Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
246,5 KB
Nội dung
PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA MÔN HOÁ HỌC ( TLTK- TẬP HUẤN) 1. Biên soạn câu hỏi theo ma trận Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định. Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau: 1.1. Các yêu cầu đối với câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn; 1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình; 2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng; 3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể; 4) Không trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa; 5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi HS; 6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những HS không nắm vững kiến thức; 7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của HS; 8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra; 9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn; 10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất; 11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”. 1.2. Các yêu cầu đối với câu hỏi TNTL 1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình; 2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng; 3) Câu hỏi yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới; 4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo; 5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó; 6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của HS; 7) Yêu cầu HS phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin; tránh những câu hỏi yêu cầu HS học thuộc lòng 8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của GV ra đề đến HS; 10) Nếu câu hỏi yêu cầu HS nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình thì cần nêu rõ: bài trả lời của HS sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà HS đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó. 2. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu: − Nội dung: khoa học và chính xác; − Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu; − Phù hợp với ma trận đề kiểm tra. Cách tính điểm 2.1. Đề kiểm tra theo hình thức TNKQ Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi. Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm. Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm. Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức: ax 10 m X X , trong đó (X là số điểm đạt được của HS) (X max là tổng số điểm của đề) Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, một học sinh làm được 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 10 32 8 40 × = điểm. 2.3. Đề kiểm tra theo hình thức TNTL Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B6 phần thiết lập ma trận đề kiểm tra, khuyến khích giáo viên sử dụng kĩ thuật Rubric trong việc tính điểm và chấm bài tự luận (tham khảo các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh). 2.2. Đề kiểm tra kết hợp hình thức TNKQ và TNTL Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau. Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành cho TL thì điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu TNKQ thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được 3 0,25 12 = điểm. Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm. Khi đó cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theo công thức sau: (X TN là điểm của phần TNKQ) (X TL là điểm của phần TNTL) . TN TL TL TN X T X T = , trong đó (T TL là số thời gian dành cho việc trả lời phần TNTL) (T TN là số thời gian dành cho việc trả lời phần TNKQ) Chuyển đổi điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức: ax 10 m X X , trong đó (X là số điểm đạt được của HS) ( X max là tổng số điểm của đề) Ví dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian dành cho TL và có 12 câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần tự luận là: 12.60 18 40 TL X = = . Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30. Nếu một học sinh đạt được 27 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 10.27 9 30 = điểm. 3. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: 1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. 2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? 3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện). 4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm. 4. Ví dụ từ ma trận đã thiết kế ở trên có thể biên soạn nhiều đề kiểm tra 4.1. Thống kê số câu theo số điểm Theo ma trận đã thiết kế trên ta thấy: − Chủ đề 1 có 5 câu (0,5 đ) gồm 3 câu ở mức độ biết + 1 câu ở mức độ hiểu + 1 câu ở mức độ vận dụng ⇒ tổng 2,5 đ Ngoài ra còn có 1 câu (1,0 đ) ở mức độ hiểu ⇒ tổng 1,0 đ − Chủ đề 2 có 5 câu (0,5 đ) gồm 3 câu ở mức độ biết + 1 câu ở mức độ hiểu và 1 câu ở mức độ vận dụng ⇒ tổng 2,5 đ Ngoài ra còn có 1 câu (1,5 đ) ở mức độ vận dụng và 1 câu (1,0 đ) ở mức độ hiểu ⇒ tổng 2,5 đ − Chủ đề 3 có 1 câu (1,5 đ) ở mức độ vận dụng cao hơn ⇒ tổng 1,5 đ Như vậy, có 10 câu (0,5 đ) là những câu TNKQ, 2 câu (1,0 đ) và 2 câu (1,5) điểm là những câu TNTL. 4.2. Chọn các câu theo mức độ nhận thức từ thư viện câu hỏi a) Chủ đề 1: Mức độ biết: Câu 1. Khí SO 2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ? A. CaO ; K 2 SO 4 ; Ca(OH) 2 B. NaOH ; CaO ; H 2 O C. Ca(OH) 2 ; H 2 O ; BaCl 2 D. NaCl ; H 2 O ; CaO Câu 2. Chất nào sau đây được dùng làm nguyên liệu ban đầu để sản xuất axit H 2 SO 4 trong công nghiệp? A. SO 2 B. SO 3 C. FeS 2 D. FeS. Câu 3. Cặp chất nào sau đây có phản ứng tạo thành sản phẩm là chất khí A. Dung dịch Na 2 SO 4 và dung dịch BaCl 2 B. Dung dịch Na 2 CO 3 và dung dịch HCl C. Dung dịch KOH và dung dịch MgCl 2 D. Dung dịch KCl và dung dịch AgNO 3 Câu 4. Dãy gồm các muối đều phản ứng với cả dung dịch NaOH và với dung dịch HCl là A. NaHCO 3 ; CaCO 3 ; Na 2 CO 3 B. Mg(HCO 3 ) 2 ; NaHCO 3 ; Ca(HCO 3 ) 2 C. Ca(HCO 3 ) 2 ; Ba(HCO 3 ) 2 ; BaCO 3 D. Mg(HCO 3 ) 2 ; Ba(HCO 3 ) 2 ; CaCO 3 Câu 5. Chất nào sau đây có thể dùng làm thuốc thử để phân biệt axit clohiđric và axit sunfuric A. AlCl 3 B. BaCl 2 C. NaCl D. MgCl 2 Câu 6. Chỉ dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được 2 dung dịch riêng biệt trong nhóm nào sau đây A. Dung dịch Na 2 SO 4 và dung dịch K 2 SO 4 B. Dung dịch Na 2 SO 4 và dung dịch NaCl C. Dung dịch K 2 SO 4 và dung dịch MgCl 2 D. Dung dịch KCl và dung dịch NaCl. Mức độ hiểu: Câu 1. Sau thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí HCl, khí SO 2 trong giờ thực hành thí nghiệm, cần phải khử khí thải độc hại này. Chất nào sau đây được tẩm vào bông để ngang nút miệng ống nghiệm sau thí nghiệm là tốt nhất A. Nước B. Cồn (rượu etylic) C. Dấm ăn D. Nước vôi. Câu 2. Khí cacbonic tăng lên trong khí quyển là một nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính (hiện tượng nóng lên toàn cầu). Nhờ quá trình nào sau đây kìm hãm sự tăng khí cacbonic? A. Quá trình nung vôi B. Nạn cháy rừng C. Sự đốt cháy nhiên liệu D. Sự quang hợp của cây xanh. Câu 3. Hãy chọn những chất thích hợp để điền vào chỗ trống và hoàn thành các phương trình hoá học của sơ đồ phản ứng sau : A. HCl + → CuCl 2 + B. H 2 SO 4 + Na 2 SO 3 → Na 2 SO 4 + H 2 O + C. Mg(OH) 2 → + H 2 O D. 2HCl + CaCO 3 → CaCl 2 + + H 2 O Câu 4. Chỉ dùng thêm quỳ tím, nêu phương pháp nhận biết các dung dịch sau và viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra : H 2 SO 4 ; NaCl ; Na 2 SO 4 ; BaCl 2 ; NaOH Câu 5. Có 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 dung dịch muối (không trùng kim loại cũng như gốc axit) là : clorua, sunfat, nitrat, cacbonat của các kim loại Ba, Mg, K, Pb a) Hỏi mỗi ống nghiệm chứa dung dịch của muối nào ? b) Nêu phương pháp phân biệt 4 ống nghiệm đó. Mức độ vận dụng: Câu 1. Cho hỗn hợp bột đá vôi (giả sử chỉ chứa CaCO 3 ) và thạch cao khan (CaSO 4 ) tác dụng với dung dịch HCl dư tạo thành 448 ml khí (đktc). Khối lượng của đá vôi trong hỗn hợp ban đầu là A. 0,2 gam B. 20 gam C. 12 gam D. 2,0 gam. Câu 2. Nung hỗn hợp 2 muối MgCO 3 và CaCO 3 đến khối lượng không đổi thu được 3,8 g chất rắn và giải phóng 1,68 lít khí CO 2 (đktc). Hàm lượng MgCO 3 trong hỗn hợp là : A. 30,57 % B. 30% C. 29,58 % D. 28,85 % a) Chủ đề 2: Mức độ biết: Câu 1. Cặp nào sau đây chỉ gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường ? A. Na ; Fe B. K ; Na C. Al ; Cu D. Mg ; K. Câu 2. Dãy nào sau đây chỉ gồm các kim loại đều phản ứng với dung dịch CuSO 4 A. Na ; Al ; Cu ; Ag B. Al ; Fe ; Mg ; Cu C. Na ; Al ; Fe ; K D. K ; Mg ; Ag ; Fe. Câu 3. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với H 2 SO 4 loãng là A. Na ; Cu ; Mg B. Zn ; Mg ; Al C. Na ; Fe ; Cu D. K ; Na ; Ag. Câu 4. Dãy gồm các kim loại được sắp theo chiều tăng dần về hoạt động hoá học là A. Na ; Al ; Fe ; Cu ; K ; Mg B. Cu ; Fe ; Al ; K ; Na ; Mg C Fe ; Al ; Cu ; Mg ; K ; Na D. Cu ; Fe ; Al ; Mg ; Na ; K. Câu 5. Cho dây nhôm vào dung dịch NaOH đặc, hiện tượng hoá học quan sát được ngay là A. Không có hiện tượng gì xảy ra B. Sủi bọt khí mạnh C. Khí màu nâu xuất hiện D. Dung dịch chuyển sang màu hồng. Câu 6. Cho lá đồng vào dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng dư. Sau khi phản ứng xảy ra, hiện tượng thí nghiệm quan sát được nào sau đây là đúng? A. Có khí không màu, không mùi thoát ra, dung dịch còn lại có màu xanh. B. Dung dịch tạo thành không màu, khí không màu thoát ra. C. Dung dịch tạo thành có màu xanh nhạt, khí mùi hắc thoát ra. D. Dung dịch tạo thành không màu, khí mùi hắc thoát ra. Mức độ hiểu: Câu 1. Để phân biệt dây nhôm, sắt và bạc có thể sử dụng cặp dung dịch nào sau đây là hợp lí và nhanh nhất? A. HCl và NaOH B. HCl và Na 2 SO 4 C. NaCl và NaOH D. CuCl 2 và KNO 3 Câu 2. Để làm sạch bạc có lẫn tạp chất đồng, nhôm, sắt có thể dùng biện pháp nào sau đây ? A. Ngâm hỗn hợp trong dung dung dịch AgNO 3 dư B. Ngâm hỗn hợp trong dung dung dịch Cu(NO 3 ) 2 dư C. Ngâm hỗn hợp trong dung dịch H 2 SO 4 đặc, nguội dư D. Ngâm hỗn hợp trong dung dịch HNO 3 đặc, nguội dư. Câu 3. Viết phương trình hoá học hoàn thành dãy biến hoá sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có). Na (1) → Na 2 O (2) → NaOH (3) → NaCl (4) → NaNO 3 Câu 4. Có 3 kim loại màu trắng Ag, Al, Mg. Hãy nêu cách nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hóa học. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Mức độ vận dụng: Câu 1. Oxi hóa hoàn toàn 10 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu và Fe cần dùng hết 4,2 lít khí clo (đktc). Thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp lần lượt là A. 50%; 50% B. 72%; 28% C. 48%; 42% D. 40%; 60% Câu 2. Ngâm một lá đồng vào dung dịch AgNO 3 . Sau phản ứng khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 gam (giả thiết toàn bộ lượng bạc được thoát ra bám vào lá đồng). Số gam đồng bị hoà tan và số gam AgNO 3 đã tham gia phản ứng là A. 0,32 g và 6,8 g B. 0,64 g và 3,4 g C. 0,64 g và 6,8 g D. 0,32 g và 3,4 g Câu 3. Cho 4,4 g gam hỗn hợp A gồm Mg và MgO tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 2,24 lít khí (ở điều kiện tiêu chuẩn). a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. b) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. c) Phải dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M đủ để hoà tan 4,4 g hỗn hợp A. Câu 4. Cho 12,5 g hỗn hợp bột các kim loại nhôm, đồng và magie tác dụng với HCl (dư). Phản ứng xong thu được 10,08 lít khí (đktc) và 3,5 g chất rắn không tan. a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. b) Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp. a) Chủ đề 3: Mức độ vận dụng: Câu 1. 10 gam hỗn hợp gồm CaCO 3 ; CaO ; Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư. Dẫn toàn bộ khí thu được sau phản ứng qua bình đựng nước vôi trong dư thì thu 1 gam kết tủa và còn lại 6,72 lít khí không màu ở đktc. Thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là A. 10% ; 81% ; 9% B. 20% ; 27% ; 53% C. 10% ; 36% ; 54% D. 10%; 34% ; 56% Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 6 gam cacbon trong một lượng dư oxi. Sau phản ứng hấp thụ hết sản phẩm khí bằng 400 ml dung dịch NaOH 2M. Nếu coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể thì nồng độ 2 chất tan trong dung dịch thu được là A. 0,2M ; 0,3M B. 0,5M ; 0,5M C. 0,4M ; 0,75M D. 0,5M; 0,75M Câu 3. 40 gam hỗn hợp Al, Al 2 O 3 , MgO được hoà tan bằng dung dịch NaOH 2M thì thể tích NaOH vừa đủ phản ứng là 300 ml, đồng thời thoát ra 6,72 dm 3 H 2 (đktc). Tìm % lượng hỗn hợp đầu. Cho biết PTHH: Al + H 2 O + NaOH → NaAlO 2 + H 2 ↑ Al 2 O 3 + NaOH → NaAlO 2 + H 2 O (cho Ca = 40; Cu = 64; Fe = 56; Al = 27 ; Mg = 24; O = 16) Câu 4. Hoà tan 2,4 gam Mg và 11,2 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO 4 2M thì tách ra chất rắn A và nhận được dung dịch B. Thêm NaOH dư vào dung dịch B rồi lọc kết tủa tách ra nung đến lượng không đổi trong không khí thu được a gam chất rắn D. Viết phương trình phản ứng, tính lượng chất rắn A và lượng chất rắn D. Biết, khi nung trong không khí đến lượng không đổi có quá trình oxi hoá: Fe(OH) 2 + O 2 + H 2 O → Fe(OH) 3 (cho Ca = 40; Cu = 64; Fe = 56; Al = 27 ; Mg = 24; Ag = 108; O = 16) 4.3. Lắp ráp các câu hỏi theo ma trận thành 2 đề thi: ĐỀ SỐ 1A A. Phần trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D chỉ phương án chọn đúng Câu 1. Khí SO 2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ? A. CaO ; K 2 SO 4 ; Ca(OH) 2 B. NaOH ; CaO ; H 2 O C. Ca(OH) 2 ; H 2 O ; BaCl 2 D. NaCl ; H 2 O ; CaO Câu 2. Chất nào sau đây được dùng làm nguyên liệu ban đầu để sản xuất axit H 2 SO 4 trong công nghiệp? A. SO 2 B. SO 3 C. FeS 2 D. FeS. Câu 3. Cặp chất nào sau đây có phản ứng tạo thành sản phẩm là chất khí A. Dung dịch Na 2 SO 4 và dung dịch BaCl 2 B. Dung dịch Na 2 CO 3 và dung dịch HCl C. Dung dịch KOH và dung dịch MgCl 2 D. Dung dịch KCl và dung dịch AgNO 3 Câu 4. Sau thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí HCl, khí SO 2 trong giờ thực hành thí nghiệm, cần phải khử khí thải độc hại này. Chất nào sau đây được tẩm vào bông để ngang nút miệng ống nghiệm sau thí nghiệm là tốt nhất A. Nước B. Cồn (rượu etylic) C. Dấm ăn D. Nước vôi. Câu 5. Cặp nào sau đây chỉ gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường ? A. Na ; Fe B. K ; Na C. Al ; Cu D. Mg ; K. Câu 6. Dãy gồm các kim loại được sắp theo chiều tăng dần về hoạt động hoá học là A. Na ; Al ; Fe ; Cu ; K ; Mg B. Cu ; Fe ; Al ; K ; Na ; Mg C Fe ; Al ; Cu ; Mg ; K ; Na D. Cu ; Fe ; Al ; Mg ; Na ; K. Câu 7. Cho dây nhôm vào dung dịch NaOH đặc, hiện tượng hoá học quan sát được ngay là A. Không có hiện tượng gì xảy ra B. Sủi bọt khí mạnh C. Khí màu nâu xuất hiện D. Dung dịch chuyển sang màu hồng. Câu 8. Để phân biệt dây nhôm, sắt và bạc có thể sử dụng cặp dung dịch nào sau đây là hợp lí và nhanh nhất? A. HCl và NaOH B. HCl và Na 2 SO 4 C. NaCl và NaOH D. CuCl 2 và KNO 3 Câu 9. Cho hỗn hợp bột đá vôi (giả sử chỉ chứa CaCO 3 ) và thạch cao khan (CaSO 4 ) tác dụng với dung dịch HCl dư tạo thành 448 ml khí (đktc). Khối lượng của đá vôi trong hỗn hợp ban đầu là A. 0,2 gam B. 20 gam C. 12 gam D. 2,0 gam. Câu 10. Oxi hóa hoàn toàn 10 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu và Fe cần dùng hết 4,2 lít khí clo (đktc). Thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp lần lượt là A. 50%; 50% B. 72%; 28% C. 48%; 42% D. 40%; 60% B. Phần tự luận (5,0 điểm) Câu 11. Hãy chọn những chất thích hợp để điền vào chỗ trống và hoàn thành các phương trình hoá học của sơ đồ phản ứng sau : A. HCl + → CuCl 2 + B. H 2 SO 4 + Na 2 SO 3 → Na 2 SO 4 + H 2 O + C. Mg(OH) 2 → + H 2 O D. 2HCl + CaCO 3 → CaCl 2 + + H 2 O Câu 12. Có 3 kim loại màu trắng Ag, Al, Mg. Hãy nêu cách nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hóa học. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Câu 13. Cho 4,4 g gam hỗn hợp A gồm Mg và MgO tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 2,24 lít khí (ở điều kiện tiêu chuẩn). a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. b) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. c) Phải dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M đủ để hoà tan 4,4 g hỗn hợp A. Câu 14. 40 gam hỗn hợp Al, Al 2 O 3 , MgO được hoà tan bằng dung dịch NaOH 2M thì thể tích NaOH vừa đủ phản ứng là 300 ml, đồng thời thoát ra 6,72 dm 3 H 2 (đktc). Tìm % lượng hỗn hợp đầu. Cho biết PTHH: Al + H 2 O + NaOH → NaAlO 2 + H 2 ↑ Al 2 O 3 + NaOH → NaAlO 2 + H 2 O (cho Ca = 40; Cu = 64; Fe = 56; Al = 27 ; Mg = 24; O = 16) ĐỀ SỐ 2 A. Phần trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D chỉ phương án chọn đúng Câu 1. Dãy gồm các muối đều phản ứng với cả dung dịch NaOH và với dung dịch HCl là A. NaHCO 3 ; CaCO 3 ; Na 2 CO 3 B. Mg(HCO 3 ) 2 ; NaHCO 3 ; Ca(HCO 3 ) 2 C. Ca(HCO 3 ) 2 ; Ba(HCO 3 ) 2 ; BaCO 3 D. Mg(HCO 3 ) 2 ; Ba(HCO 3 ) 2 ; CaCO 3 Câu 2. Chất nào sau đây có thể dùng làm thuốc thử để phân biệt axit clohiđric và axit sunfuric A. AlCl 3 B. BaCl 2 C. NaCl D. MgCl 2 Câu 3. Chỉ dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được 2 dung dịch riêng biệt trong nhóm nào sau đây A. Dung dịch Na 2 SO 4 và dung dịch K 2 SO 4 B. Dung dịch Na 2 SO 4 và dung dịch NaCl C. Dung dịch K 2 SO 4 và dung dịch MgCl 2 D. Dung dịch KCl và dung dịch NaCl. Câu 4. Khí cacbonic tăng lên trong khí quyển là một nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính (hiện tượng nóng lên toàn cầu). Nhờ quá trình nào sau đây kìm hãm sự tăng khí cacbonic. A. quá trình nung vôi B. nạn cháy rừng C. sự đốt cháy nhiên liệu D. sự quang hợp của cây xanh. Câu 5. Dãy nào sau đây chỉ gồm các kim loại đều phản ứng với dung dịch CuSO 4 A. Na ; Al ; Cu ; Ag B. Al ; Fe ; Mg ; Cu C. Na ; Al ; Fe ; K D. K ; Mg ; Ag ; Fe. Câu 6. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với H 2 SO 4 loãng là A. Na ; Cu ; Mg B. Zn ; Mg ; Al C. Na ; Fe ; Cu D. K ; Na ; Ag. Câu 7. Cho lá đồng vào dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng dư. Sau khi phản ứng xảy ra, hiện tượng thí nghiệm quan sát được nào sau đây là đúng? A. Có khí không màu, không mùi thoát ra, dung dịch còn lại có màu xanh. B. Dung dịch tạo thành không màu, khí không màu thoát ra. C. Dung dịch tạo thành có màu xanh nhạt, khí mùi hắc thoát ra. D. Dung dịch tạo thành không màu, khí mùi hắc thoát ra. Câu 8. Để làm sạch bạc có lẫn tạp chất đồng, nhôm, sắt có thể dùng biện pháp nào sau đây ? A. Ngâm hỗn hợp trong dung dung dịch AgNO 3 dư B. Ngâm hỗn hợp trong dung dung dịch Cu(NO 3 ) 2 dư C. Ngâm hỗn hợp trong dung dịch H 2 SO 4 đặc, nguội dư D. Ngâm hỗn hợp trong dung dịch HNO 3 đặc, nguội dư. Câu 9. Nung hỗn hợp 2 muối MgCO 3 và CaCO 3 đến khối lượng không đổi thu được 3,8 g chất rắn và giải phóng 1,68 lít khí CO 2 (đktc). Hàm lượng MgCO 3 trong hỗn hợp là : A. 30,57 % B. 30% C. 29,58 % D. 28,85 % Câu 10. Ngâm một lá đồng vào dung dịch AgNO 3 . Sau phản ứng khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 gam (giả thiết toàn bộ lượng bạc được thoát ra bám vào lá đồng). Số gam đồng bị hoà tan và số gam AgNO 3 đã tham gia phản ứng là A. 0,32 g và 6,8 g B. 0,64 g và 3,4 g C. 0,64 g và 6,8 g D. 0,32 g và 3,4 g B. Phần tự luận (5,0 điểm) Câu 11. Chỉ dùng thêm quỳ tím, nêu phương pháp nhận biết các dung dịch sau và viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra : H 2 SO 4 ; NaCl ; Na 2 SO 4 ; BaCl 2 ; NaOH Câu 12. Viết phương trình hoá học hoàn thành dãy biến hoá sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có). Na (1) → Na 2 O (2) → NaOH (3) → NaCl (4) → NaNO 3 Câu 13. Cho 12,5 g hỗn hợp bột các kim loại nhôm, đồng và magie tác dụng với HCl (dư). Phản ứng xong thu được 10,08 lít khí (đktc) và 3,5 g chất rắn không tan. a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. b) Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp. Câu 14. Hoà tan 2,4 gam Mg và 11,2 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO 4 2M thì tách ra chất rắn A và nhận được dung dịch B. Thêm NaOH dư vào dung dịch B rồi lọc kết tủa tách ra nung đến lượng không đổi trong không khí thu được a gam chất rắn D. Viết phương trình phản ứng, tính lượng chất rắn A và lượng chất rắn D. Biết, khi nung trong không khí đến lượng không đổi có qua trình oxi hoá: Fe(OH) 2 + O 2 + H 2 O → Fe(OH) 3 (cho Ca = 40; Cu = 64; Fe = 56; Al = 27 ; Mg = 24; Ag = 108; O = 16) [...]... H2 ↑ n 0,3 = = 0,15 (lít) hay 150 (ml) CM 2 Câu 14 (1,5 điểm) 2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2↑ 0,2 mol 0,2 mol 0,3 mol Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O Số mol H2 = 0,3 mol ; số mol NaOH = 0,6 mol Theo phương trình : số mol Al = 0,2mol 5,4 gam 13,5% Số mol Al2O3 : 0, 6 − 0, 2 = 0,2 mol ⇒ m Al2O3 chiếm 51% 2 ⇒ MgO = 40 – 20,4 – 5,4 = 14,2 (gam) ⇒ 35,5% ĐỀ SỐ 2 A Phần trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)... kết tủa trắng H2SO4 + BaCl2 BaSO4↓ + 2HCl → − Dùng dung dịch BaCl2 nhận ra dung dịch Na2SO4 do tạo kết tủa trắng Na2SO4 + BaCl2 BaSO4↓ + 2NaCl → − Còn lại là dung dịch NaCl Câu 12 (1,0 điểm) Các phương trình phản ứng : → 2Na2O Na2O + H2O → 2NaOH 3 NaOH + HCl → NaCl 4 NaCl + AgNO3 → 1 4Na 2 + O2 + H2O NaNO3 + AgCl Câu 13 (1,5 điểm) Cu là kim loại yếu không tác dụng với dung dịch HCl... m(Mg + Al) = 24x + 27y = 9 (1) n H2 = 0, 045(mol) Mg + 2HCl → MgCl2 x mol 2Al y mol + H2 ↑ x mol + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 ↑ 1,5y mol Tổng số mol khí H2 là : n H2 = x + 1,5y = 0, 045(mol) (2) Giải hệ phương trình (1) (2) cho: x = 0,015 và y = 0,02 mAl = 27.0,2 = 5,4 (g) và mMg = 9 – 5,4 = 3,6 (g) Thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp (28% Cu, 28,8% Mg, 43,2% Al) Câu 14 (1,5 điểm) Số mol . PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA MÔN HOÁ HỌC ( TLTK- TẬP HUẤN) 1. Biên soạn câu hỏi theo ma trận Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên. thang điểm 10 là: 10.27 9 30 = điểm. 3. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: 1) Đối chiếu từng. số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định. Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau: 1.1. Các yêu cầu đối với câu hỏi TNKQ