1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

triều đại nhà Ngô

5 491 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 166,39 KB

Nội dung

Nhà Ngô 2Chiến tranh Đông Dương 1945 - 1975 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Quốc gia Việt Nam Việt Nam Cộng hòa Cộng hòa Miền Nam Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ 1976 Xem thêm •

Trang 1

Nhà Ngô

Loạt bài Lịch sử Việt Nam

Thời tiền sử Hồng Bàng

An Dương Vương Bắc thuộc lần I (207 TCN - 40) Nhà Triệu (207 - 111 TCN)

Hai Bà Trưng (40 - 43)

Bắc thuộc lần II (43 - 541) Khởi nghĩa Bà Triệu

Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương (541 -602)

Bắc thuộc lần III (602 - 905) Mai Hắc Đế

Phùng Hưng

Tự chủ (905 - 938)

Họ Khúc Dương Đình Nghệ Kiều Công Tiễn

Nhà Ngô (938 - 967) Loạn 12 sứ quân

Nhà Đinh (968 - 980)

Nhà Tiền Lê (980 - 1009)

Nhà Lý (1009 - 1225)

Nhà Trần (1225 - 1400)

Nhà Hồ (1400 - 1407)

Bắc thuộc lần IV (1407 - 1427) Nhà Hậu Trần

Khởi nghĩa Lam Sơn

Nhà Hậu Lê (1428 - 1788)

Lê sơ Lê trung hưng

Nhà Mạc Trịnh-Nguyễn phân tranh

Nhà Tây Sơn (1778 - 1802)

Nhà Nguyễn (1802 - 1945) Pháp thuộc (1887 - 1945)

Đế quốc Việt Nam (1945)

Trang 2

Nhà Ngô 2

Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1975) Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Quốc gia Việt Nam Việt Nam Cộng hòa Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)

Xem thêm

• Vua Việt Nam

• Nguyên thủ Việt Nam

• Các vương quốc cổ

• Niên biểu lịch sử Việt Nam

Nhà Ngô (chữ Hán:吳朝 (Ngô Triều)) là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, truyền được hai đời nhưng có tới ba

vị vua, kéo dài từ năm 939 đến năm 965 Khoảng thời gian xen giữa từ 944 đến 950 còn có Dương Bình Vương tức Dương Tam Kha

Chống ngoại xâm

Vua Ngô Quyền (898-944) người Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), là người sáng lập ra nhà Ngô

Năm 930, vua Nam Hán đánh chiếm Tĩnh Hải quân bắt Khúc Thừa Mỹ 931, tướng của họ Khúc là Dương Đình Nghệ mưu đồ khôi phục, đem quân đánh chiếm quyền Lý Khắc Chính là tiết độ sứ Giao Châu Quân Hán do Trần Bảo sang cứu bị đánh bại, Bảo thua chết

Năm 937, Nha tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để thay chức

Năm 938, con rể của Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền tập hợp lực lượng ra đánh Kiều Công Tiễn Công Tiễn sai sứ sang nước Nam Hán xin quân cứu viện Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm cho con là Vạn vương Hoằng Tháo đem quân sang cứu, tự mình đóng quân làm thanh viện Ngô Quyền hạ thành Đại La, giết Công Tiễn rồi bày trận trên sông Bạch Đằng đón quân Nam Hán

Tháng 11 năm 938, quân Hoằng Tháo bị Ngô Quyền đánh tan trong trận Bạch Đằng Hoằng Tháo bị giết chết

Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, tức là Tiền Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa

Tranh chấp trong cung đình

Năm 944, Tiền Ngô Vương mất, sai Dương Tam Kha giúp lập thái tử Dương Tam Kha là anh (có sách nói là em) Dương Thái hậu cướp ngôi, tự xưng Dương Bình Vương

Con trưởng Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập chạy về Nam Sách (Hải Dương) Dương Tam Kha lấy Ngô Xương Văn, con thứ của Ngô Quyền, làm con nuôi Dương Tam Kha ba lần sai quân đi bắt Ngô Xương Ngập mà không thực hiện được mệnh lệnh vì hào trưởng Nam Sách là Phạm Lệnh Công che chở cho Xương Ngập

Năm 950, Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn đi đánh Thái Bình Ngô Xương Văn thuyết phục được 2 tướng Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi dẫn quân quay lại lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi vua Xương Văn không giết Dương Tam Kha, giáng làm Chương Dương công

Năm 950, Ngô Xương Văn tự xưng làm Nam Tấn Vương, đóng đô ở Cổ Loa Ngô Xương Văn cho người đón anh trai Ngô Xương Ngập đang trốn ở Nam Sách trở về

Ngô Xương Ngập cũng làm vua, tự xưng là Thiên Sách Vương (951-954) Lúc đó cùng tồn tại hai vua Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương Lên ngôi vương, Ngô Xương Ngập lấn át quyền hành của Ngô Xương Văn khiến Xương Văn bất bình rút lui việc chính sự[1]

Trang 3

Nhưng chỉ được 3 năm, đến năm 954, Ngô Xương Ngập bị bệnh chết, chỉ còn một vua Nam Tấn vương Ngô Xương Văn làm vua

Loạn lạc

Lúc nhà Ngô suy yếu, một số thủ lĩnh địa phương nổi dậy cát cứ không thần phục triều đình

Năm 951, Đinh Bộ Lĩnh ở động Hoa Lư - con thứ sử châu Hoan đã mất là Đinh Công Trứ - dựa vào vùng núi khe hiểm yếu, không chịu tuân lệnh triều đình Hai vua Ngô muốn cất quân đi đánh; Bộ Lĩnh sợ, sai con là Đinh Liễn vào triều làm con tin để ngăn chặn việc xuất quân Hai vua Ngô vương trách Bộ Lĩnh không tự mình đến chầu, rồi bắt giữ Đinh Liễn đem theo quân đi đánh Hoa Lư

Quân Ngô tấn công hơn một tháng, không đánh nổi Hai vua Ngô bèn treo Đinh Liễn lên ngọn sào, sai người bảo Bộ Lĩnh, nếu không chịu hàng thì giết Liễn Nhưng Bộ Lĩnh không vẫn thần phục, lại sai hơn mười tay nỏ nhắm con mình mà bắn[2] Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn kinh sợ nói rằng:

"Ta treo con nó lên là muốn để nó đoái tiếc con mà ra hàng cho chóng Nó tàn nhẫn như thế, còn treo con nó làm gì".

Vì vậy hai anh em vua Ngô không giết Đinh Liễn mà đem quân về

Sau khi Thiên Sách vương mất, thủ lĩnh ở quận Thao Giang là Chu Thái quật cường không thần phục nhà Ngô Nam Tấn vương thân chinh đi đánh, chém được Chu Thái Từ trận thắng ấy, Nam Tấn vương sinh kiêu[1] Năm 965, ông

đi đánh thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình, bị phục binh bắn nỏ chết

Ngô Xương Văn chết, con của Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí nối nghiệp, nhưng thế lực ngày càng yếu kém

Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, trong triều đình Cổ Loa, các đại thần họ Kiều, họ Dương làm loạn

(có sách lại nói các đại thần làm loạn là Lã Xử Bình và Kiều Tri Hựu)[1] Xương Xí phải lui về giữ đất Bình Kiều (có sách nói Bình Kiều ở Hưng Yên, lại có thuyết cho rằng ở Thanh Hoá[3] )

Từ 966 hình thành 12 sứ quân cát cứ, sử sách gọi là loạn 12 sứ quân, trong đó có người trong hoàng tộc nhà Ngô (Ngô Xương Văn, Ngô Nhật Khánh), các tướng nhà Ngô (Phạm Bạch Hổ, Đỗ Cảnh Thạc, Kiều Công Hãn) và số lớn

là các thủ lĩnh địa phương tự nổi dậy (Kiều Thuận, Trần Lãm, Nguyễn Khoan, Nguyễn Thủ Tiệp, Nguyễn Siêu, Lý Khuê, Lã Đường) Thời kỳ này kéo dài đến năm 968 thì bị Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong và lập ra nhà Đinh

Hành chính

Thời Tự chủ, lãnh thổ Tĩnh Hải quân do họ Khúc, họ Dương cai quản chính là vùng đất từ thời thuộc Đường, gồm có

12 châu[4]

• Giao

• Lục

• Phúc Lộc

• Phong

• Thang

• Trường

• Chi

• Võ Nga

• Võ An

• Ái

• Hoan

• Diễn

Tuy nhiên sang thời Ngô, lãnh thổ chỉ còn 8 châu là[5] :

• Giao

• Lục

• Phúc Lộc

• Phong

• Trường

• Ái

• Hoan

• Diễn

Bốn châu: Thang, Chi, Vũ Nga và Vũ An thuộc về Nam Hán Việc thu hẹp lãnh thổ phía bắc này không được sử sách

ghi chép rõ Theo ý kiến của Đào Duy Anh trong Đất nước Việt Nam qua các đời: 4 châu này bị Nam Hán chiếm[6] , nhưng không rõ vào thời điểm nào: Khi Kiều Công Tiễn cầu viện đã để quân Hán tiến vào (937) và Ngô Quyền chưa kịp tập hợp lực lượng tiến ra Đại La (938) hay sau thời điểm trận Đại La, trước trận Bạch Đằng (cuối năm

938) Theo Nguyễn Khắc Thuần trong Thế thứ các triều vua Việt Nam, Ngô Quyền bàn giao 4 châu này cho Nam

Hán "để tiện việc phòng thủ"[5] , thì việc này có thể xảy ra sau trận Bạch Đằng hoặc Nam Hán đã chiếm được trước

đó mà Ngô Quyền chỉ làm việc công nhận vùng bị mất này thuộc về Nam Hán

Trang 4

Nhà Ngô 4

Ngoại giao

Ngô Quyền tự xưng là Ngô vương, sử sách không xác nhận việc ông quan hệ ngoại giao với các vương triều nào trong số các nước ở phương bắc thời kỳ Ngũ đại Thập quốc

Năm 942, Lưu Nghiễm chết Sau cuộc biến loạn năm 943, Lưu Thịnh lên nối ngôi, tức là Nam Hán Trung Tông

Năm 954, Xương Ngập chết Cùng năm, Ngô Xương Văn sai sứ sang giao hảo với Nam Hán và xin tiết việt Vua Nam Hán là Lưu Thịnh nhận giao hảo của Xương Văn Sau đó Lưu Thịnh cho Lý Dư làm sứ cầm cờ “tinh” sang chiêu dụ nhận Tĩnh Hải quân là phiên thần, lại phong chức Tiết độ sứ, kiêm Đô hộ cho Ngô Xương Văn[1]

Được tin Lý Dư sắp vào, Ngô Xương Văn cho ngay người đi sang biên giới ngăn lại Hai bên gặp nhau ở Bạch châu

Sứ của Xương Văn nói với Lý Dư rằng:

Giặc biển đương làm loạn, đường xá đi lại rất khó.

Lý Dư bèn quay về nước

Đó là lần ngoại giao duy nhất giữa nhà Ngô và Nam Hán trong 21 năm tồn tại

Tham khảo

• Đại Việt Sử ký Toàn thư

• Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục

• Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Văn hóa thông tin

• Nguyễn Khắc Thuần (2008), Thế thứ các triều vua Việt Nam, NXB Giáo dục

Chú thích

[1] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Tiền biên quyển 5 (http:/ / gralib hcmuns edu vn/ greenstonelib/

library?e=d-000-00 -0sachlich 00-0-0 0prompt-10 -4 -0-1l 1-vi-50 -20-about -00031-001-1-0utfZz-8-00& a=d& c=sachlich&

cl=CL1& d=HASH0149d39c1237094672279282 6)

[2] Đại Việt sử ký toàn thư, Ngoại kỷ quyển 5 (http:/ / gralib hcmuns edu vn/ greenstonelib/

library?e=d-000-00 -0sachlich 00-0-0 0prompt-10 -4 -0-1l 1-vi-50 -20-about -00031-001-1-0utfZz-8-00& a=d& c=sachlich&

cl=CL1& d=HASH01ee20abb493d48e1ec1536f 2 5)

[3] Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 112-113

[4] Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 93, 103 Nếu kể cả các châu Kimi là 13

[5] Nguyễn Khắc Thuần, sách đã dẫn, tr 41

[6] Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 111

Trang 5

Nguồn và người đóng góp vào bài

Nhà Ngô  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?oldid=3653771  Người đóng góp: Apple, Ctmt, DHN, Docteur Rieux, Future ahead, Hiệp sĩ không đầu, Lưu Ly, MuDavid, NTT, Nguyễn

Thanh Quang, Nvtien37, Sparrow, Trungda, Volga, Vương Ngân Hà, 9 sửa đổi vô danh

Nguồn, giấy phép, và người đóng góp vào hình

Image:Viet Nam Trong.png  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Viet_Nam_Trong.png  Giấy phép: GNU Free Documentation License  Người đóng góp: Original

uploader was DHN at en.wikipedia

Giấy phép

Creative Commons Attribution-Share Alike 3.0 Unported

http:/ / creativecommons org/ licenses/ by-sa/ 3 0/

Ngày đăng: 30/05/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w