Ảnh hường của chế phẩm VIGO đến năng suất, chất lượng giống ngô ngọt

87 456 0
Ảnh hường của chế phẩm VIGO đến năng suất, chất lượng giống ngô ngọt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I ĐINH VĂN PHÓNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM VIGO ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG GIỐNG NGÔ NGỌT CPS 211 TRÊN ĐẤT BẠC MÀU HUYỆN HIỆP HÒA - BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: KHOA HỌC ĐẤT Mã số: 60.62.15 Người hướng dẫn khoa học: TS. CAO VIỆT HÀ HÀ NỘI - 2007 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đinh Văn Phóng ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tác giả luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc, tận tình tỉ mỉ và chu đáo của cô giáo, TS. Cao Việt Hà. Xin chân thành cảm ơn tới tập thể các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ nhân viên Khoa Đất & môi trường, bộ môn Khoa học đất đã quan tâm chỉ bảo và luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng tôi có nhiều cơ hội nâng cao kiến thức về mọi mặt. Xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Trạm cải tạo đất bạc màu Lương Phong Hiệp Hoà Bắc Giang đã quan tâm mọi mặt và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành được quá trình thực tập và thu thập các thông tin quan trọng liên quan để phục vụ đề tài của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn tới các đồng nghiệp đã khích lệ, cổ vũ tinh thần cho tác giả trong những ngày theo học tại trường. Trong thời gian thực hiện đề tài, tác giả đã rất cố gắng song không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo, cùng các bạn đồng nghiệp. Tác giả Đinh Văn Phóng iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình vii 1. Mở đầu 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích và yêu cầu 2 2. Tổng quan tài liệu 4 2.1. Vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng 4 2.2. Vai trò sinh lý của axít amin và chất điều hòa sinh trưởng đối đối với đời sống thực vật 11 2.3. Kết quả nghiên cứu và sử dụng các chế phẩm phân bón qua lá trên thế giới và ở Việt Nam 13 2.4. Ngô ngọt, tình hình sản xuất ngô ngọt trên thế giới và ở Việt Nam 21 2.5. Một số tính chất của đất bạc màu 24 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26 3.2. Nội dung nghiên cứu 26 3.3. Phương pháp nghiên cứu 27 3.4. Phương pháp xử lý số liệu 30 4. Kết quả nghiên cứu 31 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Hiệp Hoà - Bắc Giang 31 iv 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 31 4.1.2. Kinh tế xã hội 33 4.1.3. Cơ cấu một số loại cây trồng chính qua các năm 34 4.2. Tính chất vật lý và hàm lượng các chất dinh dưỡng của chế phẩm Vigo. 36 4.3. Kết quả nghiên cứu hiệu lực của chế phẩm Vigo tới năng suất, chất lượng giống ngô ngọt CPS211 trên đất bạc màu bắc giang. 37 4.3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Vigo đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ngô ngọt trong vụ Thu Đông năm 2006. 37 4.3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Vigo đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ngô ngọt trên đất bạc màu vụ Xuân Hè 2007. 42 4.3.3. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Vigo đến các chỉ tiêu chất lượng hạt ngô ngọt CPS211 47 4.3.4. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Vigo đến hiệu quả kinh tế giống ngô ngọt CPS211 50 5. Kết luận và đề nghị 57 Tài liệu tham khảo 60 Phụ lục 64 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung CT Công thưc ĐC Đối chứng ĐHNN Đại Học Nông Nghiệp NXB Nhà xuất bản KHKT Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật PTNT Phát triển nông thôn NSLT Năng suất lý thuyết PC Phân chuồng KHNN Khoa học nông nghiệp TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TN-NH Thổ Nhưỡng - Nông Hoá vi DANH MỤC CÁC BẢNG 2.1. Hàm lượng trung bình của các nguyên tố vi lượng dạng dễ tiêu trong đất Việt Nam 4 2.2. Thành phần tính chất của 3 loại phân bón lá Pisomix của công ty TNHH Thái Dương [3] 18 2.3. Thành phần và tính chất các loại phân bón lá [25] 19 4.1. Tỷ lệ sử dụng các loại đất 31 4.2. Thành phần chính của chế phẩm Vigo 36 4.3. Ảnh hưởng của phân Vigo tới năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 38 4.4. Ảnh hưởng của phân Vigo tới năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của ngô ngọt trong vụ xuân hè 2007 42 4.5. Ảnh hưởng của chế phẩm tới chất lượng hạt ngô ngọt 48 4.6. Chi phí cho sản xuất ngô ngọt trên các công thức thí nghiệm 50 4.7. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm vụ Thu Đông 2006 51 4.8. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm vụ Xuân Hè 2007 53 4.9. Một số tính chất của đất trước và sau thí nghiệm. 56 vii DANH MỤC HÌNH 4.1. Cơ cấu đất nông nghiệp năm 2004 34 4.2. Cơ cấu diện tích đất gieo trồng cây hàng năm 2004 35 4.3 Năng suất lý thuyết trên các công thức thí nghiệm vụ Thu Đông 2006 39 4.4. Năng suất thực thu trên các công thức thí nghiệm vụ Thu Đông 2006 40 4.5 . Năng suất lý thuyết trên các công thức thí nghiệm vụ Xuân Hè 2007 45 4.6. Năng suất thực thu trên các công thức thí nghiệm vụ Xuân Hè 2007 47 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, không chỉ là tài nguyên thiên nhiên mà còn là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội. Đất không chỉ là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông lâm nghiệp. Điều này càng quan trọng đối với Việt Nam với trên 70% dân số nông nghiệp. Trong 20 năm đổi mới nước ta có nhịp độ tăng trưởng khá vững vàng. Ngành nông nghiệp, nhất là ngành trồng trọt đã tăng trưởng một cách đáng kể và nước ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Khi đất đai là yếu tố hạn chế thì việc gia tăng năng suất và sản lượng đồng nghĩa với thâm canh. Chúng ta đang sử dụng ngày càng nhiều hóa chất như phân bón và thuốc trừ sâu cho nông nghiệp làm cho đất bị ô nhiễm, mất kết cấu, giảm khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng, giảm lượng vi sinh vật, hàm lượng mùn, đất chua dần, chai cứng và thiếu các chất vi lượng. Không khí, nước và cả các sản phẩm nông nghiệp tồn dư nhiều chất độc hại gây nguy hại đến sức khoẻ con người… Vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng đất có hiệu quả và xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững. Phát triển một nền nông nghiêp sạch, một nền nông nghiệp hàng hoá là hết sức cần thiết đối với nước ta hiện nay. Các biện pháp này một mặt làm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị canh tác, mặt khác nhằm duy trì, phục hồi và tăng cường sự hài hoà sinh học cho đất. Ngày nay cùng với phong trào thâm canh tăng vụ, đổi mới cơ cấu cây trồng việc lựa chọn những cây trồng có giá trị kinh tế cao, có thể sản xuất được nhiều vụ trong năm sẽ là ưu tiên của các địa phương. Giống ngô ngọt được du nhập vào nước ta từ năm 1998 và được trồng 2 chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Từ năm 2000 cây ngô ngọt được phát triển ra Bắc và trồng nhiều ở các tỉnh: Hưng Yên, Hà Nam, Hà Tây, Hà Nội, Bắc Giang, phục vụ nhu cầu ăn tươi cho các thành phố lớn và xuất khẩu. Đây là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thời gian sinh trưởng ngắn (60 - 70) ngày, trồng được nhiều vụ trong năm. Hiệp Hoà là một huyện thuộc vùng Trung du Bắc Bộ có tổng diện tích tự nhiên là 20.107,916 ha. Đất đai của huyện gồm 7 nhóm chính, trong đó nhóm đất bạc màu chiếm gần 40% tổng diện tích tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp chiếm trên 80% cơ cấu kinh tế của huyện. Để tăng thu nhập cho bà con nông dân, việc lựa chọn những cây trồng có giá trị kinh tế cao, sản xuất mang tính hàng hóa với mục tiêu 50 triệu đồng/ha đã và đang được địa phương thực hiện. Ngô ngọt là một trong những cây trồng được nông dân lựa chọn. Song cùng với sự tăng nhanh về năng suất, sản lượng, hệ số sử dụng đất, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích thì cây ngô ngọt sẽ lấy đi từ đất một lượng dinh dưỡng đáng kể. Nghiên cứu các biện pháp sử dụng phân bón hợp lý bằng việc thay thế một phần lượng phân khoáng bằng các loại chế phẩm có chứa các nguyên tố vi lượng và các chất điều hoà sinh trưởng, cung cấp cho cây trồng bằng việc tuới vào đất và phun qua lá, vừa đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm vừa duy trì, nâng cao độ phì nhiêu của đất là hết sức cần thiêt. Trên cơ sở đó được sự phân công của khoa sau Đại học, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Vigo đến năng suất, chất lượng giống ngô ngọt CPS 211 trên đất bạc màu huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang" 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của chế phẩm Vigo đến năng suất, chất lượng giống ngô ngọt CPS211 trên đất bạc màu Bắc Giang. - Xác định nồng độ thích hợp của chế phẩm Vigo đối với giống ngô ngọt [...]... sản phẩm Sử dụng một cách khoa học và hợp lý các yếu tố dinh dưỡng đó sẽ đem lại 22 hiệu quả cao về năng suất cũng như chất lượng sản phẩm 2.4 Ngô ngọt, tình hình sản xuất ngô ngọt trên thế giới và ở Việt Nam Ngô ngọt (Zea mays var rugosa) [32], cũng được gọi là sweetcorn, sugar corn hay đơn giản gọi là corn, là giống ngô có hàm lượng đường cao Ngô ngọt là kết quả của một đột biến gen mà sự biến đổi của. .. những vùng đã trồng nhiều ngô ngọt, song cũng cần lưu ý ở những vùng mới phát triển Cũng như ngô thương phẩm ngô ngọt thụ phấn nhờ gió, nên cần phải được gieo trồng trên một diện tích nhất định (  4 hàng), hơn nữa ngô ngọt cũng cần phải trồng cách li với các giống ngô khác vì nó thụ phấn chéo (ít nhất 400 m, hoặc cách nhau 30 ngày), nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ngô ngọt hoặc là làm thay đổi... trong nội nhũ của hạt ngô Không giống như các giống ngô thương phẩm thu hoạch khi hạt đã khô cứng, ngô ngọt được thu hoạch khi hạt còn mềm và sử dụng như một loại rau tươi Khi ngô già đường sẽ chuyển thành bột, lượng đường giảm mạnh, vì vậy ta phải ăn tươi hoặc đóng hộp hay bảo quản lạnh trước khi hạt ngô già và hàm lượng đường chuyển thành bột Ngô ngọt được bắt đầu trồng ở một số bộ tộc của Mỹ Và phát... Do có khả năng tạo phức chelat tương tự như chlorophil với hầu hết các nguyên tố vi lượng Mg2+, Cu2+, Zn2+, Fe2+, Mn2+, cholorophil nên người ta sử 13 dụng axít amin phối với các nguyên tố vi lượng trong chế phẩm vi lượng để chuyển vi lượng sang dạng phức chelat cây trồng dễ sử dụng hơn, như các chế phẩm Pherala của Anh Quốc chế phẩm Nanzdum, Neugol, Omaza của Thái Lan [27] Ở Việt Nam có chế phẩm komix... nhà máy chế biến thực phẩm của các công ty như Công ty Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình), Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây (Cần Thơ), Công ty liên doanh Luveco (Nam Định), Công ty Cổ phần Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương Trong thực tế sản xuất ở nước ta, bộ giống ngô ngọt còn nghèo nàn về chủng loại, các giống được chọn tạo trong nước rất ít, chất lượng hầu... Hồ Chí Minh đã tạo đà cho ngô ngọt, ngô rau phát triển Đến nay, Diện tích ngô ngọt đang có xu hướng tăng dần Theo số liệu điều tra của trung tâm Khảo Kiểm Nghiệm Giống Cây Trồng Trung Ương, năm 2003 - 2004 cả nước có diện tích ngô ngọt là 1.275 ha [23] và ước tính đến nay diện tích khoảng 5000 ha, tập chung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và các thành phố lớn Ngô ngọt phần lớn được dùng ăn... vi lượng, đa lượng, hoocmon kích thích sinh trưởng, và những chất cần thiết cho cây Những ảnh hưởng quan sát được của việc bón phân qua lá là tăng năng suất cây trồng, tăng khả năng chịu bệnh và sâu bệnh của cây, phản ứng của cây trồng phụ thuộc vào giống, dạng phân bón, nồng độ và số lần bón, cũng như từng giai đoạn phát triển của cây trồng [30] Một trong những tác dụng của phân bón lá là tăng khả năng. .. quan trọng của nguyên tố vi lượng đối với đời sống cây trồng được thể hiện ở nhiều mặt Nguyên tố vi lượng tham gia các quá trình ôxi hoá - khử, trao đổi hydrat cacbon và protein, thúc đẩy sự trao đổi chất của cây trồng, tác động mạnh đến các quá trình sinh lý và sinh hóa, ảnh hưởng đến các quá trình tổng hợp diệp lục và nâng cao cường độ quang hợp, dưới ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng hàm lượng diệp... cầu dinh dưỡng lớn như cây ngô ngọt còn chưa được nhiều và chưa có hệ thống 27 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Chế phẩm phân Vigo Chế phẩm Vigo là sản phẩm của tập đoàn CP Thái Lan (CP GROUP) Đây là loại phân bón lá với thành phần phức tạp gồm nhiều nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung và vi lượng được phối trộn với các... làm tăng lượng nước kết hợp khi cung cấp nước không được đầy đủ, hàm lượng nước kết hợp tăng lên chủ yếu do tăng lượng nước liên kết keo Dưới ảnh hưởng của Cu hàm lượng keo ưa nước như protein và nucleoproteit tăng lên, do vậy khả năng ngậm nước tăng Cu làm tăng hàm lượng của nhóm photphatit và nucleoproteit Do photphatit là sản phẩm trung gian trong quá trình trao đổi axit béo, nên sự tăng lên của phophatit . dưỡng của chế phẩm Vigo. 36 4.3. Kết quả nghiên cứu hiệu lực của chế phẩm Vigo tới năng suất, chất lượng giống ngô ngọt CPS211 trên đất bạc màu bắc giang. 37 4.3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Vigo đến. giá mức độ ảnh hưởng của chế phẩm Vigo đến năng suất, chất lượng giống ngô ngọt CPS211 trên đất bạc màu Bắc Giang. - Xác định nồng độ thích hợp của chế phẩm Vigo đối với giống ngô ngọt 3 CPS211. Hè 2007. 42 4.3.3. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Vigo đến các chỉ tiêu chất lượng hạt ngô ngọt CPS211 47 4.3.4. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Vigo đến hiệu quả kinh tế giống ngô ngọt CPS211 50 5.

Ngày đăng: 26/05/2015, 16:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.MỞĐẦU

    • 1.1.Tínhcấpthiếtcủađềtài

    • 1.2.Mụcđíchvàyêucầu

      • 1.2.1.Mụcđíchnghiêncứu

      • 1.2.2.Yêucầu

      • 2.TỔNGQUANTÀILIỆU

        • 2.1.Vaitròcủacácnguyêntốvilượngđốivớicâ

          • Bảng2.1.Hàmlượngtrungbìnhcủacácnguyêntốv

          • 2.1.1.Vaitròcủanguyêntốvilượngđốivớisựs

          • 2.1.2.Phứcchelatevàkhảnănghấpthudinhdưỡn

          • 2.2.Vaitròsinhlýcủaaxítaminvàchấtđiềuhò

            • 2.2.1.Vaitròsinhlýcủaaxítamin

            • 2.2.2.Vaitròsinhlýcủacácchấtđiềuhòasinh

            • 2.3.Kếtquảnghiêncứuvàsửdụngcácchếphẩmph

              • Bảng2.2.Thànhphầntínhchấtcủa3loạiphânbó

              • Bảng2.3.Thànhphầnvàtínhchấtcácloạiphânbó

              • 2.4.Ngôngọt,tìnhhìnhsảnxuấtngôngọttrênth

              • 2.5.Mộtsốtínhchấtcủađấtbạcmàu

              • 3.ĐỐITƯỢNG,NỘIDUNGVÀPHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨ

                • 3.1.Đốitượngvàphạmvinghiêncứu

                  • 3.1.1.Đốitượngnghiêncứu

                  • 3.1.2.Phạmvinghiêncứu

                  • 3.2.Nộidungnghiêncứu

                  • 3.3.Phươngphápnghiêncứu

                    • 3.3.1.Phươngphápđiềutrathuthậpcácsốliệu,

                    • 3.3.2.Phươngphápthựchiệnthínghiệmđồngruộng

                    • 3.3.3.Phươngpháplấymẫuđất

                    • 3.3.4.Phươngphápxácđịnhnăngsuấtvàcácyếut

                    • 3.3.5.Cácphươngphápphântíchđất

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan