CÂU HỎI ÔN TẬP HKII, NĂM HỌC 20152016 MÔN: NGỮ VĂN 6 I. Phần Tiếng Việt 1. Câu 1: Đọc kĩ đoạn thơ sau: “Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng…” (Lượm – Tố Hữu) a) Xác định và nêu tác dụng của các từ láy, biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. b) Trong đoạn thơ, tác giả đã gọi Lượm bằng từ ngữ nào? Ý nghĩa của cách gọi đó? 2. Câu 2: Nhân hóa là gì? Xác định các kiểu nhân hóa trong từng trường hợp dưới đây: a) Bác Giun đào đất suốt ngày Hôm nay bác chết dưới gốc cây sau nhà. (Đám ma bác Giun – Trần Đăng Khoa) b) Em hỏi cây kơnia Gió mày thổi về đâu Về phương mặt trời mọc. (Bóng cây kơnia – Ngọc Anh) c) Vì sương nên núi bạc đầu Biển lay bởi gió, hoa sầu vì mưa. (Ca dao) 3. Câu 3: So sánh ẩn dụ với hoán dụ. Cho ví dụ minh họa. 4. Câu 4: Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. Xác định kiểu câu trần thuật đơn có từ là trong các trường hợp sau: a) Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. (Ngữ văn 6, tập 1) b) Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. (Bác Hồ một tình yêu bao la Thuận Yến) c) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. (Cô Tô – Nguyễn Tuân)
Trang 1CÂU HỎI ÔN TẬP HKII, NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN 6
I Phần Tiếng Việt
1 Câu 1:
Đọc kĩ đoạn thơ sau:
“Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng…”
(Lượm – Tố Hữu)
a) Xác định và nêu tác dụng của các từ láy, biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên
b) Trong đoạn thơ, tác giả đã gọi Lượm bằng từ ngữ nào? Ý nghĩa của cách gọi đó?
2 Câu 2: Nhân hóa là gì? Xác định các kiểu nhân hóa trong từng trường hợp
dưới đây:
a) Bác Giun đào đất suốt ngày
Hôm nay bác chết dưới gốc cây sau nhà.
(Đám ma bác Giun – Trần Đăng Khoa)
b) Em hỏi cây kơ-nia
Gió mày thổi về đâu
Về phương mặt trời mọc.
(Bóng cây kơ-nia – Ngọc Anh)
c) Vì sương nên núi bạc đầu
Biển lay bởi gió, hoa sầu vì mưa.
(Ca dao)
3 Câu 3:
So sánh ẩn dụ với hoán dụ Cho ví dụ minh họa
4 Câu 4:
Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là Xác định kiểu câu trần thuật đơn có từ là trong các trường hợp sau:
a) Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
(Ngữ văn 6, tập 1)
b) Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại.
(Bác Hồ một tình yêu bao la - Thuận Yến)
c) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
Trang 2(Cô Tô – Nguyễn Tuân)
d) Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.
(Con hổ có nghĩa – Vũ Trinh)
II Phẩn Văn học
Cô Tô
1 Câu 1:
Đọc kĩ đoạn văn sau:
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi, mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thưở biển Đông Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi, chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén Một con Hải âu bay ngang, là là nhịp cánh ”
(Cô Tô – Nguyễn Tuân) a) Đoạn văn đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
b) Khái quát nội dung đoạn văn
c) Em học tập được điều gì từ nhà văn qua đoạn văn trên?
Đêm nay Bác không ngủ
2 Câu 2:
a) Chép lại hai khổ thơ đầu bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà
thơ Minh Huệ
b) Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
c) Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
d) Khái quát nội dung của bài thơ
Bức tranh của em gái tôi
3 Câu 3:
Qua truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ duy Anh em hãy
cho biết:
a) Văn bản được kể theo ngôi kể thứ mấy?
b) Ai là nhân vật chính của truyện?
c) Hãy khái quát nét tính cách của nhân vật chính bằng một câu văn
Bài học đường đời đầu tiên
4 Câu 4:
Từ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài em hãy cho biết: a) “Bài học đường đời đầu tiên” là tên gọi một chương trong tác phẩm
nào?
b) Văn bản được kể bằng lời của nhân vật nào?
c) Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?
Trang 3Cây tre Việt Nam
5 Câu 5:
Cho đoạn văn:
“ Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.”
a) Đoạn văn được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Xác định thể loại của văn bản
c) Đoạn văn đã ca ngợi những phẩm chất nào của cây tre?
III Phần Tập làm văn
1 Câu 1:
Tưởng tượng mình được ngồi trên con thuyền cùng dượng Hương Thư
trong văn bản “Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng, em hãy kể và tả lại cuộc
vượt thác đầy khó khăn của dượng Hương Thư
2 Câu 2:
Hằng tháng, trường em đều tổ chức lao động tập thể Hãy tả lại một buổi lao động gần đây nhất mà em có tham gia
3 Câu 3:
Tả lại một buổi ngoại khóa do nhà trường tổ chức mà em đã được tham gia
-Hết -* Lưu ý:
1 Hệ thống câu hỏi ôn tập này để ôn thi học kì II và có thể sử dụng ôn
luyện học sinh giỏi cấp huyện
2 Về phương pháp ôn tập: GV có thể lựa chọn một trong hai cách dưới đây, khuyến khích GV nên sử dụng cách thứ hai
- Cách 1: giáo viên xây dựng đề cương chi tiết hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức theo bộ câu hỏi trên
- Cách 2: giao toàn bộ câu hỏi yêu cầu HS về nhà xây dựng đề cương trả lời các câu hỏi -> sau đó tổ chức ôn tập trên lớp theo hình thức: HS trình bày đề cương của mình -> giáo viên bổ sung và hoàn thiện phần trả lời các câu hỏi -> giao cho HS về nhà tiếp tục ghi nhớ phần trả lời theo hướng dẫn
- Đề thi có thể sử dụng nguyên câu hỏi trên hoặc có thể thay đổi cách hỏi
CÂU HỎI ÔN TẬP HKII, NĂM HỌC 2015-2016
Trang 4MÔN: NGỮ VĂN 7 TIẾNG VIỆT
Câu rút gọn Câu 1:
Tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau và cho biết bộ phận nào của câu được rút gọn ?
(1) Ít lâu nay, có một loài lạ lạc vào vườn (2) Anh chim sẻ xưa nay vẫn to
hó đứng trong đầu nhà, kêu tẹc tẹc không được điềm tĩnh và đều đặn như mọi khi (3) Ra vẻ thảng thốt (4) Như thể lo rằng có những kẻ lạ nào đương dò dẫm, tìm kiếm nơi ăn chốn ở trong vườn nhà mình.
(Tô Hoài, Đôi ri đá)
Thêm trạng ngữ cho câu Câu 2:
Xác định trạng ngữ trong những câu sau:
a “Trên sập, mới kê ở gian giữa, có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi.” (Phạm Duy Tốn)
b “Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm: trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng.” (Phạm Duy Tốn)
c “Ấy đó, quan phụ mẫu cùng với nha lại đương vui cuộc tổ tôm ở trong đình ấy” (Phạm Duy Tốn)
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Câu 3:
Hãy tìm và chuyển đồi một câu chủ động thành câu bị động tương ứng trong đoạn văn dưới đây:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng Chào mào, sáo sậu, sáo đen … đàn đàn lũ
lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.
(Vũ Tú Nam, Cây gạo)
Câu 4: Chuyển đổi câu chủ động sau đây thành câu bị động theo hai cách:
Một họa sĩ nổi tiếng đã vẽ bức tranh này vào thế kỉ XV.
Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu Câu 5: Tìm cụm chủ - vị làm thành phần câu hay cụm từ trong các câu của đoạn
văn dưới đây Cho biết trong mỗi câu hay cụm từ đó, cụm chủ - vị làm thành phần gì ?
Trang 5(1) Mỗi lần về Nam Ô bán chè, chú Hai thấy nhiều thuyền cá ra khơi (2) Chú nghĩ, giá mình được vượt biển đến một nơi xa lạ giữa một đảo vắng, trời biển mênh mông (3) Một chuyến xuống Nam Ô, chú Hai gợi chuyện với các bà quyen biết, muốn ra ngoài đảo một chuyến
(Theo Võ Quảng, Quê nội)
Liệt kê Câu 5:
Xác định và chỉ ra các kiểu liệt kê trong các câu sau đây:
a “Nhiều cánh rừng già còn khá đủ loại gỗ quý: đinh, lim, sến, táu, gụ, trắc, hoàng đàn” (Lãng Văn)
b “Rồi Tết đến, trẻ con, người lớn nô nức kéo nhau đi chơi …” (Vũ
Dương Quý)
c “Cả bốn người vai gánh, tay mang, lưng địu đủ thứ, đệm, chăn, hòm mây, ống mật, cóm khẩu” (Vũ Dương Quý)
d “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước” (Hồ
Chí Minh)
Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Câu 6:
Em hãy nêu rõ tác dụng của dấu chấm lửng trong những câu dưới đây:
a “Bẩm … quan lớn … đê vỡ mất rồi!” (Phạm Duy Tốn)
b “Quan ù, ấy là hạnh phúc! …” (Phạm Duy Tốn)
c “Đê vỡ rồi! … Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu?” (Phạm Duy Tốn)
Câu rút gọn Thêm trạng ngữ cho câu Câu 7:
Hãy viết một đoạn đối thoại ngắn trong đó có sử dụng ít nhất một câu rút gọn và một câu có trạng ngữ
VĂN HỌC
Thiên nhiên và lao động sản xuất; Tục ngưc về con người và xã hội Câu 1:
Tìm 5 câu tục ngữ viết về đề tài Thiên nhiên và lao động sản xuất; 5 câu tục ngữ về đề tài Con người và xã hội
Câu 2: (Q1 Tr.15 - 16)
Cho biết nội dung và giá trị nghệ thuật của câu tục ngữ sau:
Trang 6“Tấc đất, tấc vàng”
Sống chết mặc bay Câu 3:
Hãy nêu giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Câu 4:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước”.
a Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả của văn bản chứa đoạn văn trên
b Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn văn trên? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Ca Huế trên sông Hương Câu 5:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt
mở đầu đêm ca Huế Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn,
mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
(Ngữ văn 7 – tập 2)
a Nêu xuất xứ của đoạn văn trên (nằm trong tác phẩm nào ? tác giả ?)
b Nêu nội dung chính của văn bản chứa đoạn trích trên
c Trong câu văn: “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi” tác giả dùng
phép nghệ thuật gì ? Tác dụng của phép nghệ thuật đó?
TẬP LÀM VĂN
Câu 1: (5,0 điểm)
Dựa vào văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ (Ngữ văn 7 – tập 2) em hãy
chứng minh nhận định sau:
“Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết”.
(Phạm Văn Đồng)
Trang 7Câu 2:
Giải thích và chứng minh câu tục ngữ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Câu 3:
Giải thích câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm.
-Hết -* Lưu ý:
1 Hệ thống câu hỏi ôn tập này để ôn thi học kì II và có thể sử dụng ôn
luyện học sinh giỏi cấp huyện
2 Về phương pháp ôn tập: GV có thể lựa chọn một trong hai cách dưới đây, khuyến khích GV nên sử dụng cách thứ hai
- Cách 1: giáo viên xây dựng đề cương chi tiết hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức theo bộ câu hỏi trên
- Cách 2: giao toàn bộ câu hỏi yêu cầu HS về nhà xây dựng đề cương trả lời các câu hỏi -> sau đó tổ chức ôn tập trên lớp theo hình thức: HS trình bày đề cương của mình -> giáo viên bổ sung và hoàn thiện phần trả lời các câu hỏi -> giao cho HS về nhà tiếp tục ghi nhớ phần trả lời theo hướng dẫn
- Đề thi có thể sử dụng nguyên câu hỏi trên hoặc có thể thay đổi cách hỏi
CÂU HỎI ÔN TẬP HKII, NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN 8
I Phần Tiếng Việt
1 Câu 1:
Kể tên các kiểu câu phân loại theo mục đích nói Mỗi kiểu câu cho một ví
dụ minh họa
Hành động nói
2 Câu 2:
Liệt kê các kiểu hành động nói Xác định và chỉ ra những hành động nói
cụ thể trong các trường hợp sau:
a) Thôi, các em đứng lên sắp hàng để vào lớp.
(Tôi đi học – Thanh Tịnh)
b) Không! Cháu không muốn vào Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)
c ) Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
(Thạch Sanh – Truyện cổ tích)
d) Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
(Lão Hạc – Nam Cao)
e) Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho.
Trang 8(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
Hội thoại
3 Câu 3:
Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội nào? Hãy viết một cuộc
hội thoại ngắn với chủ đề “Học tập” và phân tích vai xã hội của những người
tham gia cuộc thoại đó
Lựa chọn trật tự từ trong câu
4 Câu 4:
Nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm dưới đây:
Tiếng chim vách núi nhỏ dần,
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa.
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa,
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
(Đêm Côn Sơn - Trần Đăng Khoa)
II Phẩn Văn học
1 Câu 1:
a) Liệt kê các văn bản thuộc thể văn nghị luận trung đại mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8
b) So sánh các thể văn: Chiếu, hịch, cáo, tấu
Khi con tu hú
2 Câu 2: Cho câu thơ:
“Khi con tu hú gọi bầy ”
a) Chép năm câu thơ tiết theo để hoàn thành khổ thơ
b) Khái quát nội dung của đoạn thơ
c) Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
d) Cách đặt nhan đề bài thơ có gì đặc sắc?
Ngắm trăng
3 Câu 3:
a) Chép lại văn bản phiên âm và văn bản dịch thơ bài thơ “Ngắm trăng”
(Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh
b) Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
c) Xác định nội dung chính của bài thơ
d) Hãy kể tên một số bài thơ khác của Bác cũng nói về trăng
Trang 9Nhớ rừng
4 Câu 4:
Cho câu thơ sau : “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối ”
a) Chép 9 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện bức tranh tứ bình trong bài thơ
“Nhớ rừng” của Thế Lữ.
b) Hãy khái quát nội dung của đoạn thơ trên
c) Vì sao nhà thơ Thế Lữ lại mượn lời con hổ sa cơ bị nhốt trong vườn bách thú để làm tiếng nói trữ tình?
Thuế máu
5 Câu 5:
Qua văn bản “Thuế máu” em hãy:
a) Cho biết xuất xứ của văn bản
b) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
c) Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản
III Phần Tập làm văn
1 Câu 1:
Trong thời gian gần đây, hàng ngàn hộ dân tại Ninh Thuận và Tây Nguyên đã bị thiếu nước trầm trọng Con người sẽ phải đối mặt với vô số những thảm họa khi nguồn nước sạch đang ngày càng cạn kiệt
Suy nghĩ của em về vấn đề trên
2 Câu 2:
Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 21/4 và duy trì nét đẹp truyền thống về văn hóa đọc sách của nhân dân ta, em hãy viết bài văn thuyết phục các bạn cần chăm chỉ đọc sách
3 Câu 3:
Thuyết minh về một thể thơ mà em yêu thích
-Hết -* Lưu ý:
1 Hệ thống câu hỏi ôn tập này để ôn thi học kì II và có thể sử dụng ôn
luyện học sinh giỏi cấp huyện
2 Về phương pháp ôn tập: GV có thể lựa chọn một trong hai cách dưới đây, khuyến khích GV nên sử dụng cách thứ hai
- Cách 1: giáo viên xây dựng đề cương chi tiết hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức theo bộ câu hỏi trên
- Cách 2: giao toàn bộ câu hỏi yêu cầu HS về nhà xây dựng đề cương trả lời các câu hỏi -> sau đó tổ chức ôn tập trên lớp theo hình thức: HS trình bày đề
Trang 10cương của mình -> giáo viên bổ sung và hoàn thiện phần trả lời các câu hỏi -> giao cho HS về nhà tiếp tục ghi nhớ phần trả lời theo hướng dẫn
- Đề thi có thể sử dụng nguyên câu hỏi trên hoặc có thể thay đổi cách hỏi
CÂU HỎI ÔN TẬP HKII, NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN 9
1 TIẾNG VIỆT
Khởi ngữ Câu 1:
1 Khởi ngữ là gì ?
2 Xác định thành phần khởi ngữ trong các câu văn sau:
a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm Điều này ông khổ tâm hết sức
(Kim Lân - Làng) b) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba ngàn một trăn bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.
(Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa) c) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ
(Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa) d) Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
(Nam Cao – Lão Hạc)
3 Đặt 2 câu văn có sử dụng thành phần khởi ngữ, chỉ ra thành phần khởi ngữ đó
Các thành phần biệt lập Câu 2:
Tìm các thành phần biệt lập trong những câu sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào ?
a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều
(Kim Lân - Làng) b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa) c) Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
(Ca dao)
Câu 3:
Thành phần phụ chú trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì ?
Cô gái nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)