Lập ngân sách tiền mặt

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp Chương 8 - Nguồn tài trợ của doanh nghiệp (Trang 110 - 126)

• Ngân sách tiền mặt là một bản dự kiến các khoản thu, chi bằng tiền của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Kế hoạch ngân sách tiền mặt có thể lập theo từng tháng, từng tuần thậm chí là từng ngày.

• Ngân sách tiền mặt là căn cứ để xác định nhu cầu vay và hạn mức vay tối đa của doanh nghiệp

Các bước lập ngân sách tiền mặt :

Bước 1. Dự kiến tổng mức thu bằng tiền của doanh nghiệp

Thu bằng tiền của doanh nghiệp đến từ nhiều nguồn, nhưng nguồn tiền quan trọng nhất là từ hoạt động bán hàng. Để dự kiến tiền thu bán hàng, doanh nghiệp phải dự kiến doanh thu bán hàng từng tháng, tỷ lệ bán chịu và thời hạn để doanh thu bán chịu chuyển thành tiền.

Ví dụ. Công ty ABC là doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ chơi cho trẻ em, do vậy sản phẩm sẽ được tiêu thụ mạnh hơn vào các tháng trước lễ Noen và tết dương lịch. Hàng của công ty chủ yếu được bán cho các cửa hàng bán đồ chơi theo điều khoản “2/10 nét 30”. Số liệu thống kê của các năm gần nhất cho thấy chỉ khoảng 20% doanh số bán là thu được tiền ngay trong tháng, 70% thu được trong tháng tiếp theo, 10% sẽ thu được sau hai tháng.

Ngoài các khoản tiền thu được từ bán hàng, công ty dự kiến sẽ thu được 60 tỷ đồng trong tháng 12 từ việc nhượng bán một số máy móc thiết bị không cần dùng. Với các số liệu trên ta lập bảng dự kiến dòng tiền thu vào trong sáu tháng cuối năm như sau :

Khoản mục Thg

5 Thg

6 Thg

7 Thg

8 Thg

9 Thg

10 Thg

11 Thg 12

1. Doanh thu bán hàng 250 250 350 350 360 380 500 600 Tiền thu bán hàng

2.Tiền thu từ hàng bán

trong tháng (20%) 69 69 71 74 98 118

3.Tiền thu từ hàng bán

tháng trước (70%) 175 245 245 252 266 350 4.Tiền thu từ hàng bán hai

tháng trước (10%) 25 25 35 35 36 38

5. Cộng tiền thu bán hàng

( 5 = 2+3+4) 269 339 351 361 400 506

6. Thu khác bằng tiền 0 0 0 0 0 60

7. Cộng ( 7 = 5 + 6 ) 269 339 351 361 400 566

Cách tính các chỉ tiêu trong tháng 7.

1. Tiền thu từ hàng bán trong tháng 7.

350 x 20% x 0,98 = 68,6 ( làm tròn 69 triệu) 2. Tiền thu từ hàng bán trong tháng 6

250 x 70% = 175 triệu

3. Tiền thu từ hàng bán trong tháng 5 250 x 10% = 25 triệu

4. Cộng tiền thu bán hàng trong tháng 7 69 + 175 + 25 = 269 triệu

5. Thu khác bằng tiền trong tháng 7 = 0 6. Tổng thu bằng tiền trong tháng 7

269 + 0 = 296 triệu Câu hỏi và bài tập tự làm :

Dự tính tiền thu bán hàng cho 8 và tháng 12

Bước 2. Dự kiến tổng mức chi bằng tiền trong từng tháng

Các khoản chi bằng tiền bao gồm nhiều khoản khác nhau như : trả tiền mua nguyên vật liệu, trả lương và thưởng cho công nhân viên, nộp thuế cho nhà nước, trả tiền thuê mướn mặt bằng, trả tiền mua tài sản cố định… Trong các khoản chi bằng tiền kể trên, khoản quan trọng nhất là tiền mua nguyên vật liệu.

- Để dự kiến khoản tiền mua nguyên vật liệu doanh nghiệp phải căn cứ vào tổng giá trị nguyên vật liệu mua vào trong từng tháng và thời hạn trả tiền cho nhà cung cấp.

- Tiền chi trả lương từng tháng được dự kiến căn cứ vào mức sản xuất hoặc doanh thu của từng tháng.

- Các khoản chi thanh toán tiền điện, tiền nước trong từng tháng, cũng được xác định như chi phí tiền lương.

- Các khoản tiền phải trả cho việc thuê tài sản như : tiền thuê văn phòng, thuê tài chính… , được xác định tương căn cứ vào các hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng thuê mua.

- Các khoản tiền thuế dự kiến phải nộp được xác định căn cứ vào kế hoạch tiêu thụ và lợi nhuận.

Ví dụ : Dự kiến chi tiền mặt của ABC trong 6 tháng cuối năm với các số liệu :

1. Chi phí cho nguyên vật liệu của ABC chiếm khoảng 70 % doanh thu, nguyên vật liệu phải mua một tháng trước thời điểm bán được hàng. Thời gian mua chịu theo thỏa thuận với nhà cung cấp là 30 ngày, nghĩa là một tháng sau ngày mua hàng ABC mới phải trả tiền cho nhà cung cấp.

2. Tiền chi trả lương hàng tháng bằng 12% doanh thu.

3. Tiền thuê văn phòng và máy móc thiết bị phải trả mỗi tháng là 15 triệu.

4. Chi khác bằng tiền là 10 triệu đồng/ tháng, riêng tháng 10 là 15 triệu đồng.

5. Tiền chi nộp thuế tháng 9 là : 20 triệu, tháng 12 là : 15 triệu đồng.

6. Tiền chi mua tài sản cố định vào tháng 8 là : 40 triệu đồng.

Yêu cầu : Dự kiến chi tiền mặt trong 6 tháng cuối năm

Khoản mục Thg

6 Thg

7 Thg

8 Thg

9 Thg

10 Thg

11 Thg 12

1. Doanh thu bán hàng 320 350 350 360 380 500 600

2. NVL mua vào 245 245 252 266 350 420 xxx

3. Trả tiền mua NVL xxx 245 245 252 266 350 420

4. Trả lương cho CNV 42 42 43. 46 60 72

5.Trả tiền thuê văn phòng 15 15 15 15 15 15

6. CK chi khác bằng tiền 10 10 10 15 10 10

7. Nộp thuế 20 15

8.Tiền chi mua sắm TSCĐ 40

9. Trả lợi tức

Tổng chi bằng tiền

(3+4+5+6+7+8+9) 312 352 340 342 435 532

Cách tính các chỉ tiêu trên bảng :

1. Nguyên liệu mua vào trong tháng 6 : 350 x 70% = 245

2. Trả tiền mua nguyên vật liệu trong tháng 7:

245 triệu

3. Tiền trả lương cho CNV tháng 7 : 350 x 12% = 42 triệu

4. Tổng chi bằng tiền trong tháng 7 : 245 + 42 + 15 +10 = 312

Khoản mục Thg

7 Thg

8 Thg

9 Thg

10 Thg

11 Thg 12 1.Tổng thu tiền mặt 269 339 351 361 400 566 2.Tổng chi tiền mặt 312 352 340 342 435 532 3. Chênh lệch( thu –chi) (43) (13) 11 19 (35) 34 Nhu cầu tài trợ

4. Tiền mặt đầu tháng 5 (38) (51) (40) (21) (56) 5. Thay đổi số dư tiền mặt (43) (13) 11 19 (35) 34 6. Tiền mặt cuối tháng

(4+5)* (38) (51) (40) (21) (56) (22)

7.Số dư tiền mặt tối thiểu 5 5 5 5 5 5

8.Tài trợ ngắn hạn (7-6)** 43 56 45 26 61 27

9. Nhu cầu tài trợ tối đa 61

10.Đầu tư tối đa

Câu hỏi và bài tập tự làm :

Câu 1. Công ty Thăng Long có số liệu về doanh thu và hàng tồn kho qua 6 năm như sau

Năm Doanh thu Hàng tồn kho

2006 50 22

2007 100 24

2008 150 26

2009 200 28

2010 250 30

2011 300 32

Yêu cầu :

a) Xác định mối quan hệ giữa doanh thu và hàng tồn kho b) Dự kiến nhu cầu vốn cho hàng tồn kho năm 2012, biết doanh thu dự kiến năm 2012 là 360 tỷ đồng

Câu 2.

Doanh số bán hàng dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2011 của Công ty ABC lần lượt như sau: 60; 66; 72; 52; 48; 42 tỷ đồng trong đó : 10% được thu ngay bằng tiền mặt, 90%

bán chịu.

Doanh số bán chịu được thu tiền như sau : 20% thu ngay trong tháng bán hàng, 50 % sau 2 tháng và 30 % sau 3 tháng

Nguyên vật liệu bằng 60% doanh số bán và được mua 1 tháng trước thời điểm bán được hàng. Thời gian mua chịu thỏa thuận với nhà cung cấp là 60 ngày

Tiền trả lương bằng 10% doanh số và phải ngay trong tháng bán hàng.

Tiền thuê văn phòng phải trả hàng tháng 0,2tỷ đồng.

Các khoản chi khác bằng tiền 0.8 tỷ đồng/ tháng

Thuế phải nộp vào tháng 9 là 4 tỷ, tháng 12 là 6 tỷ đồng

Trả cổ tức vào tháng 12 là 8 tỷ đồng.

Yêu cầu :

1. Lập ngân sách tiền mặt cho 6 tháng cuối năm

2. Dự kiến nhu cầu tài trợ cho 6 tháng cuối năm , biết tồn quỹ tiền mặt đầu tháng là 5 tỷ đồng và tồn quỹ mục tiêu của công ty là 8 tỷ đồng.

Tài liệu bổ sung :

Doanh thu bán hàng tháng 5 là 50 tỳ, tháng 6 là 60 tỷ đồng

Năm DT (xi) Tồn kho yi

xi2 xi. yi

2006 50 22 2.500 1.100

2007 100 24 10.000 2.400

2008 150 26 22.500 3.900

2009 200 28 40.000 5.600

2010 250 30 62.500 7.500

2011 300 32 90.000 9.600

n=6 Σxi

=1.050

Σyi = 162

Σxi2 = 227.500

Σ(xi.yi) = 30.100 Giải : Bài 1

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp Chương 8 - Nguồn tài trợ của doanh nghiệp (Trang 110 - 126)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(126 trang)