- Phân đạm urê: bón thúc lần 1 sau trồng 1520 ngày 40%, thúc lần 2 khi ngô
10 Protein tổng số mg/l 0,
4.3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Vigo đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ngô ngọt trong vụ Thu Đông năm
và năng suất ngô ngọt trong vụ Thu Đông năm 2006
Để xác định nồng độ thích hợp của chế phẩm Vigo trên cây ngô ngọt chúng tôi tiến hành thí nghiệm đồng ruộng với 3 nồng độ là 0,5 ml/lít, 1,0 ml/lít và 1,5 ml/lít trên hai nền phân bón. Các thí nghiệm được tiến hành trên hai nền phân bón: các công thức từ 1 đến 4 có nền phân bón cao; Nền 1 (đây là nền phân bón khuyến cáo cho giống ngô CPS 211); Công thức 5 đến7 với nền phân bón thấp; Nền 2 (đây là nền phân bón mà dân địa phương hiện đang sử dụng rộng rãi). Với công thức đối chứng (công thức 1) chúng tôi không sử dụng chế phẩm Vigo mà chỉ phun nước lã.
Số liệu theo dõi về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ngô trên các công thức thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân Vigo tới năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Công thức Đường kính bắp (cm) Chiều dài bắp (cm) P bắp (g) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) CT1(ĐC) 3,0 13,1 141 77,55 73,55 CT2 3,4 14,8 176 96,95 88,66 CT3 3,7 14,4 178 98,15 91,53 CT4 3,5 15,1 181 99,69 92,28 CT5 3,4 13,4 160 88,03 82,64 CT6 3,6 11,5 156 85,97 83,04 CT7 3,7 12,1 164 90,17 85,90 CV % 6,03 5,04 LSD 0,05 9,76 7,66
Số liệu trong bảng 4.3 cho thấy ở tất cả các công thức có sử dụng chế phẩm Vigo (trên cả hai nền phân bón cao và thấp) đều có các yếu tố cấu thành năng suất tốt hơn so với đối chứng: tăng chiều dài bắp, đường kính bắp, trọng lượng bắp.
Về đường kính bắp: tất cả các công thức có sử dụng chế phẩm Vigo đều có đường kính bắp tăng so với đối chứng. Đường kính bắp ngô giao động trong khoảng từ 3,0 cm đến 3,7 cm. Đường kính bắp ngô nhỏ nhất ở công thức đối chứng (3,0 cm) và cao nhất ở CT3, CT 6 và CT7 (3,6 - 3,7cm). Như vậy ở nền phân bón cao nồng độ Vigo cho đường kính bắp cao nhất là 1,0 ml/lit, ở nền phân bón thấp là 1,0 ml - 1,5ml/l.
Về chiều dài bắp: ở nền phân bón cao các công thức có sử dụng Vigo đều có chiều dài bắp lớn hơn đối chứng. CT4 với nồng độ Vigo 1,5 ml/lít cho
chiều dài bắp lớn nhất là 15,1cm, các CT2 và CT3 chiều dài bắp giao động từ 14,1cm đến 14,4cm, đối chứng là 13,1cm. Các công thức thí nghiệm trên nền phân bón thấp (CT5, CT6, CT7 ) đều có chiều dài bắp nhỏ hơn các công thức trên nền phân bón cao. Chỉ có công thức 5 có chiều dài bắp lớn hơn đối chứng nhưng không nhiều (13,4 cm so với 13,1cm).
Về trọng lượng bắp: tất cả các công thức có sử dụng chế phẩm Vigo đều có trọng lượng bắp tăng so với đối chứng. Trọng lượng bắp ở các công thức có sử dụng Vigo dao động lớn trong khoảng từ 156 -181g/ bắp. Trên nền phân bón cao trọng lượng bắp thu được cao nhất ở CT 4 là 181g/ bắp. Trên nền phân bón thấp trọng lượng bắp thu được cao nhất ở CT 7 là 164g/ bắp. Như vậy ở cả hai nền phân bón trọng lượng bắp cao nhất đều đạt được khi sử dụng Vigo với nồng độ 1,5 ml/lit.
Về năng suất lý thuyết: với LSD 0.05, năng suất lý thuyết ở các công thức được bổ sung chế phẩm Vigo trên nền phân bón cao (CT2, CT3,CT4) đều có sự khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Năng suất cao nhất thu được ở công thức được bổ sung chế phẩm với nồng độ 1,5 ml/lít là 99,69tạ/ha (CT4), cao hơn 29% so với đối chứng, tiếp đến là công thức được bổ sung chế phẩm ở nồng độ 1,0 ml/lít với năng suất 98,13tạ/ha (CT3), thấp nhất là công thức được bổ sung chế phẩm ở nồng độ 0,5 ml/lít (CT2) năng suất đạt 96,95 tạ/ha, cao hơn đối chứng 25%.
4050 50 60 70 80 90 100 110 1 2 3 4 5 6 7 CT T¹/ha
Hình 4.3 . Năng suất lý thuyết trên các công thức thí nghiệm vụ Thu Đông 2006
Các công thức được bổ sung chế phẩm Vigo trên nền phân bón thấp (CT5, CT6, CT7) cũng có năng suất lý thuyết tăng so với đối chứng nhưng chỉ CT 5 và CT7 có năng suất tăng có ý nghĩa so với đối chứng. Năng suất cao nhất ở công thức được bổ sung chế phẩm với nồng độ 1,5 ml/lít là 90,17tạ/ha (CT7), cao hơn đối chứng 16%, tiếp đến là công thức được bổ sung chế phẩm ở nồng độ 0,5 ml/lít với năng suất 88,03 tạ/ha (CT5). (Năng suất lý thuyết cụ thể ở các công thức được thể hiện trên biểu đồ ở hình 4.3).
Khi so sánh các công thức có cùng nồng độ chế phẩm Vigo, trên hai nền phân bón cao và thấp (CT2 so với CT5) (CT 3 so với CT6) (CT 4 so với CT7), cho thấy chỉ có( CT3 và CT6 ) có sự khác biệt có ý nghĩa, còn các CT khác chưa khác nhau về mặt thống kê. Điều này cho thấy hiệu quả của chế phẩm Vigo khá rõ về năng suất đối với cây ngô ngọt trên đất bạc màu Hiệp Hoà Bắc Giang.
Về năng suất thực thu: năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm được thể hiện trên biểu đồ ở hình 4.4 và trong bảng 4.3.
4050 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 5 6 7 CT ta/ha
Hình 4.4. Năng suất thực thu trên các công thức thí nghiệm vụ Thu Đông 2006
Các công thức được bổ sung chế phẩm Vigo trên nền phân bón cao (CT2, CT3, CT4), đều có sự khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Năng suất cao nhất ở công thức được bổ sung chế phẩm với nồng độ 1,5 ml/lít là 92,28 tạ/ha (CT4), đối chứng là 73,55 tạ/ha cao hơn 25% so với đối chứng, tiếp đến là công thức được bổ sung chế phẩm ở nồng độ 1,0ml/lít với năng suất 91,53 tạ/ha (CT3), thấp nhất là công thức được bổ sung chế phẩm ở nồng độ 0,5 ml/lít (CT2), năng suất đạt 88,66 tạ/ha, cao hơn đối chứng 21%.
Mặc dù trên nền phân bón thấp nhưng khi được bổ sung chế phẩm Vigo, năng suất ở các công thức (CT5, CT6, CT7) đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với công thức chỉ phun nước lã (CT1) ở mức LSD 0.05. Năng suất thực thu đạt cao nhất ở công thức được bổ sung chế phẩm với nồng độ 1,5ml/lít là 85,9 tạ/ha, cao hơn 17% so với đối chứng. Các CT 5, CT6 lần lượt đạt năng suất là 82,64 tạ/ha và 83,04 tạ/ha, cao hơn đối chứng từ 9,04 tạ/ha đến 9,49tạ/ha.
Khi so sánh năng suất thực thu giữa các công thức có cùng nồng độ chế phẩm Vigo trên hai nền phân bón khác nhau (CT2 so với CT5), (CT 3 so với CT6), (CT 4 so với CT7), cho thấy năng suất ở từng cặp có sự khác biệt, cụ thể CT5 trên nền phân bón thấp năng suất là 82,64 tạ/ha, trong khi CT2 trên nền phân bón cao có cùng nồng độ chế phẩm Vigo năng suất đạt 88,66 tạ/ha cao hơn CT5 6,02 tạ/ha. Tương tự CT3 năng suất cao hơn CT6 8,49 tạ /ha và CT4 cho năng suất cao hơn CT7 6,38 tạ/ha. Tuy nhiên xét về mặt thống kê thì chỉ có cặp CT3 và CT6 là có sự khác biệt có ý nghĩa, còn các cặp CT khác chưa khác nhau về mặt thống kê. Điều này rất có ý nghĩa về năng suất, bởi lẽ khi sử dụng chế phẩm Vigo phun cho cây ngô ngọt trên nền phân bón thấp vẫn cho năng suất cao, đặc biệt cho năng suất rất cao khi sử dụng chế phẩm Vigo trên nền phân bón cao.
Qua kết quả trên cho thấy hiệu lực của chể phẩm Vigo là khá rõ đối với cây ngô ngọt vụ Thu Đông trên đất bạc màu. Đặc biệt trên nền phân bón thấp
khi được bổ sung chế phẩm vẫn cho năng suất cao hơn so với công thức không được phun chế phẩm trên nền phân bón cao (CT1) từ 12% đến 17%. Hơn nữa sự khác biệt về năng suất giữa các công thức được bổ sung chế phẩm ở các nồng độ khác nhau trên cả hai nền phân bón thể hiện khá rõ. Trên các công thức phun chế phẩm ở nồng độ 1,5 ml/lít đạt năng suất cao nhất (CT4 và CT7), cao hơn đối chứng 17 - 25%. Vậy rõ ràng khi cây ngô ngọt được phun chế phẩm Vigo đã làm tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng nhờ đó mà cây trồng đã phát huy được tiềm năng năng suất của giống.