1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề thi ngữ văn 9

3 5K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 35,5 KB

Nội dung

Kì thi Tuyển sinh THPT Môn thi Văn học Đơn vị ra đề THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng Năm thi 2006 Lớp học 9 Thời gian 150 phút Thang điểm 10 Câu 1: 1 điểm Chỉ là thành phần biệt lập tro

Trang 1

Kì thi Tuyển sinh THPT Môn thi Văn học Đơn vị ra đề THPT Chuyên Lê Quý

Đôn - Đà Nẵng Năm thi 2006 Lớp học 9 Thời gian 150 phút Thang điểm 10

Câu 1: (1 điểm)

Chỉ là thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết đó là thành phần gì?

a/ "Hãy bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta, trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng."

(Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000, Ngữ văn 8)

b/ "Anh quay lại nhìn còn vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi."

(Chiếc lược ngà, Nguyên Quang Sáng, Ngữ văn 9)

Câu 2: (1,5 điểm)

Hãy xác định và phân tích nét nghệ thuật độc đáo của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa (Đoàn thuyền đánh

cá, Huy Cận, Ngữ văn 9)

Câu 3: (2,5 điểm)

"Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ

như vậy cho đất nước." (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9)

Từ vẻ đẹp của những con người trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, em có suy nghĩ gì về lẽ sống của tuổi trẻ hiện nay?

Câu 4: (5 điểm)

Em hãy phân tích đoạn trích sau:

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn:

Làn thu thuỷ nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân

(Chị em Thuý Kiều, trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 9)

Trang 2

Văn học, Tuyển sinh THPT, THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng, 2005

Kì thi Tuyển sinh THPT

Môn thi Văn học Đơn vị ra đề THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng Năm thi 2005 Lớp

học 9 Thời gian 150 phút Thang điểm 10 Câu 1: (1,5 điểm)

Trong các từ in đậm sau đây, từ nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng với nghĩa chuyển? Cho biết phương thức chuyển nghĩa của mỗi từ được dùng với nghĩa chuyển

a/ Được lời như cởi tấm lòng,

Giở kim thoa với khăn hồng trao tay

b/ Cũng nhà hành viện xưa nay,

Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người

c/ Đề huề lưng túi gió trăng

Sau chân theo một vài thằng con con

d/ Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Câu 2: (1,5 điểm)

Hãy xác định và phân tích nét nghệ thuật độc đáo của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc

Câu 3: (2 điểm)

Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Minh Châu trong đoạn trích: Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt- cái giống hoa ngay khi mới

nở, màu sắc đã nhợt nhạt Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn [ ]

Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu

đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra Vòm trời cao cũng như cao hơn Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non- nhưng màu sắc quen thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến- cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình

(Bến quê, Ngữ văn 9, tập hai)

Câu 4: (5 điểm)

Trang 3

Phân tích và phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con

(Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, tập hai)

Ngày đăng: 28/07/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w