Trong tiến trình này, với những tri thức từ lịch sử tư tưởng mỹ học sẽ giúp cho con người dễ dàng nhận diện những giá trị và phản giá trị của các trào lưu văn hóa nghệ thuật đang diễn ra
Trang 1Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Lớp: Triết học.
Môn: Mỹ học chuyên nghành.
Tiểu luận:
ĐẶC TRƯNG CỦA SÁNG TẠO HÌNH TƯỢNG TRONG
NGHỆ THUẬT
Năm: Triết học- Năm 3.
Người hướng dẫn: TS Trần Kỳ Đồng.
Sinh viên: Lê Đăng Thân.
MSSV: 1256070065.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 11 năm 2014
Trang 2MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ……… 3
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ……… 4
3. Kết cấu đề tài ……… 4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I.
HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT I.1 Sự ra đời của hình tượng nghệ thuật ……… 5 I.2 Đặc điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật ……… 7
CHƯƠNG II.
ĐẶC TRƯNG CỦA SÁNG TẠO HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT II.1 Vai trò của tình cảm trong cấu trúc nghệ thuật ……… 10 II.2 Vai trỏ của lý trí trong cấu trúc nghệ thuật ……… 12 II.3 Tài năng nghệ thuật ……… 14 II.4 Qúa trình sáng tạo nghệ thuật ……… 16 KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
Trang 31. Tính cấp thiết của đề tài
Tìm hiểu tư tương triết học nói chung và tư tưởng mỹ học nói riêng có vai trò to lớn, giúp con người nhận thức được các quy luật tiến hóa của lịch sử
xã hội loài người, thông qua sự nhận thức về thế giới, về cái đẹp về nghệ thuật,… Sự nhận thức này luôn gắn liền với sự sinh thành lý tưởng thẩm mỹ,
lý tưởng bao hàm những giá trị nhân văn của dân tộc và thời đại, nó định hướng cho chúng ta xác lập nội dung cơ bản về mục đích sống, ý nghĩa sống
và tạo ra nguồn động lực, năng lực sống cho con người
Đất nước đang trong tiến trình đổi mới gắn liền với tiến trình hội nhận thế giới Trong tiến trình này, với những tri thức từ lịch sử tư tưởng mỹ học sẽ giúp cho con người dễ dàng nhận diện những giá trị và phản giá trị của các trào lưu văn hóa nghệ thuật đang diễn ra trong nước và trên thế giới để từ đó con người có sự sàng lọc làm cho những giá trị, tư tưởng mỹ học thêm phong phú đa dạng và muôn màu muôn vẻ hơn nữa
Mỹ học giúp cho con người có những kiến thức cơ bản về các quy luật chung nhất của quan hệ thẫm mỹ và quan trọng hơn là những kiến thức về cái đẹp, về thị hiếu, về lý tưởng thẫm mỹ, về tính nghệ thuật trong mỹ học Và như vậy, trên cơ sở những kiến thức cơ bản đó nhằm nâng cao trình độ thẩm
mỹ, năng lực cảm nhận, cảm thụ, đánh giá cái đẹp trong cuộc sống và cung như trong quá trình sáng tạo ra nghệ thuật của người nghệ sĩ, một năng lực sáng tạo nghệ thuật theo quy luật của cái đẹp Không những thế nó còn cung cấp cho con người cách rèn luyện tư duy nhìn nhận những vấn đề theo chiều sâu của các giá trị, tư tưởng thẩm mỹ đó
Quá trình sáng tạo hình tượng trong nghệ thuật kể cả phương Tây và phương Đông
Trước hết, cần hiểu rõ, mỹ học là một khoa học hợp thành của khoa học triết học dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mỹ học là khoa học nghiên cứu toàn bộ qui luật, hiện tượng thẫm mỹ
Trang 4trong hoạt động của đời sống con người gồm khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm
mỹ và nghệ thuật Trong đó, cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm, hình tượng là tiếng nói trọng tâm, lý tưởng thẩm myỹ là cơ sở để định hướng thẩm
mỹ, nghệ thuật là thành tựu cao nhất của đời sống thẩm mỹ
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích:
Tiểu luận phần nào làm rõ và sâu sắc thêm đặc trưng của quá trình sáng tạo trong nghệ thuật
Nhiệm vụ:
Phân tích những đặc điểm cơ bản của quá trình hình thành nên tượng nghệ thuật
Đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ
3. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, kết cấu của tiểu luận gồm 2 chương và 6 tiết
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I.
HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT I.1 Sự ra đời của hình tượng nghệ thuật
Trong hình tượng nghệ thuật ghi lại hoặc biểu hiện những đặc điểm căn bản nhất của nghệ thuật nói chung Một trong những vị trí trung tâm mà phạm trù này giữ trong khoa học mỹ học được lý giải bởi chức năng phản ánh thực
Trang 5tại khách quan dưới một hình thức đặc thù Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất phản ánh và sáng tạo, nó đóng vai trò là đường ranh giới phân tuyến thế giới thật với thế giới của nghệ thuật Chính nhờ hình tượng mà ý thức nghệ thuật hàm chứa nhiều tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của cuộc sống thật
Sáng tạo được các hình tượng nghệ thuật thành công luôn là mong ước của các nghệ sĩ Thế giới hình tượng đi liền với tên tuổi và khẳng định tài năng của người nghệ sĩ Để tạo ra những hình tượng nghệ thuật dồi dào ý nghĩa và sức sống, người nghệ sĩ phải giàu khả năng hư cấu nghệ thuật và phải thật sự sống trong một tâm thế sáng tạo đặc biệt được gọi là cảm hứng nghệ thuật
Cảm hứng sáng tạo giúp năng lực hư cấu của người nghệ sĩ vận hành Hư cấu nghệ thuật là quá trình nhào nặn chất liệu để thực hiện tốt nhất ý đồ nghệ thuật đang được ấp ủ Đó là sự tập hợp, lựa chọn, sắp xếp tài liệu đời sống Ở đây có vai trò đặc biệt của trí tưởng tượng phong phú cùng vốn hiểu biết, sự trải nghiệm của người nghệ sĩ Trí tưởng tượng cho người nghệ sĩ những gì mà thực tại không thể cho hoặc chưa kịp cho Trí tưởng tượng lấp đầy khoảng trống cho hiểu biết và tư duy của nhà sáng tạo Tuy nhiên, năng lực tưởng tượng lại tỷ lệ thuận với vốn sống, vốn hiểu biết của con người Càng sống nhiều, sống tỉnh táo và say mê, sống có ý thức và trách nhiệm, người nghệ sĩ càng có điều kiện tung hoành trong đôi cánh diệu kỳ của tưởng tượng Có thể nói, nếu hư cấu nghệ thuật là hành động tất yếu của người nghệ sĩ trong xây dựng hình tượng thì khả năng hư cấu nghệ thuật còn phụ thuộc nhiều vào phẩm chất của tài năng trong đó nổi bật là trí tưởng tượng nhạy bén và vốn sống dồi dào Hư cấu nghệ thuật chính là quá trình tập hợp, lựa chọn, sắp xếp tài liệu từ nhiều hiện tượng khác nhau, trên cơ sở đó thông qua trí tưởng tượng
Trang 6nghệ sĩ sáng tạo ra một hình tượng mới, hình tượng này thể hiện được bản chất đời sống một cách sinh động, trong sáng và tập trung
Hình tượng nghệ thuật được sáng tạo bởi một kiểu tư duy đặc biệt – tư duy hình tượng Để làm nổi trội lao động và tư duy của người nghệ sĩ, người
ta hay so sánh với lao động và tư duy của nhà khoa học Kết quả cuối cùng là nhà khoa học có được những khái niệm, còn người nghệ sĩ đưa ra những hình tượng Cả hai đều sáng tạo, song tính chất của sự sáng tạo ở họ không hoàn toàn giống nhau Nhà khoa học phát hiện ra những bản chất và qui luật vốn tiềm ẩn trong thực tại Người nghệ sĩ phải tự mình làm ra những sản phẩm mới mẻ chưa từng xuất hiện Giữa khái niệm khoa học và hình tượng nghệ thuật, vì vậy, có những điểm khác biệt cơ bản
Nghệ thuật không đặt ra trước nghệ sĩ nhiệm vụ thể hiện toàn bộ đối tượng Yêu cầu đó vừa không cần thiết vừa không thể thực hiện nổi Nhưng hình tượng nghệ thuật lại có khả năng tạo ra ảo giác về tính toàn vẹn và đầy
đủ của đối tượng thể hiện Sức cuốn hút của nghệ thuật mạnh mẽ một phần vì nét riêng biệt này
Khái niệm bao giờ cũng xác định về mặt ý nghĩa Khoa học không cho phép khái niệm mang tính đa nghĩa Hình tượng nghệ thuật lại không hàm một nghĩa duy nhất Nó có thể gồm nhiều phương diện khác nhau Công chúng tiếp nhận nó mỗi người một vẻ Hình tượng nghệ thuật càng giá trị, càng lấp lánh ý nghĩa
Sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức cũng là điểm khác biệt chính của hình tượng nghệ thuật so với khái niệm khoa học Hình tượng nghệ thuật là một chỉnh thể Mọi sự thay đổi của nội dung hay của hình thức
Trang 7đều đưa đến một sản phẩm khác, không giống với sản phẩm đã có Tri thức khoa học thì khác Một công thức, một định luật có thể trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau, phức tạp có, đơn giản có, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp nhận thực chất của chúng
I.2 Đặc điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật
Phản ánh hiện thực là quy luật của nghệ thuật Tác phẩm nghệ thuật là hình ảnh của thế giới khách quan Tuy vậy, không được đánh đồng khái niệm hình tượng trong nhận thức luận (triết học) với hình tượng trong lý luận nghệ thuật
Trong triết học, khái niệm hình tượng hiểu là bất kỳ một sự phản ánh nào
về ngoại giới vào trong ý thức con người Ở đây, hình tượng đồng nghĩa với hình ảnh
Trong nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật không phải là bất kỳ một sự phản ánh nào về hiện thực mà một sự phản ánh được ghi giữ lại trong một chất liệu của một loại hình nghệ thuật nhất định Cụ thể, trong tác phẩm nghệ thuật
sự phản ánh về hiện thực phải có được một sự tái hiện có nghệ thuật trong một chất liệu nhất định của một loại hình nghệ thuật cụ thể Như thế, nghệ thuật bao gồm cả tư duy hình tượng và cả hoạt động thực tiễn nhất định- sự sáng tạo nghệ thuật, sự nhào nặn thẩm mĩ một chất liệu nhất định
Nghệ thuật vừa tư duy (bằng hình tượng) vừa là hoạt động thực tiễn trực tiếp Ðược vật chất hóa trong một tác phẩm nghệ thuật cụ thể, nghệ thuật tồn tại như một thực thể tinh thần trong dạng các giá trị nghệ thuật nhất định Ở đây, tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bằng bàn tay khối óc của con người
Trang 8Với tư cách là một hình thái đặc thù của ý thức xã hội, nghệ thuật chính
là một sự thống nhất liên tục của nhận thức hình tượng về hiện thực và sự tái hiện cảm tính- cụ thể hiện thực trong chất liệu của một loại hình nghê thuật
Do đó, không được xem hình tượng chỉ là một kiểu tư duy (tư duy hình tượng)
mà nó còn là một hành động thực tiễn vật chất- hoạt động sáng tạo, tạo ra một
sự vật mới, tạo ra hiện tượng khách quan Hình tượng nghệ thuật được vật chất hóa nhờ chất liệu nhất định Nó vừa là ý thức tư tưởng của nghệ sĩ vừa là tài năng sáng tạo- nhào nặn chất liệu vật chất của nghệ sĩ
Thực ra, trước khi được vật chất hóa ra, hình tượng nghệ thuật đã tồn tại trong óc người nghệ sĩ, nghĩa là bao hàm sự sáng tạo trong ý thức tư tưởng Lênin viết: Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn sáng tạo ra thế giới khách quan Hình tượng nghệ thuật không phải là một bức ảnh chụp, một hình ảnh thu được trong tấm gương, cũng không phải là một sự tái hiện đơn giản cuộc sống, sự bắt chước máy móc tự nhiên Sự bắt chước giỏi lắm cũng chỉ nhân đôi đối tượng mô tả chứ không tạo ra giá trị thẩm mĩ mới Hình tượng nghệ thuật không phải là hình ảnh minh họa của khoa học Hình ảnh minh họa của khoa học tái hiện các hiện tượng như chúng vốn có trong hiện thực Tức là tái hiện thực tế một cách chính xác Còn hình tượng nghệ thuật, sáng tạo là bản chất của nó Hình tượng nghệ thuật bao hàm cả sự phóng đại, cường điệu, cả sự tỉa xén, nhào nặn Hình tượng nghệ thuật là kết quả của trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo của người nghệ sĩ
Đo đó, phản ánh và sáng tạo là hai mặt của quá trình sinh ra hình tượng của nghệ thuật Hình tượng nghệ thuật một mặt là hình ảnh của thế giới khách quan, mặt khác là sự sáng tạo lại thế giới khách quan
CHƯƠNG II.
Trang 9ĐẶC TRƯNG CỦA SÁNG TẠO HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT
Quá trình sáng tác nghệ thuật có đặc trưng riêng của nó – thể hiện nhân cách của nghệ sĩ Đặc điểm của chủ thể nghệ thuật là phản ứng tình cảm đối với thực tại, nó đóng vai trò lớn trong việc sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật Người họa sĩ vẽ cái cảm thấy chứ không phải cái nhìn thấy, đồng thời gởi gắm tình cảm, tư tưởng (tâm hồn) của mình vào tác phẩm nghệ thuật Tiếp nhận nghệ thuật, công chúng không thể dửng dưng Người ta có thể khóc, cười hồn nhiên như con trẻ Song rất khác với những giọt nước mắt vui sướng hay đau xót của trẻ thơ, cùng với sự rung động của con tim, trí óc của công chúng nghệ thuật còn được thức tỉnh Đọc Truyện Kiều chẳng hạn Nhận thức của người đọc về thân phận của nàng Kiều tăng thêm, như nhà thơ Tố Hữu đã bài tỏ cảm xúc về thân phận nàng Kiều ”Nổi chìm kiếp sống lênh đênh”và khi nhận thức càng tăng thì cảm xúc Tố Hữu càng sâu cùng với nhịp đập dồn dập của trái tim “Tố như ơi lệ chảy quanh thân Kiều”
Đồng thời, trong nghệ thuật ngoài những nhân tố tự nhiên ở nhà nghệ sĩ, còn có thái độ riêng tư của người nghệ sĩ được thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật của anh ta Nó phản ánh một phần thực tại bằng ý thức
Người nghệ sĩ đã bằng lý trí tỉnh táo và tình cảm nồng cháy để tạo nên hình tượng nghệ thuật Cảm hứng sáng tạo chân chính vì vậy được coi là sự
“thăng hoa” của lý trí và cảm xúc Thiếu tư tưởng, hình tượng sẽ trống rỗng và hời hợt Thiếu cảm xúc, hình tượng sẽ khô cứng và cằn cỗi Đúng hơn, trong sáng tạo nghệ thuật, nhận thức phải được chuyển hóa thành tình cảm, thành niềm tin Bởi vậy, sức tác động của nghệ thuật mới mãnh liệt và bền lâu
II.1 Vai trò của tình cảm trong cấu trúc nghệ thuật
Trang 10Nghệ thuật giáo dục con người thông qua con đường tình cảm Từ xúc động, lay động về tình cảm mà người đọc liên hệ đến bản thân, tự giác nhận ra đúng, sai Nghệ thuật giáo dục con người không phải bằng biện pháp cưỡng bách, hành chính gò ép mà hoàn toàn tự giác, thoải mái Nghệ thuật giáo dục bằng hình thức hấp dẫn vui tươi, cuốn hút Ở đây, tưởng như giáo dục vui chơi, giải trí là một Tác dụng giáo dục của nghệ thuật là lâu bền, từ từ nhưng
vô cùng sâu sắc
Một thuộc tính căn bản của nhà nghệ sĩ là anh ta có khả năng cảm ngiệm những hiện tượng nào đó của thực tại với một sức mạnh và chiều sâu kgác thường Sáng tạo nghệ thuật thông qua cảm xúc, tình cảm đã thôi thúc trí tưởng tượng của người nghệ sĩ
Có ý nghĩa đặc biệt lớn lao đối với sáng tạo nghệ thuật là trí tưởng tượng,
đó là sự liên kết giữa tình cảm và lý trí, tâm lý và xã hội trong sáng tạo nghệ thuật Óc tưởng tượng của con người có khả năng đẻ ra những hình tượng vô nghĩa và kỳ quặc, nhưng nó cũng là một yếu tố cần thiết trong việc sáng tạo hình tượng nghệ thuật ngay cả trong việc miêu tả sự việc đơn thuần Cái thật lại đòi hỏi những điều tưởng tượng táo bạo nhất, tưởng như nó không gạt bỏ
hư cấu, không làm mờ nhạt mà còn giúp cho chúng ta hiểu cuộc sống thông qua khả năng ngầm của nó Chúng ta đã biết vô số những trường hợp trong đó
hư cấu không báo giờ tách rời chân lý cuộc sống mà chính óc tưởng tượng sáng tạo, không đi lệch hướng thực tế mà còn giải quyết thực tế đó, sẽ trở thành một phương tiện rất thuận lợi cho việc tư duy bình thường
Gạt bỏ óc tưởng tượng khỏi sáng tác nghệ thuật, thay thế chân lý cuộc sống bằng chân lý sự kiện, thay thế sự khái quát bằng lối minh hoạ các sự kiện theo kiểu lập biên bản chẳng khác gì giết chết nghệ thuật Chân lý nghệ thuật
Trang 11là một giả thiết mang tính chất thẩm mỹ, là sự tái tạo lại cuộc sống hoặc bằng phương tiện ngôn ngữ hoặc bằng màu sắc, hoặc bằng âm điệu Tác phẩm nghệ thuật nếu không có lý tưởng thẩm mỹ, không có sự khái quát, không có sự đánh giá về mặt thẩm mỹ sẽ biến thành những đoạn trích dẫn rút ra từ bộ môn khoa học xã hội
Ở đây có vai trò đặc biệt của trí tưởng tượng phong phú cùng vốn hiểu biết, sự trải nghiệm của người nghệ sĩ Trí tưởng tượng cho người nghệ sĩ những gì mà thực tại không thể cho hoặc chưa kịp cho Trí tưởng tượng lấp đầy khoảng trống cho hiểu biết và tư duy của nhà sáng tạo Tuy nhiên, năng lực tưởng tượng lại tỷ lệ thuận với vốn sống, vốn hiểu biết của con người Càng sống nhiều, sống tỉnh táo và say mê, sống có ý thức và trách nhiệm, người nghệ sĩ càng có điều kiện tung hoành trong đôi cánh diệu kỳ của tưởng tượng
Tưởng tượng là kết quả của sự không thỏa mãn và đo dó nó thôi thúc hành động Những ước mơ giúp con người khắc phục được những khó khăn trong cuộc sống, thôi thúc hành động con người trở nên tích cực hơn, có ý nghĩa hơn
II.2 Vai trỏ của lý trí trong cấu trúc nghệ thuật
Người tạo ra hình tượng nghệ thuật không phải chỉ cần có năng lực cảm xúc, tình cảm, ghi nhận thực tại ở cấp độ hiện tượng, mà phải cần có năng lực nắm bắt bản chất của quá trình sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật, đó chính là năng lực tư duy của lý tính Người nghệ sĩ phản ánh thế giới bằng lý trí ẩn dụ, tức người nghệ sĩ phải đi thâm sâu vào thực tại của cuộc sống