( non-specific indefinite reference), ví dụ: Hắn vẫn ao ước có một phép màu nào đó để làm những đóa hồng bằng kim cương tặng nàng. Trong khi đó một danh ngữ [- xác đònh] nhưng có sở chỉ ( specific indefinite reference) thì tính [- xác đònh] sẽ thấp hơn, chẳng hạn như: Tôi đã đọc một bài báo của anh ấy. Danh ngữ có tính [+ xác đònh] ở mức cao nhất, như đã nêu trên, là những danh ngữ trực chỉ vai tham gia vào hành động giao tiếp. Còn những danh ngữ miêu tả ( definite descriptions) rõ ràng có tính [+ xác đònh] thấp hơn. Nhất là khi sự miêu tả đó không tương ứng với đặc điểm của vật quy chiếu (sở chỉ). Chẳng hạn khi người nói nhầm một nhà Việt ngữ học với một ông bán rau quả nào đó và nhận xét với hàng xóm của nhà khoa học: Cái ông bán rau quả gần nhà mày vui tính thật !. Trong một số tình huống nhất đònh nhờ ngữ cảnh người nhận vẫn điều chỉnh được sự miêu tả nhầm lẫn của người nói để có thể xác đònh được căn cước của sở chỉ được nêu trong danh ngữ. Nhưng trong những trường hợp khác thì không ( về vấn này xin xem K. Donnellan 1966: 231 - 242, S. Kripke 1972: 255, J. Lyons 1977:181 -182). 3. Như vậy các là một lượng từ có chức năng của một quán từ [+ xác đònh], còn những là một lượng từ trung hòa về tính [± xác đònh]. Những phân tích trên cho ta biết những có phạm vi hoạt động rộng hơn các rất nhiều. Những có thể thay thế các trong hầu hết trường hợp, trong khi có rất nhiều loại kết cấu mà ta chỉ có thể dùng những chứ không thể dùng các. Quan sát tư liệu trong những văn bản tiếng Việt thuộc nhiều loại hình phong cách khác nhau vào những thời kì lòch sử khác nhau, chúng tôi thấy trong bất kì một văn bản nào do một tác giả đáng tin cậy viết ra, số lần xuất hiện của những cũng nhiều gấp bội số lần xuất hiện của các. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du tỉ lệ này là 26 / 4 (8). Những trang viết của nhiều nhà văn Việt Nam hiện đại và của nhiều nhà nghiên cưú có uy tín đều cho thấy một tỉ lệ tương tự (9). Nếu những và các là hai quán từ đối lập nhau theo thế [± xác đònh] thì không bao giờ có tỉ lệ như vậy. Điều đó giúp chúng tôi khẳng đònh thêm những phân tích bước đầu được trình bày trong bài viết này. CHÚ THÍCH 7 (1) Bài viết này chỉ phân tích những với ý nghóa chỉ lượng, không bàn đến những với ý nghóa nhấn mạnh, đánh giá như “toàn là”, “chỉ là”, “ đến” ví dụ: Những người là người; Những nghe nói đã thẹn thùng (Tryện Kiều), Uống những nửa lít rượu ( Về những ý nghóa nhấn mạnh này xin xem: Nguyễn Tài Cẩn 1975:252 – 253, Đinh Văn Đức 1986: 69, Nguyễn Anh Quế 1988: 72 – 75, Diệp Quang Ban 1996: 47). (2) Sự phân biệt [± xác đònh] phổ quát đến mức mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chúng ta dễ hình dung một ngôn ngữ không có tên riêng hơn là một ngôn ngữ không có những phương tiện để cấu tạo những ngữ đoạn [+ xác đònh] ( J. Lyons 1977: 180, 657). Trong khi đó trên thế giới có những ngôn ngữ không hề có quán từ như tiếng Nga, tiếng Latin, hoặc definite article không phải là một từ đứng trước danh từ như trong tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Italy, tiếng Đức mà là một hậu tố như trong tiếng Bungari, tiếng Rumani và các ngôn ngữ Scandinave. Biểu hiện hình thức của article trong những ngôn ngữ khác nhau là khá đa dạng ( J. Lyons 1977: 453, S. Dik 1989: 142, R. E. Asher 1990: 840 -843, 2848 - 2850 V. N. Jarceva 1998: 45) (3) Tuy nhiên không phải cứ hễ trong tiếng Anh the được dùng như một quán từ xác đònh số nhiều thì trong tiếng Việt có thể dùng các ( hiện tượng thiếu sự tương ứng hoàn toàn về cấu trúc nghóa và thái độ ngữ pháp giữa các từ trong những ngôn ngữ khác nhau không có gì lạ). Để diễn đạt ý nghóa trong câu a. của tiếng Anh, người Việt không nói: ? Hãy chuyển các cuốn sách trên bàn đi ! màsẽ nói: Hãy chuyển sách trên bàn đi ! Khi nói như vậy, nếu không bò một thông tin đặc biệt nào đó từ ngữ cảnh chi phối, người tiếp nhận lập tức hiểu là: Hãy chuyển hết sách trên bàn / Hãy chuyển hết những cuốn sách để trên bàn. Ngoài ra giữa các trong tiếng Việt và the trong tiếng Anh còn có nhiều điểm phân biệt khác khá quan trọng. Như ta biết, các có nguồn gốc từ “ các” trong tiếng Hán. Vốn trong ngôn ngữ gốc nó đã là một từ chỉ lượng (“yếu tố chỉ số nhiều”) (Nguyễn Tài Cẩn 1975: 254). Trong tiếng Việt, từ này vẫn là một yếu tố chỉ lượng, có thái độ cú pháp ( vò trí trong danh ngữ) như một lượng tư.ø Trong khi đó trong tiếng Anh the lại có nguồn gốc từ một tính từ chỉ đònh ( demonstrative adjective) chỉ khoảng cách xa về vò trí that và về mặt cú pháp hoạt động như các tính từ chỉ đònh this, that, these, those ( J. Lyons 1977: 650 ) . Nghóa là chúng có cùng một vò trí ngay trước danh từ, vì thế không thể cùng tham gia vào một danh ngữ. Còn các trong tiếng Việt có vò trí khác hẳn với những từ chỉ đònh như này, kia, ấy và có thể xuất hiện trong cùng một danh ngữ với những từ này. H. J. J. Dyvik cho rằng trong tiếng Việt ( nhưng không phải trong tiếng Quan Thoại), những từ chỉ đònh ( demonstrative) như ấy có thể được dùng như một quán từ, nhưng không có “ quán từ xác đònh” như một phạm trù ngữ pháp riêng biệt ( 1984: 22). Tuy nhiên ông không giải thích rõ lí do tại sao lại nhận đònh như vậy. Theo xác nhận của Li và Thompson, trong tiếng Quan Thoại không có quán từ [+ xác đònh]. Những từ như zhèi (“giá”: đây, này) và nèi (“na”: kia, đó) chỉ có chức năng chỉ đònh ( demonstrative) ( H. J. J. Dyvik: 1984: 21). Chúng tôi sẽ trình bày suy nghó của mình về cái gọi là hệ thống quán từ trong tiếng Việt trong một bài viết khác. (4) Trong “ Ngữ pháp tiếng Việt” (1996), Diệp Quang Ban đã có nêu một nhận xét gần với cảm nhận của chúng tôi: “có những kiểu kết hợp không được sử dụng như: các cái nhà, các con mèo…” ( 1996: 50 ). Tuy nhiên chúng tôi không thấy tác giả phân tích gì thêm. Điều thực sự đáng tiếc là ngay trước đó hai trang ( 1996: 48 ), trong lược đồ minh họa cho sự đối lập về ý nghóa của những và các , tác giả lại dùng đúng cái tổ hợp “các con mèo” mà tác giả cho là không có trong tiếng Việt. Chẳng lẽ sách ngữ pháp có thể miêu tả một 8 ngôn ngữ bằng những ngữ liệu mà chính tác giả tin là người bản ngữ không bao giờ sử dụng ? Còn Phan Ngọc có một nhận đònh khác hẳn suy nghó của chúng tôi. Ông cho rằng: các “đứng trước mọi danh từ”(1983: 276). “Quy tắc ngữ pháp” này sẽ bò vô hiệu hóa bởi hàng ngàn phản ví dụ (counterexample) như: * các thòt, * các gà, * các gỗ, * các cát…hay * các con mèo, * các cái cày …(đối với những ai cho con, cái là danh từ (đơn vò) và chia sẻ với cảm nhận của chúng tôi về tính thiếu tự nhiên của những tổ hợp này). Có lẽ phải nói: các có khả năng kết hợp chỉ với một số ít danh từ, hay: các không thể kết hợp với phần lớn danh từ, nghóa là phải nói gần như ngược lại với nhận đònh của Phan Ngọc thì mới đúng với thực tế tiếng Việt. Cũng liên quan đến việc sử dụng của những và các, Phan Ngọc có những nhận xét rất đáng lưu ý. “…Miêu tả một mùa xuân thì thế nào cũng phải nói những bông hoa, những con chim, những ngọn gió. Chỉ cần đổi thành các bông hoa, các con chim, các ngọn gió thế là chẳng còn mùa xuân nữa. Khó mà miêu tả được sắc đẹp của một cô gái nếu chỉ dùng các chứ không dùng những. Đáng lí phải nói những ngón tay, những sợi tóc, những nụ cười mà nói thành các ngón tay, các sợi tóc, các nụ cười, thì người nghe sẽ bỏ chạy […] Các chiếm ưu thế trong văn lí luận còn những chiếm ưu thế trong văn nghệ thuật” (1983: 277 – 278). Một số hiện tượng mà Phan Ngọc nêu, chẳng hạn tính chất thiếu tự nhiên của một số tổ hợp có các là đúng, nhưng lí giải của ông rất ít sức thuyết phục. Sự phân biệt của những và các không phải ở tính cảm xúc hay sự lạnh lùng của tư duy, văn nghệ thuật hay văn lí luận, mà ở chỗ, như chúng tôi đã trình bày, những có thể kết hợp với những danh từ [+ đơn vò] thuần túy, còn các thì thường là không. Đây hoàn toàn là một vấn đề ngữ pháp, chứ không phải là vấn đề tu từ. (5) Nhận xét về tính [- đơn vò] ( không phân lượng hóa được, không kết hợp với các từ chỉ xuất này, kia ấy…) của những danh từ Hán- Việt chỉ người (* nửa sinh viên, nửa giáo viên… * sinh viên này, * giáo viên này…) là của tác giả Nguyễn Thò Ly Kha trong một báo cáo khoa học chưa công bố. (6) Tiêu đề cũng có thể xếp vào loại giới thiệu đối tượng được nói đến trong diễn ngôn, nên cũng dùng những, nhưng ở đây việc dùng những không có tính bắt buộc bằng, ví dụ: Những cơ sở ngôn ngữ học đại cương, Những vấn đề văn nghệ hiện nay, Những bức thư tình hay nhất… Trong tiếng Anh danh ngữ trong kiểu kết cấu tồn tại như There is / are NP bao giờ cũng là một danh ngữ không xác đònh. Người Anh không nói: * There are the three students sick, * There are both children, mà nói: There are three students sick, There are two children ( Asher 1994: 840). Có lẽ đây là một xu hướng phổ quát, xuất phát từ chức năng của câu tồn tại trong diễn ngôn. (7) Ví dụ của Nguyễn Tài Cẩn có khác đôi chút. Xem phân tích của tác giả ở phần trên. (8) Cách sử dụng các trong Truyện Kiều có những nét khác biệt so với tiếng Việt hiện đại (xem Phan Ngọc 1983: 274). (9) Số liệu của một vài công trình thống kê tần số cũng phù hợp với suy nghó của chúng tôi. Tuy nhiên những tài liệu đó không được dẫn ở đây, vì chúng tôi ý thức rằng số liệu thống kê không phải bao giờ cũng cho chúng ta thông tin đáng tin cậy để phân tích vấn đề hữu quan. Nếu số liệu thống kê lấy từ những văn bản mà người viết không hề ý thức được sự phân biệt những và các, một hiện tượng phổ biến và đáng báo động hiện nay, nhất là trên những phương tiện thông tin đại chúng, thì kết quả sẽ trái ngược với những gì 9 mà ngữ cảm lành mạnh của người nói tiếng Việt mách bảo. Sau đây là một ví dụ lấy từ một cuốn sách ngữ pháp tiếng Việt, làm bằng chứng cho hiện tượng đó: Các vò từ được phân loại trên là cơ sở để xét đến các vai trò và ý nghóa của các thành tố phụ trong các vò từ ấy. Nếu viết như vậy thì có thể chỉ khoảng chục năm nữa các sẽ là từ có tần số cao nhất trong tiếng Việt. TÀI LIỆU THAM KHẢO Asher R. E. The Encyclopedia of Language and Linguistics, V. 2, 5. Oxford: Pergamon Press Cao Xuân Hạo 1991. Tiếng Việt – sơ thảo ngữ pháp chức năng. Hà Nội: Khoa học xã hội Cao Xuân Hạo 1992. Về cấu trúc danh ngữ trong tiếng Việt. In trong: Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc phía Nam. Hà Nội: Khoa học xã hội Cao Xuân Hạo 1999. Nghóa của lo từ. Ngôn ngữ, 2 – 3 / 1999 Chafe W. L. 1976. Givenness, Contrastiveness, Definiteness, Subjects, Topics, and Point of View – in: “ Subject and Topic “ Ch. Li (ed.). New York: Academic Press ( pp. 27 – 55) Diệp Quang Ban 1996. Ngữ pháp tiếng Việt – tập 2. Hà Nội: Giáo Dục Dik S. 1989. The Theory of Functional Grammar. Part I: The Structure of the Clause. Dordrecht: Foris Donnellan K. 1966. Reference and Definite Descriptions – in: The Philosophy of Language, Third edition 1996 (ed. A.P. Martinich). Oxford: Oxford University Press. Dyvik H. J. J. 1984. Subject or Topic in Vietnamese? . Bergen: University of Bergen (bản đánh máy) Đinh Văn Đức 1986. Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại. Hà Nội: Đại học và trung học chuyên nghiệp Emeneau M. B. 1951. Studies in Vietnamese Grammar. California: University of California. Jarceva V. N. (ed.) 1998. Bol’shoj enciklopedicheskij slovar’ – jazykoznanije. Moskova: Bol’shaja rossijskaja enciklopedia Kripke S. 1972. Naming and Necessity – in: The Philosophy of Language , Third edition 1996 (ed. A.P. Martinich) . Oxford: Oxford University Press. Lê Văn Lý 1948. Le parler vietnamien. Paris: Hương Sơn Lyons J. 1977 . Semantics. V. 1 & 2. Cambridge: Cambridge University Press Nguyễn Anh Quế 1988. Hư từ trong tiếng Việt hiện đại. Hà Nội: Khoa học xã hội Nguyễn Kim Thản 1997. Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt. Hà Nội: Giáo Dục (in lần đầu năm 1963 – 1964 ) Nguyễn Phú Phong 1996. Từ chỉ biệt trong tiếng Việt. Ngôn ngữ, 3 / 1996 Nguyễn Tài Cẩn 1975. Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại. Hà Nội: Khoa học xã hội Nguyễn Thò Ly Kha 1996. Từ “ những” và từ “các” với cấu trúc câu tiếng Việt. Ngôn ngữ & đời sống, 6 / 1996 Phan Khôi 1955. Việt ngữ nghiên cứu . Hà Nội. Phan Ngọc 1983. Ảnh hưởng của ngữ pháp châu Âu tới ngữ pháp tiếng Việt – Sự tiếp xúc về ngữ pháp. Trong: “Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á”. Hà Nội: Viện Đông Nam Á Trần Trọng Kim – Bùi Kỷ – Phạm Duy Khiêm 1950. Việt Nam văn phạm. Sài Gòn ( in lần thứ nhất năm 1940 tại Hà Nội) 10 [...]...11 Trương Văn Chình – Nguyễn Hiến Lê 1963 Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam Huế: Đại học Huế . tiết như: các tỉnh, các huyện, các làng, các bài, các cách, các khoản, các khoa, các mẹo, các việc…( xem Cao Xuân Hạo 1999: 12). Những cũng là một lượng từ có cùng một vò trí với các trong cấu. bàn. Ngoài ra giữa các trong tiếng Việt và the trong tiếng Anh còn có nhiều điểm phân biệt khác khá quan trọng. Như ta biết, các có nguồn gốc từ “ các trong tiếng Hán. Vốn trong ngôn ngữ gốc. tiết Hán - Việt ( đặc biệt là danh từ chỉ người ) như : các sinh viên, các học sinh, các bác só, các giáo viên, các thuỷ thủ, các tác giả, các đại biểu, các nghệ só, các cầu thủ, các chuyên