Phát triển bài * Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm và yêu cầu mạng điện trong nhà GV: Nhà nước quy định mạng điện sinh hoạt của Việt Nam là bao nhiêu?. Mạng điện trong nhà là loại mạng đ
Trang 1Trường THCS Nguyễn Huệ
GVHD: Nông Thị Trường
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Hoa Ngày soạn: 24/03/2011 Lớp: 8C1 Ngày dạy: 28/03/2011
Môn học: Công nghệ Năm học: 2010 - 2011
Chương VIII: MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ Bài 50: ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TẠO MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I Mục tiêu : Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được:
1 Kiến thức
- Biết được đặc điểm của mạng điện trong nhà
- Trình bày được cấu tạo, chức năng một số phần tử của mạng điện trong nhà
2 Kỹ năng
- Nhận biết được mạng điện trong nhà
3 Thái độ
- Sử dụng điện an toàn
II Chuẩn bị
1 Giáo viên
a Nội dung
- Đọc và soạn giáo án Bài 50: "Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà"
- Tham khảo tài liệu có liên quan
b Đồ dùng dạy học
- Hình ảnh về cấu tạo mạng điện trong nhà
- Hình ảnh về hệ thống điện
- Sưu tầm thêm 1 số hình ảnh về sử dụng điện trong sinh hoạt, mạng điện trong nhà
2 Học sinh
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III Phương pháp dạy học
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp hỏi đáp - tìm tòi
IV Tiến trình dạy học
1 Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số.
2 Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hãy viết công thức tính điện năng Tên gọi và đơn vị tính
của các đại lượng
Đáp án:
Công thức: A=P.t
Trong đó: A: Điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện (wh, kwh)
P: Công suất điện của đồ dùng điện (w, kw)
t: Thời gian làm việc của đồ dùng điện (s, h, phút)
Trang 23 Bài mới:
a Giới thiệu bài:
GV: Cho HS quan sát hình “Hệ thống điện quốc gia” Sau đó GV giảng giải: từ nhà máy điện có điện áp 25 kw qua máy biến thế 1 (máy tăng áp) tăng lên đến 500kw, đến máy biến thế 2 hạ xuống còn 110kw, đến máy biến thế 3 hạ xuống còn 380V và được sử dụng trong các nhà máy xí nghiệp Từ máy biến thế 2 qua máy biến thế 4 hạ xuống còn 220V và được sử dụng trong các nhà ở của chúng ta
GV: Theo em, mạng điện trong nhà (mạng điện sinh hoạt) có cấp điện áp
là bao nhiêu?
HS: Trả lời ( 220V )
GV: Đây là một mạng điện rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta Vậy thì mạng điện gần gũi với cuộc sống của chúng ta có những đặc điểm gì? Và có cấu tạo ra sao? Để hiểu rõ hơn về đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu Bài 50: "Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà"
b Phát triển bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm và yêu
cầu mạng điện trong nhà
GV: Nhà nước quy định mạng điện sinh hoạt của
Việt Nam là bao nhiêu?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, kết luận, ghi bảng: Điện áp định
mức của mạng điện trong nhà là 220V.
GV: Cho ví dụ:
- Ở Nhật mạng điện sử dụng là 110V
- Ở Mỹ mạng điện trong nhà thường được sử
dụng là 127V hay 220V
GV: Ngày xưa sử dụng Tivi Nhật có điện áp
110V Vậy làm thế nào để sử dụng được Tivi
này?
HS: Trả lời
(Muốn sử dụng được ta phải dùng máy biến áp).
GV: Thế nào là mạng điện trong nhà?
HS: Trả lời
(Mạng điện trong nhà là loại mạng điện có điện
áp thấp, nhận điện từ mạng điện phân phối để
cung cấp cho các đồ dùng điện trong gia đình).
GV: Trong nhà em có sử dụng những đồ dùng
điện nào?
HS: Trả lời
I Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà
1 Đặc điểm của mạng điện trong nhà
a Điện áp của mạng điện trong nhà
- Điện áp định mức của mạng điện trong nhà là 220V
VD: Nồi cơm điện 220V-630W, Bóng đèn huỳnh quang 220V-60W, Bàn ủi điện 220V-1000W
b Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà
- Đồ dùng điện rất đa dạng
Trang 3GV: Bổ sung (bếp điện, bàn là điện, đèn huỳnh
quang, nồi cơm điện )
GV: Công suất của đồ dùng điện có giống nhau
không? Cho ví dụ
HS: Trả lời
(Công suất của các đồ dùng điện không giống
nhau, tùy theo đồ dùng điện.
Ví dụ: Nồi cơm điện 630W-220V, Bóng đèn
huỳnh quang 60W-220V, Bàn ủi điện
1000W-220V )
GV: Điện áp của đồ dùng điện có giống với điện
áp mạng điện nhà nước quy định không?
HS: Trả lời
(Tất cả đồ dùng điện phải có điện áp định mức
phù hợp với điện áp của mạng điện cung cấp).
GV: Vậy, theo em có thiết bị điện nào có cấp điện
áp lớn hơn 220V không?
HS: Trả lời
(Thiết bị điện cho dòng điện đi qua nên điện áp
có thể cao hơn mà không bị cháy).
GV: Hãy lấy một số ví dụ về sự phù hợp điện áp
giữa đồ dùng điện và cấp điện áp của mạng điện
trong nhà?
HS: Trả lời
(Nồi cơm điện 630W, Bóng đèn tròn
220V-60W, Bàn ủi điện 220V-1000W).
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành
bài tập sau:
Hãy chọn những thiết bị và đồ dùng điện có số
liệu kỹ thuật dưới đây sao cho phù hợp với điện
áp định mức của mạng điện trong nhà và điền
dấu (X) vào ô trống :
1 Bàn là điện 220V – 1000W
2 Nồi cơm điện 110V – 600W
3 Phích cắm điện 250V – 5A
4 Quạt điện 110V – 30W
5 Công tắc điện 500V – 10A
6 Bóng điện 12V – 3W
* Đáp án:
1 Bàn là điện 220V – 1000W X
VD: Bếp điện, bàn là điện, đèn huỳnh quang, nồi cơm điện
- Công suất điện của các
đồ dùng điện rất khác nhau
c Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện
- Các thiết bị và các đồ dùng điện trong nhà phải
có điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện
- Riêng đối với các thiết bị đóng - cắt và bảo vệ thì điện áp định mức của chúng có thể lớn hơn điện
áp mạng điện
VD:
+ Phích cắm điện 250V-5A
+ Công tắc điện 500V – 30W
Trang 42 Nồi cơm điện 110V – 600W
3 Phích cắm điện 250V – 5A X
4 Quạt điện 110V – 30W
5 Công tắc điện 500V – 10A X
6 Bóng điện 12V – 3W
GV: Yêu cầu của mạng điện trong nhà gồm có
mấy nội dung?
HS: Trả lời
(- Thiết kế, lắp đặt đảm bảo cung cấp đủ
điện cho các đồ dùng điện.
- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và
cho ngôi nhà.
- Sử dụng thuận tiện, bền chắc và đẹp.
- Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa)
GV: Nhắc nhở HS khi sử dụng cần chú ý đến an
toàn điện
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo của mạng
điện trong nhà
GV: Chiếu hình: ‘Mạch điện đơn giản’ gồm: 1
cầu chì, 1 công tắc điều khiển, 1 bóng đèn và đặt
câu hỏi:
GV: Sơ đồ mạng điện trên có bao nhiêu phần tử?
HS: Trả lời
GV: Em hãy nêu chức năng của từng phần tử?
(- Cầu chì dùng để bảo vệ mạch điện.
- Công tắc dùng để đóng cắt mạch điện.
- Bóng đèn dùng để chiếu sáng.)
GV: Chiếu hình 50.2a yêu cầu HS quan sát và trả
lời câu hỏi: Mạng điện có bao nhiêu phần tử và
đó là những phần tử nào?
HS: Trả lời
(Mạch chính, mạch nhánh, thiết bị đóng - cắt và
bảo vệ, bảng điện, sứ cách điện, công tơ điện,
cầu dao, đồ dùng điện).
GV: Chiếu hình 50.2a và yêu cầu HS thảo luận
nhóm và đặt câu hỏi: Em hãy nêu chức năng của
mạch chính và mạch nhánh?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét
(- Mạch chính dẫn từ công tơ điện đi dến tất cả
các gian phòng cần được cung cấp điện Đường
dây này được đặt trên cao sát trần nhà.
- Mạch nhánh rẽ từ đường dây chính đến các
thiết bị dùng điện trong phòng Các mạch nhánh
2 Yêu cầu của mạng điện trong nhà
( SGK)
II Cấu tạo của mạng điện trong nhà
- Gồm các phần tử:
1 Công tơ điện
2 Dây dẫn điện (mạch chính và mạch nhánh)
3 Các thiết bị điện: Đóng-cắt, bảo vệ và lấy điện
4 Đồ dùng điện
Trang 5được mắc song song với nhau).
GV: Chiếu hình 50.2b: Chỉ rõ các phần tử ở mạng
điện phức tạp cho HS quan sát
GV: Em hãy mô tả cấu tạo mạng điện trong lớp
học?
HS: Trả lời
(Mạng điện trong lớp học là mạng điện kiểu
ngầm, là mạch điện nhánh, kéo từ trạm phân phối
đến trường học rồi từ trường học đến các phòng
học).
* Ghi nhớ (SGK)
c Tổng kết
- Gọi 1-2 HS đứng dậy đọc phần ghi nhớ SGK
4 Kiểm tra – đánh giá
Câu 1: Mạng điện trong phòng học chúng ta có những phần tử nào? Câu 2: Mạng điện ở nhà em có những phần tử nào?
5 Hướng dẫn học ở nhà
- Yêu cầu HS về nhà học bài cũ
- Đọc và soạn trước bài 51: “Thiết bị đóng - cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà”
- Sưu tầm 1 số thiết bị điện như cầu chì, công tắc
IV Rút kinh nghiệm
Kon Tum, ngày tháng 03 năm 2011
GVHD
Nông Thị trường