Mácxim Gorơki là bút danh của Alếchxây Pêscốp, sinh trưởng ở thành phố Nigiơni Nôvơgôrốt trong một gia đình lao động nghèo. Pêscốp mồ côi bố khi mới ba tuổi và sống với ông bà ngoại. Ông là tác giả của bộ ba tiểu thuyết tự thuật để kể chuyện đời mình: Thời thơ ấu (19131914), Kiếm sống (1916), Những trường đại học của tôi (1923).
CHUYÊN ĐỀ NHỮNG ĐỨA TRẺ (Trích Thời thơ ấu của Mác-xim Go-rơ-ki) I - GỢI Ý 1. Tác giả: Mác-xim Go-rơ-ki là bút danh của A-lếch-xây Pê-scốp, sinh trưởng ở thành phố Ni-giơ-ni Nô-vơ-gô-rốt trong một gia đình lao động nghèo. Pê-scốp mồ côi bố khi mới ba tuổi và sống với ông bà ngoại. Ông là tác giả của bộ ba tiểu thuyết tự thuật để kể chuyện đời mình: Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1916), Những trường đại học của tôi (1923). 2. Tác phẩm: Những đứa trẻ là một đoạn trích trong chương IX của tiểu thuyết "Thời thơ ấu" của nhà văn Nga Mác-xim Go-rơ-ki (1868-1936). Thời thơ ấu là cuốn tiểu thuyết gồm mười ba chương, kể về thời A-li- ô-sa (tên thân mật của Mác-xim Go-rơ-ki) ở với ông bà ngoại vì bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác. Bên hàng xóm là nhà ông đại tá ốp-xi-an-ni- cốp đã già, sống với người vợ kế và ba đứa con nhỏ mồ côi mẹ khoảng trên dưới mười tuổi, trạc tuổi với A-li-ô-sa. Do tình cờ có lần A-li-ô-sa cùng hai đứa lớn con ông đại tá kéo dây gầu lên cứu được thằng nhỏ chơi nghịch nhảy vào gầu rơi xuống giếng, nên mấy đứa trẻ chơi thân với A-li-ô-sa, bất chấp sự cấm đoán của bố. Đoạn trích trong sách giáo khoa kể tiếp theo sự kiện ấy. 3. Tóm tắt: Sau một tuần không thấy ba anh em hàng xóm ra sân chơi, bỗng chúng lại xuất hiện và gọi nhân vật "tôi" chơi cùng. Trong câu chuyện với nhau, nhân vật "tôi" hỏi về mẹ chúng, thấy chúng buồn, nhân vật "tôi" an ủi bằng cách sôi nổi kể những câu chuyện cổ tích của bà. Bỗng bố của ba người bạn hàng xóm xuất hiện, cấm không cho nhân vật "tôi" tiếp tục chơi với con ông. Nhưng những đứa trẻ vẫn chơi với nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn. II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM 1. Đoạn trích có thể chia làm ba phần: tình bạn tuổi thơ trong sáng, tình bạn bị cấm đoán và tình bạn vẫn được duy trì. Xuyên suốt cả ba phần trên là các yếu tố nghệ thuật chủ chốt: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu đã xuất hiện ở phần đầu lại xuất hiện ở phần thứ ba, tạo nên mối quan hệ kết nối thống nhất và chặt chẽ, gây được ấn tượng sâu sắc trong người đọc. 2. Đoạn trích thể hiện nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của tác giả đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích. Thông qua chi tiết về "dì ghẻ", khi mấy đứa trẻ hàng xóm nhắc đến "mẹ khác", A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích. Khi những đứa trẻ nói về "mẹ thật", A-li-ô-sa cũng có những suy tưởng như độc thoại nội tâm, lạc ngay vào không khí truyện cổ tích. Chi tiết người bà nhân hậu cũng được kể lại bằng giọng của truyện cổ tích: "ngày trước, trước kia, đã có thời" , 3. Nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích của Mác-xim Go-rơ-ki đã giúp cho đoạn trích Những đứa trẻ nói riêng và tác phẩm Thời thơ ấu nói chung trở nên sinh động và hấp dẫn. . CHUYÊN ĐỀ NHỮNG ĐỨA TRẺ (Trích Thời thơ ấu của Mác-xim Go-rơ-ki) I - GỢI Ý 1. Tác giả: Mác-xim Go-rơ-ki là. "dì ghẻ", khi mấy đứa trẻ hàng xóm nhắc đến "mẹ khác", A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích. Khi những đứa trẻ nói về "mẹ thật",. cách sôi nổi kể những câu chuyện cổ tích của bà. Bỗng bố của ba người bạn hàng xóm xuất hiện, cấm không cho nhân vật "tôi" tiếp tục chơi với con ông. Nhưng những đứa trẻ vẫn chơi với