Ngô ngọt, tình hình sản xuất ngô ngọt trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hường của chế phẩm VIGO đến năng suất, chất lượng giống ngô ngọt (Trang 31 - 33)

Ngô ngọt (Zea mays var. rugosa) [32], cũng được gọi là sweetcorn, sugar corn hay đơn giản gọi là corn, là giống ngô có hàm lượng đường cao. Ngô ngọt là kết quả của một đột biến gen mà sự biến đổi của đường từ tinh bột xảy ra bên trong nội nhũ của hạt ngô. Không giống như các giống ngô thương phẩm thu hoạch khi hạt đã khô cứng, ngô ngọt được thu hoạch khi hạt còn mềm và sử dụng như một loại rau tươi. Khi ngô già đường sẽ chuyển thành bột, lượng đường giảm mạnh, vì vậy ta phải ăn tươi hoặc đóng hộp hay bảo quản lạnh trước khi hạt ngô già và hàm lượng đường chuyển thành bột.

Ngô ngọt được bắt đầu trồng ở một số bộ tộc của Mỹ Và phát triển sang một số đia phương ở Châu Âu vào năm 1977 [32]. Nó nhanh chóng được trồng phổ biến như một loai rau tươi ở các vùng trung tâm thành phố và trở thành sản phẩm thương mại vào đầu thế kỷ 20. Đặc biệt phát triển mạnh mẽ vào năm 1950 [32]. Chỉ tính riêng tại Australian, theo thống kê của

Australian Bureau of Statistics (ABS), sản lượng ngô ngọt của Australian năm 1982 - 1983 là 31.718 tấn, 1991 - 1992 là 50.934 tấn, 1995 - 1996 là 81.989 tấn và năm 2002 là 80.467 tấn với năng suất trung bình 11,9 tấn/ha.

Có rất nhiều giống ngô ngọt khác nhau, các giống chín sớm (60 - 70 ngày) như Maple Sweet, Senaca Horizon, Sundance, Summerfavor 62, thường có hàm lượng đường từ 5 - 10 % . Các giống khác có thời gian sinh trưởng dài hơn (70 - 90 ngày) như Bellringer, Bodacious, Senaca Chief, Sweetie 82…. Các giống này có hàm lượng đường từ 12 - 20 % [32].

Hầu hết các giống ngô ngọt đều ưa trồng trong vụ ấm, nhiệt độ thích hợp cho hạt nẩy mầm là từ 15 - 32oC, thấp nhất là 12o C, nếu nhiệt độ quá thấp hạt sẽ không nẩy mầm được, ẩm độ quá cao sẽ gây thối hạt. Ngô ngọt

không ưa thời tiết lạnh, và sương muối. Nếu gặp thời tiết lạnh cây ngô ngọt sẽ bị tổn thương ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào. Nếu gặp thời tiết bất thuận khác như khô hạn hoặc ngập úng cũng làm giảm năng suất ngô và làm thay đổi kiểu hình [31].

Ngô ngọt là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn nên có thể không trổ cờ khi độ dài ngày > 13 giờ. Tuy đây là trường hợp hãn hữu xảy ra ở những vùng đã trồng nhiều ngô ngọt, song cũng cần lưu ý ở những vùng mới phát triển.

Cũng như ngô thương phẩm ngô ngọt thụ phấn nhờ gió, nên cần phải được gieo trồng trên một diện tích nhất định ( 4 hàng), hơn nữa ngô ngọt cũng cần phải trồng cách li với các giống ngô khác vì nó thụ phấn chéo (ít nhất 400 m, hoặc cách nhau 30 ngày), nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ngô ngọt hoặc là làm thay đổi màu sắc hạt.

Đất trồng ngô ngọt phải đảm bảo chủ động tưới tiêu và có độ pH từ 5,5- 7. Không nên trồng trên đất sét, đất thịt nặng và không chủ động tưới. Nếu pH đất quá thấp có thể bón vôi vào đất. Vì phản ứng của đất với vôi chậm, nên cần phải được bón sớm, bón trước khi trồng.

Ngô ngọt yêu cầu về dinh dưỡng khá cao. Nếu thiếu dinh dưỡng ngô ngọt sẽ sinh trưởng phát triển kém, năng suất thấp, để đạt năng suất 28 tấn/ha thì cần phải bón cho ngô ngọt lượng phân như sau: N - 320 kg/ha, P - 40 kg/ha, K - 210kg/ha và bổ sung thêm phân hữu cơ và các loại phân vi sinh khác [31].

Ở Việt Nam, những năm 90 nhu cầu lương thực của nước ta còn lớn nên các giống ngô ngọt hầu như bị lãng quên không được quan tâm chú trọng phát triển trong sản xuất. Mấy năm gần đây, nhu cầu các loại thực phẩm của người dân rất đa dạng và phong phú đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội,

thành phố Hồ Chí Minh... đã tạo đà cho ngô ngọt, ngô rau phát triển. Đến nay, Diện tích ngô ngọt đang có xu hướng tăng dần. Theo số liệu điều tra của trung tâm Khảo Kiểm Nghiệm Giống Cây Trồng Trung Ương, năm 2003 - 2004 cả nước có diện tích ngô ngọt là 1.275 ha [23] và ước tính đến nay diện tích khoảng 5000 ha, tập chung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và các thành phố lớn. Ngô ngọt phần lớn được dùng ăn tươi ngoài ra còn cung cấp nguyên liệu cho một số nhà máy chế biến thực phẩm của các công ty như Công ty Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình), Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây (Cần Thơ), Công ty liên doanh Luveco (Nam Định), Công ty Cổ phần Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương....

Trong thực tế sản xuất ở nước ta, bộ giống ngô ngọt còn nghèo nàn về chủng loại, các giống được chọn tạo trong nước rất ít, chất lượng hầu như không đáp ứng được công nghiệp chế biến. Các giống có mặt trong sản xuất hiện nay hầu hết là các giống ngô ngọt nhập nội như TN115, Sakita.... Trình độ thâm canh, quản lý sản phẩm sau thu hoạch còn nhiều hạn chế. Sản xuất ngô ngọt phát triển một cách tự phát không theo qui hoạch. Vì vậy để đảm bảo phát triển một cách bền vững, các nhà quản lý và các nhà khoa học cần phải có định hướng phát triển tập trung, xây dựng qui trình thâm canh, quản lý chất lượng để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

Một phần của tài liệu Ảnh hường của chế phẩm VIGO đến năng suất, chất lượng giống ngô ngọt (Trang 31 - 33)