1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ôn tập truyện hk 2 ngữ văn 9

5 505 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 123,5 KB

Nội dung

NGƯ VĂN 9 -Câu hỏi ôn tập về truyện (hk2): Câu1: Những cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên được thể hiện trong “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật qua văn bản “Bố của Xi-mông” của Mô-pa-xăng. Câu3 : Phần lớn các truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 đều viết về cuộc sống và con người ViệtNam trong giai đoạn 1945-1975. Qua những tác phẩm ấy, cùng với hiểu biết của em về lịch sử dân tộc giai đoạn 1945-1975, em hình dung và cảm nhận như thế nào về cuộc sống của đất nước, con người trong giai đoạn đó? Câu 4: Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất (trong 5 truyện Việt Nam). Gợi ý: Câu1 : - Xác định cảnh thiên nhiên được miêu tả trong truyện. -Vẻ đẹp của cảnh,cảm nhận. (- Cảnh vật thiên nhiên: +miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ: từ gần đến xa, từ thấp đến cao +Một không gian nghệ thuật có chiều sâu và chiều rộng : từ những bông hoa bằng lăng ngoài cửa sổ đến con sông Hồng màu đỏ nhạt lúc vào thu, vòm trời cũng như cao hơn, những tia nắng sớm từ từ di chuyển lên những bờ bãi bên kia sông, bãi bồi bên kia sông với cả một vùng phù sa lâu đời -Vẻ đẹp , cảm nhận: Cảnh vật trong buổi sáng đầu thu qua cái nhìn của Nhĩ hiện ra với vẻ đẹp riêng mà chỉ có những người như anh mới cảm nhận được bằng những cảm xúc tinh tế, ở đây tác giả đã dùng phương thức miêu tả kết hợp với biểu cảm, cảnh vật thiên nhiên qua cái nhìn đầy trữ tình của Nhĩ như càng đẹp bỡi những ấn tượng đậm nét. +Những bông hoa bằng lăng cuối cùng thưa thớt còn sót lại đậm sắc hơn so với khi mới nở. +Những tia nắng sớm đang tư từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông +và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. *Không gian và cảnh sắc ấy vừa rất thân thuộc nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ vừa tưởng chừng như đây là lần đầu tiên anh cảm nhận tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó). Câu 2 : Thông qua 3 nhân vật : Xi – mông , Phi-líp , Blăng-sốt để làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật: - Giá trị nội dung : +Qua nỗi đau không có bố của Xi-mông và niềm khao khát có bố của em, tác giả đã cảm thông bênh vưc Xi-mông và phê phán việc cười giễu ác ý trước nỗi đau của người khác. +Qua việc nhận làm bố của bác Phi-líp, tác giả ca ngợi những việ làm tốt đẹp cao cả và thấm đượm tình yêu thương con người. +Mô-pa-xăng cũng nhì nhận độ lượng và bênh vực những người phụ nữ đã từng lầm lỡ như chị Blăng- sốt. Tuy lầm lỡ nhưng chị vẫn là người đứng đắn, đáng được nể trọng, đáng được hưởng hạnh phúc như mọi người. Truyện ngắn cũng thể hiện quan điểm tiến bộ của Mô-pa-xăng phê phán những cách nhìn định kiến, hẹp hòi, trân trọng những con người bình thường như: Blăng-sốt, Phi-líp, Xi-mông đã vượt qua định kiến để có một gia đình hạnh phúc. - Giá trị nghệ thuật: + Nét đặc sắc của truyện ngắn là tác giả đã thấu hiểu sâu sắc tâm lý trẻ em, sự ngây thơ, hồn nhiên và dễ bị tổn thương của tâm hồn con trẻ. +Diễn biến câu chuyện theo thời gian mà vẫn duy trì được hứng thú, Xi-mông từ tuyệt vọng đến hy vọng và tin tưởng. Phi-líp chỉ an ủi đưa bé về, rồi nhận đùa làm bố, từ ông bố danh nghĩa đến ông bố chính thức. +Câu chuyện có hậu mà không dễ dãi, giản đơn. Câu 3 :-Xác định các truyện, nội dung của từng truyện. -Điểm nổi bật của giai đoạn lịch sử (1945 -1975 ):hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chông Mỹ cứu nước. -Con người trong giai đoạn ấy : gồm các tầng lớp, các thế hệ ,những biểu hiện tinh thần, hành động - Chú ý thế hệ trẻ. (-Những truyện ngắn đã học : Làng (Kim lân),Chiếc lược ngà(Nguyễn Quang sáng), Lặng lẽ Sapa (Nguyễn Thành Long) , Những ngôi sa xa xôi (Lê minh Khuê): tập trung thể hiện cuộc sống của đất nước, con người Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975. -Qua những tác phẩm này, ta có thể hình dung phần nào về đất nước và con người trong giai đoạn lịch sử ấy. Giai đoạn lịch sử nổi bật với 2 cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh nhưng cũng rất anh dũng. +Các tác phẩm đã cho ta hình dung được về cuộc chiến tranh nhân dân ở mọi miền đất nước, với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp, thế hệ . Truyện “Làng” của Kim Lân viết về đề tài nông dân và kháng chiến trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhân vật chính của truyện là ông Hai, một lão nông, cần cù , chất phác, giàu lòng yêu quê hương đất nước. Ông gắn bó với cách mạng, quyết tâm đi theo kháng chiến, trung thành tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Cụ Hồ Chí Minh. Những con người trong “Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là hình ảnh những con người mới đã sống đẹp , giàu tình nhân ái, hết lòng phục vụ đất nước và nhân dân. Sống nơi lặng lẽ non xanh nhưng họ chẳng lặng lẽ chút nào! Trái lại cuộc đời của họ vô cùng sôi nổi, đầy tâm huyết và giàu nhiệt tình cách mạng. Họ là những con người đang sống và cống hiến giữa Sa Pa lặng lẽ góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước và sự nghiệp giải phóng miền Nam trong thời chống Mỹ. Nhân vật Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là nữ chiến sĩ giao liên trong kháng chiến chống Mĩ ở chiến trường miền Nam đang đi tiếp con đường chiến đấu gian khổ, vô cùng oanh liệt vẻ vang của cha anh dào dạt sức sống trẻ trung và dũng mãnh. +Một vài truyện cũng phác họa cuộc sống lao động, từ một làng quê trong những năm kháng chiến chống Pháp (truyện Làng –Kim Lân) đến công việc thầm lặng của những người làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao Hoàng Liên Sơn (Lặng lẽ Sapa - Nguyễn Thành Long) +Đặc biệt các tác phẩm đã tập trung thể hiện thành công hình ảnh những con người Việt Nam thuộc nhiều lứa tuổi , tầng lớp, nghề nghiệp, bình thường , giản dị mà lại rất cao đẹp. • Đó là người nông dân như ông Hai (truyện Làng – Kim Lân) phải rời làng đi tản cư mà không lúc nào nguôi nhớ về làng quê với tất cả niềm yêu mến , tự hào, đồng thời tình yêu làng quê đã được nâng lên thành tình yêu nước. • Chiến tranh sự xa cách và những gian khổ hy sinh càng làm cho những tình cảm bình thường như tình cha con như càng trở nên thấm thía sâu nặng . Câu chuyện về “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng không chỉ nói lên tình cha con cha con thấm thía sâu nặng của cha con người chiến sĩ mà còn gợi ra trong người đọc thấm thía những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh đã mang đến cho bao gia đình, bao người trở thành côi cút, bất hạnh đáng thương. • Nổi bật là hình ảnh thế hệ trẻ trong kháng chiến, với chủ nghĩa anh hùng, lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm và ý thức công dân, đồng thời lại rất hồn nhiên, trong sáng, giàu tình cảm: - Truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long viết về một mảng hiện thực miền đất Sapa trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, thiên truyện như muốn nói với ta rằng: bên trong vẻ lặng lẽ của núi rừng, cuộc sống ở đây chứa bao vẻ đẹp đáng yêu, đang có không ít sự hy sinh thầm lặng . Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào của “Lặng lẽ Sapa” cũng hiện lên với nét đẹp cao quý đáng khâm phục . Trong đó, anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu có những suy nghĩ ,việc làm, cách sống đẹp và đầy ý nghĩa. Truyện ngắn này nhà văn như muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu hy sinh lớn lao và thầm lặng. Những con người cần mẫn nhiệt tình như anh thanh niên ấy thật đáng trân trọng,thật đáng yêu. - Truyện “Những ngôi sao xa xôi” được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiếnchống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt . Cũng như bao sáng tác thơ văn thời ấy, đều ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca ngợi những phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Truyện kể về cuộc sống chiến đấu gian khổ hiểm nguy nhưng tâm hồn trong sáng, hồn nhiên , lạc quan của ba cô gái hanh niên xung phong( là Định , Nho và Thao) ở “tổ trinh sát mặt đường” tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn . Mặc dù công việc của họ rất hiểm nguy- luôn giáp mặt với đạn bom và cái chết- nhưng vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn trong sáng, nhạy cảm và nhiều mơ mộng Đó chính là hình ảnh đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm sáu mươi bảy mươi của thế kỉ XX. • Các tác phẩm trên đã phản ánh được phần nào những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước với những biến cố lớn lao : kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng đất nước qua các nhân vật chính trong những tình huống khá điển hình. Các thế hệ con người Việt Nam được miêu tả với những nét tính cách chung : yêu quê hương , đất nước, trung thực , dũng cảm, hồn nhiên , yêu đời, khiêm tốn , giản dị, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh cho độc lập , tự do của đất nước.) Câu 4: Tùy lựa chọn và phát biểu (các nhân vật như: Ông Hai trong truyện “Làng”; Bé Thu ,ông Sáu trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng; Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long; Nhĩ trong truyện “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu; Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê) Bài tham khảo: Cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” –Lê Minh Khuê. “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tổ trinh sát mặt đường , trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mĩ . Tổ trinh sát mặt đưòng gồm có ba cô thanh niên xung phong : Nho, Phương Định và chị Thao. Họ ở trong một hang dưới chân cao điểm. Công việc của họ vô cùng nguy hiểm và gian khổ . Cả ba cô , cô nào cũng đáng mến, đáng cảm phục. Phương Định là cô gái đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc. Trong truyện , Phương Định là người kể chuyện và cũng là nhân vật chính. Cô con gái Hà Nội có “ hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh và dài như đài hoa loa kèn” với đôi mắt đẹp , đôi mắt “có cái nhìn xa xăm”. Cô có tâm hồn trong sáng, rất thích hát, rất yêu đời. Sống trong cảnh đạn bom ác liệt nhưng cô vẫn thường xuyên hát. Không chỉ hát những bài hành khúc, những điệu dân ca quan họ, những bài hát Ca-chiu-sa, những bài dân ca Ý mà còn bịa ra nhiều những lời bài hát. Định hát trong bất kì hoàn cảnh nào, hát để động viên các chị và để đọng viên chính mình. Phương Định người con gái nhạy cảm, hồn nhiên và thích mơ mộng; cô thường sống với những kỉ niệm nơi thành phố quê hương mình. Phương Định có một thời học sinh rất vô tư sống bên mẹ trong một căn nhà nhỏ yên tĩnh. Những ngày căng thẳng ở chiến trường thì tuổi thơ và những hồi ức tuổi thơ luôn sống dậy trong cô. Đó không chỉ là niềm khao khát cuộc sống nơi quê hương mà còn là liều thuốc động viên tinh thần cô nơi tuyến lửa khốc liệt. Ở chiến trường, tình thương yêu của Phương Định luôn dành cho đồng đội. Cô yêu mến những người ở trong tổ mình. Cô luôn quí trọng và cảm phục các anh bộ đội “những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ” . Với cô đó là những người đẹp nhất, thông minh nhất. Phương Định là người rất nhạy cảm, luôn quan tâm đến hình thức. Cô biết mình được nhiều người nhất là các anh lính trẻ để ý và có thiện cảm. Nhiều pháo thủ và lái xe hay hỏi hăm, viết những bức thư dài cho cô. Nhưng cô không hay biểu lộ tình cảm của mình và tỏ ra kín đáo trước đám đông . Tâm hồn nhạy cảm của cô thể hiện rất rõ khi chỉ một “ cơn mưa đá vụt qua là những kỉ niệm lại thức dậy trong cô, những kỉ niệm về tuổi thơ, về gia đình, về bạn bè”. Tâm lí của Phương Định thể hiện rõ nhất là khi đánh bom. Một mình phá bom ở trên đồi . Quang cảnh chiến trường “vắng lặng đến phát sợ” , cảnh vật bị hủy diệt: cây xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ từng cụm trong không trung. Đáng lẽ phải đi khom, nhưng sợ mấy anh chiến sĩ “có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt” nhìn thấy và lòng tự trọng trong cô đã chiến thắng. Phương Định dũng cảm, bình tĩnh “cứ đàng hoàng mà bước tới”. Quả bom có hai vòng tròn màu vàng nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Bên quả bom, cái chết có thể đến lúc nào, từng cảm giác của Phương Định cũng đến một cách sắc nhọn hơn. Cô bình tĩnh trong các thao tác: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi . Tôi rùng mình và bỗng hấy tại sao mình quá chậm . Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.” Những cảm giác này không chỉ là nhạy cảm vốn có mà còn là sự tích lũy kinh nghiệm sau nhiều lần phá bom ở tuyến lửa và đó chính là sự dũng cảm của những cô gái thanh niên xung phong .Phương Định cho biét với công việc của mình: “Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể ” Với ngòi bút miêu tả tâm lí sinh động, thế giới nội tâm phong phú đa dạng của nhân vật hiện lên như vốn có. Tượng đài về khí phách lẫm liệt của tổ trinh sát mặt đường được dựng lên trên nền một hiện thực dữ dội. Tất cả ba cô gái phá bom với những chiến công thầm lặng của họ sẽ với năm tháng và lòng người.Nhưng đôi mắt của họ , những trái tim rực đỏ của họ - những người con gái thanh niên xung phong như Phương Định, Nho, Chị Thao sẽ là “những ngôi sao xa xôi” mãi mãi lung linh, tỏa sáng. Truyện Bố của Xi-Mông Phân tích nhân vật em bé Xi-mông qua đoạn trích “Bố của Xi-mong” trong truyện ngắn “Bố của Xi-mông”. Gợi ý Các nội dung I- Giới thiệu đoạn trích : “Bố của Xi-mông” – Mô-pa- xăng: kể về nỗi đau khổ và sung sứng của Xi- mông(không có bố-có bố). -Giới thiệu nhân vật : Xi- mông. II- 1-Hoàn cảnh của Xi-mông: -Đứa con ngoài giá thú. -Sống âm thầm trong ngôi nhà nhỏ. -Đến trường bị trêu chọc vì không có bố, em thấy nhục nhã và đau khổ đến cực điểm, em ra sông định tự tử. 2-Tâm trạng của Xi-mông: -Vẻ đẹp của thiên nhiên xoa dịu nỗi đau. -Nhớ nhà , nhớ mẹ. -Nhận xét về việc diễn tả tâm lí trẻ em. 3- Tâm trạng khi gặp chú Phi-líp I- “Bố của Xi-mông” là một truyện ngắn hiện thực của Guy-đơ Mô-pa- xăng (nhà văn Pháp) . Truyện kể về nỗi đau khổ của Xi-mông khi em không biết rõ bố mình là ai và nỗi sung sướng của em khi nhận được chú Phi-lip làm bố. -Bé Xi-mông và mẹ em -chị Blăng -sốt thật đáng thương; cuộc đời hai mẹ con để lại trong lòng độc giả nhiều thương cảm. II- 1- Xi-mông là đứa con ngoài giá thú. Mẹ em là “một cô gái đẹp nhất vùng” đã bị lầm lỡ tình yêu Hai mẹ con sống âm thầm trong một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hét sức sạch sẽ. Người đàn bà này, chị Blăng-sốt “cao lớn, xanh xao” lao động cực nhọc để nuôi con, trước cái nhìn ghẻ lạnh của người đời.Tuổi thơ của Xi-mông là những chuỗi ngày cô đơn trong ngôi nhà nhỏ, lạnh lẽo. Em thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố. - Tám tuổi em mới được tới trường, nhưng nơi đây cũng không phải là cái nôi hạnh phúc của em. Lớp học hội tụ những đứa trẻ thô lỗ, cục cằn, cái ác, cái xấu sớm ngự trị trong tâm hồn chúng, bé Xi-mông đã trở thành đối tượng , mục tiêu cho lũ bạn trêu chọc đẩy dồn em đến chân tường. Xi- mông phải tự vệ và đã bị lũ trẻ “quỷ quái” hành hạ ngày này qua ngày khác. Bị lũ trẻ xua đuổi, bị đánh tả tơi, bé Xi-mông đau khổ bế tắc hoàn toàn . Em phải chết. Em không thể sống trong tủi nhục vì không có bố. Dòng sông, nơi em sẽ đến tự tử có thể xoa dịu nỗi đau khổ và cô đơn của em. Một đứa trẻ tám tuổi thấy nhục nhã vì “, vì bị bạn cùng lớp “hành hạ” vì “không có bố”, cảm thấy không thể sống được nữa thì nỗi đau khổ, nhục nhã lên đến cực điểm. Tình tiết này rất cảm động và điển hình cho nỗi đau khổ cô đơn của những em bé trên cõi đời vì một lí do nào đó mà “không có bố”. 2-Xi-mông đang một mình ở trên bãi cỏ, phía trước mặt là dòng sông. Cảnh rất đẹp: trời ấm, ánh nắng êm đềm sưởi ấm cỏ. Nước lấp lánh như giương. Bãi cỏ xanh như chiếc nôi xoa dịu nỗi đau khổ cô đơn của em. Xi- mông ngắm dòng sông, em rất thèm được nằm ngủ trên bãi cỏ dưới nắng ấm. Rồi tình cờ, em đuổi bắt “chú nhái màu xanh lục”. Thế là em có một trò chơi tuổi thơ. Em đang định ra sông tự tử, nhưng bãi cỏ và chú nhái xanh”giương tròn mắt vàng vang”, vô hình trung đã níu giữ em lại, Em được sống những giây phut hồn nhiên của tuổi thơ với thiên nhiên. Nhưng chẳng bao lâu m trở về với thực tại vì nỗi đau về thân phận quá lớn , “em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ, và thấy buồn hét sức, em lại khóc”. Điều đó cho thấy em rất thương mẹ; tình thương mẹ gắn liền với nỗi buồn cô đơn của một đứa bé “không có bố”. Em khóc nức nở. Em “chỉ khóc mà thôi” . Em chẳng thấy gì nữa. Em đi dần đến tuyệt vọng. Mô-pa-xăng đã miêu tả tâm lí bé Xi-mông với tất cả tình thương xót. Ông chỉ cho mọi người thấy rằng, dù thiên nhiên có đẹp đến đâu, ngoại cảnh có đẹp đến đâu con người vẫn bất hạnh khó sống nổi trong cảnh ngộ cô đơn và thiếu tình thương, nhất là những đứa bé “không có bố”. 3- Một tình huống bất ngờ đã đến. Chú thợ rèn “cao lớn, râu tóc đen, quăn, nhân hậu” đã đến với Xi-mông. Chú đã lau khô đôi mắt đẫm lệ của em,. Chú an ủi em với tình thương của một con người “có phép lạ” : “Thôi nào, nguôi đi nào, cháu bé, rồi đi với chú về nhà mẹ. Người ta sẽ cho cháu một ông bố”. Một câu nói giản dị sẽ xoa dịu buồn cô đơn cho bé Xi-mông. Nước mắt khô dần trên má Xi-mông, em đã được chú thợ rèn dắt tay về với mẹ. Tính cách bé Xi-mông được khắc họa đậm nét khi em gặp lại mẹ. Em hỏi chú thợ rèn: “Chú có muốn làm bố cháu không?”. Khi được chú thợ rèn nhấc bổng lên,hôn vào má em và ní: “Có chứ, chú có muốn” thì tâm hồn em “hoàn toàn khuây khỏa” và em đã khắc cái tên Phi-líp vào lòng, với niềm tự hào “có bố”. Câu nói của Xi-mông như một lời nguyền hẹn ước: “Chú Phi-líp, chú là bố cháu đấy nhé!”.Có bố là niềm hạnh phúc của mỗi em bé trên cõi đời. Có bố là có nơi nương tựa “Con có cha như nhà có nóc”(tục ngữ). Có bố tức là có quyền làm người. Có bố, tuổi thơ mới thực sự được sống hạnh phúc . Xi-mông đã hãn diện tuyên bố với lũ bạn”như ném một hòn đá”: “Bố tao ấy, bố tao là Phi-líp” Em đã có bố. Em cảm thấy mình đã lớn lên! Đó là niềm vui và hạnh phúc tuổi thơ. III- Đọc đoạn văn này, ai mà không xúc động được.Từng nếm trải bao cay đắng về bi kịch gia đình từ độ lên mười, nên Mô-pa-xăng dành cho bé Xi- mông ,chị Blăng - sốt nhiều cảm thông xót thương ứa lệ. Đoạn văn làm nhói lòng người . Cái hay của đoạn văn là bút pháp tinh tế: lấy cảnh để tả tình, là ở nghệ thuật đối thoại : “Không có bố” thì đau khổ!. “Có bố” thì hạnh phúc! Quá là giản dị! Quá là nhân bản. Bé Xi-mông thật đáng thương và đáng yêu. . NGƯ VĂN 9 -Câu hỏi ôn tập về truyện (hk2 ): Câu1: Những cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên được thể hiện trong “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. Câu 2: Giá trị nội dung. qua văn bản “Bố của Xi-mông” của Mô-pa-xăng. Câu3 : Phần lớn các truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 đều viết về cuộc sống và con người ViệtNam trong giai đoạn 194 5- 197 5 nhân vật như: Ông Hai trong truyện “Làng”; Bé Thu ,ông Sáu trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng; Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện “Lặng lẽ

Ngày đăng: 27/05/2015, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w