1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp Chương 8 - Nguồn tài trợ của doanh nghiệp

126 1,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

2.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn• Nguồn tài trợ ngắn hạn Là nguồn vốn có thời hạn hoàn trả trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh, bao gồm : - Vay và nợ ngắn hạn - Các kh

Trang 1

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Chương 8

NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 2

NỘI DUNG

1 Chính sách đầu tư vào tài sản lưu động

2 Chiến lược tài trợ

4 Dự kiến nhu cầu vốn lưu động

5 Nguồn tài trợ dài hạn

Trang 3

1 Chính sách đầu tư vào tài sản lưu động

Chính sách đầu tư vào tài sản lưu động

được xây dựng nhằm giải đáp câu hỏi doanh nghiệp nên nắm giữ tài sản lưu động ở mức nào để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp?

Có ba chính sách thường được xem xét

- Chính sách rộng rãi,

- Chính sách nghiêm ngặt

- Chính sách vừa phải.

Trang 4

1.1 Chính sách rộng rãi

Nội dung cơ bản

TSLĐ được nắm giữ nhiều hơn trong tương quan với doanh thu -% tsld trên doanh thu cao DN nắm giữ nhiều tiền mặt, chứng khoán thanh khoản cao

và duy trì hàng tồn kho ở mức cao, chính sách bán chịu cũng rộng rãi hơn với tiêu chuẩn bán chịu được nới lỏng, thời hạn bán chịu dài hơn, do vậy nợ phải thu khách hàng cũng cao hơn

Trang 5

Trong những thời kỳ nguồn vốn khan hiếm, chi phí

sử dụng vốn cao các doanh nghiệp thường sử dụng chính sách này.

Trang 6

1.3 Chính sách vừa phải ( trung dung)

• Nội dung cơ bản là giữ tài sản lưu động ở

mức vừa phải so với doanh thu, do vậy nó

là chính sách trung dung giữa chính sách rộng rãi và nghiêm ngặt.

Trang 7

0 500 1.000 1.500 2.000 Doanh thu Tài sản

lưu động

Trang 8

2 Chiến lược tài trợ

2.1 Nhu cầu vốn thường xuyên và tạm thời

• Nhu cầu vốn là tổng giá trị của số tài sản doanh

nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tiến hành bình thường và hiệu quả

• Nhu cầu vốn thường xuyên là tổng giá trị của tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên

• Tài sản lưu động thường xuyên là phần tài sản lưu động cần thiết cho những thời kỳ mức sản xuất thấp nhất.

• Mức tăng lên của tài sản lưu động vượt quá mức

thường xuyên gọi là tài sản lưu động tạm thời

Trang 9

• Nhu cầu vốn thường xuyên và tạm thời

Tài sản cố định

Tài sản lưu động thường xuyên

Nhu cầu vốn thường xuyên

Nhu cầu vốn tạm thời

TS lưu động tạm thời

Trang 10

2.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn

• Nguồn tài trợ ngắn hạn

Là nguồn vốn có thời hạn hoàn trả trong vòng một

năm hoặc một chu kỳ kinh doanh, bao gồm :

- Vay và nợ ngắn hạn

- Các khoản chiếm dụng hay nợ ngắn hạn không phải trả lãi

Nguồn tài trợ dài hạn

Là nguồn vốn có kỳ hạn hoàn trả trên một năm hoặc không phải hoàn trả, bao gồm :

- Vay và nợ dài hạn

- Vốn chủ sở hữu

Trang 11

Nguồn ngắn hạn Nguồn dài hạn

2.Không phải trả lãi cho một

số khoản nợ ngắn hạn như :

nợ thuế nhà nước, nợ lương

CNV, thu trước tiền khách

ngắn hạn 4.Bao gồm cả nợ dài hạn và vốn chủ sở hựu

Sự khác biệt giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn

vốn dài hạn

Trang 12

2.3 Các chiến lược tài trợ

Trang 13

2.3.1 Chiến lược phù hợp (Hedging)

Sử dụng nguồn tài trợ có thời gian phù hợp với đời sống của tài sản

• Tài sản thường xuyên được tài trợ

bằng nguồn vốn dài hạn

• Tài sản lưu động tạm thời được tài trợ

bằng nguồn vốn ngắn hạn có thời hạn phù hợp

Trang 14

Tài sản dài hạn

TS lưu động thường xuyên

Nguồn vốn dài hạn

Nguồn vốn ngắn hạn VLĐ

Chiến lược phù hợp “ hedging”

Biểu đồ cho thấy VLĐ ròng dương và vừa đủ để tài trợ cho TSLĐ thường xuyên, tài sản lưu động tạm thời được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn ngắn hạn Tuy không vi phạm nguyên tắc tài chính, nhưng độ an toàn không cao

Trang 15

2.3.2 Chiến lược thận trọng

Sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho toàn bộ nhu cầu vốn thường xuyên và một phần hoặc toàn bộ nhu cầu tạm thời

Trang 16

TS lưu động thường xuyên

Nguồn vốn dài hạn

VLĐ ròng

Chứng khoán khả mại

Biểu đồ cho thấy VLĐ ròng tài trợ cho toàn bộ TSLĐ thường xuyên và một phần cho TSLĐ tạm thời Do sử dụng rất ít

nguồn vốn ngắn hạn nên độ an toàn cao Tuy vậy chi phí sử dụng vốn cao, do chi phí nguồn dài hạn cao hơn ngắn hạn, mặt khác do sự dư thừa vốn ở những thời kỳ TSLĐ tạm thời xuống thấp – Chiến lược thận trọng

Trang 17

2.3.3 Chiến lược mạo hiểm

Sử dụng nguồn ngắn hạn tài trợ một phần hoặc toàn bộ cho tài sản lưu động thường xuyên thậm chí cho một phần tài sản cố định ( VLĐ ròng âm).

Trang 18

Tài sản dài hạn

Nguồn vốn dài hạn

Nguồn vốn ngắn hạn

VLĐ ròng

Trang 19

Tài sản dài hạn

Nguồn vốn ngắn hạn

Nguồn vốn dài hạn

Trang 20

• Câu hỏi và bài tập tư làm

• 1 Trình bày sự khác biệt giữa tài sản tạm thời

và tài sản thường xuyên Sự phân biệt này có tác dụng gì trong việc hoạch định chiến lược tài trợ cho DN?

• 2 Nội dung cơ bản của chiến lược chọn nguồn

tài trợ phù hợp với đời sống của tài sản “ hedging” Tại sao chiến lược này vẫn tiềm ẩn rủi ro?

• 3 Khi sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn tài trợ

cho tài sản thường xuyên sẽ xuất hiện những rủi

ro gì? Có thể loại trừ hoàn toàn những rủi ro đó bằng cách chỉ sử dụng nguồng tài trợ dài hạn hay không?

Trang 22

• Đặc điểm của nợ tích lũy :

• Tương đối ổn định.

• Thay đổi theo quy mô hoạt động của

doanh nghiệp

• Không phải trả lãi cho những khoản nợ

chưa đến kỳ hạn thanh toán, do vậy nợ tích lũy là nguồn tài trợ hoàn toàn miễn phí

Trang 23

• Câu hỏi và bài tập tự làm :

1 Nợ tích lũy được coi là nguồn tài trợ miễn phí Tại sao

các doanh nghiệp không sử dụng nguồn tài trợ này một

cách rộng rãi?

2 Tổng quỹ lương của công ty ABC là 30.000 triệu đồng/ tháng, tiền lương được thanh toán mỗi tháng 2 lần, 15 ngày một lần , cho biết :

a) Mức chiếm dụng bình quân vế tiền lương của ABC là bao nhiêu? (7.500)

b) Nếu doanh thu tăng gấp đôi dẫn tới quỹ lương trả mỗi tháng tăng gấp đôi thì mức chiếm dụng bình quân là bao nhiêu? ( 15.000)

c) Với dữ liệu như ở câu b, nếu ABC trả lương theo tuần thì mức chiếm dùng là bao nhiêu?( 7.000)

• Biết một tháng tính tròn 30 ngày

Trang 24

3 Tổng số tiền điện phải trả của công ty ABC là : 3.200 triệu đồng/ tháng, tiền điện được thanh toán mỗi tháng 1 lần, cho biết :

a) Mức chiếm dụng bình quân vế tiền điện của ABC là bao nhiêu? ( 1.600)

b) Nếu doanh thu tăng gấp đôi dẫn tới tiền điện phải trả mỗi tháng tăng gấp đôi thì mức chiếm dụng bình quân là bao nhiêu?( 3.200)

c) Nếu giá điện tăng 20 % thì mức chiếm dụng bình quân về tiền điện là bao nhiêu? Việc chiếm dụng tiền tiện giúp công ty tiết kiệm chi phí sử dụng vốn là bao nhiêu? Biết WACC của công ty

là 14% ( 1.920; 268,8)

Trang 25

• Mức chiếm dụng tiền lương bình quân

15

Ngày 7,5

30 ngày

Trang 27

3.2 Tín dụng thương mại

- Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng

giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.

- Tín dụng thương mại là nguồn tài trợ quan trọng đối với hầu hết doanh nghiệp,

nó có thể chiếm 20 %, thậm chí vượt quá 40% tổng nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp.

- Quy mô của tín dụng thương mại phụ thuộc vào thời hạn mua chịu và quy mô hoạt động của doanh nghiệp

Trang 28

• Chi phí của tín dụng thương mại.

• Theo phương pháp lãi đơn

Trang 29

• Ví dụ : Công ty A mua vào mỗi ngày 100

đơn vị hàng hóa, với giá mua 1 triệu đồng cho mỗi đơn vị hàng hóa, theo điều khoản 2/10 net 30

• Chi phí của tín dụng thương mại là :

Trang 30

• Nếu không sử dụng tín dụng thương mại, công ty

sẽ thanh toán vào ngày 10.

- Nợ phải trả miễn phí = 98 x 10 = 980 triệu

Nếu sử dụng TDTM , CT sẽ thanh toán vào ngày 30

- Nợ phải trả bình quân = 98 x 30 = 2.940

Nợ tốn phí = 2.940 – 980 = 1.960

Chiết khấu bị mất : 100 x 365 ngày x 1 x 2% = 730

- Lãi suất của tín dụng thương mại :

730/ 1.960 = 37,2 %/ năm

Trang 31

• Ưu điểm của tín dụng thương mại

• Tín dụng thương mại là phương thức

tài trợ tiện lợi và linh hoạt trong kinh doanh

• Tạo điều kiện phát triển quan hệ hợp

tác kinh doanh lâu bền giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, buộc nhà cung cấp có trách nhiệm với hàng hóa của mình sau khi hàng đã bán cho doanh nghiệp

Trang 32

• Hạn chế của tín dụng thương mại

- Chi phí cao và không rõ ràng.

- Khối lượng tín dụng bị hạn chế, một mặt

do sự hạn chế tiềm lực tài chính của nhà cung cấp, mặt khác do tín dụng được cấp là hàng hóa chứ không phải là tiền

Trang 33

CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA

6 Ưu điểm và những hạn chế của tín dụng thương mại?

Trang 34

7.Làm thế nào để so sánh chi phí của tín dụng thương mại với chi

phí của các nguồn tài trợ ngắn hạn khác?

8 Tại sao nói chi phí của tín dụng thương mại là chi phí cơ hội

9 Hãy tính chi phí của tín dụng thương mai với các điều khoản

mua chịu sau :

- 3/10 net 30

- 2/10 net 40

- 1/15 net 45

a) Theo phương pháp lãi đơn

b) Theo phương pháp lãi kép

Biết số ngày trong năm được tính tròn 360 ngày

10 Hãy tính chi phí của tín dụng thương mai với điều khoản “2/10

net 40” khi doanh nghiệp trì hoãn thanh toán 5 ngày, biết doanh nghiệp không bị phạt khi trì hoãn thanh toán

Trang 35

• 11 Công ty ABC mỗi ngày mua vào 1.000 đơn vị vật tư

với giá mua chưa chiết khấu là 20.000 đồng/đơn vị, điều khoản mua chịu “2/10 net 30” hãy xác định lượng tín

dụng miễn phí , tốn phí và chi phí của tín dụng tốn phí ?

Trang 36

3.3 Vay ngắn hạn ngân hàng

Vay ngắn hạn ngân hàng là những

khoản vay có thời hạn sử dụng đến 12 tháng, đây là nguồn tài trợ ngắn hạn quan trọng đối với doanh nghiệp Khi

sử dụng nguồn tài trợ này doanh nghiệp phải trả phí

Trang 37

Các hình thức vay ngắn hạn ngân hàng

• Hạn mức tín dụng

• Hợp đồng tín dụng luân chuyển

• Thư tín dụng

• Cho vay theo hợp đồng

• Vay ngắn hạn thế chấp bằng nợ phải thu

• Bao thanh toán ( Factoring )

• Chiết khấu thương phiếu

• Vay ngắn hạn cầm cố bằng hàng hóa

• Chiết khấu ký hóa phiếu

Trang 38

3.3.1 Cho vay theo hạn mức tín dụng

• Hạn mức tín dụng là một thỏa thuận không

chính thức giữa ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn, chỉ rõ mức giới hạn tối đa của số tiền cho vay mà ngân hàng có thể cung cấp cho doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm

• Với hạn mức được thông báo là 100 tỷ doanh

nghiệp sẽ được vay tới mức cao nhất là 100

tỷ chỉ cần đạt được các điều kiện để giải ngân ( thủ tục và chứng từ cần thiết làm cơ

sở giải ngân) và tiêu chuẩn tín dụng

Trang 39

• Giả sử ngày 20/1 DN đã vay 20 tỷ đồng

trong thời gian 90 ngày để trả tiền mua nguyên vật liệu Như vậy doanh nghiệp đã sử dụng hết 20 tỷ đồng của hạn mức 100 tỷ Trước khi khoản vay được thanh toán, doanh nghiệp vẫn có thể vay thêm tối đa là

80 tỷ đồng vào bất cứ lúc nào mà không phải thế chấp tài sản Việc vay và trả được thực hiện cho từng lần.

• Phương thức tài trợ trên đem lại cho doanh

nghiệp sự tiện lợi và chủ động trong việc huy động vốn để bù đắp sự thiếu hụt tạm thời vế ngân quỹ Tuy vậy nó cũng có thể gây ra những trục trặc cho doanh nghiệp, ngân hàng có thể từ chối cho tiếp phần còn lại khi họ không đủ vốn để cho vay hoặc khoản vay không hội tụ đủ điều kiện để giải ngân

Trang 40

3.3.2 Hợp đồng tín dụng luân chuyển

• Hợp đồng tín dụng luân chuyển là một thỏa

thuận chính thức giữa ngân hàng và doanh nghiệp, theo đó ngân hàng tạo sẵn một khoản tín dụng ở một mức nào đó (hạn mức tín dụng) cho doanh nghiệp sử dụng trong suốt một thời kỳ nhất định

• Trong phạm vi còn lại của hạn mức tín

dụng, doanh nghiệp có thể vay bất cứ lúc nào và không cần phải cung cấp các điều kiện cho việc giải ngân

• Việc cho vay và thu nợ được thực hiện theo

đối tượng tổng hợp chứ không theo từng lần với từng đối tượng cụ thể

Trang 41

• Tiền lãi của phương thức tài trợ này được

tính trên cơ sở lãi suất thỏa thuận và tổng mức tín dụng doanh nghiệp đã sử dụng Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải trả phí cam kết hàng năm bằng 0,25% tới 1% trên số tiền trong hạn mức mà công ty không sử dụng

• Khi vay tiền theo hạn mức chính thức,

doanh nghiệp phải duy trì một khoản ký quỹ trung bình trên tài khoản tiền gửi không hưởng lãi, khoản tiền ký quỹ này được gọi

là số dư tiền gửi bù trừ, do vậy số tiền doanh nghiệp thực tế sử dụng thấp hơn số tiền họ được vay

Trang 42

• Công Ty Sữa Việt Nam là một doanh nghiệp

lớn và có uy tín, năm 2010 công ty đã thương lượng với ngân hàng một hợp đồng tín dụng luân chuyển với hạn mức tín dụng chính thức là 100 tỷ đồng, công ty phải trả phí cam kết hàng năm bằng 1% trên hạn mức không sử dụng, lãi suất tính trên hạn mức đã sử dụng là 12%/ năm, số dư tiền gửi

bù trừ được tính bằng 5% trên tổng hạn mức cộng thêm 10 % tính trên hạn mức đã

sử dụng Với các số liệu trên lãi suất hiệu dụng của các khoản vay theo hợp đồng tín dụng luân chuyển được tính như sau :

Trang 43

• Nếu trong năm 2010 không vay khoản nào:

Trang 44

• Ưu , nhược điểm của HĐTD luân chuyển

• Ưu điểm

• Hợp đồng tín dụng luân chuyển là phương

thức tài trợ ngắn hạn rất tiện lợi, thủ tục đơn giản, doanh nghiệp có thể nhận được tiền vay nhanh chóng với sự đảm bảo của ngân hàng, do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp được cải thiện

• Nhược điểm

• Chi phí khá cao do phải trả phí cam kết và

phải duy trì số dư tiền gửi bù trừ, mặc dù lãi suất để tính lãi phải trả cho phần vốn vay đã

sử dụng chỉ bằng hoặc thấp hơn mức lãi suất cơ bản của ngân hàng.

Trang 45

• Nhược điểm

• Để tránh tình DN có thể sử dụng nguồn

tài trợ này như là nguồn vốn dài hạn để đầu tư tài sản thường xuyên, NH thường yêu cầu DN phải thanh toán tất cả các món nợ ngắn hạn, tức là đưa số dư nợ trên tài khoản vãng lai về số 0 ít nhất là một tháng mỗi năm Đây là một bất lợi cho doanh nghiệp

• Phạm vi áp dụng

• Chỉ áp dụng cho các DN lớn, có uy tín và

có quan hệ tín dụng thường xuyên với ngân hàng.

Trang 46

3.3.3 Thư tín dụng ( Letter of Credit)

• Hình thức tài trợ này được sử dụng khi DN cần

vốn để nhập khẩu hàng hóa

• NH sẽ phát hành một thư tín dụng cam kết thanh

toán giá trị L/C cho nhà xuất khẩu, thông qua NH đại diện của nhà XK, khi và chỉ khi nhà XK đáp ứng tất cả các điều khoản quy định trong nội dung L/C căn cứ vào bộ chứng từ ngoại thương được xuất trình

• Sau khi nhận được thông báo thư tín dụng đã

được mở, nhà XK sẽ gửi hàng cho DN nhập khẩu, việc thanh toán sẽ được thực hiện qua NH bên mua và NH bên bán.

• Sau khi việc thanh toán được hoàn tất, số tiền

theo thư tín dụng sẽ chuyển thành khoản nợ của

DN đối với NH đã phát hành thư tín dụng.

Trang 47

3.3.4 Vay ngắn hạn thế chấp bằng nợ phải thu

• DN có thể nhận được các khoản vay ngắn

hạn trên cơ sở thế chấp bằng nợ phải thu Nếu DN không thanh toán được nợ, NH sẽ dùng số tiền thu được từ các khoản phải thu để thu hồi nợ Nếu không đủ DN vẫn phải có trách nhiệm trả hết số nợ còn thiếu Tuy các khoản phải thu đã thế chấp cho NH, nhưng trách nhiệm thu hồi nợ và gánh chịu rủi ro do khách hàng không trả được nợ vẫn thuộc về DN

Trang 48

• Để nhận được tài trợ, trước tiên DN và NH phải

thông qua một thỏa thuận mang tính pháp lý, quy định cụ thể các điều kiện, thủ tục ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi của hai bên

• Định kỳ DN sẽ gửi tới NH một tập bản sao các hóa

đơn bán hàng, kèm theo giấy chuyển nhượng quyền sử dụng số tiền KH nợ DN NH sẽ tiếp nhận

và thẩm định kỹ từng HĐ , những HĐ không đủ những điều kiện sẽ không được chấp thuận làm đảm bảo, những HĐ còn lại được dùng để xác định số tiền DN được vay theo một tỷ lệ đã được thỏa thuận từ 20 % đến 80% giá trị các khoản phải thu

• Hàng ngày số tiền thu được từ các HĐ đã thế chấp

sẽ phải nộp vào một tài khoản thế chấp đặc biệt, đặt dưới sự giám sát của NH và theo định kỳ số tiền này sẽ dùng để trả bớt nợ vay.

Ngày đăng: 29/05/2015, 13:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w