1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

nen nep ho so quan ly day va hoc 10-11

6 188 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 82,5 KB

Nội dung

UBND TP NAM ĐỊNH PHÒNG GD - ĐT TP NAM ĐỊNH Số: 386/CV-PGD-THCS v/v: nền nếp hồ sơ quản lý, nền nếp dạy và học và hoạt động chuyên môn năm học 2010-2011 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – tự do – hạnh phúc Nam Định, ngày 22 tháng 09 năm 2010 Kính gửi: Các ông, bà hiệu trưởng các trường THCS Thành phố Nam Định Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2010-2011, năm học được xác định là “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo, của Sở Giáo dục - Đào tạo, Phòng Giáo dục - Đào tạo TP Nam Định triển khai một số hoạt động chuyên môn chính của năm học 2010 – 2011 như sau: A/. Quy định về hồ sơ: I/. Đối với cấp quản lý (hiệu trưởng, hiệu phó THCS) 1). Kế hoạch năm học của nhà trường: - Bố cục kế hoạch theo mẫu chung đã thống nhất: - Triển khai đầy đủ các nội dung quy định (căn cứ chỉ thị năm học 2010 – 2011). - Nêu rõ các chỉ tiêu phấn đấu và các biện pháp thực hiện khả thi cho từng mặt hoạt động của trường. - Có kế hoạch triển khai từng tháng chỉ đạo thực hiện kế hoạch đề ra. - Kết quả đạt được 2). Sổ biên bản họp giám hiệu. Trong đó ghi rõ: - Phân công trong Giám hiệu, phân công giáo viên và cán bộ công nhân viên nhà trường từ đầu năm học. - Biên bản các cuộc họp của BGH 3). Sổ trực của ban giám hiệu: - Ghi rõ tình hình trường lớp, tình hình GV và HS trong ngày. - Các sự việc trong ngày và cách giải quyết. 4). Sổ theo dõi phân công dạy thay, dạy bù. 5). Kế hoạch cá nhân của hiệu trưởng và từng hiệu phó (kế hoạch cụ thể từng mặt đã quan tâm). 6). Sổ dự giờ của Hiệu trưởng và từng Hiệu phó. 7). Hồ sơ của các tiểu ban. (Ban hoạt động giáo dục NGLL, Ban đức dục, ban an toàn trường học, phòng chống ma túy học đường, ban thi đua khen thưởng….) cần có đủ: + Quyết định thành lập ban do Hiệu trưởng ký. + Sổ theo dõi hoạt động của ban (phân công nhiệm vụ các thành viên trong ban, biên bản họp triển khai kế hoạch của ban, kết quả đạt được …) II/. Đối với giáo viên: 1). Phân phối chương trình chi tiết của Sở giáo dục, hướng dẫn dạy bộ môn năm học 2010 – 2011 của Sở giáo dục. 2). Đăng ký giảng dạy. 3). Kế hoạch cá nhân và kế hoạch bộ môn của giáo viên. 4) Giáo án các khối lớp. 5). Sổ dự giờ: - Ghi rõ dự tiết mấy, lớp nào, ngày tháng năm và họ tên GV dạy, có nhận xét đánh giá ưu, nhược điểm của tiết dạy và đảm bảo dự đủ các tiết dạy thể nghiệm, hội giảng, hội thảo các cấp. 6). Sổ điểm cá nhân: - Phải có dấu giáp lai của trường. - Bảo đảm cơ số điểm theo quy định của bộ, chia và vào điểm chính xác. - Ghi đủ các cột mục, chữ viết sạch đẹp, bọc bìa cẩn thận. - Không chữa điểm tùy tiện. Nếu chữa do nhầm điểm phải chữa đúng quy định: gạch ngang điểm ghi sai bằng bút đỏ, viết điểm đúng lên phía trên bên phải bằng bút đỏ. 7). Sổ chuyên môn nghiệp vụ và sổ tư liệu: - Ghi nội dung học tập chuyên môn nghiệp vụ, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn: các tư liệu chuyên môn được cập nhật thường xuyên. 8). Sổ công tác: - Ghi chép nội dung các cuộc họp hội đồng và các công tác khác. 9). Sổ chủ nhiệm: Ghi đủ các nội dung và cột mục quy định. III/. Hồ sơ tổ nhóm chuyên môn: 1). Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn: bản kế hoạch gồm có những nội dung sau: - Những căn cứ xây dựng kế hoạch: +Các văn bản chỉ đạo. + Đặc điểm tình hình tổ chuyên môn. + Kết quả thực hiện năm học 2009 – 2010. - Phương hướng nhiệm vụ năm học 2010 – 2011: + Những nhiệm vụ trọng tâm. + Chỉ tiêu, biện pháp thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. - Triển khai công tác tháng. 2). Sổ họp tổ chuyên môn. 3). Sổ họp nhóm chuyên môn: Yêu cầu: Ghi nội dung các cuộc họp của nhóm chuyên môn (ngày tháng năm họp, thành phần, nội dung họp) IV/. Hồ sơ văn phòng: * 3 hồ sơ: 1). Hồ sơ tuyển sinh 2). Hồ sơ lên lớp, lưu ban, kỷ luật học sinh. 3). Hồ sơ chuyển trường. * 4 sổ sách: 1). Sổ đăng bộ. 2). Sổ học bạ. 3). Sổ ghi đầu bài. 4). Sổ điểm lớp. Ngoài ra văn phòng còn có các loại hồ sơ sổ sách sau: 1). Sổ theo dõi công văn đi - đến. 2). Sổ quản lý thư viện và thiết bị thí nghiệm. 3). Sổ biên bản họp hội đồng sư phạm và liên tịch. 4) Hồ sơ khen thưởng. 5). Hồ sơ phổ cập giáo dục. Tất cả các loại hồ sơ sổ sách trên phải được ghi chép đầy đủ nội dung các cột mục, đúng quy định và lưu giữ cẩn thận. Riêng sổ điểm lớp phải rất hạn chế việc chữa điểm và có dấu giáp lai của Phòng Giáo dục - Đào tạo. Các quy định còn lại giống như đối với sổ điểm cá nhân. B/. Những quy định chung về nền nếp chuyên môn. I/. Giảng dạy đại trà: 1). Dạy học: a). Dạy chương trình chính khóa: - Dạy theo đúng Khung phân phối chương trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo và hướng dẫn thực hiện PPCT chi tiết của Sở GD - ĐT (từ năm học 2009 – 2010). - Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. * Trong dạy học: + Bồi dưỡng tình cảm hứng thú, giáo dục thái độ tích cực, tinh thần chủ động sáng tạo trong học tập cho học sinh, phát huy vai trò chủ đạo của GV. + Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, vừa sức tiếp thu của HS, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất kiến thức. + Coi trọng thực hành, thí nghiệm, rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho hs, đảm bảo cân đối giữa việc truyền đạt kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của CTGDPT. Khai thác tối đa hiệu quả các phòng học bộ môn, nâng cao kỹ năng thực hành, phát huy tính tích cực của học sinh. + Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục NGLL theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, lồng ghép giáo dục luật an toàn giao thông, giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏa tình dục (Hàn Thuyên, Phùng Chí Kiên, LTV thực hiện theo dự án?) nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, rèn luyện kỹ năng hoạt động xã hội cho học sinh. + Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ công tác đổi mới PPDH và các hoạt động liên quan như xây dựng đội ngũ giáo viên, tăng cường CSVC (các nhà trường cần trang bị bàn ghế 2 chỗ ngồi cho học sinh), thiết bị dạy học, động viên, khen thưởng, cá nhân có thành tích. Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH, KTDG thông qua bồi dưỡng GV, dự giờ trao đổi kinh nghiệm, rút kinh nghiệm ở các tổ chuyên môn, hội thảo, hội giảng. Chú trọng phát hiện để nhân rộng điển hình tốt vể thực hiện đổi mới PPDH. Trong chỉ đạo đổi mới PPDH, các nhà trường cần làm cho giáo viên tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình GDPT. Tiếp tục thực hiện chủ trương “Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học”. Chú trọng tổ chức tập huấn cho giáo viên phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ưng dụng, trong năm học mỗi giáo viên phải có ít nhất một SKKN hoặc một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Đề tài NCKHƯD là điều kiện để giáo viên tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh. Các trường lựa chọn và nộp ít nhất 01 đề tài NCKHƯD về PGD vào cuối tháng 2 năm 2011. + Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán trong mỗi bộ môn. Tăng cường bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông với các cấp độ: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng và sáng tạo. + Tăng cường chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, quản lý chuyên môn và nâng cao chất lượng dạy tin học, ngoại ngữ. Mỗi trường tiếp tục tổ chức chỉ đạo thực hiện và thẩm định mỗi môn học có ít nhất 02 bài giảng điện tử có chất lượng gửi về Phòng và Sở làm tư liệu cho thư viện điện tử (cuối tháng 11 năm 2010). Các nhà trường và giáo viên cần tăng cường trao đổi thông tin với các đơn vị và cá nhân qua hòm thư điện tử, mỗi giáo viên cần có hòm thư điện tử và thường xuyên trao đổi qua hộp thư này. Các trường tạo điều kiện thuận lợi để những giáo viên chưa có điều kiện trang bị máy tính cá nhân có thể sử dụng máy tính của trường phục vụ công tác chuyên môn. + Tăng cường sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với từng bài học. + GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, coi trọng việc khuyến khích, động viên HS học tập, tổ chức hợp lý cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm. + Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và giúp đỡ học sinh học lực yến kém. * Trong kiểm tra đánh giá: + Giáo viên đánh giá sát, đúng trình độ của học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn HS biết tự đánh giá kết quả học tập của mình. + Phối hợp có hiệu quả các hình thức thi, kiểm tra vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm khách quan để có thể đánh giá đúng chất lượng thực tế đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. GV nắm được và có thói quen rèn, hướng dẫn học sinh cách làm bài theo cấu trúc đề thi đã được phổ biến, công bố công khai cấu trúc, hình thức đề thi trước các kỳ thi để việc chuẩn bị cho kỳ thi của học sinh được tốt. + Thực hiện đúng các quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng, kiểm tra cả về kiến thức, kỹ năng và yêu cầu vận dụng kiến thức, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của từng môn học, phù hợp với nội dung chương trình, thời gian quy định. Đối với các môn KHXH – NV, cần khắc phục tình trạng thiên về KTĐG ghi nhớ kiến thức, tăng cường ra đề “Mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề và tạo cơ hội cho HS biểu đạt chính kiến của bản thân khi làm bài. Đối với môn toán và các môn KHTN, cần phát triển kỹ năng tư duy logic, kỹ năng thực hành, thói quen vận dụng sáng tạo kiến thức vào thực tiễn. + Lập “Nguồn học liệu mở” (Thư viện) câu hỏi, bài tập, giáo án, tài liệu tham khảo, tư liệu dạy học có chất lượng trên Website để GV và HS có thể trao đổi, tham khảo. Coi trọng việc biên soạn, phổ biến các tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo về đổi mới PPDH, KTĐG các môn học. Đổi mới ra đề thi, kiểm tra là một trong các phương pháp thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, KTĐG. Các trường tổ chức chỉ đạo mỗi môn học toán, ngữ văn, anh văn, lý, hóa, sinh, sử, địa, tin học mỗi khối lới soạn ít nhất một đề thi “có đáp án”. Chọn học sinh giỏi với toàn bộ nội dung chương trình của khối lớp “120 phút” đối với các khối 6,7,8 và “150 phút” khối 9 (các trường bồi dưỡng HSG môn nào thì soạn đề môn đó) và nộp về PGD vào ngày 04/11/2010. b. Dạy thêm học thêm. Thực hiện theo nghị định 1893/2007/QĐ-UBND ngày 22/08/2007 ban hành quy định dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Nam Định, công văn số 1036/SGD-ĐT ngày 19/09/2007 của SGD hướng dẫn thực hiện quy định DTHT trên địa bàn tỉnh Nam Định. Công văn số 345/2007/THCS ngày 11/10/2007 và công văn số 07/2008/THCS ngày 14/01/2008 của Phòng GD - ĐT hướng dẫn công tác DTHT. Các trường cần thực hiện nghiêm túc các quy định về DTHT như chương trình, nội dung DTHT, thời gian, số lượng học sinh, CSVC, trình độ giáo viên DTHT, hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép DTHT, việc thu và sử dụng tiền DTHT… 2/. Giáo án: - Những giáo viên đã giảng dạy chương trình một khối lớp từ 3 năm trở lên được sử dụng giáo án cũ có bổ sung. Những GV soạn giáo án vi tính phải thực hiện sự điều chỉnh giáo án. Phòng GD giao cho các trường quản lý và báo cáo bằng văn bản (biên bản, danh sách) về PGD những giáo viên được phép sử dụng giáo án cũ, giáo án bổ sung, giáo án vi tính năm học 2010 – 2011 (các trường nộp biên bản, danh sách về PGD chậm nhất vào ngày 30/09/2010). - Yêu cầu về giáo án: + Giáo án phải được soạn đúng quy định của bộ môn, thể hiện rõ hoạt động của Thầy và trò theo yêu cầu đổi mới, thể hiện rõ phương pháp bộ môn trong từng đơn vị kiến thức, khuyến khích sử dụng các phương tiện hiện đại vào trong các tiết dạy. + Ghi rõ ngày tháng năm soạn. + Có ký duyệt của BGH hàng tuần (ghi rõ ngày, tháng, năm) 3/. Tổ chức thi và chấm thi: - Tổ chức các kỳ thi đúng quy chế của Bộ giáo dục: Kiểm tra chất lượng kỳ I, cuối năm và thi HSG TP, Tỉnh. - Tổ chức chấm thi: Chấm chéo các khối lớp đảm bảo công bằng, nghiêm túc đúng quy chế ở tất cả các khâu. - Khảo sát tất cả chất lượng các khối. Số lượng học sinh khảo sát chiếm 25% tổng số học sinh của khối lớp chọn khảo sát chất lượng. - Xếp loại chất lượng khảo sát: + 80% đến 100%: A1 + 70% đến dưới 80%: A2 + 65% đến dưới 70%: A3 + 50% đến dưới 65%: B + Dưới 50%: C 4/. Dạy tự chọn: - Thời lượng dạy học tự chọn ở tất cả các lớp của cấp THCS là 2 tiết/tuần, tổ chức dạy học chung cho cả lớp (các trường tự chủ về kinh phí có thể chia lớp thành nhóm nhỏ hơn nhưng vẫn phải bảo đảm thời lượng dạy học). - Dạy môn tự chọn (Tin học, Ngoại ngữ, Nghề phổ thông) đối với những trường có điều kiện về CSVC và đội ngũ giáo viên có thể bố trí môn học tự chọn học chính khóa hoặc bố trí học buổi khác trong tuần. - Dạy chủ đề tự chọn đối với những trường còn lại. - Học sinh học môn tự chọn phải có điểm trung bình môn tự chọn ở cuối kỳ học, cuối năm học phải được tính như một môn học khác, học sinh học chủ đề tự chọn thì học chủ đề tự chọn môn nào lấy điểm vào môn học đó. 5/. Quy định về hội họp: * Họp tổ: mỗi tháng họp ít nhất một lần. * Họp nhóm chuyên môn: mỗi tuần họp ít nhất một lần. - Sổ của tổ chuyên môn: - Ghi nội dung họp tổ chuyên môn (Sơ kết công tác tháng, triển khai công tác tháng, ghi biên bản họp rút kinh nghiệm các giờ dạy hội giảng có đánh giá xếp loại các giờ dạy và có chữ ký của các thành viên tham gia dự giờ), ghi cuộc trao đổi thảo luận về nội dung SGK. - Sổ sinh hoạt nhóm chuyên môn: Cần thể hiện được các nội dung sau: + Thống nhất nội dung giảng dạy trong tuần. + Thống nhất thiết bị dạy học sử dụng trong tuần. + Thống nhất nội dung kiểm tra (Kiểm tra 15’ cần thống nhất nội dung kiến thức cần kiểm tra, kiểm tra 45’ cần thống nhất các dạng bài kiểm tra. Phòng GD khuyến khích các trường có điều kiện có thể thống nhất đề KT và thời gian kiểm tra). - Trao đổi nội dung, phương pháp giảng dạy các bài, đơn vị kiến thức khó. 6/. Hội giảng cấp trường và hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh. - Hội giảng cấp trường: + Đối tượng miễn: GV nữ từ 52 tuổi trở lên, GV nam từ 57 tuổi trở lên. + Thời gian hội giảng: Đợt I: Từ 15/11 đến 30/11 hội giảng các môn khối lớp 8,9. Đợt 2: Từ 15/2 đến 28/2 hội giảng các môn khối lớp 6,7. Đối với những trường học 1 buổi/ ngày cần bố trí các giờ hội giảng vào buổi chiều, các trường học 2 buổi trên ngày bố trí hội giảng chéo buổi để giáo viên trong tổ, nhóm đi dự đầy đủ. Các nhà trường chủ động liên hệ, bố trí thời gian để giáo viên trường mình được đi dự giờ hội giảng trường bạn học tập, rút kinh nghiệm. + Các nhà trường cần chỉ đạo tốt việc rút kinh nghiệm, đánh giá, xếp loại các giờ hội giảng và nộp biên bản về PGD sau mỗi đợt hội giảng. + Qua hội giảng cấp trường và hội giảng Thành Phố năm học 2009 – 2010 các trường chọn giáo viên có khả năng tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh. - Hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh (có công văn hướng dẫn sau). 7/. Công tác thư viện, thiết bị thí nghiệm: - Sau khi kiểm kê tài sản cuối năm học, các trường cần có kế hoạch mua sắm những thiết bị (đặc biệt hóa chất), bảo quản, gia cố thiết bị dạy học, đảm bảo mĩ thuật và sử dụng lâu dài. Các trường cần đặc biệt quan tâm công tác kiểm kê TBDH do BGD cấp, đối chiếu số lượng với danh mục và vào sổ sách đầy đủ để quản lý tốt TBDH. - Có đầy đủ các loại sổ sách, vào đầy đủ các cột mục, ghi chép cần rõ ràng, sạch đẹp bảo đảm tính pháp lý (sổ kế hoạch mua sắm TBDH phải có chữ ký duyệt của chủ tài khoản, sổ nhập TB phải có chữ ký của người nhập…, cuối phần kiểm kê từng năm học phải có chữ ký của các thành viên trong ban kiểm kê…) - Các TBDH phải được triệt để sử dụng, các tổ nhóm chuyên môn cần có sự trao đổi về cách sử dụng các TBDH khó. Mỗi nhà trưường cần phát động thi đua sử dụng hiệu quả các TBDH, có đánh giá xếp loại giáo viên về hoạt động này. - PGD sẽ tiến hành kiểm tra 18/18 trường trong hai đợt đầu năm và cuối năm học. - Tăng cường sách cho tủ sách dùng chung bằng nhiều cách, phấn đấu có SGK cho HS nghèo mượn, chú trọng xây dựng thư viện chuẩn và thư viện điện tử. 8/. Công tác thanh tra: a). Hình thức thanh tra: - Toàn diện: Từ 7 đến 8 trường. - Chuyên đề: tất cả các trường (không báo trước) - Căn cứ tình hình thực tế, thanh tra PGD sẽ tham mưu với Trưởng phòng tiến hành thanh tra đột xuất các đơn vị trường học, cán bộ, giáo viên đã được thanh tra trong năm học khi cần thiết. b). Các hoạt động thanh, kiểm tra: - Thanh tra chuyên ngành. + Thanh tra nhà trường: Tình hình đội ngũ, việc thực hiện kế hoạch phát triển, kế hoạch giáo dục văn hóa, kế hoạch giáo dục đạo đức HS, công tác quản lý của Hiệu trưởng, CSVC, việc thực hiện chủ đề năm học, việc ứng dụng CNTT … + Thanh tra kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo. + Thanh tra, kiểm tra các kỳ thi, kiểm tra. + Thanh tra công tác quản lý dạy thêm, học thêm. - Thanh tra hành chính. + Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao. + Thanh tra, kiểm tra các điều kiện đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao: nhân sự, CSVC, trang thiết bị, tài chính, tài sản. + Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. - Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. - Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân. II/. Công tác bồi dưỡng HSG: 1/. Học sinh giỏi văn hóa. - Tùy theo điều kiện về đội ngũ giáo viên của từng trường, các trường cần tập trung vào việc bồi dưỡng những đội tuyển có thế mạnh của trường mình, có kế hoạch lâu dài và chương trình dạy cụ thể cho các môn nhà trường có thế mạnh. Trường Trần Đăng Ninh chịu trách nhiệm chính về các đội tuyển. Những học sinh đã học ít nhất 2 năm môn tự chọn nào thì dự thi HSG môn đó (trừ trường hợp đặc biệt). - Năm học 2010 – 2011 các trường cần quan tâm đến các kỳ thi HSG sau: + PGD tổ chức thi HSG ít nhất 3 khối lớp để khảo sát, đánh giá công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, trên cơ sở đó giúp các trường hình thành các đội tuyển và có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. + Thi HSG các môn khối lớp 9: cấp Thành vào tháng 1 năm 2011, cấp Tỉnh vào ngày 23/03/2011. + Thi giải toán qua mạng cấp trường từ 01 đến 06 tháng 02/2011, cấp Thành đầu tháng 03/2011, cấp Tỉnh vào tháng 04/2011 và cấp Quốc gia vào tháng 05/2011. + Thi HSG máy tính cầm tay cấp Thành vào tháng 11/2010, cấp tỉnh tháng 12/2010, cấp Quốc gia vào tháng 03/2011. (Phòng sẽ có công văn chỉ đạo riêng về công tác HSG) 2/. Học sinh giỏi TDTT. - Tất cả các trường đều tham gia thi HSG TDTT ít nhất 01 môn - Thi HSG TDTT cấp Thành vào cuối tháng 01 đầu tháng 02/2011. c, Những quy định về giáo dục đạo đức học sinh và HĐNGLL (các trường thực hiện theo công văn số 358 ngày 08 tháng 09 năm 2010 về việc hướng dẫn công tác giáo dục đạo đức học sinh hoạt động NGLL năm học 2010 – 2011 PGD đã gửi các trường). - PGD khuyến khích các trường tăng cường tổ chức hoạt động NGLL để thu hút giáo viên và học sinh vào các hoạt động có ích. - PGD sẽ tính điểm thưởng thi đua cho những nhà trường tổ chức hoạt động NGLL có hiệu quả, số lần tổ chức HĐNGLL nhiều lần số lần quy định (ít nhất 2 điểm). d. Xếp loại thi đua các trường năm học 2010 – 2011 (do tổ chuyên môn xếp loại). 1. Công tác phổ cập: hệ số 1 2. Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, quy chế chuyên môn: hệ số 1 3. Thực hiện chương trình giáo dục đạo đức, HĐNGLL: hệ số 1 4. Tăng cường CSVC, đảm bảo an toàn trường học, xây dựng trường chuẩn Quốc gia: hệ số 1 (những trường đạt chuẩn QG trong năm học này được cộng 10 điểm thi đua) 5. Đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy ứng dụng CNTT trong quản lý và trong dạy học, kiểm tra, đánh giá: hệ số 1. 6. SKKN và đề tài NCKHƯD: hệ số 1 7. công tác quản lý, thực hiện chế độ báo cáo: hệ số 1 8. Khảo sát chất lượng: hệ số 2 9. Học sinh giỏi: hệ số 3 10. Chất lượng thi vào các trường cấp III công lập: hệ số 3 11. Công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức các kỳ thi, kiểm tra, xét TN lớp 9: hệ số 1. * Những trường có giáo viên tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp Tỉnh đạt giải nhất, nhì được cộng điểm thi đua vào tổng điểm thi đua cả năm mỗi môn ít nhất 10 điểm. * Với mỗi tiêu chí thi đua, các trường được xếp theo độ dốc từ 1 đến 18 trường xếp thứ 1 được 18 điểm, xếp thứ 2 được 17 điểm … xếp thứ 18 được 1 điểm. Điểm thi đua cả năm của mỗi trường là tổng điểm thi đua các tiêu chí thi đua (11 tiêu chí). . tiêu phấn đấu và các biện pháp thực hiện khả thi cho từng mặt ho t động của trường. - Có kế ho ch triển khai từng tháng chỉ đạo thực hiện kế ho ch đề ra. - Kết quả đạt được 2). Sổ biên bản họp. bù. 5). Kế ho ch cá nhân của hiệu trưởng và từng hiệu phó (kế ho ch cụ thể từng mặt đã quan tâm). 6). Sổ dự giờ của Hiệu trưởng và từng Hiệu phó. 7). Hồ sơ của các tiểu ban. (Ban ho t động giáo. cực, tinh thần chủ động sáng tạo trong học tập cho học sinh, phát huy vai trò chủ đạo của GV. + Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý ho t động của giáo viên và học sinh, thiết kế hệ

Ngày đăng: 28/05/2015, 07:00

w