Trường Tiểu học Hưng Đạo Năm học 2014 - 2015 Tuần 10 Lớp 3 Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014 TIN HỌC Chương 3: Em tập gõ bàn phím Bài 2: Tập gõ các phím ở hàng trên I. MỤC TIÊU • Học sinh nắm được quy tắc gõ các phím ở hàng trên. Sử dụng phần mềm Mario để luyện tập gõ 10 ngón. • Đặt đúng ngón tay tại vị trí hàng trên • Sử dụng cả 10 ngón tay để gõ bàn phím. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP Giáo viên: Giáo án, bàn phím, Học sinh: Đủ dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY VÀ HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ Nêu cách đặt tay trên bàn phím ? 2. Bài mới HĐ 1: Cách gõ - Gv hướng dẫn nguyên tắc di chuyển ngón tay để gõ hàng phím trên. - Gv làm mẫu trên sơ đồ bàn phím - Quy tắc gõ HS lên bảng trả lời câu hỏi Nguyễn Thị Thùy Trang 1 Trường Tiểu học Hưng Đạo Năm học 2014 - 2015 Gv hướng dẫn HS cách gõ từng ngón tay vào phím chứa kí tự chữ cần thiết, ví dụ: muốn gõ chữ Q hãy tìm vị trí chữ Q trên bàn phím, xác định ngón út của tay trái (học sinh giơ ngón út của tay trái) và dùng ngón út của tay trái vươn lên gõ vào chữ Q Tay trái Tay phải Ngón trỏ : R, T U, Y Ngón giữa : E I Ngón áp út: W O Ngón út : Q P HĐ 2: Tập gõ với phần mềm Mario - Gv làm mẫu để HS quan sát. - Gv quan sát HS thực hành, kịp thời uốn nắn những lỗi sai mà HS thường gặp 3. Củng cố - KL: Nhắc lại các phím ở hàng trên, yêu cầu gõ đúng, không yêu cầu gõ nhanh. - Dặn học simh về nhà thực hành HS chú ý quan sát Trật tự nghe giảng HS ghi bài vào vở Lắng nghe, quan sát Nguyễn Thị Thùy Trang 2 Trường Tiểu học Hưng Đạo Năm học 2014 - 2015 Tuần 10 Lớp 4 Thứ hai, ngày 27 tháng 10 năm 2014 TIN HỌC Chương III: Em tập gõ mười ngón Bài 1: Vì sao phải tập gõ mười ngón I. Mục đích yêu cầu: Sau khi học xong bài này, các em có khả năng: - Nhớ lại các hàng phím và các chức năng của các phím đặc biệt. - Biết tư thế ngồi làm việc, cách đặt tay đúng để có thể gõ 10 ngón. - Hiểu và nắm được sự cần thiết của kỹ năng học gõ bàn phím bằng 10 ngón. - Biết được gõ bàn phím bằng 10 ngón thì sẽ gõ nhanh và chính xác hơn. Do đó tiết kiệm được thời gian và công sức. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án, SGK, ảnh minh hoạ và các đồ dùng hỗ trợ khác. - Học sinh: Vở ghi và bút ghi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS nhắc lại các thao tác để vẽ một hình e- lip. - Nhận xét – ghi điểm. 2. Bài mới Chúng ta đã làm quen với máy tính đã khá lâu rồi, hôm nay chúng ta hãy ôn lại cách gõ - Trả lời. - Nhận xét. - Lắng nghe. Nguyễn Thị Thùy Trang 3 Trường Tiểu học Hưng Đạo Năm học 2014 - 2015 các hàng phím trên bàn phím nhé. * Các hoạt động: a. Hoạt động 1: Giới thiệu bàn phím: - Gọi HS nhắc lại các hàng phím trên bàn phím. - Nhắc lại và nhận xét. Hỏi: Các em hãy quan sát trên bàn phím và có nhận xét gì về hàng phím cơ sở. - Ngoài các hàng phím đó các em cần nhớ các phím đặc biệt và hay dùng đó là phím nào? Hỏi: Phím Shift có tác dụng gì? Hỏi: Chức năng của phím Enter? Hỏi: Chức năng của phím Space bar? b. Hoạt động 2: Cách đặt tay lên bàn phím: Hỏi: Để gõ các phím em phải đặt tay lên hàng phím nào? - Cho HS quan sát tranh. * Quy tắc gõ: Lấy hàng cở sở làm chuẩn. Khi gõ các ngón tay có thể rời hàng cơ sở để gõ phím. Sau khi gõ xong đưa các ngón tay về hàng phím này. - Trả lời câu hỏi. - Nhận xét. - Trả lời câu hỏi. + Hàng cở sở có 2 phím có gai là F và J. - Trả lời câu hỏi. Phím Shift, phím enter và phím Space bar (phím khoảng cách). + Dùng để gõ chữ in hoa và kí hiệu trên của phím. - Trả lời câu hỏi. - Trả lời câu hỏi. - Trả lời câu hỏi. - Quan sát. - Chú ý lắng nghe và ghi vở. Nguyễn Thị Thùy Trang 4 Trường Tiểu học Hưng Đạo Năm học 2014 - 2015 Hoạt động 3: Thực hành gõ phím: Cho HS khởi động phần mềm Mario để thực hành luyện tập gõ bàn phím: + Hàng phím cơ sở. + Hàng phím trên + hàng phím cơ sở. + Hàng phím dưới. + Hàng phím số. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Cố gắng luyện tập gõ bàn phím bằng 10 ngón thật tốt để chuẩn bị cho phần học gõ phím sắp tới. - Chú ý lắng nghe + thực hành. Nguyễn Thị Thùy Trang 5 Trường Tiểu học Hưng Đạo Năm học 2014 - 2015 Tuần 10 Lớp 5 Thứ năm, ngày 30 tháng 10 năm 2014 TIN HỌC Chương III: Học và chơi cùng máy tính Bài 2: Học xây lâu đài bằng phần mềm SAND CASTLE BUILDER I. Mục tiêu - HS hiểu ý nghĩa và chức năng chính của phần mềm là xây dựng các công trình kiến trúc dựa trên các công cụ và nguyên liệu có sẵn. - Thông qua phần mềm em sẽ rèn luyện được khả năng tư duy, ý thức tìm tòi sáng tạo trong lao động và học tập. - Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc. III. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận. - Học sinh: Sách vở, bút, thước. III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới - GV: Giới thiệu phần mềm. 1/ Giới thiệu phần mềm: - SAND CASTLE BUILDER là phần mềm đơn giản nhưng rất hấp dẫn và thú vị với các em nhỏ. Phần mềm sẽ giúp em thiết kế và xây dựng các ngôi nhà, thành lũy, lâu đài nguy nga từ các vật liệu nhỏ, đơn giản. Em sẽ được hoàn toàn tự do trong sáng tạo và thiết kế xây dựng của mình. Thông qua phần mềm em sẽ rèn luyện - HS: Lắng nghe. Nguyễn Thị Thùy Trang 6 Trường Tiểu học Hưng Đạo Năm học 2014 - 2015 được khả năng tư duy, ý thức tìm tòi sáng tạo trong lao động và học tập. - Phần mềm còn giúp em luyện tập thao tác sử dụng chuột. - GV: Giới thiệu màn hình làm việc của phần mềm. 2/ Màn hình làm việc chính của phần mềm: - Nháy đúp chuột lên biểu tượng để khởi động phần mềm. - Nháy chuột lên dòng chữ Play Sand Castle Builder để bắt đầu vào màn hình chính của phần mềm. Để thoát khỏi phần mềm, em hãy nháy chuột lên dòng chữ EXIT. - Trên màn hình chính là một mặt bằng, đó là nơi em sẽ xây dựng các ngôi nhà, lâu đài. Phía dưới màn hình là hai xô nhỏ: xô bên phải đầy cát và xô bên trái không có cát. Xô đầy cát là nơi chứa các vật liệu để xây nhà, xô còn lại là nơi thực hiện một số lệnh hay dùng trong quá trình làm việc với phần mềm. - GV: Giới thiệu các công cụ làm việc chính của phần mềm. 3/ Các công cụ làm việc chính: - Để làm xuất hiện các thanh công cụ vật liệu, hãy nháy chuột lên xô cát bên phải màn hình. Em sẽ thấy xuất hiện một thanh chứa các vật liệu xây dựng như khung nhà, ống khói, cửa sổ, tường, cổng thành,… Đây chính là những vật liệu em cần đưa vào bãi để tạo ra các sản phẩm khác nhau. - HS: Lắng nghe. - HS: Lắng nghe. Nguyễn Thị Thùy Trang 7 Trường Tiểu học Hưng Đạo Năm học 2014 - 2015 - Muốn dùng một vật liệu nào đó hãy nháy chuột lên biểu tượng của nó. Trên thanh công cụ lúc này chỉ xuất hiện loại vật liệu đã chọn nhưng với các kích thước khác nhau. Ở trạng thái này vật liệu đã sẵn sàng để xây dựng. - Nháy chuột tiếp lên xô cát sẽ làm xuất hiện các thanh công cụ vật liệu khác. - Muốn ẩn thanh công cụ này hãy nháy chuột lên một vị trí trống bất kì trên thanh công cụ. - GV: Giới thiệu các thao tác chính với vật liệu. 4/ Các thao tác chính với các vật liệu: - Có 6 thao tác: + Đưa vật liệu vào bãi: Khi một vật liệu đã ở trạng thái sẵn sàng sử dụng, em chỉ cần dùng chuột kéo thả các vật liệu này từ thanh công cụ vào bãi. Với mỗi vật liệu sẽ có ba hình tương ứng với ba kích thước khác nhau, em có thể sử dụng bất kì loại nào trong chúng. + Di chuyển vật liệu: Nếu đã chuyển được vật liệu vào bãi thì sau đó có thể dịch chuyển vị trí của chúng bằng cách dùng chuột kéo thả các vật liệu này. + Thay đổi vị trí trước, sau (trên, dưới) giữa các vật liệu: Nếu hai vật liệu cùng nằm tại một vị trí trên màn hình thì phải có một vật ở phía trước, một vật ở phía sau. Muốn chuyển một vật liệu từ phía trước ra phía sau hoặc ngược lại, em chỉ cần nháy đúp chuột lên vật liệu này. + Xóa một vật liệu: Muốn xóa một vật liệu trên bãi hãy kéo thả nó vào xô không có cát, phía dưới bên trái màn hình. - HS: Lắng nghe. - HS: Lắng nghe. - HS: Lắng nghe. - HS: Lắng nghe. Nguyễn Thị Thùy Trang 8 Trường Tiểu học Hưng Đạo Năm học 2014 - 2015 + Xây dựng lại từ đầu: Muốn làm lại từ đầu, nháy chuột lên xô không có cát, sau đó nháy nút . + Sử dụng lại vật liệu khác: Muốn sử dụng các vật liệu khác, nháy chuột lên xô cát bên phải. 5/ Một số mẫu lâu đài, thành lũy: - GV: Giới thiệu một số mẫu lâu đài, thành lũy của phần mềm ở trang 50, 51, 52 của SGK. 6/ Kết thúc làm việc với phần mềm: - Muốn ra khỏi màn hình làm việc chính hãy nháy chuột vào xô không có cát, sau đó nháy chuột vào dòng chữ Exit. * Thực hành: - GV: Hướng dẫn cho HS thực hành. 3. Củng cố, dặn dò: - Xem trước Bài: Luyện tập nhanh tay tinh mắt với phần mềm The Monkey Eyes - HS quan sát GV làm mẫu - HS: Tiến hành thực hành. Nguyễn Thị Thùy Trang 9 . Thị Thùy Trang 5 Trường Tiểu học Hưng Đạo Năm học 2014 - 20 15 Tuần 10 Lớp 5 Thứ năm, ngày 30 tháng 10 năm 2014 TIN HỌC Chương III: Học và chơi cùng máy tính Bài 2: Học xây lâu đài bằng phần mềm. Trường Tiểu học Hưng Đạo Năm học 2014 - 20 15 Tuần 10 Lớp 3 Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014 TIN HỌC Chương 3: Em tập gõ bàn phím Bài 2: Tập gõ các phím ở hàng trên I. MỤC TIÊU • Học sinh nắm. trên của phím. - Trả lời câu hỏi. - Trả lời câu hỏi. - Trả lời câu hỏi. - Quan sát. - Chú ý lắng nghe và ghi vở. Nguyễn Thị Thùy Trang 4 Trường Tiểu học Hưng Đạo Năm học 2014 - 20 15 Hoạt động 3: