Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
8,1 MB
Nội dung
1 LỜI MỞ ĐẦU Đối với các nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa và mở cửa hội nhập kinh tế, thâm hụt cán cân thương mại là một hiện tượng khá phổ biến vì yêu cầu nhập khẩu rất lớn trong khi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế, do đó mức tăng trưởng xuất khẩu trong ngắn hạn không thể bù đắp thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và dai dẳng cho thấy, sự yếu kém trong điều tiết kinh tế vĩ mô và hậu quả đối với nền kinh tế rất trầm trọng. Ở Việt Nam, nhập siêu đã kéo dài liên tục từ những năm 1990 trở lại đây.Trong suốt quá trình phát triển kinh tế kéo dài hơn 20 năm, Việt Nam chỉ xuất siêu duy nhất một lần năm 1992.Việc nhập siêu liên tục trong một khoảng thời gian dài như vậy đã để lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, cũng như mang đến nhũng rủi ro có thể gặp phải trong tương lai. Có thể nói nhập siêu đã trở thành nút thắt của nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô hiện nay và đã thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tế và giới doanh nhân cả nước. Tuy vậy, tình hình vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Thông qua đề tài, nhóm nghiên cứu hy vọng đưa ra một bức tranh bao quát về tình hình nhập siêu của nước ta, các nguyên nhân chính dẫn đến nhập siêu, phân tích đánh giá các giải pháp kiềm chế nhập siêu của chính phủ và các chuyên gia, từ đó đưa ra kết luận và các giải pháp của nhóm. Phương pháp chủ yếu nhóm sử dụng là phương pháp phân tích, thống kê.Nghiên cứu sử dụng rất nhiều thông tin và số liệu từ các nguồn khác nhau kể cả trong nước và ngoài nước. Các số liệu dùng để phân tích tình hình nhập siêu được tổng hợp chủ yếu từ nguồn đã được Tổng cục thống kê, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao công bố. Bài nghiên cứu được chia làm 3 chương. Chương đầu tiên tập hợp những lý luận cơ bản về nhập siêu. Trong chương này, nhóm đưa ra định nghĩa nhập siêu, các yếu tố tác động đến nhập siêu, những hiệu quả tích cực cũng như các rủi ro nhập siêu có thể gây ra 2 cho nền kinh tế và một số bài học kinh nghiệm giải quyết nhập siêu của các nước ASEAN. Chương thứ hai đi sâu vào tình hình xuất nhập khẩu và thực trạng nhập siêu của Việt Nam. Chương cuối cùng sưu tầm tập hợp các giải pháp kiềm chế nhập siêu của Chính phủ, các ý kiến, nhận định của chuyên gia và một số giải pháp đề xuất của nhóm. Trong phạm vi thời gian hạn hẹp, nhóm đã rất cố gắng tìm kiếm thông tin để thực hiện nghiên cứu một cách toàn diện nhất. Tuy nhiên, do giới hạn về kiến thức và phương pháp nghiên cứu nên nhóm không tránh khỏi thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp của hội đồng đánh giá để đề tài này được hoàn thiện hơn. 3 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHẬP SIÊU 1. Nhập siêu và các khái niệm liên quan 5 2. Các yếu tố tác động đến nhập siêu 5 2.1. Tác động của tỷ giá hối đoái 5 2.2. Tác động của việc thay đổi thu nhập ở nước xuất khẩu và nước nhập khẩu 7 2.3. Cơ cấu và chu kỳ kinh tế 7 2.4. Sự mất cân đối giữa tổng đầu tư và tiết kiệm 8 2.5. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch 9 3. Tác động của nhập siêu đến nền kinh tế 9 3.1. Các tác động tích cực 9 3.2. Những rủi ro do nhập siêu 10 CHƯƠNG 2: TÌNH TRẠNG NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM 1. TÌNH TRẠNG NHẬP SIÊU 12 1.1. Thực trạng nhập siêu Việt Nam giai đoạn 1990- nay 12 1.2. Mặt hàng nhập siêu 13 1.3. Thị trường nhập siêu 16 1.4. Các nhận định về nhập siêu 18 1.4.1. Tình hình nhập siêu 18 1.4.2. Mặt hàng nhập siêu 19 1.4.3. Vấn nạn nhập siêu từ Trung Quốc 20 1.5. Nguyên nhân nhập siêu 23 1.5.1. Nhà nước 23 1.5.2. Doanh nghiệp 25 4 1.5.3. Người dân 27 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIẢM NHẬP SIÊU VIỆT NAM 3.1. Các giải pháp ngắn hạn. 29 3.1.1. Cơ quan nhà nước 29 3.1.2. Doanh nghiệp 29 3.2. Các giải pháp dài hạn 30 3.2.1. Tái cơ cấu nền kinh tế 30 3.2.2. Tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam 31 3.2.3. Gia tăng giá trị mặt hàng xuất khẩu 32 3.2.4. Xuất khẩu bằng giá CIF, nhập khẩu bằng giá FOB 33 3.2.5. Phát triển du lịch – ngành “xuất khẩu tại chỗ” 34 3.2.6. Thu hút kiều hối 35 3.2.7. Đẩy mạnh “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” 37 5 CHƯƠNG 1: CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHẬP SIÊU 1. Nhập siêu và các khái niệm liên quan Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tham gia trao đổi hàng hóa bởi vì tài nguyên thiên nhiên ở mỗi quốc gia là không bằng nhau. Quá trình đó gọi là thương mại quốc tế. Từ thương mại quốc tế hình thành nên hai khái niệm xuất khẩu và nhập khẩu.Những sản phẩm hay dịch vụ bán cho các nước khác được gọi là xuất khẩu; ngược lại, những sản phẩm, dịch vụ mua từ các nước khác được định nghĩa là nhập khẩu. Cán cân thương mại là sự chênh lệch giữa giá trị thể hiện bằng tiền của xuất khẩu (kim ngạch xuất khẩu) và giá trị thể hiện bằng tiền của nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu). Sự hiểu biết về cán cân thương mại đã bắt đầu manh nha từ giữa thế kỷ 16 ở châu Âu trong số những người theo trường phái trọng thương. Ví dụ như, trong cuốn “A Discourse of the Common Weal of this Realm of England”, tác giả Elizabeth Lamon và William Cunningham đã trích dẫn một câu nói của giới trọng thương như sau “Chúng ta phải luôn luôn lưu ý rằng ta không bao giờ mua hàng của những kẻ lạ mặt nhiều hơn ta bán cho họ, bởi vì nếu thế thì ta đã tự làm nghèo mình đi và làm cho họ giàu lên”. 2. Các yếu tố tác động đến nhập siêu 2.1. Tác động của tỷ giá hối đoái Theo các quan niệm truyền thống, tỷ giá ảnh hưởng rất nhiều đến nhập siêu vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá giảm sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm.Ngược lại, khi 6 tỷ giá tăng lên, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Có thể nói theo quan điểm truyền thống, tỷ giá là nguyên nhân chính của tình trạng nhập siêu. Tuy nhiên, gần đây, rất nhiều các bài nghiên cứu của các học giả trên thế giới đã chứng minh, thực chất, tỷ giá không có hoặc có rất ít mối liên hệ với thâm hụt thương mại hay nhập siêu trong thực tế. Trong một nghiên cứu so sánh ASEAN-5 (Malaysia, Singapore, Thailand, Philippines và Indonesia) vớiNhật Bản (2003), các tác giả đã đi đến kết luận rằng dù đã có rất nhiều lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại, nghiên cứu của họ đã cho thấy vai trò của tỷ giá hối đoái với cán cân thương mại của 5 nước ASEAN đã bị phóng đại quá nhiều. Trước khi thực hiện nghiên cứu, người ta đã hy vọng rằng việc giảm giá đồng tiền tại 5 nước ASEAN so với đồng Yên Nhật sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho việc cải thiện cán cân thương mại của 5 nước này. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, thực tế, cán cân thương mại của 5 nước tiếp tục thâm hụt từ năm 1986 đến năm 1995 (ngoại trừ Indonesia không quan sát rõ được xu hướng), sau đó mới bắt đầu tăng dần. Nhóm tác giả kết luận rằng tỷ giá hối đoái không thể được dùng như là một biện pháp chính để điều chỉnh cán cân thương mại của 1 nước. Một nghiên cứu khác của tiến sĩ Micheal Hoffman (2005) cũng đã thách thức quan niệm truyền thống về việc liệu có mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và nhập siêu hay không.Sau khi so sánh tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Mỹ từ năm 1973 đến năm 2003, ông đưa ra 2 kết luận. Thứ nhất, tỷ giá hối đoái không là nguyên nhân dẫn đến nhập siêu.Thứ hai, việc nhập siêu sẽ không dẫn đến sự mất giá của đồng USD. Nói tóm lại, việc tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn đến nhập siêu hay không hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận.Tuy nhiên, trước mắt, có thể kết luận rằng tỷ giá hối 7 đoái không phải là nguyên nhân chính dẫn đến nhập siêu.Vì vậy, để có cái nhìn toàn diện hơn về nhập siêu không thể chỉ nhìn vào chính sách tỷ giá. 2.2. Tác động của việc thay đổi thu nhập ở nước xuất khẩu và nước nhập khẩu Những thay đổi trong tổng thu nhập quốc dân ở nước khác cũng như trong nước có ảnh hưởng quan trọng đến cán cân thương mại và nhập siêu của nước đó. Nếu tổngthu nhập quốc dân ở một nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa vào nước đó sẽ cao hơn. Một số những nhu cầu đó có thể được đáp ứng bởi một nước khác và làm tăng kim ngạch xuất khẩu ở nước xuất khẩu, từ đó làm giảm nhập siêu của nước xuất khẩu (trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi). Ngược lại, nếu thu nhập quốc dân ở nước ngoài giảm, xuất khẩu sang các nước này cũng sẽ giảm, từ đó làm tăng nhập siêu ở nước xuất khẩu. Tương tự, tổng thu nhập quốc dân trong nước tăng sẽ khiến nhu cầu hàng hóa và dịch vụ tăng, từ đó làm tăng nhập khẩuvà tăng nhập siêu.Mặt khác, nếu thu nhập quốc dân giảm, nhập khẩu sẽ giảm và làm giảm nhập siêu. 2.3. Cơ cấu và chu kỳ kinh tế Trong bài viết “Nhập siêu kéo dài: Tỷ giá hay cơ cấu kinh tế?” đăng trên Thời báo Kinh tế Sài gòn, tác giả có đưa ra một nguyên nhân chính nữa của nhập siêu là do cơ cấu kinh tế không hợp lý.Theo đó ông cho rằng thông thường khi chọn ngành trọng điểm thường phải xem xét đến hai yếu tố là chỉ số lan tỏa nội địa và chỉ số kích thích nhập khẩu. Tuy nhiên thực tế cho thấy một số ngành có tỷ trọng vốn đầu tư khá lớn nhưng chỉ số lan tỏa nội địa thấp và chỉ số kích thích nhập khẩu cao bất thường. Những nhóm ngành này hầu hết nằm ở khu vực công nghiệp và xây dựng. Khi một quốc gia lựa chọn các nhóm ngành này làm ngành trọng điểm thì sẽ góp phần làm tăng nhập siêu. 8 Chu kỳ kinh tế cũng có ảnh hưởng đến nhập siêu. Ở những quốc gia phát triển thiên về xuất khẩu, cán cân thương mại sẽ tăng trong quá trình mở rộng kinh tế. Lý do là do quốc gia này xuất khẩu nhiều sản phẩm hơn là nhập khẩu hàng hóa.Ngược lại, với những quốc gia phát triển dựa vào nhu cầu nội địa, cán cân thương mại sẽ có xu hướng giảm trong quá trình phát triển do những quốc gia này cần phải nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn bình thường để phục vụ cho sự tăng trưởng. 2.4. Sự mất cân đối giữa tổng đầu tư và tiết kiệm Trên thời báo kinh tế Sài Gòn, tác giả Nguyễn Trí Bảo đã đưa ra một cách nhìn khác về nhập siêu. Theo ông, thâm hụt tài khoản vãng lai (chủ yếu là nhập siêu) chính là chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước, bởi vì thâm hụt tài khoản vãng lai và chênh lệch tiết kiệm - đầu tư (S-I) về nguyên tắc đều được bù đắp bằng khoản vay nợ ròng trên thị trường vốn quốc tế. Qua đó, ông giải thích vì sao sự mất cân đối giữa tổng đầu tư và tiết kiệm dẫn đến nhập siêu. Thứ nhất, với mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư (investment-led growth) phổ biến ở các nước đang phát triển thì để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra, đầu tư luôn ở mức rất cao trong thời gian dài trong khi tiết kiệm nội địa tăng không đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư. Thứ hai, nhập siêu hay tiết kiệm thấp hơn đầu tư còn do hiệu quả kinh tế của các khoản đầu tư đặc biệt là đầu tư công thấp thể hiện qua hệ số ICOR luôn ở mức cao. Hiệu quả thấp ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiết kiệm và để duy trì tăng trưởng cao dựa vào đầu tư đương nhiên quốc gia nhập siêu phải đi vay. Thứ ba, một trong những nguyên nhân chính làm cho mức tiết kiệm trong nước thấp là thâm hụt ngân sách cao và kéo dài nhiều năm. Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài không chỉ làm trầm trọng thêm vấn nạn nhập siêu mà còn làm tăng lạm phát kỳ vọng, tác động xấu tới ổn định kinh tế vĩ mô nói chung. 9 Ba nguyên nhân trên dẫn đến sự thiếu hụt giữa nhu cầu đầu tư và lượng tiết kiệm trong nước.Lượng thiếu hụt chủ yếu được bù đắp bằng dòng vốn từ bên ngoài như FDI, ODA và vốn đầu tư gián tiếp.Khi những dòng vốn này được đưa vào một nước thì chúng được đăng ký là nhập khẩu, vì thế làm gia tăng tình trạng nhập siêu. 2.5. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch Một nghiên cứu của IMF đã chứng minh các biện pháp bảo hộ mậu dịch của một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến nhập khẩu của quốc gia đó, mà khi nhập khẩu thay đổi thì nhập siêu cũng thay đổi theo. Tác giả của nghiên cứu đã sử dụng mô hình ước đoán kinh tế lượng để đo lường ảnh hưởng của các rào cản mậu dịch lên nhập khẩu của các nước trên thế giới. Kết quả cho thấy sự hiện diện của thuế quan đã làm giảm đáng kể lượng nhập khẩu. Cụ thể hơn, thuật toán ước lượng của họ cho thấy khi nhu cầu nội địa không thay đổi, nếu thuế quan tăng 1% thìnhập khẩu của một quốc gia sẽ giảm 2%. Ngoài thuế quan, các rào cản phi thuế quan phổ biến nhất cũng được nghiên cứu.Các tác giả chứng minh rằng ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan như các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu, các biện pháp bảo hộ độc quyền cũng như các biện pháp bảo hộ về kỹ thuật đềulàm giảm sút sản lượng nhập khẩu. 3. Tác động của nhập siêu đến nền kinh tế 3.1. Các tác động tích cực Khi nói về nhập siêu, thông thường người ta chỉ cho rằng đây là hiện tượng không tốt cho nền kinh tế.Tuy nhiên, một số nhà kinh tế nhận định rằng nhập siêu cũng mang lại một số lợi ích. Các nhà kinh tế này khẳng định nhập siêu dịch chuyển sản xuất của thế giới đến những nơi có năng suất cao nhất, và nó cho phép quốc gia giữ mức tiêu dùng như cũ trong khi vẫn gia tăng đầu tư trong suốt chu kỳ kinh tế. Theo quan điểm này, cán cân thương mại bị thâm hụt dẫn đến nhập siêu khi những doanh nghiệp hay chính [...]... NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM 1 TÌNH TRẠNG NHẬP SIÊU 1.1 Thực trạng nhập siêu Việt Nam giai đoạn 1990- nay BIỂU ĐỒ: Tình hình nhập siêu Việt Nam giai đoạn 1990 đến nay Việt Nam là một nước có truyền thống nhập siêu Trong giai đoạn 1990 cho đến nay, hầu hết Việt Nam đều nhập siêu, ngoại trừ duy nhất năm 1992 xuất siêu 39,9 triệu đô la Mĩ, một con số không đáng kể so với lượng nhập siêu lúc bấy giờ... Malaysia, Indonesia, Lào, Myanma và Ấn Độ Các nước này đều thuộc khu vực Châu Á Ta có thể thấy rằng Việt Nam nhập siêu chủ yếu là từ khu vực này Lượng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng vọt từ năm 2007 Năm 2008, Trung Quốc xuất siêu sang nước ta gần gấp đôi lượng nhập siêu từ Đài Loan, nước Việt Nam nhập siêu nhiều thứ 2 Các mặt hàng Việt Nam chủ yếu nhập từ Trung Quốc là máy móc, thiết bị, sắt thép,... vật sống lại tăng nhanh đáng kể.Điều này chứng tỏ quá trình công nghiệp hóa còn chậm 1.3 Thị trường nhập siêu BẢNG: Khối nước xuất nhập siêu giai đoạn 2000-2009 Nguồn: Tổng cục thống kê Bảng trên cho ta thấy các khối nước xuất hay nhập siêu của Việt Nam từ năm 2000 đến 2009 Ta có thể thấy dễ dàng rằng ASEAN và APEC là các khối nước Việt Nam nhập siêu Lượng nhập siêu của Việt Nam từ thị trường OPEC trong... lượng nhập siêu dao động dưới 5000 triệu đô la Mĩ Lượng nhập siêu tăng đột biến bắt đầu từ năm 2007 với lượng nhập siêu gần gấp ba lần 2006 Từ năm 2007 trở đi lượng nhập siêu Việt Nam luông vượt mốc 10000 triệu đô la Mĩ 13 1.2 Mặt hàng nhập siêu BẢNG: Tr giá Xuất -Nhập khẩu của Việt Nam theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương Nguồn: Tổng cục thống kê Bảng trên cho thấy hai xu hướng trong xuất nhập khẩu .Việt. .. chế nhập siêu do trường Đại học Kinh tế TPHCM tổ chức, có một số ý kiến cho rằng việc nhập siêu từ Trung Quốc chưa 22 hẳn là “vấn nạn”, và đối phó với vấn đề nhập siêu từ Trung Quốc chưa chắc là lời giải cho bài toán nhập siêu Theo đó, nhập khẩu nhiều là bản chất của nền kinh tế Việt Nam, bởi chúng ta đang trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nếu không nhập siêu từ Trung Quốc, liệu Việt Nam. .. (phỏng vấn báo Đại đoàn kết, 2010) BẢNG: Tỷ lệ nhập siêu trên xuất khẩu giai đoạn 2001-2010 Nguồn : Tính toán từ số liệu Tổng cục thống kê Các số liệu cho thấy tình hình nhập siêu tại Việt Nam ngày càng trầm trọng Trong năm 2010, Việt Nam là quốc gia nhập siêu đứng thứ 41 thế giới và cao nhất trong khu vực Đông Nam Á Cho đến nay, mức nhập siêu của Việt Nam vẫn được coi là ở “mức báo động đỏ”, cần nhanh... chất nhập siêu chiếm khoảng 40% lượng nhập siêu Hàng chế biến hoặc đã qua tinh chế.Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng chiếm khoảng 60% lượng nhập siêu Nguyên liệu nhập siêu khoảng 60% lượng nhập siêu; trong năm 2006 và 2007, lên đến 75- 85% 16 Lượng máy móc, phương tiện vận tải nhập siêu khá ổn định, chiếm 2/3 lượng nhập siêu của Hàng chế biến hoặc đã tinh chế.Tuy nhiên, lượng lương thực, thực. .. vào cho các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Trong khi đó, ta xuất siêu sang cácc thị trường Mĩ, EU, Úc, Canada Điều này cho thấy Việt Nam không nhập siêu từ các nước có công 18 nghệ tiên tiến.Điều này một lần nữa chứng minh nền công nghiệp hóa của nước ta còn chưa phát triển 1.4 Các nhận định về nhập siêu 1.4.1 Tình hình nhập siêu Việt Nam là nước nhập siêu truyền thống Để trở thành nước công... ta chấp nhận nhập siêu, nhất là khoảng nhập siêu về nguyên liệu, máy móc và phụ tùng Tuy nhiên, lượng nhập siêu ngày càng tăng qua các năm tại Việt Nam khiến Chính phủ và giới quan tâm ngày càng lo ngại vì nhập siêu sẽ có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế Theo PGS TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Thương mại cho rằng Nhập siêu đã trở thành căn bệnh kinh niên của Việt Nam (phỏng vấn... rằng, nhập khẩu công nghệ, thiết bị là nhằm tới kỳ vọng nâng cao giá trị gia tăng trong tương lai, thực tế cho thấy, nhập siêu từ nước láng giềng đang ngày càng chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam, mà giá trị lan tỏa về công nghệ cũng như về xã hội không cao như kỳ vọng” Hiện nay, có nhiều ý kiến về vấn đề nhập siêu từ Trung Quốc Theo GS-TS Võ Thanh Thu, nếu giải được nhập siêu . TRẠNG NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM 1. TÌNH TRẠNG NHẬP SIÊU 1.1. Thực trạng nhập siêu Việt Nam giai đoạn 1990- nay BIỂU ĐỒ: Tình hình nhập siêu Việt Nam giai đoạn 1990 đến nay Việt Nam là. trạng nhập siêu Việt Nam giai đoạn 1990- nay 12 1.2. Mặt hàng nhập siêu 13 1.3. Thị trường nhập siêu 16 1.4. Các nhận định về nhập siêu 18 1.4.1. Tình hình nhập siêu 18 1.4.2. Mặt hàng nhập siêu. của nhập siêu đến nền kinh tế 9 3.1. Các tác động tích cực 9 3.2. Những rủi ro do nhập siêu 10 CHƯƠNG 2: TÌNH TRẠNG NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM 1. TÌNH TRẠNG NHẬP SIÊU 12 1.1. Thực trạng